Thương lắm miền trung ơi .
Cụ có tự hiểu điều cụ viết ra ko đấy?Thế dọc cái sông đấy đến đúng cái đâp là dừng, sông không nhận nước ở đâu nữa hả cụ.
Tư duy như lắp ống nước sinh hoạt thế này cũng bàn thủy điện, thủy điếc
Vâng, vậy là cũng có giai pháp đấy chứ, dù ko thể chống đc hết các loại bão lũ lớn nhưng giảm tác hại là đc rồi.Chỉ cần 1 huyện làm 2 đập thủy lợi cỡ lớn đã đủ đều tiết nước rồi. Tuy nhiên nó ko cấp bách bằng xây tượng đài.
Đau lòng.Bệnh viện trong cơn 'đại hồng thủy'
Nhiều bệnh viện ở Hà Tĩnh, Quảng Bình chìm trong biển nước. Bệnh nhân, người nhà và y bác sĩ cố thủ trên tầng cao, nhiều thiết bị y tế ngâm nước hư hỏng.vnexpress.net
Rạng sáng 18/10, nước lũ tràn nhanh vào Bệnh viện Đa khoa huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh. Toàn khu vực mất điện và nước sạch. Các khoa phòng tầng 1 ngập sâu, chỗ nông nhất là 40 cm, phải ngưng hoạt động. Bệnh viện huy động nhân viên y tế gấp rút di chuyển trang thiết bị, máy móc, thuốc men, hồ sơ lên các vị trí cao hơn tránh nước. Tuy nhiên, các loại máy móc rất nặng như X-quang, nồi hấp - sấy… không thể tháo lắp, buộc phải để lại, khóa cửa phòng. Ảnh do bác sĩ cung cấp.
Một sản phụ chuyển dạ, đến bệnh viện sinh nở bằng thuyền nhỏ ngày 18/10. Lúc này, khoa Sản ở tầng 1 đã bị nước lũ nhấn chìm ngang bụng. Tất cả sản phụ và người nhà được di chuyển lên tầng 2, nơi cao nhất của bệnh viện. Ảnh do bác sĩ cung cấp.
18 em bé chào đời an toàn trong cơn “đại hồng thủy” tại Bệnh viện Đa khoa huyện Cẩm Xuyên. Dù điều kiện khám chữa bệnh khó khăn, các y bác sĩ vẫn thực hiện thành công tất cả 7 ca đẻ mổ, 11 ca sinh thường. Trong đó, một sản phụ bị biến chứng thai kỳ nhau cài răng lược, phải mổ cấp cứu cắt tử cung. Hiện, sức khỏe chị ổn định, đủ điều kiện xuất viện nhưng phải chờ nước rút hẳn mới về nhà. Ảnh do bác sĩ cung cấp.
Ngày 19/10, nhiều ca đẻ mổ, các bác sĩ nhịn ăn, phẫu thuật xuyên trưa. Bệnh viện có duy nhất một chiếc máy phát điện công suất 2kw, chạy bằng xăng, dành riêng cho phòng mổ khi cần phẫu thuật. Trong ảnh, một phẫu thuật viên soi thêm đèn pin hỗ trợ bác sĩ nhìn rõ phẫu trường, giúp sản phụ “mẹ tròn con vuông”. Ảnh bác sĩ cung cấp.
Bác sĩ Nguyễn Phúc Long, phó giám đốc bệnh viện huyện Cẩm Xuyên cho biết, khu nhà xe ngập sâu nhất bệnh viện. Nước mênh mông lút gần hết những chiếc xe máy, chỉ hở chút gương. Hiện tại nhiều bệnh nhân đã được điều trị khỏi bệnh nhưng giao thông chia cắt, không có thuyền hay cano để về nhà, buộc phải ở lại bệnh viện. Nếu có bệnh nhân nặng, cần chuyển lên tuyến trên, các bác sĩ sẽ liên hệ với lực lượng quân đội, công an để vận chuyển bằng phương tiện đặc chủng. Ảnh do bác sĩ cung cấp.
Bác sĩ Long, Phó giám đốc Bệnh viện đa khoa huyện Cẩm Xuyên nhận định số máy móc, trang thiết bị ngập nước hầu hết là đồ giá trị cao, ước tính lên tới hàng chục tỷ đồng. Hệ thống máy phát điện, xử lý chất thải, khu giặt sấy cho bệnh nhân đều bị hư hỏng nặng không thể sửa chữa xong ngay trong những ngày tới để phục vụ bệnh nhân.
Tại Quảng Bình, Bệnh viện Đa khoa huyện Lệ Thủy bị cô lập từ ngày 19/10. Các khoa Khám bệnh, Cấp cứu, Y học cổ truyền, Dinh dưỡng, Kiểm soát nhiễm khuẩn, Khoa Sản cùng các phòng Tổ chức- Hành chính, Kế hoạch tổng hợp và Kho dược dành cho bệnh nhân ngoại trú đều bị lũ nhấn chìm. Các xe cứu thương ngập quá nửa xe, chết máy im lìm. Mọi hoạt động di chuyển phụ thuộc vào thuyền, ca nô, bè.
Trong bệnh viện đang có mặt khoảng 350 người, gồm hơn 200 bệnh nhân và người nhà, 50 bác sĩ và nhân viên y tế, 30 người dân tránh lũ... Mực nước trong khuôn viên bệnh viện sâu nhất hơn một mét.
Người phụ nữ mệt mỏi bế con, đứng ở hành lang tầng một ngóng ra trời mưa. Chỗ bà đứng là cao nhất ở tầng một nước cũng ngang bắp chân.
Bệnh viện Đa khoa huyện Lệ Thủy không có điện và nước sạch sinh hoạt. Nguồn lương thực dự trữ ở khoa Dinh dưỡng đã hết. Do đó, việc ăn uống của 350 người ở đây chỉ trông chờ vào cứu trợ bên ngoài.
Bác sĩ Thái Văn Công, Giám đốc Bệnh viện đa khoa huyện Lệ Thủy cho hay, trong những ngày bị cô lập vừa qua, bệnh viện đã phải chạy máy phát điện để thực hiện các ca mổ khẩn cấp. May mắn không có biến chứng y khoa, mọi bệnh nhân đều an toàn, ổn định sức khỏe.
Hữu Khoa - Anh Thư
Còn đau lòng hơn này Lão ơiĐau lòng.
Chẳng biết nên cười (khi 18 cháu nhỏ ra đời thành công) hay khóc, khi toàn bộ thiết bị đi tong rồi.
Tôi cũng không tưởng tượng được, họ đã mổ như nào.
Thế dọc cái sông đấy đến đúng cái đâp là dừng, sông không nhận nước ở đâu nữa hả cụ.
Tư duy như lắp ống nước sinh hoạt thế này cũng bàn thủy điện, thủy điếc
Vì đơn giản 1 điều là lũ lụt miền trung thì năm nào chả có, từ hàng trăm năm nay rồi.Nhà thờ Đức Bà ở Paris cháy, một lũ facebooker khóc như nhà nó cháy rồi cầu nguyện cho Paris
Rừng ở Úc cháy, một lũ facebookers khóc như nhà nó cháy rồi cầu nguyện cho nước Úc
Giờ miền Trung lũ lụt, tôi không thấy lũ đã pray for Paris, for Australia, for Hongkong cầu nguyện cho người dân miền Trung các cụ ạ. Toàn một lũ đạo đức giả
Xem những hình ảnh về miền Trung mà ứa nước mắt.
Chắc nhà mấy ông này không bị lụt nên KCM.Có ngay cho cụ đây ạ.Cán bộ đi họp đồng hương tại TP.HCM lúc mưa lũ, Bí thư huyện ở Hà Tĩnh nói gì?
Bí thư huyện ủy Hương Khê (Hà Tĩnh) lên tiếng trước dư luận về việc nhiều cán bộ huyện và xã đi TP.HCM dự họp đồng hương giữa lúc mưa lũ diễn biến phức tạp.vtc.vn
Nước thấm chỉ nói khi mưa bé, chứ mưa ngập cả nóc, lở cả núi thì nước nào ngấm đâu cho nổi. Đâu phải lý luận đại trà nào áp vô đại rồi cũng đúng hết đâu.Chắc có khác chứ nhỉ? Không có thủy điện thì mưa đến đâu nước tràn đến đấy, độ phân tán, tốc độ dòng chảy đến vùng thấp có thể thấp hơn. Ví dụ thủy điện nếu không tích nước trong 10 ngày mưa thì lượng chảy tràn của lượng nước trong 10 ngày đó cũng có thể thấp hơn, độ phân tán nước chảy cao hơn, tốc độ nước thấm xuống đất cao hơn (so với nước hồ khi xả tập trung), lớn quá vẫn gây lụt nhưng thời gian nước dâng chậm hơn, nhiều khi chậm được 1 ngày thì thời gian ứng phó người dân sẽ khác. Nước xả thủy điện tốc độ cao, xả từ năm này qua năm khác thì bờ mau lở hơn (ví dụ thường 10 năm mới lở thì 5 năm đã lở...). Không có thủy điện thì diện tích bề mặt lớp thảm thực vật được giữ nhiều hơn, áp lực lên nên đất vùng lòng hồ ít hơn...Còn ảnh hưởng của thủy điện với lợi ích kinh tế xã hội cái nào lớn hơn phải tính toán. Lợi ích kinh tế xã hội lớn hơn thì làm.
Cụ có giải pháp nào hiến kế dùm dân miền Trung đi, trước tiên áp dụng ở VN, sau nữa nhân rộng ra toàn thế giới. Nhà em thấy Âu, Á, Mỹ, Úc cũng bị bão lũ quanh năm mà chả có giải pháp bền vững nào.Vì đơn giản 1 điều là lũ lụt miền trung thì năm nào chả có, từ hàng trăm năm nay rồi.
Lạ cái là chả có gì thay đổi cả, cứ lụt thì khóc thôi. Không có biện pháp bền vững nào.
Giải pháp bền vững là chuyển dân đến sa mạc Sahara. Sẽ không còn lụt lội.Cụ có giải pháp nào hiến kế dùm dân miền Trung đi, trước tiên áp dụng ở VN, sau nữa nhân rộng ra toàn thế giới. Nhà em thấy Âu, Á, Mỹ, Úc cũng bị bão lũ quanh năm mà chả có giải pháp bền vững nào.