Vấn đề nằm ở cách tiếp cận thông tin, chứ ko phải ở độ tuổi tiếp nhận thông tin. Cùng là một thông tin, mỗi người sẽ có một góc nhìn, một cách tổng hợp khác nhau. Ví dụ, bà Harris sang VN, người làm về kinh tế sẽ có cách nhìn và kết luận khác với người làm chính trị, càng khác với người làm công tác xã hội.
Tiếp cận thông tin khoa học là cách tiếp cận đi từ tổng thể đến chi tiết, đi từ nguyên lý cơ bản đến phần mở rộng, từ vĩ mô đến vi mô... chứ ko nên làm ngược lại. Muốn tìm hiểu một vấn đề, ta đi từ tổng thể, từ nguyên lý hoạt động... sau đó tìm kiếm thông tin nào phù hợp với nguyên lý hoạt động để lắp ghép vào.
Chẳng hạn quạt điện chuyển hóa điện năng thành cơ năng. Motor quay làm cánh quạt quay, tạo ra gió. Những cái còn lại là bộ phận phục vụ cho cái chính là quạt điện. Chẳng hạn tuốc năng là bộ phận làm quạt đổi hướng gió, bộ số làm thay đổi tốc độ gió... Có nó thì quạt nhiều chức năng hơn, nhưng ko có nó thì cái quạt vẫn là cái quạt...
Cách vận hành cách lĩnh vực khác cũng vậy. Tổng thể nó sẽ vận hành theo cách A, các ban ngành bộ phận... chỉ là phần thêm chức năng, thêm công dụng, thêm độ mượt mà hấp dẫn... cho cách vận hành chính A mà thôi, ko thể đi ra ngoài. Cách tiếp cận thông tin như vậy thì đọc "lề phải" hay "lề trái" đều có thể rút ra điều gì đó chính xác mà ko sợ bị dắt mũi, ko sợ ngộ độc fake news, ko sợ lan man.
Hay cùng là đọc văn chương, nếu người tinh ý bỏ qua cốt truyện hư cấu thì những điều nhỏ nhặt, bên lề lại phản ánh đời sống, văn hóa... của nơi mà câu truyện viết ra. Đọc nhiều thống tin, sách báo, tác phẩm., phim ảnh... của cùng một quốc gia, tổng hợp sự lặp lại của những điều nhỏ nhặt sẽ thấy toàn cảnh lối sống, văn hóa, cách ứng xử... của quốc gia đó. Đọc và ngẫm sẽ thấy nhiều điều hay ho mà đôi khi sách báo ko đề cập đến, người sống tại đó cũng chưa chắc đã hiểu hết.