- Biển số
- OF-736259
- Ngày cấp bằng
- 16/7/20
- Số km
- 740
- Động cơ
- 75,366 Mã lực
- Tuổi
- 28
- Nơi ở
- Hà Nội
- Website
- www.quangducauto.com
Chào các cụ,
Mùa hè đến là hội Mazda lại râm ran vụ điều hòa mát yếu, thậm chí lúc mát lúc không. Em gặp không ít xe Mazda 3 và CX-5 bị tình trạng này, nên tổng hợp lại để cụ nào đang bí thì tham khảo.
Dấu hiệu nhận biết
Mazda 3 (đời 2014 – 2020)
Mùa hè đến là hội Mazda lại râm ran vụ điều hòa mát yếu, thậm chí lúc mát lúc không. Em gặp không ít xe Mazda 3 và CX-5 bị tình trạng này, nên tổng hợp lại để cụ nào đang bí thì tham khảo.
Dấu hiệu nhận biết
- Bật điều hòa mà gió ra vẫn mạnh nhưng không mát, nhất là khi dừng đèn đỏ.
- Chạy đường dài thì mát, nhưng lúc đi chậm trong phố lại thấy ấm ấm như quạt thường.
- Một số cụ còn bị tình trạng điều hòa đang mát tự dưng tắt lạnh, vài phút sau mát lại.
- Có trường hợp quạt gió trong vẫn hoạt động ngon lành, nhưng hơi lạnh thì như “trốn mất”.
Mazda 3 (đời 2014 – 2020)
- Đặc sản: Quạt dàn nóng yếu → dừng đèn đỏ là mất lạnh.
- Lốc điều hòa đời này cũng khá “mỏng manh”, 7–8 vạn là cụ nào đi nhiều bắt đầu có triệu chứng.
- Lọc gió cabin của Mazda 3 để hơi sâu → nhiều cụ quên thay, gây bí gió.
- Quạt dàn nóng hay bị chết 1 tốc độ (CX-5 có 2 tốc độ quạt).
- Một số xe bị lỗi cảm biến áp suất gas → điều hòa chạy lúc được lúc không, rất “bựa”.
- Em gặp vài ca lỗi máy tính trung tâm không gửi tín hiệu điều khiển lốc lạnh, phải can thiệp điện.
- Điều hòa khá ổn nhưng đến tầm 100.000 km vẫn có thể gặp lỗi lốc lạnh yếu hoặc ngắt lạnh sớm.
- Mấy đời dùng chung lốc với Mazda 3 nên bệnh cũng y chang, chỉ khác là xe lớn hơn nên cảm giác “kém mát” dễ bị phát hiện hơn.
- Bệnh hơi khác: Lốc điều hòa chạy kém khi xe tải nặng, leo dốc → do thiết kế ưu tiên lực kéo.
- Một số bản máy dầu còn bị “ngắt lạnh khi tăng tốc mạnh” – thực ra do thiết kế bảo vệ máy.
- Quạt két trước (quạt dàn nóng) yếu hoặc chết
- Đây là “thủ phạm” hàng đầu. Quạt yếu làm áp suất ga tăng, dẫn tới hệ thống ngắt lạnh để bảo vệ.
- Biểu hiện rõ nhất là: đang đi chậm thì mất lạnh, tăng tốc chạy nhanh thì lại mát.
- Lốc điều hòa (máy nén) mòn hoặc ly hợp từ trượt
- Lốc bị mòn hoặc kẹt sẽ hoạt động lúc được lúc không. Cụ nào đi nhiều, tầm 80.000 – 100.000 km là bắt đầu có dấu hiệu.
- Cảm biến nhiệt độ khoang lạnh hoặc cảm biến áp suất gas bị lỗi
- Điều hòa Mazda dùng cảm biến để điều tiết hoạt động lốc → nếu cảm biến báo sai, hệ thống sẽ tự ngắt lạnh.
- Gas lạnh thiếu hoặc dư
- Thiếu gas thì khỏi bàn – mát kém. Nhưng thừa gas cũng dở – làm áp suất cao, dễ bị ngắt lạnh đột ngột.
- Dàn lạnh bẩn, lọc gió cabin nghẹt
- Cái này tuy nhỏ nhưng ảnh hưởng lớn – gió ra yếu, làm lạnh không sâu, nhất là xe đi nhiều bụi.
- Kiểm tra và thay quạt dàn nóng nếu yếu
- Bật A/C, mở nắp capo → quạt phải chạy đều và mạnh. Nếu lờ đờ thì thay luôn, đừng tiếc.
- Đo áp suất ga và kiểm tra tình trạng lốc
- Dùng đồng hồ đo áp suất cao – thấp, xem lốc còn hoạt động đúng không. Nếu có lúc chạy lúc không → cần kiểm tra ly hợp từ hoặc thay lốc.
- Scan lỗi hệ thống A/C
- Cụ nào có máy đọc lỗi hoặc ra gara có máy chuyên dụng thì check cảm biến, không phải cứ thiếu ga là nạp thêm.
- Vệ sinh dàn lạnh + thay lọc gió cabin
- Tối thiểu 1 năm vệ sinh 1 lần. Lọc gió cabin nên thay mỗi 10.000 – 15.000 km.
- Khi test điều hòa, nên test cả khi xe dừng và khi đang chạy – lỗi hay xuất hiện lúc đứng yên.
- Nếu đi phố nhiều, nóng máy cũng ảnh hưởng đến hiệu suất làm lạnh – nhớ bảo dưỡng hệ thống làm mát máy nữa.
- Nạp gas nên chọn chỗ uy tín, đo áp suất bài bản – tránh kiểu “nạp cho mát” là dễ hỏng thêm.
