- Biển số
- OF-49009
- Ngày cấp bằng
- 19/10/09
- Số km
- 35
- Động cơ
- 458,460 Mã lực
Nổ lốp dọc đường có thể gây mất lái, mất an toàn nghiêm trọng. Hơn nữa, thay lốp dự phòng đôi khi là vấn đề gây phiền toái, đặc biệt là khi bạn là phụ nữ hoặc trời đang mưa. Hiểu được các vấn đề đó, một số công ty lốp xe trên thế giới đã nghiên cứu và cho ra đời loại lốp đặc biệt: run-flat.
Lốp run-flat là một ý tưởng đã có cách đây hơn 30 năm và Goodyear là hãng lốp đầu tiên sản xuất được loại lốp này vào năm 1978. Tuy nhiên, những dự án đầu tiên không mấy hiệu quả, vì vậy chỉ có một số xe nguyên mẫu được trang bị loại lốp này.
Nhưng nhu cầu thì ngày càng cao và tương lai tươi sáng của lốp run-flat được mở ra vào năm 1994 khi Chevrolet Corvette là chiếc xe thương mại đầu tiên được trang bị lựa chọn lốp run-flat.
Vậy tại sao Corvette lại là chiếc xe đầu tiên được trang bị loại lốp này? Đơn giản là vì xe thể thao 2 chỗ ngồi không có chỗ để chứa lốp dự phòng. Đến năm 1995 thì tất cả các mẫu xe Corvette ra đời đều được trang bị lốp run-flat tiêu chuẩn.
Công nghệ đảm bảo an toàn
Lốp Run-flat hoạt động dựa trên một nguyên tắc đơn giản: một khi hệ thống lốp – sở dĩ gọi như vậy là vì lốp thường kết hợp chặt chẽ với la-zăng để kiểm soát áp suất – phát hiện thấy hơi bị tụt quá mức cho phép, nó sẽ tự động đưa ra một loạt các phản ứng để đảm bảo lái xe vẫn được an toàn và không bị ngắt quãng.
Trong hầu hết các trường hợp, lốp run-flat cho phép bạn tiếp tục lái xe với một quãng đường nhất định dù bị hết hơi. Chẳng hạn, một số lốp được thiết kế để có thể chạy thêm khoảng 161km nữa (100 dặm), trong khi một số khác lại cho phép chạy 200 dặm. Và khi hệ thống kiểm soát run-flat được kích hoạt, lái xe cần phải cẩn thận hơn và giữ cho xe chạy tốc độ ổn định ở mức thấp, thường là dưới 90km/h.
Đa dạng lốp an toàn run-flat
Trước tiên, lốp run-flat phổ dụng nhất là loại có khả năng tự động chịu đựng sức nặng của xe trong trường hợp bị hết hơi. Thành lốp được làm cứng hơn và dày hơn so với lốp thông thường, mà nhờ đó cho phép chiếc lốp chống đỡ được sức nặng của chiếc xe và tiếp tục vận hành. Thành lốp của loại lốp này được làm bằng chất liệu đặc biệt siêu khỏe và không hấp thụ nhiệt, nên có thể giúp lốp ở trạng thái gần như nguyên bản dưới sức nặng của xe và điều kiện đường sá.
Thứ hai, có một số sản phẩm lốp được trang bị một lớp thay thế đặc biệt, mà trong trường hợp bị hết hơi nó sẽ tự động bịt lỗ hổng và hạn chế lượng hơi bị mất. Rõ ràng là loại lốp này kém hiệu quả hơn vì nó vẫn để hơi lọt ra ngoài đến khi lớp bịt phát huy tác dụng. Hoặc trường hợp khác có thể xảy ra là lỗ hổng quá to không bịt lại được.
Gần đây nhất là loại lốp run-flat tên là PAX do Michelin giới thiệu trên chiếc Honda Odyssey năm 2005. Hãng đã gọi loại lốp này là “phát minh kỹ thuật vĩ đại nhất trong ngành công nghiệp lốp xe kể từ khi Michelin cho ra mắt lốp radial khoảng 60 năm về trước”.
Đặc điểm của PAX là gồm một vòng đỡ bên trong làm bằng chất liệu polyurethane. Tuy nhiên, loại lốp này bị ngừng sản xuất vào đầu năm 2008 do nhiều phàn nàn của khách hàng khi họ gặp khó khăn trong việc tìm đại lý sửa chữa cùng chi phí thay lốp quá tốn kém (lên đến 1.600USD cho 4 chiếc lốp).
Lợi nhiều và bất lợi cũng không ít
Các quan điểm về việc sử dụng lốp run-flat vẫn còn nhiều tranh cãi. Một số người thì cho rằng chúng thực sự hữu dụng và an toàn khi lái xe, trong khi nhiều người lại cho rằng việc sử dụng lốp này vừa tốn thời gian lại vừa tốn tiền.
Hậu quả đầu tiên mà của việc sử dụng lốp run-flat là khi có tín hiệu thông báo bạn phải giảm tốc độ và lái xe cẩn thận. Tuy nhiên, đối với một số lái xe đặc biệt là những người chưa có nhiều kinh nghiệm, việc lái xe trong điều kiện đó có thể gây nên áp lực và ảnh hưởng đến tâm lý của cả người lái và những người tham gia giao thông khác.
Hậu quả khác của việc sử dụng loại lốp này là lốp được thiết kế đặc biệt nên nặng hơn và làm trọng lượng xe bị tăng lên, ảnh hưởng đến tính năng của xe cũng như tăng mức tiêu thụ nhiên liệu. Trong nhiều trường hợp nó còn làm giảm hiệu quả phanh. Điều cuối cùng, cũng là điều quan trọng nhất là do được trang bị công nghệ mới nên người dùng phải mất thời gian nhiều hơn để làm quen và tiếp cận với nó.
Chi phí cũng là một khía cạnh quan trọng khác của lốp run-flat. Việc trang bị và sử dụng loại lốp này rõ ràng là đắt hơn rất nhiều so với các loại lốp thông thường, và tất nhiên là làm tăng giá cả của xe. Hơn nữa, việc thay thế hay sửa chữa khi lốp bị hỏng cũng vô cùng tốn kém.
Nhưng ở khía cạnh tích cực, việc sử dụng lốp run-flat có thể cứu tính mạng của bạn. Hãy tưởng tượng một trường hợp bạn đang phóng tốc độ cao trên xa lộ và bị nổ lốp. Nếu là lốp thường, chiếc xe của bạn có thể bị văng đi và bạn sẽ bị mất lái, nguy cơ mất an toàn cực cao. Trong khi đó, nếu là lốp run-flat thì nó sẽ giữ cho chiếc xe của bạn vẫn ổn định để hoạt động bình thường, mặc dù yêu cầu bắt buộc là bạn phải giảm tốc độ.
Lốp run-flat luôn yêu cầu phải trang bị hệ thống kiểm soát áp suất lốp xe, bởi hệ thống này sẽ báo cho lái xe biết khi nào thì áp suất bị giảm và lái xe cần đưa ra động thái cần thiết của mình.
Bên cạnh đó, lốp run-flat không cần lốp dự phòng, và điều đó có nghĩa là khoang hành lý sẽ rộng hơn và lái xe có thêm không gian vào các mục đích khác. Mặt lợi khác cũng đáng nói là các nhà sản xuất sẽ có thể sử dụng không gian trống đó để chứa các thiết bị công nghệ khác trong tương lai như xe hybrid hay xe điện cần có chỗ chứa ắc quy hay pin.
Qua nhiều năm phát triển, lốp run-flat ngày càng trở nên quen thuộc hơn với người tiêu dùng, nhưng rõ ràng là những hạn chế của nó vẫn khiến các nhà sản xuất và tiêu dùng cần cân nhắc trước khi sử dụng. Tuy nhiên, các nhà phân tích cũng hy vọng rằng lốp run-flat sẽ trở thành trang bị tiêu chuẩn và bắt buộc trên xe hơi trong tương lai, bởi an toàn và tiện nghi là những yếu tố được người tiêu dùng quan tâm nhất khi mua một chiếc xe hơi mới. Và lốp run-flat ra đời là để phục vụ hai vấn đề cơ bản đó.
Lốp run-flat là một ý tưởng đã có cách đây hơn 30 năm và Goodyear là hãng lốp đầu tiên sản xuất được loại lốp này vào năm 1978. Tuy nhiên, những dự án đầu tiên không mấy hiệu quả, vì vậy chỉ có một số xe nguyên mẫu được trang bị loại lốp này.
Nhưng nhu cầu thì ngày càng cao và tương lai tươi sáng của lốp run-flat được mở ra vào năm 1994 khi Chevrolet Corvette là chiếc xe thương mại đầu tiên được trang bị lựa chọn lốp run-flat.
Vậy tại sao Corvette lại là chiếc xe đầu tiên được trang bị loại lốp này? Đơn giản là vì xe thể thao 2 chỗ ngồi không có chỗ để chứa lốp dự phòng. Đến năm 1995 thì tất cả các mẫu xe Corvette ra đời đều được trang bị lốp run-flat tiêu chuẩn.
Công nghệ đảm bảo an toàn
Lốp Run-flat hoạt động dựa trên một nguyên tắc đơn giản: một khi hệ thống lốp – sở dĩ gọi như vậy là vì lốp thường kết hợp chặt chẽ với la-zăng để kiểm soát áp suất – phát hiện thấy hơi bị tụt quá mức cho phép, nó sẽ tự động đưa ra một loạt các phản ứng để đảm bảo lái xe vẫn được an toàn và không bị ngắt quãng.
Trong hầu hết các trường hợp, lốp run-flat cho phép bạn tiếp tục lái xe với một quãng đường nhất định dù bị hết hơi. Chẳng hạn, một số lốp được thiết kế để có thể chạy thêm khoảng 161km nữa (100 dặm), trong khi một số khác lại cho phép chạy 200 dặm. Và khi hệ thống kiểm soát run-flat được kích hoạt, lái xe cần phải cẩn thận hơn và giữ cho xe chạy tốc độ ổn định ở mức thấp, thường là dưới 90km/h.
Đa dạng lốp an toàn run-flat
Trước tiên, lốp run-flat phổ dụng nhất là loại có khả năng tự động chịu đựng sức nặng của xe trong trường hợp bị hết hơi. Thành lốp được làm cứng hơn và dày hơn so với lốp thông thường, mà nhờ đó cho phép chiếc lốp chống đỡ được sức nặng của chiếc xe và tiếp tục vận hành. Thành lốp của loại lốp này được làm bằng chất liệu đặc biệt siêu khỏe và không hấp thụ nhiệt, nên có thể giúp lốp ở trạng thái gần như nguyên bản dưới sức nặng của xe và điều kiện đường sá.
Thứ hai, có một số sản phẩm lốp được trang bị một lớp thay thế đặc biệt, mà trong trường hợp bị hết hơi nó sẽ tự động bịt lỗ hổng và hạn chế lượng hơi bị mất. Rõ ràng là loại lốp này kém hiệu quả hơn vì nó vẫn để hơi lọt ra ngoài đến khi lớp bịt phát huy tác dụng. Hoặc trường hợp khác có thể xảy ra là lỗ hổng quá to không bịt lại được.
Gần đây nhất là loại lốp run-flat tên là PAX do Michelin giới thiệu trên chiếc Honda Odyssey năm 2005. Hãng đã gọi loại lốp này là “phát minh kỹ thuật vĩ đại nhất trong ngành công nghiệp lốp xe kể từ khi Michelin cho ra mắt lốp radial khoảng 60 năm về trước”.
Đặc điểm của PAX là gồm một vòng đỡ bên trong làm bằng chất liệu polyurethane. Tuy nhiên, loại lốp này bị ngừng sản xuất vào đầu năm 2008 do nhiều phàn nàn của khách hàng khi họ gặp khó khăn trong việc tìm đại lý sửa chữa cùng chi phí thay lốp quá tốn kém (lên đến 1.600USD cho 4 chiếc lốp).
Lợi nhiều và bất lợi cũng không ít
Các quan điểm về việc sử dụng lốp run-flat vẫn còn nhiều tranh cãi. Một số người thì cho rằng chúng thực sự hữu dụng và an toàn khi lái xe, trong khi nhiều người lại cho rằng việc sử dụng lốp này vừa tốn thời gian lại vừa tốn tiền.
Hậu quả đầu tiên mà của việc sử dụng lốp run-flat là khi có tín hiệu thông báo bạn phải giảm tốc độ và lái xe cẩn thận. Tuy nhiên, đối với một số lái xe đặc biệt là những người chưa có nhiều kinh nghiệm, việc lái xe trong điều kiện đó có thể gây nên áp lực và ảnh hưởng đến tâm lý của cả người lái và những người tham gia giao thông khác.
Hậu quả khác của việc sử dụng loại lốp này là lốp được thiết kế đặc biệt nên nặng hơn và làm trọng lượng xe bị tăng lên, ảnh hưởng đến tính năng của xe cũng như tăng mức tiêu thụ nhiên liệu. Trong nhiều trường hợp nó còn làm giảm hiệu quả phanh. Điều cuối cùng, cũng là điều quan trọng nhất là do được trang bị công nghệ mới nên người dùng phải mất thời gian nhiều hơn để làm quen và tiếp cận với nó.
Chi phí cũng là một khía cạnh quan trọng khác của lốp run-flat. Việc trang bị và sử dụng loại lốp này rõ ràng là đắt hơn rất nhiều so với các loại lốp thông thường, và tất nhiên là làm tăng giá cả của xe. Hơn nữa, việc thay thế hay sửa chữa khi lốp bị hỏng cũng vô cùng tốn kém.
Nhưng ở khía cạnh tích cực, việc sử dụng lốp run-flat có thể cứu tính mạng của bạn. Hãy tưởng tượng một trường hợp bạn đang phóng tốc độ cao trên xa lộ và bị nổ lốp. Nếu là lốp thường, chiếc xe của bạn có thể bị văng đi và bạn sẽ bị mất lái, nguy cơ mất an toàn cực cao. Trong khi đó, nếu là lốp run-flat thì nó sẽ giữ cho chiếc xe của bạn vẫn ổn định để hoạt động bình thường, mặc dù yêu cầu bắt buộc là bạn phải giảm tốc độ.
Lốp run-flat luôn yêu cầu phải trang bị hệ thống kiểm soát áp suất lốp xe, bởi hệ thống này sẽ báo cho lái xe biết khi nào thì áp suất bị giảm và lái xe cần đưa ra động thái cần thiết của mình.
Bên cạnh đó, lốp run-flat không cần lốp dự phòng, và điều đó có nghĩa là khoang hành lý sẽ rộng hơn và lái xe có thêm không gian vào các mục đích khác. Mặt lợi khác cũng đáng nói là các nhà sản xuất sẽ có thể sử dụng không gian trống đó để chứa các thiết bị công nghệ khác trong tương lai như xe hybrid hay xe điện cần có chỗ chứa ắc quy hay pin.
Qua nhiều năm phát triển, lốp run-flat ngày càng trở nên quen thuộc hơn với người tiêu dùng, nhưng rõ ràng là những hạn chế của nó vẫn khiến các nhà sản xuất và tiêu dùng cần cân nhắc trước khi sử dụng. Tuy nhiên, các nhà phân tích cũng hy vọng rằng lốp run-flat sẽ trở thành trang bị tiêu chuẩn và bắt buộc trên xe hơi trong tương lai, bởi an toàn và tiện nghi là những yếu tố được người tiêu dùng quan tâm nhất khi mua một chiếc xe hơi mới. Và lốp run-flat ra đời là để phục vụ hai vấn đề cơ bản đó.