Cụ giải thích hộ luôn thể nào là: chuẩn bị ĐI và chuẩn bị DỪNG của tây xem có giống ở VN không.
Em giải thích hộ cụ kia về trường hợp VÀNG - ĐỎ ở Đức nhé :
Ở Đức tất cả các đèn tín hiệu giao thông đều không có đếm số giây .
Nếu vượt đèn đỏ trong giây đầu tiên sẽ không bị phạt , đây là sai số cho phép vì với tốc độ tối đa cho phép trong nội đô là 50 km / h thì nhiều xe không thể phanh kịp khi đã chạy tới sát vạch dừng thì đèn vàng ( hầu như các xe đều chạy với tốc độ tối đa) . Nhưng các xe ở xa vạch vài chục mét thì rõ ràng là phải giảm tốc độ khi thấy đèn vàng rồi.
Tất nhiên để không xảy ra tai nạn khi đèn giao thông chuyển từ Vàng qua Đỏ trong trường hợp như trên thì các nhà kỹ thuật giao thông đã tính đến trường hợp đèn tín hiệu giao thông ở cả hai chiều phải trái cắt ngang . Tức là khi chuyển đèn tín hiệu thì cả bốn đèn tín hiệu ở giao cắt đều cùng đỏ trong hai giây . Nghĩa là cụ nào vượt đèn vàng hoặc không dừng kịp ở giây đèn đỏ đầu tiên thì vẫn không sao , vì xe cộ từ hai hướng phải trái vẫn đang phải chờ từ đèn Đỏ để chuẩn bị sang Xanh.
Việc tính toán thời gian khoa học cho đèn giao thông này hữu dụng cho cả đèn xanh-đỏ giành cho người đi bộ.
Hầu như tất cả các giao cắt đều lắp camera mắt thần ( không phải là camera chụp vi phạm giao thông, vì nó không có bộ nhớ ). Các camera này sẽ hoạt động ngoài giờ cao điểm kết hợp với đèn giao thông. Có nghiã là nó sẽ soi luồng nào nhiều xe thì đèn đỏ nó sẽ dừng luồng ít xe lại cho luồng nhiều xe lưu thông. Lúc này thì đèn Xanh-Đỏ không nhất thiết phải luân chuyển đều đặn như giờ cao điểm nữa .
Còn khi chuyển từ Đỏ sang Xanh thì nhiều đèn vàng thậm chí không sáng hoặc chuyển nhất nhanh giống như chớp một cái.