Nguyen Tong
(7/20/2010 4:09:00 PM)
nguyentt1969@yahoo.com
Bạn đã mô tả đúng hiện trạng của giao thông, nhưng chưa có kết luận hay giải pháp đúng. Xe máy cũng chỉ mới gia tăng đột biến trong khoảng chục năm trở lại đây. Khi đó, người đi xe đạp cũng đã từng kêu cứu vì không có đường đi. Nhưng, như một qui luật tất yếu, cả trong thực tế và trong triết học: cái mới, cái ưu việt hơn sẽ ra đời và thay thế cái cũ. Dù bạn là ai thì cũng không thể đảo ngược được. Vì vậy ô tô sẽ thay thế xe máy là điều tất yếu. Cái chúng ta cần là thúc đẩy sự thay đổi đó hay cố tình tìm mọi cách để kìm hãm nó càng lâu càng tốt mà thôi. Nếu muốn đi tắt đón đầu, chúng ta cần "đốt cháy" giai đoạn chuyển tiếp này, tiến hành các biện pháp cấm triệt để xe máy để giao thông sớm đi vào ổn định. Lúc đó, xe bus sẽ không phải lấy thịt đè ai nữa vì nó đã có đường riêng ở sát vỉa hè (chứ không bị xe máy chiếm mất như hiện nay). Cả thế giới đều biết, luồng đường sát vỉa hè là của xe bus để tiện dừng đỗ đón trả khách. Chỉ có ở VN, nghiễm nhiên người ta cho rằng đó là đường của xe máy?! Với điều kiện đường ưu tiên như vậy, cộng với hàng triệu khách hàng tiềm năng (vì bị cấm xe máy, buộc phải đi xe bus) thì tôi đoan chắc sẽ có hàng nghìn doanh nghiệp nhảy vào kinh doanh xe bus theo qui luật cung cầu. Cứ nhìn số lượng các hãng taxi thì biết, hễ có cung là có cầu liền. Ôtô cũng không phải luồn lách né những chiếc xe luồn lách ngoằn ngoèo trước mũi mình nữa. Tài xế ôtô không phải là những anh được "nâng cấp" từ lái xe 2 bánh. Họ sẽ không bị nhiễm thói quen luồn lách vô tội vạ như khi đi xe máy nữa. Rồi nữa, hàng rong sẽ tự biến mất khi không còn xe máy để chèo kéo giữa đường. Vỉa hè sẽ thông thoáng (vì không còn xe máy dựng ngổn ngang, không còn hàng rong), vậy là người đi bộ có thể yên tâm mà đi, không phải đi xuống lòng đường nữa. Đường thông hè thoáng là cái chắc. Nhà mặt tiền sẽ mất giá vì chẳng còn kinh doanh được (không ai dám đỗ cả đống ôtô trên đường để vào các cửa hàng bé tí xíu mặt phố cả). Lúc đó, sẽ không còn những dự án đường triệu đô đắt nhất hành tinh do đền bù giải phóng mặt bằng nữa. Thay vào đó, người ta sẵn lòng di dời vào các khu chung cư văn minh để sống với đúng nghĩa sống chứ không phải vừa là nơi cư trú, vừa là nơi làm việc (bán hàng) như hiện nay. Thực sự, nếu chỉ nhìn qua thì người ta hay nghĩ tắc đường là do ôtô, hay xe bus vì nó to, vì nó trông hoành tráng... nhưng thực chất chỉ đúng một nửa. Nó to, nhưng nó đi ngay ngắn, không tạt ngang tạt ngửa, tốc độ nó cao nên thoát nhanh. Nó chỉ gây tắc khi "bị" sống chung với xe máy. Nó vừa đi vừa phải dè chừng xe máy tạt ngang nên tốc độ rất rùa. Đến ngã tư, nó phải chen lên trước vì nếu không thi "thằng" xe máy rõ ràng là đến sau nó nhưng lách hết lên đầu, đứng dàn hàng ngang chắn đường ở ngã tư. Khi có đèn xanh thì dù chỉ còn 1 "thằng" xe máy loay hoay chưa đi là cả đàn ô tô nhà nó chịu chết, không nhúc nhich được. Tóm lại, cái chúng ta cần là cấm xe máy chứ không phải cấm ôtô. Ôtô là hệ quả tất yếu của sự phát triển, nó sẽ thay xe máy trong tương lai rất gần (như xe máy đã từng thay xe đạp), không gì có thể ngăn cản được. Tuy nhiên, làm thế nào để người dân nhận thức được điều này quả là nan giải, là sự sống còn của giao thông đô thị Việt Nam..