[Funland] Lối đi nào cho bóng đá Việt Nam

lookyoung

Xe tăng
Biển số
OF-98091
Ngày cấp bằng
1/6/11
Số km
1,274
Động cơ
416,231 Mã lực
Nơi ở
BE
CDV Sông Lam bị chúng nó diễn trò cho bao nhiêu lần, lần nào cũng kêu gọi tẩy chay, phản đối sau 1 thời gian lại kéo nhau đến sân. Nhanh giận nhanh quên lắm
 

trongtam81

Xe tải
Biển số
OF-210440
Ngày cấp bằng
17/9/13
Số km
220
Động cơ
317,229 Mã lực
Cho đến nay đã hàng chục năm trôi qua mà các nhà quản lý bóng đá vẫn không khôn lên được tý nào và vẫn đang loay hoay xây nhà trên nền cát như con dã tràng xe cát ở biển đông.
Không phải họ không khôn mà họ quá khôn đấy cụ ah. Cũng giống như bên giáo dục cũng thế thôi, nếu họ áp dụng như các nước tiên tiến thì chắc thành công lâu rồi, nhưng họ ko làm bởi vì nếu làm thì mất miếng ăn của họ. Cơ bàn là người VN mình vẫn lợi ích cá nhân quá :(
 

ngungo thien ly

Xe container
Biển số
OF-316047
Ngày cấp bằng
15/4/14
Số km
8,470
Động cơ
367,722 Mã lực
Nơi ở
Sau luỹ tre làng
Nói đến bóng đá vịt thì chả muốn xem, cá độ, bán tỷ số...tất cả nằm trong tay ông trùm cá hết cụ à, lờ đờ thì đấu đá nhau ủm tỏi
 

Dan du an

Xe ba gác
Biển số
OF-94944
Ngày cấp bằng
11/5/11
Số km
21,124
Động cơ
400,230 Mã lực
Đội đầu tiên phải giải tán là SLNA, đá láo, bán độ, vô học.
 

oto.giacmoxa

Xe điện
Biển số
OF-61976
Ngày cấp bằng
16/4/10
Số km
4,395
Động cơ
479,063 Mã lực
Không ai kể cả công an có thể giám sát nếu một CLB nào muốn nhường điểm cho đối thủ. Các ông chủ CLB cần phải tự ý thức rằng mỗi trận đấu phải như một sản phẩm có chất lượng bán ra thị trường cung cấp cho khán giả là các thượng đế như giải ngoại hạng Ạnh thì khán giả m[í đến sân và bóng đá Việt Nam mới phát triển lành mạnh được.

Bức tranh bóng đá Việt Nam cũng giống như đầy dẫy hàng hoá kém chất lượng trên thị trường Việt Nam rau thì phun thuốc trừ sâu, thịt thì dùng tăng trọng, phở dung phóc môn. Bóng đá thì không xem không chết, nhưng thực phẩm biết là độc nhưng vẫn phải ăn, không ăn thì chết. Người Việt đang đầu độc nhau trong tất cả các lĩnh vực từ nông nghiệp đến bóng đá!

Các ông chủ dàn xếp các trận đấu rởm cũng chẳng khác bác nông dân phun thuốc trừ sâu vào rau trước khi bán. Sống chết mặc bay, tiền thày bỏ túi. Khán giả quay lưng với bóng đá là điều dễ hiểu, "Khán giả chúng tôi không can dự, các ông tự xơi các sản phẩm rởm của các ông nhé, chúng tôi để dành tiền trả cho K+ để xem Ngoại hạng Anh".

Xin đừng lập "liên minh ma quỷ" giải cứu Hoàng Anh Gia Lai!

Vntinnhanh.vn - Không thắng nổi Cần Thơ và để thua trước Đồng Tháp, thật khó mà tin được một HAGL bết bát như thế lại có thể thắng được SLNA. Ấy thế mà họ thắng những 3-1. Điều đó khiến nhiều người nghi ngại phải chăng đang có một kịch bản để giải cứu HAGL?



Trận thua 1-3 của SLNA trước HAGL khiến NHM liên tưởng đến kịch bản của Thể Công cách đây 20 năm (Ảnh: Minh Trần/Thanh Niên)




Sự nghi ngờ này không phải tự nhiên mà có. Nó xuất phát từ thực tiễn đặc trưng của bóng đá Việt Nam: Những đội bóng đã không còn mục tiêu phấn đấu thường có thái độ "lỏng chân", "nhường" 3 điểm cho các đội đang khát điểm. Điều này xảy ra rất phổ biến, đặc biệt là giữa các CLB có mối quan hệ tốt. Cũng chính vì thứ bóng đá đậm chất "tình nghĩa" ấy mà V-League từng sản sinh ra những ông vua trụ hạng. Tiêu biểu là Khatoco Khánh Hòa trước khi giải thể.

Khánh Hòa dù yếu nhưng đã nhiều lần trụ hạng một cách ngoạn mục. V-League 2007, cho tới vòng 20, Khánh Hòa tụt xuống vị trí thứ 12, chỉ còn trên mỗi Đồng Tháp và Huế. Ở 6 trận còn lại, Khánh Hòa đã thắng tới 4 trận, hòa một trận, giành 13/18 điểm tối đa. Các bại tướng của Khánh Hòa, ngoài Đồng Tháp, đều đã trụ hạng, hết mục tiêu phấn đấu.

V-League 2011, Khánh Hòa tiếp tục tài tình lách qua khe cửa hẹp. Cho tới vòng 22, đội bóng thành phố biển Nha Trang đã tụt xuống đứng thứ 14. Nhờ hai chiến thắng liên tiếp trước Đồng Tháp và Thanh Hóa, họ đã ở lại V-League. Cũng giống như mùa bóng 2007, hai bại tướng của Khánh Hòa đã hết mục tiêu để hướng tới.

Quy luật này tiếp tục lặp lại ở mùa giải 2012, cho đến vòng 22, Khánh Hòa (22 điểm) tiếp tục là đội thất thế trong cuộc đua tam mã tránh 1 suất xuống hạng với Kiên Giang (23 điểm) và Đồng Tháp (24 điểm). Nhưng sau khi V-League hạ màn ở vòng 26 thì Khánh Hòa vẫn là đội trụ lại cho dù về lý thuyết họ gặp toàn đối thủ xương xẩu như HAGL, Hà Nội T&T, Thanh Hóa và SLNA. Khánh Hòa giành được tới 10 điểm ở 4 vòng cuối, trong đó họ thắng cả 3 CLB không cạnh tranh vô địch cũng như chẳng lo trụ hạng là HAGL, Thanh Hóa và SLNA.

Chính nhờ việc biết quan hệ tốt mà CLB phố biển luôn thoát hiểm trong sự ấm ức của nhiều đội bóng khác. Vấn nạn bóng-đá-tình-nghĩa này không mới, đã đeo bám bóng đá Việt Nam nhiều năm nay. Sau trận đấu giữa HAGL và SLNA thì có vẻ như bóng ma ấy đã quay trở lại một lần nữa.

Hệ quả Liên đoàn bóng đá Viêt Nam (VFF) vừa phải chỉ đạo Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) và các CLB cần tăng cường giám sát công tác tổ chức các lượt trận cuối của mùa giải. VFF yêu cầu VPF cần phải có biện pháp để xảy ra "các hành vi tiêu cực như mua bán, móc ngoặc, dàn xếp tỷ số, liên minh, nhường điểm, hoặc có những hành vi khác có tác động làm thay đổi kết quả trận đấu, thứ hạng của các CLB khác". Văn bản đanh thép là như vậy, song hiệu quả của nó đến đâu thì vẫn còn phải chờ. Nhất là khi bầu Đức của HAGL đang là đương kim Phó Chủ tịch VFF, nên không loại trừ khả năng lãnh đạo các đội khác có lẽ cũng sẽ có tâm lý "vuốt mặt nể mủi", “nhường” đội bóng con cưng của ông một chút để dễ ăn dễ nói?




Hình ảnh này sẽ không lặp lại nếu V-League năm sau vắng bóng HAGL? (Ảnh: VTC)




Hi vọng rằng điều đó không xảy ra. Bởi nếu không nó sẽ thổi bay những niềm tin cuối cùng còn sót lại nơi đội bóng phố Núi. HAGL năm nay thi đấu bết bát, nhưng CLB này vẫn nhận được sự cổ vũ và quan tâm đặc biệt. Bởi ngoài lối chơi mang tính cống hiến thì lứa của Công Phượng còn được xem là “sạch sẽ”, miễn nhiễm với những thói hư tật xấu của V-League. Đây cũng chính là điểm sáng lớn nhất mà HAGL tạo ra trong bức tranh u tối đầy rẫy tiêu cực của V-League.

Bầu Đức từng nói rằng, nếu HAGL cùng lứa cầu thủ của Công Phượng xuống hạng, thì V-League sẽ quay về với cái thời ảm đạm, sân vận động không một bóng người. Đấy là viễn cảnh hoàn toàn có thật. Nhưng có lẽ điều đó còn tốt hơn việc người ta cố sức trục vớt HAGL bằng mọi giá, kể cả bằng những phương án phi thể thao. Bởi nếu làm như vậy cũng đồng nghĩa V-League sẽ không thể thoát khỏi cái vòng tiêu cực luẩn quẩn và điều đáng buồn hơn nữa là sẽ lại có thêm một thế hệ tài năng nữa bị "giết chết. Xin hãy cứ để các chàng trai trẻ ấy tự chiến đấu và sinh tồn, để cứu vớt chút tia sáng lẻ loi còn sót lại của bóng đá Việt Nam.

Thanh Thanh

http://vntinnhanh.vn/trong-nuoc/xin-dung-lap-lien-minh-ma-quy-giai-cuu-hoang-anh-gia-lai-62940
 

Blacksky

Xe buýt
Biển số
OF-318978
Ngày cấp bằng
9/5/14
Số km
646
Động cơ
296,550 Mã lực
Giải tán bóng đá nam tập trung đầu tư cho bóng đá nữ là hợp lý.
 

oto.giacmoxa

Xe điện
Biển số
OF-61976
Ngày cấp bằng
16/4/10
Số km
4,395
Động cơ
479,063 Mã lực

haigiangpm

Xe tải
Biển số
OF-176620
Ngày cấp bằng
14/1/13
Số km
200
Động cơ
341,380 Mã lực
giải pháp theo em thì là có nhưng mà đâu có ai chịu làm, các bố VFF chỉ nhăm nhăm chén và chén thì làm sao bóng đá phát triển được. Em chỉ ví dụ như đưa bóng đá vào thể thao học đường từ cấp 1,2 vừa nuôi dưỡng tình yêu bóng đá của trẻ em từ nhỏ, vừa tìm kiếm, sàng lọc được nhân tài. 100 trẻ, 1000 trẻ chơi bóng có thể chưa có nhân tài nhưng em tin nếu 10000 hoặc hơn trẻ chơi bóng thì kiểu gì cũng có 1 vài bé có khả năng chơi bóng đá đỉnh cao.
 
Biển số
OF-298555
Ngày cấp bằng
14/11/13
Số km
3,954
Động cơ
343,208 Mã lực
Toàn ma với quỷ quản lý và đá bóng thoai chứ có phải người đíu đâu mà xem với chả góp ý.
 

giatinh09

Xe buýt
Biển số
OF-378581
Ngày cấp bằng
20/8/15
Số km
574
Động cơ
248,990 Mã lực
Tuổi
42
Nơi ở
Khắp mọi nơi nhưng không đâu cả
Bóng đá cũng là 1 môn nghệ thuât, mà mỗi cầu thủ là 1 kịch sĩ.
Sau thế hệ vàng Huỳnh Đức, Hồng Sơn, Hoàng Bửu, Công Minh, Minh Chiến, Huỳnh Quốc Cường, Văn Cường, Đỗ Khải..., các thế hệ sau càng ngày càng bết bảt.
E và nhiều cổ động viên cũng đã cố lắm rồi, nhưng bọn e ra sân để xem đá bóng, ko phải để xem đấu võ hay diễn kịch.
Nên bây giờ thôi, kệ các cháu đá đấm với nhau nhá, lâu lâu bật nhầm kênh lại ớ 1 cái, VN vẫn còn đá bóng cơ à. Chán!
 

f1_hn

Xe container
Biển số
OF-32387
Ngày cấp bằng
26/3/09
Số km
7,643
Động cơ
567,722 Mã lực
Giải tán cho gọn cụ ạ... chú Tuấn này không phải dân bóng đá, trình độ am hiểu có hạn, được mỗi cái biết tiếng Anh xì xồ
 

duchai301

Xe máy
Biển số
OF-110798
Ngày cấp bằng
29/8/11
Số km
83
Động cơ
390,819 Mã lực
Nơi ở
hà nội
MỌI VIỆC ĐANG ĐI ĐÚNG HƯỚNG, CHÚNG TA CÓ NỀN BÓNG ĐÁ MẠNH NHẤT NHÌ TRONG KHU VỰC.
 

vietbamboo

Xe điện
Biển số
OF-146178
Ngày cấp bằng
18/6/12
Số km
3,377
Động cơ
390,000 Mã lực
Nơi ở
Tây hồ Hà Nội
Em nghĩ là rất rất khó mà hoành tráng được.
Bóng đá đặt trong 1 xã hội nó bị chi phối, bị ảnh hưởng và nó pản ánh xã hội. Các cụ nhin bóng đá Trung quốc xem.
- Bệnh thành tích hão hề phi bóng đá nó cũng như bệnh giáo dục.
- bệnh mua bán đổi trác nó như kết quả các cuộc thi.
- bệnh trục lợi chém gió lừa đảo... nó như quan chức.
- bệnh thiếu chuyên nghiệp và cảm tính nó như bọn thực thi pháp luật.
- khán giả thì như các diễn đàn xã hội và tham gia giao thông... bầy đàn và hỗn loạn.
V.v....
Tóm lại là vưỡn thế thôi ah.
 

oto.giacmoxa

Xe điện
Biển số
OF-61976
Ngày cấp bằng
16/4/10
Số km
4,395
Động cơ
479,063 Mã lực
Giải tán cho gọn cụ ạ... chú Tuấn này không phải dân bóng đá, trình độ am hiểu có hạn, được mỗi cái biết tiếng Anh xì xồ
Cơ cấu bóng đá Vn bao gồm Tổng cục Tdtt là cơ quan quản lý nhà nước đưa ra các chính sách, kiểm tra giám sát, phân bổ ngân sách...Vff là tổ chức xhnn do các clb bầu ra để thực hiện các chính sách. Vpf là đơn vị tổ chức điều hành Vi lic. Việc ông Tuấn vừa là quan chức nhà nước vừa là ttk Vff vừa là phó chủ tịch Vpf là điều tối kỵ vừa đá bóng vừa thổi còi nên độc đoán chuyên quyền và nhập nhèm giữa cơ quan quản lý nhà nưỡc vỡi tổ chữc xã hội. Muốn Vff, Vpf lành mạnh phải chấm dứt tình trạng kiêm nhiệm nhập nhèm này.
 
Chỉnh sửa cuối:

Vulq71

OFer Tích cực
Biển số
OF-160636
Ngày cấp bằng
13/10/12
Số km
8,856
Động cơ
436,681 Mã lực
thời đó cũng mua bán sang nhượng như hiện nay, chả khác cái đek gì cụ ợ :)
Cụ nói chuẩn đét, kể cả cái thời mà cứ gọi là thế hệ vàng: Hồng Sơn, Huỳnh Đức...
 

oto.giacmoxa

Xe điện
Biển số
OF-61976
Ngày cấp bằng
16/4/10
Số km
4,395
Động cơ
479,063 Mã lực
Thập kỷ 90 của thế kỷ trước Sê ri a là giãi dẫn đầu thế giới nhưng sau các xì căng đan cá độ,mua bán điểm đã rớt xuống thủ tư và bây giờ đang lóp ngóp ngoi lên cũng là các bài học cho các Clb Vi lic nếu họ thực sự cầu thị.

Các cụ thường đổ tội cho Vff mà không thấy trách nhiệm của các Clb.

Thứ nhất các Clb coi thường khán giả khi liên minh với nhau dìm thằng này cứu thằng kia trưng bày thứ hàng rởm cho khán giả.

Thứ 2 chỉ chi tiền mua, trả lương cho cầu thủ, hlv mà không đầu tư để phát triển hội cổ động viên.

Thứ 3 coi người xem là con bò sữa để vắt sữa do đó giá vé xem không hợp túi tiền của phen. Khi khán giả ít thì không hút được nhà tài trợ, bán quảng cáo và truyền hình.

Thứ 4 chưa chú trọng đến việc rèn thể lực cho cầu thủ nên cụ Miu rất bị hạn chế khi chọn cầu thủ cho đội tuyển.

Thứ 5 Vff không phải cơ quan nhà nước mà là tổ chức xã hội nghề nghiệp do các Clb bầu ra do đó việc để Vff nát như tương bần vẫn tồn tại cũng là trách nhiệm của các Clb.

Tóm lại lẽ ra các Clb phải chủ động đề ra các giải pháp để bóng đá phát triển họ lại quá thụ động kiểu há miệng chờ sung.
 
Chỉnh sửa cuối:

davidnguyen34

Xe buýt
Biển số
OF-35131
Ngày cấp bằng
12/5/09
Số km
847
Động cơ
480,148 Mã lực
Nơi ở
Hà Đông
Ở Việt Nam để phát triển ko hề khó thậm chí cực dễ , dễ hơn rất nhiều so với thái ,nhật , hay kể cả mỹ ...vì như nhiều chuyên gia nước ngoài đã đến và đánh giá , tình yêu với bóng đá của nhm VN coz lẽ chỉ thua Brasil ,với tình yêu đó mà các lờ thực sự làm việc tử tế ,có tâm vì nhm thì giờ VN đã có tên trên bản đồ bóng đá châu á rồi chứ không phải đì đẹt ở Dna nhưng nếu làm minh bạch thật tâm thì các quan chức chả đc gì ,không oánh chén đc nên người ta ko làm , chứ thực ra họ biết hết bởi vì như em với các cụ ngồi đây còn biết huống hồ họ còn đi nơi này nơi nọ học tập các mô hình bóng đá tiên tiến , cho nên chúng ta cứ phải chờ cho đến lúc có sự thay đổi cơ chế thì may ra ...
 

oto.giacmoxa

Xe điện
Biển số
OF-61976
Ngày cấp bằng
16/4/10
Số km
4,395
Động cơ
479,063 Mã lực
Cụ và nhiều người khác vẫn có tư duy xây nhà từ nóc nghĩa là ngồi chờ các lờ đớ ăn hại như cụ nói vẽ ra tương lai đẹp rồi cứ thế làm theo. Điều này không khả thi vì theo cách này bóng đá Việt càng ngày càng thụt lùi trong chính cái ao tù Đna mà rõ nhất là so với ông bạn Thái.

Do đó phải tư duy theo cách củng cố nền móng tức là từ cấp Clb là những người tâm huyết với bóng đá và được hưởng lợi nếu bóng đá phát triển lành mạnh. Muốn bòng đá phát triển càc Clb phải chủ động thay vì bị động như hiện nay.

Về phía nhà nước cần đưa ra các chính sách quy định để nâng cao vai trò và vị thế của các Clb trong Vff và Vpf nhằm làm hạn chế mặt tiêu cực của các tổ chức này.
 
Chỉnh sửa cuối:

oto.giacmoxa

Xe điện
Biển số
OF-61976
Ngày cấp bằng
16/4/10
Số km
4,395
Động cơ
479,063 Mã lực
Nhà nước cũng cần cho phép thành lập Hiệp hội cầu thủ để các cầu thủ có thể bảo vệ thành viên.

Trường hợp Quế Ngọc Hải ban kỷ luật đã đúng khi treo giò 6 tháng ở Vi líc không cấm lên tuyển nhưng sai ở chỗ bắt Hải chịu toàn bộ chi phí chữa bệnh cho Khoa.

Ở tất cả các nước trừ trường hợp vi phạm pháp luật các cầu thủ phạm luật ở giải nào chịu án treo giò ở giải đó do đó Hải vẫn được phép lên tuyển là đương nhiên.

Việc Hải vào bóng quyết liệt làm Khoa chấn thương nặng chỉ là tai nạn nghề nghiệp vì không cầu thủ nào muốn đá gẫy chân đối thủ cả. Do đó phạt tiền Hải bù đắp một phần thiệt hại là đủ.

Trách nhiệm chữa trị thuộc về Clb. Việc Vff và các Clb ký điều khoản dồn hết trách nhiệm lên cầu thủ là vô đạo đức và vô trách nhiệm.

Việc ông Dũng kiến nghỉ lên trên không triệu tập lên tuyển có nghĩa là treo giò cả ở tuyển quốc gia là vi phạm quy chế vì để treo giò cầu thủ phải là nhiệm vụ của cả ban kỷ luật chứ không phải của ông chủ tịch.

Có người đã tố cáo ông Dũng nhận hối lộ lẽ ra khi ông khẳng định không nhận thì phải yêu cầu công an điều tra làm rõ trắng đen để bảo vệ uy tín cho Vff.

Hay nghi án xin điểm của Hagl nghiêm trọng hơn nhiều ông cũng không yêu
cầu công an làm rõ trắng đen.

Chẳng qua do bắt nạt cầu thủ thấp cổ bé họng chẳng biết kêu ai thì dễ dàng.

Vì vậy các cầu thủ cần lên tiếng để bảo vệ đồng nghiệp như bảo vệ chính mình.
 
Chỉnh sửa cuối:

oto.giacmoxa

Xe điện
Biển số
OF-61976
Ngày cấp bằng
16/4/10
Số km
4,395
Động cơ
479,063 Mã lực
SÂN KHẤU KỊCH VỜ LÍC ĐÃ HẠ MÀN

V-League 2015 kết thúc: Chuyên nghiệp tiến gần đến… nghiệp dư

V-League 2015 đã chính thức hạ màn vào chiều qua sau vòng 26. Một mùa giải bắt đầu với bao kỳ vọng nhưng rồi khi kết thúc người ta tiếp tục phải lắc đầu ngao ngán.

Ngày V-League 2015 khởi tranh là ngày mà NHM sống trong hy vọng về một cuộc đại phẫu của bóng đá nước nhà. Từ lời hứa cải tổ vì bóng đá sạch, giảm bớt bạo lực của VFF cho đến sự xuất hiện của “cơn sốt” HAGL đã tạo ra hiệu ứng rất tốt cho V-League 2015. Những vòng đấu đầu tiên thật sự diễn ra hấp dẫn, sôi nổi và nhất là việc khán giả đến sân tăng lên chóng mặt. Sân nhà của SLNA, Thanh Hóa, Bình Dương, Hải Phòng, Đồng Tháp luôn đầy ắp người xem, đặc biệt các trận đấu của HAGL luôn rơi vào tình trạng cháy vé. Trong suốt lượt đi, khi các cuộc đua chưa căng thẳng các trận đấu đều diễn ra hấp dẫn, vô tư. Đặc biệt lối chơi bạo lực được giảm xuống rõ rệt. Nhưng rồi khi lượt về khởi tranh mọi thứ bắt đầu trở lại bản chất của nó. Khi các đội bóng phải tự định đoạt số phận của mình thì số trận đấu “kỳ lạ” được tăng lên, tất cả nhưng thứ gọi là đá đẹp, đá sạch bị gạt sang 1 bên.


Đội bóng thể hiện rõ nhất 2 bộ mặt khác nhau ở V-League 2015 là HAGL. Nếu như hồi đầu mùa người ta xem Công Phượng và các đồng đội thi đấu 1 cách đầy hy vọng về thứ bóng đá đẹp, cống hiến và vô tư thì điều đó không còn xuất hiện ở lượt về nữa. Lối chơi đẹp mắt khiến đội bóng phố Núi thất bại liểng xiểng ở lượt đi bị thay bằng cách đá thực dụng ở lượt về. Thế nhưng “chìa khóa” giúp đội bóng của bầu Đức thoát hiểm ngoạn mục chính là chuỗi trận đấu “xuất thần” ở những vòng đấu cuối. Kể từ khi HLV Quốc Tuấn lên thay Graechen, HAGL bất ngờ toàn thắng 3 trận để thoát khỏi vị trí cuối bảng. 2 chiến thắng “kỳ lạ” trước SLNA và Hà Nội T&T bị lên án kịch liệt nhưng rồi chẳng có cuộc điều tra nào được mở ra. Và tới vòng 25 thì đội bóng phố Núi hoàn tất chiến dịch trụ hạng bằng trận hòa với ĐTLA trong trận cầu mà mọi hình ảnh không bị lộ ra ngoài. Chẳng riêng gì HAGL mà Cần Thơ cũng bị chỉ trích nặng nề vì nhiều trận đấu mà người ta nghi ngờ về chế độ “xin cho”.


Chất lượng V-League 2015 không hề được cải thiện

V-League 2015 cũng giống như bao mùa giải trước, công tác trọng tài vẫn hết sức bất cập. Gần như không có vòng đấu nào là các đội không khiếu nại về các vua áo đen. Ban trọng tài thì cũng đầy đủ hình phạt như đình chỉ công tác, phạt hành chính, cảnh cáo với các trọng tài nhưng sai lầm thì vẫn lặp đi, lặp lại qua từng vòng đấu. Thậm chí ở những trận cầu đinh mang tính quyết định, BTC đã phải mời trọng tài ngoại để phục trách công tác cầm cân nảy mực. Một pha bóng tiêu biểu nhất cho sự yếu kém của trọng tài là tình huống Ngọc Hải vào bóng khiến chân của Anh Khoa gập ngược lại phía sau. Trọng tài Phùng Đình Dũng ở rất gần trong tầm quan sát nhưng chỉ dám phạt thẻ vàng thay vì 1 thẻ đỏ trực tiếp. Vấn đề không nằm ở chuyên môn mà là ở tâm lý bởi các ông vua áo đen V-League thường rất “sợ” đội chủ nhà. Một vấn đề khác bị đánh giá là rất kém ở V-League 2015 là công tác điều hành của BTC. Mùa giải năm nay đã phải ngắt quãng quá nhiều lần để các ĐTQG tập trung thi đấu. Lỗi chắc chắn nằm ở phía VPF bởi ngay từ khi lên lịch thi đấu thì phải tính toán được thời điểm hợp lý để tránh trùng với các giải quốc tế.

V-League 2015 đã chính thức hạ màn với những cái kết đẹp như Bình Dương vô địch, Hà Nội T&T giành á quân, HAGL trụ hạng, Đồng Nai là đội duy nhất phải xuống chơi ở Hạng Nhất mùa sau. Thế nhưng những gì diễn ra trong suốt 9 tháng thì lại không hoàn hảo như thế. Nói như chuyên gia Vũ Mạnh Hải thì V-League 2015 còn tồi tệ hơn các năm trước ở tất cả các mặt. Khâu tổ chức kém, trọng tài mắc quá nhiều sai sót, bạo lực không suy giảm, thậm chí vấn đề “xin cho” điểm giữa các đội bóng còn có dấu hiệu tăng lên. Thế nhưng đáng buồn nhất là sau rất nhiều “cú phốt” đáng hổ thẹn thì VPF, VFF không tự thừa nhận yếu kém để chỉnh sửa. Thay vào đó vẫn nhai đi nhai lại mấy câu quen thuộc như: Mùa giải thành công tốt đẹp, mùa giải về đích an toàn, công tác tổ chức V-League đã thành công, V-League trong sạch, V-League không có tiêu cực…

Doãn Công
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top