[Funland] Lũ lịch sử ở Quảng Bình - Câu chuyện quê tôi

thanhhuan1509

Xe tải
Biển số
OF-692932
Ngày cấp bằng
30/7/19
Số km
319
Động cơ
104,179 Mã lực
Tuổi
36
Nhìn đau xót thật!
Nói sao thì cũng không xoa dịu được nỗi khổ này.
Thực ra nhà nước nên khuyến khích hoặc tập trung tài trợ để bà con làm đc cái nhà nổi. ( nguyên lý như cầu phao) vật liệu thì sắt thép cho chắc mà nhẹ.
Ngược lại bà con đã bám đất,bám quê hương thì cũng nên tiếp thu,tiếp nhận để có giải pháp dài hơi.
Cứ năm nào cũng thế này.....xót lắm.
Mới nghiên cứu làm được chuồng bò thôi cụ ơi
còn mấy cái nhà phao này chắc vài kỳ đại hội nữa, lúc đó may ra mới đủ kinh phí.
 

maykhoan

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-393424
Ngày cấp bằng
23/11/15
Số km
2,277
Động cơ
255,594 Mã lực
Tuổi
41
Cái khác nhất giữa có thủy điện và không thủy điện là lũ bùn. Không còn cây nên ko giữ được nước, không giữ được đất. Đất, đá bị xẻ, dòng chạy tự nhiên bị phá vỡ nên sự liên kết giữa đất rất yếu, phá vỡ kết cấu tự nhiên. Khi mưa thì ko chỉ nước mà là lũ bùn. Bùn sẽ phá vỡ tự nhiên, sau lũ nhiều người ko chắc đó có phải đất nhà mình ko.
Định hướng thì nhắm đến nước, thủy điện tích nước . Có hay ko có thủy điện thì vẫn có lũ. Lần này lũ bùn có khi san phẳng tất cả tạo nên 1 cái dốc thoai thoải từ tây sang đông, xóa hết dấu vết, địa hình tự nhiên.
Thủy điện 1 phần thôi. Phần lớn là bọn buôn gỗ đã phá hàng chục năm nay. Rồi dùng tiền mua siêu xe, chơi hoa hậu, mua đội bóng đó cụ.
 

herotran8

Xe tăng
Biển số
OF-120240
Ngày cấp bằng
11/11/11
Số km
1,153
Động cơ
728,935 Mã lực
Buồn cười với tư duy của một số cụ.
Dù bão lũ thì cuộc sống vẫn phải tiếp tục, kỷ niệm vẫn phải làm, cứu trợ vẫn diễn ra. Ko lẽ cả nước ngồi khóc các cụ mới ưng cái bụng.
Thủy điện không sinh ra nước, nó chỉ nhận nước mưa và xả đi 1 phần, tối đa cũng chỉ xả bằng số nhận. Đổ tội cho thủy điện là không đúng.
Vẫn có trường hợp xả hơn cụ ạ. Liên quan đến quy trình xả và dự báo lượng nước đổ về.
 

OxIT

Xe buýt
Biển số
OF-751
Ngày cấp bằng
13/7/06
Số km
946
Động cơ
591,828 Mã lực
Thủy điện nó phá rừng tàn ác cụ ạ, toàn bộ diện tích lòng hồ sẽ bị chúng nó sẻ thịt trước khi tích nước, và rừng nó có giá trị thế nào cho việc chia lũ thì chắc ko cần nhắc lại. Đau 1 cái là 40 năm nay toàn dân ta đều được nhồi sọ về những cái hay ho của thủy điện mà ko hề được tuyên truyền gì về hậu quả của nó...
Cảm ơn cụ trả lời đúng trọng tâm. Về thủy điện tác hại thì nhiều rồi. Kể cả không có thủy điện thì mức độ tàn phá rừng của kiểm lâm và lâm tặc cũng vô đối. Các nước văn minh đã dần gỡ bỏ thủy điện để hồi sinh môi trường tự nhiên.
 

trancannam

Xe điện
Biển số
OF-394809
Ngày cấp bằng
2/12/15
Số km
3,663
Động cơ
273,598 Mã lực
Tuổi
26
Thủy điện 1 phần thôi. Phần lớn là bọn buôn gỗ đã phá hàng chục năm nay. Rồi dùng tiền mua siêu xe, chơi hoa hậu, mua đội bóng đó cụ.
Bác sai lầm lớn. Bọn phá rừng vẫn còn cây nhỏ, đất đá vẫn còn, kết cấu đất đá địa hình vẫn thế, rễ cây vẫn còn, vẫn dòng chảy tự nhiên. Nếu lũ chủ yếu là nước, ít lũ bùn.
Làm thủy điện thì chủ đầu tư ăn 1 mớ rừng khu quy hoạch thủy điện và cả những vùng chồng lấn. Sau đó là ăn 1 mớ khoáng sản đơn giản là mỏ đá. Cải tạo lại dòng chảy. Nó phá vỡ sự liên kết địa chất, mưa dầm 1 cái là đất rời ra.
 

Lucky.Cat

Xe buýt
Biển số
OF-369894
Ngày cấp bằng
10/6/15
Số km
832
Động cơ
263,842 Mã lực
Mong người dân miền Trung giữ vững tinh thần vượt qua cơn lũ lụt này, mong trời đừng mưa nữa, mong nước rút để mọi người trở lại cuộc sống bình thường.
 

hoviba

Xe container
Biển số
OF-375201
Ngày cấp bằng
26/7/15
Số km
5,963
Động cơ
347,791 Mã lực
Nơi ở
CH Séc
Em thấy nhiều cụ cứ lên án dân phá rừng để trồng cây công nghiệp, hay dân phá rừng lấy gỗ, là nguyên nhân chính dẫn tới huỷ hoại môi trường. Vậy theo các cụ, rừng có phải là tài nguyên đất nước, vậy người dân phá rừng làm sao được nếu nhà nước quản lý tốt? Thế nên trước khi chửi người dân thì phải nhìn lại những người quản lý xem họ làm như thế nào, mà để xảy ra hiện trạng như vậy bao lâu nay?
 

Cude

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-742961
Ngày cấp bằng
14/9/20
Số km
100
Động cơ
60,830 Mã lực
Tuổi
43
Em thấy nhiều cụ cứ lên án dân phá rừng để trồng cây công nghiệp, hay dân phá rừng lấy gỗ, là nguyên nhân chính dẫn tới huỷ hoại môi trường. Vậy theo các cụ, rừng có phải là tài nguyên đất nước, vậy người dân phá rừng làm sao được nếu nhà nước quản lý tốt? Thế nên trước khi chửi người dân thì phải nhìn lại những người quản lý xem họ làm như thế nào, mà để xảy ra hiện trạng như vậy bao lâu nay?
Cái trông keo lấy gỗ là phủ xanh đất trống đồi núi trọc, đây là chương trình hay và ý nghĩa của Pam, ngày đó dân ta đói vàng mắt, họ cứ tính cây quy ra thóc gạo cho dân đi trồng, vừa có gạo ăn lại có cây, có củi sau này. Nhưng đến khi no đủ rồi lũ bò u vẫn cho dân phá rừng nghèo để trồng cây keo lai, một loại cây công nghiệp ngắn ngày khai thác cạn kiệt tài nguyên đất và hệ động thực vật. Tôi cực lực phản đối bọn này. Cái này bộ nông nghiệp, lâm nghiệp, kiểm lâm là tụi u bò phải chịu trách nhiệm.
 

Sat xi

Xe buýt
Biển số
OF-135278
Ngày cấp bằng
20/3/12
Số km
588
Động cơ
374,887 Mã lực
Khu vực Ba Đồn đi vào dọc theo sông Gianh vào sâu đến 30-40km nhung khi có bão gió giật rất mạnh, nhà phao phải gia cố chống đc gió giật. Cách đây mấy năm em làm ở khu vực nhà máy xi măng gặp bão kẹt lại, gió gật lật bay cả container, không nghĩ gió kinh thật.
Bay mà sao hiện giờ ảnh chụp ở QBinh, QTri vẫn còn nhà phao đó cụ, chắc phải thêm cột so với miền Tây.
7FCB93FC-4804-4746-9FD0-82BDDBDD97E6.jpeg
9AAAFE33-3CBD-45B7-A5C5-793E1C551768.jpeg
74B636A3-ED33-4C3D-A199-D7E1DD6388CB.jpeg
D7D82C1E-9CF2-41C9-BC0E-5A3391F3CF56.jpeg
B2999DE6-AAB5-4532-AC6F-DD7E2981E7F6.jpeg
 

Thesun1987

Xe tải
Biển số
OF-471514
Ngày cấp bằng
19/11/16
Số km
336
Động cơ
211,357 Mã lực
Tuổi
37
lại có 1 cơn bão sắp vào MT! hic
 

Sim Mobi

Xe buýt
Biển số
OF-564749
Ngày cấp bằng
17/4/18
Số km
733
Động cơ
155,328 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Buồn cười với tư duy của một số cụ.
Dù bão lũ thì cuộc sống vẫn phải tiếp tục, kỷ niệm vẫn phải làm, cứu trợ vẫn diễn ra. Ko lẽ cả nước ngồi khóc các cụ mới ưng cái bụng.
Thủy điện không sinh ra nước, nó chỉ nhận nước mưa và xả đi 1 phần, tối đa cũng chỉ xả bằng số nhận. Đổ tội cho thủy điện là không đúng.
Chảy nhanh hay chảy chậm cũng là cả vấn đề cụ ạ. Mà chả ai trách thuỷ điện cả, trách những thằng cấp phép mà không nghiên cứu kỹ, xây dựng chặt phá tràn lan và vận hành không đúng quy trình thôi.
Mấy con giời không hiểu gì chửi hùa đấy mà,thủy điện nó hết sức chứa nước thì nó phải xả.Thế lũ nó về vượt đỉnh thì có cái đập thủy điện hay không có thì khác gì nhau.
Thủy điện nó phá rừng tàn ác cụ ạ, toàn bộ diện tích lòng hồ sẽ bị chúng nó sẻ thịt trước khi tích nước, và rừng nó có giá trị thế nào cho việc chia lũ thì chắc ko cần nhắc lại. Đau 1 cái là 40 năm nay toàn dân ta đều được nhồi sọ về những cái hay ho của thủy điện mà ko hề được tuyên truyền gì về hậu quả của nó...
Thủy điện nó làm 2 cái nguy hiểm :
1. Phá cấu trúc đất tự nhiên trên diện rộng dẫn tới dễ sụt lỡ khi có mưa bão
2. Phá rừng , cái này cực nguy hiểm khi có lũ hay bão vì rễ cây nó làm 2 việc, giữ đất thành 1 khối và làm cho nước tiêu nhanh vào lòng đất.

Cụ có vẻ hiểu vấn đề hơi đơn giản rồi.
Giả sử người ta không dùng nước để phát điện thì trước mùa mưa lũ họ sẽ xả gần như kiệt hồ chứa, khi mưa to thì hồ thành nơi chứa nước. Nhưng do họ tích nước để phát điện nên họ không thể làm thế, lúc nào cũng phải chứa khá nhiều nước trong hồ để các tổ náy phát điện liên tục phòng khi không mưa lũ. Khi mưa lũ về hồ ko còn nhiều chỗ chứa nước, chứa chả được thêm bao nhiêu nước nữa, mưa lũ vài hôm họ sợ vỡ đập họ xả lũ. Thế là lũ chồng lũ...
Đó là một nguyên nhân ạ!
 

Trắm cỏ

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-737996
Ngày cấp bằng
2/8/20
Số km
608
Động cơ
72,018 Mã lực
Tuổi
36
Giả sử người ta không dùng nước để phát điện thì trước mùa mưa lũ họ sẽ xả gần như kiệt hồ chứa, khi mưa to thì hồ thành nơi chứa nước. Nhưng do họ tích nước để phát điện nên họ không thể làm thế, lúc nào cũng phải chứa khá nhiều nước trong hồ để các tổ náy phát điện liên tục phòng khi không mưa lũ. Khi mưa lũ về hồ ko còn nhiều chỗ chứa nước, chứa chả được thêm bao nhiêu nước nữa, mưa lũ vài hôm họ sợ vỡ đập họ xả lũ. Thế là lũ chồng lũ...
Đó là một nguyên nhân ạ!
Chấp gì cụ ơi. Kệ chúng nó cào phím
 

Trắm cỏ

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-737996
Ngày cấp bằng
2/8/20
Số km
608
Động cơ
72,018 Mã lực
Tuổi
36
Em thấy nhiều cụ cứ lên án dân phá rừng để trồng cây công nghiệp, hay dân phá rừng lấy gỗ, là nguyên nhân chính dẫn tới huỷ hoại môi trường. Vậy theo các cụ, rừng có phải là tài nguyên đất nước, vậy người dân phá rừng làm sao được nếu nhà nước quản lý tốt? Thế nên trước khi chửi người dân thì phải nhìn lại những người quản lý xem họ làm như thế nào, mà để xảy ra hiện trạng như vậy bao lâu nay?
Quản lý à. Chúng nó dùng tuyền đồ gỗ
 

bat_kha_tu_nghi

Xe điện
Biển số
OF-345567
Ngày cấp bằng
5/12/14
Số km
2,735
Động cơ
325,053 Mã lực
Em thấy có bức ảnh này, không rõ chụp ở vùng nào, ám ảnh em suốt từ đêm qua :(

53F2BF2C-C9B7-4522-B6DD-207717C0B9F2.jpeg
Em cũng thấy, song em nghi ngờ tính tự nhiên của nó nên em không đưa lên.
Nhưng việc khổ cực, vất vả của trẻ em, người già của tất cả người dân QB là có ạ.
Bản thân nhà em giờ em ngồi đây gõ phím thôi, còn ở nhà k liên lạc được, k biết nước lên xuống ra sao.
Bố em 70, mẹ em 63, 2 đứa cháu 3 và 6 tuổi và cô em dâu. Không: nước uống, điện, ga, củi đun... ngay giữa thị xã Ba Đồn. Nước lúc sáng vào nhà 20cm.
Không làm gì được, bất lực. Chỉ có vận động bạn bè hàng xóm ủng hộ để cuối tuần về quê hỗ trợ ạ.
 

bat_kha_tu_nghi

Xe điện
Biển số
OF-345567
Ngày cấp bằng
5/12/14
Số km
2,735
Động cơ
325,053 Mã lực
tại cắt cái hình ông bố ra nên mới ko tin được, một đứa trẻ con một mình trên đấy có mà tèo
Kể cả thế thì cũng không để con bò thế cụ ơi.
Em muốn các hình ảnh thật, chân thực.
 

Buki

Xe điện
Biển số
OF-80148
Ngày cấp bằng
14/12/10
Số km
3,579
Động cơ
443,767 Mã lực
Ko hiểu hệ thống sông ngòi và cống ở Quảng Bình sao ko thoát đc ra biển nhỉ các cụ. Năm nào cũng lũ vậy nhà nước có nên xây dựng công trình trọng điểm quốc gia kênh thoát nước lớn từ các vùng lũ thoát ra biển cho người dân đây bớt khổ ko?
 

bat_kha_tu_nghi

Xe điện
Biển số
OF-345567
Ngày cấp bằng
5/12/14
Số km
2,735
Động cơ
325,053 Mã lực
Ko hiểu hệ thống sông ngòi và cống ở Quảng Bình sao ko thoát đc ra biển nhỉ các cụ. Năm nào cũng lũ vậy nhà nước có nên xây dựng công trình trọng điểm quốc gia kênh thoát nước lớn từ các vùng lũ thoát ra biển cho người dân đây bớt khổ ko?
Không kịp cụ ạ
Chỗ em ngay cửa biển.
Nước biển dâng góp phần ngập ạ.
Cụ đọc thêm về lũ năm 99 và hệ thống Phá Tam Giang để thấy 1 vùng hoang sơ từ xưa mà không thoát nổi nước lũ và biển góp phần vào thảm hoạ thế nào.
 

bat_kha_tu_nghi

Xe điện
Biển số
OF-345567
Ngày cấp bằng
5/12/14
Số km
2,735
Động cơ
325,053 Mã lực
iền Trung tiếp tục mưa lớn
Hôm nay Hà Tĩnh, Quảng Bỉnh mưa rất to, lũ các sông lên nhanh; Quảng Trị, Thừa Thiên Huế lũ đã qua đỉnh và rút chậm.
Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia ghi nhận từ 7h đến 13h, Hà Tĩnh, Quảng Bình mưa 100-200 mm, có nơi trên 200 mm. Một số điểm mưa đặc biệt lớn, như Bàn Nước 260 mm, hồ chứa nước Kim Sơn (Hà Tĩnh) 400 mm.

Các địa phương Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam vẫn mưa to, nhưng không tăng đột biến như những ngày trước. TP Đà Nẵng và Quảng Nam mưa phổ biến 70-140 mm; Thanh Hóa, Nghệ An 10-45 mm.

Do mưa lớn, lũ các sông ở Hà Tĩnh lên nhanh, ở Quảng Bình đã đạt đỉnh, ở Thừa Thiên Huế rút chậm. Lúc 13h chiều, mực nước sông Ngàn Sâu tại Hòa Duyệt (Hà Tĩnh) là 9,35 m, trên báo động hai 0,35 m; sông Gianh tại Mai Hóa (Quảng Bình) là 8,4 m, trên báo động ba 1,9 m; trên sông Kiến Giang tại Lệ Thủy (Quảng Bình) là 4,2 m, trên báo động ba 2 m.

Theo Đài khí tượng khu vực Trung Trung Bộ, mực nước trên sông Kiến Giang tại Lệ Thủy đã vượt qua mốc lịch sử năm 1979 khoảng 0,97 m.



Đêm nay và ngày mai, dự báo Hà Tĩnh, Quảng Bình tiếp tục mưa 150-300 mm, có nơi trên 300 mm. Khu vực từ Quảng Trị đến Đà Nẵng mưa 150-250 mm, có nơi trên 300 mm. Lũ sông Kiến Giang đêm nay xuống còn 4,4 m, trên báo động ba 1,7 m; lũ trên sông Ngàn Sâu lên mức 9,6 m, dưới báo động ba 0,9 m; lũ sông Gianh tại Mai Hóa xuống 7,6 m, trên báo động ba 1 m.

Ông Vũ Đức Long, Phó giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, cho biết sở dĩ hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình đang mưa lớn là chịu tác động đồng thời của nhiều hình thái thời tiết gây mưa. "Dải hội tụ nhiệt đới có trục vắt ngang qua Trung Bộ kết hợp với không khí lạnh và địa hình chắn gió Đông khiến mưa ở miền Trung những ngày qua đặc biệt lớn", ông Long nói.

Cơ quan khí tượng tiếp tục phát đi cảnh báo sạt lở đất ở mức rất cao tại 26 huyện miền Trung. Tỉnh Nghệ An gồm các huyện: Kỳ Sơn, Con Cuông, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Tương Dương. Tỉnh Nghệ An là các huyện Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Đức Thọ.

Quảng cáo

Tỉnh Quảng Bình có các huyện Bố Trạch Minh Hóa, Tuyên Hóa, Lệ Thủy, Quảng Trạch, Quảng Ninh. Các huyện Hướng Hóa, Đakrông, Cam Lộ,Vĩnh Linh, Gio Linh, Hải Lăng của Quảng Trị. Tỉnh Thừa Thiên Huế có các huyện A Lưới, Nam Đông, Hương Thủy, Hương Trà, Phong Điền.

Ngoài ra, các huyện vùng trũng thấp, khu đô thị của các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế tiếp tục xảy ra ngập lụt sâu diện rộng.

Thống kê của Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai, từ ngày 6 đến hết ngày 18/10, mưa lũ đã làm 90 người chết, trong đó tỉnh Quảng Trị 41 người, Thừa Thiên Huế 27 người. 34 người mất tích, Quảng Trị 16 người, 15 người ở Thừa Thiên Huế.

12 tuyến quốc lộ với 17.400 m đường giao thông địa phương bị sạt lở, hư hỏng tại các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi. Hiện tại, ngập lụt, chia cắt trên quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh qua Quảng Bình, Hà Tĩnh.
 

just for fun

Xe lăn
Biển số
OF-52611
Ngày cấp bằng
11/12/09
Số km
13,456
Động cơ
719,346 Mã lực
Quảng Bình đang mưa to lắm ạ. Cháu gom được một ít bánh chưng định gửi cho bộ đội đi phát cho dân mà đường ngập xe ko về được.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top