Có bài viết này em thấy giải thích tương đối đúng nè: Trọng tải không quá 1.5 tấn được hiểu là trọng lượng xe + trọng lượng người và hàng tối đa được phép chở theo thiết kế nhà sản xuất không quá 1.5 tấn ợ,
http://vnexpress.net/tin-tuc/oto-xe-may/dien-dan/xe-ban-tai-thuc-su-chay-lan-nao-3229623.html
Xe bán tải thực sự chạy làn nào?
Xe bán tải nếu đăng ký biển số C tức là danh mục xe tải thì phải tuân theo quy định của xe tải về tốc độ, biển báo, làn đường như xe tải.
Chúng ta cần phân biệt rõ "trọng tải" của xe là trọng lượng/khối lượng toàn bộ của xe cộng với hàng hóa tối đa được phép chở. "Tải trọng" của xe là trọng lượng/khối lượng của hàng hóa được phép chở.
Ngoài ra xe tải còn chịu sự điều chỉnh của quyết định số 06/2013 của UBND thành phố Hà Nội (nếu hoạt động tại tthành phố Hà Nội) quy định về hoạt động của các phương tiện giao thông trên địa bàn. Theo đó các ôtô vận tải có trọng tải đến 1,25 tấn bị cấm hoạt động trong giờ cao điểm trên rất nhiều tuyến phố từ vành đai hai vào trung tâm.
Xe bán tải Ford Ranger Base 4X4 Chassis MT có trọng tải/khối lượng toàn bộ: 3.200 kg; trọng lượng không tải/khối lượng bản thân: 1.856 kg; tải trọng định mức/khối lượng hàng hoá chuyên chở: 1.019 kg.
Như vậy khối lượng toàn bộ hay trọng tải của xe Ranger những 3.200 kg, hơn gấp đôi 1.500kg theo Quy chuẩn Việt Nam 41.
Ví dụ khác: xe tải cỡ nhỏ Suzuki Super Carry có tải trọng theo nhà sản xuất là 650 kg mà ta quen gọi là xe 5 tạ, nhưng trọng tải/khối lượng toàn bộ sau khi đăng kiểm, nghĩa là cả xe cả hàng, thêm cả thùng tôn bao, bạt che, phụ kiện lắp thêm... là 1.350 kg. Xe này chịu sự điều chỉnh của quyết định 06/2013 của UBND thành phố Hà Nội, cấm hoạt động trong giờ cao điểm tại nội đô. Muốn hoạt động phải được dán phù hiệu do sở GTVT hoặc CATP cấp, chủ yếu chỉ ưu tiên chở những mặt hàng thiết yếu phục vụ sinh hoạt của người dân.
Xe 5 tạ không được phép chạy vì cơ quan chức năng chỉ căn cứ trọng tải theo đăng kiểm, tức là "khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông" lớn hơn 1.250 kg dù xe không chở hàng. Chứ không căn cứ vào 5 tạ hàng là nhỏ hơn 1.250 kg nên lái xe coi là đương nhiên được đi, phạt là sai! Rất nhiều người lúng túng khi bị phạt và hay vặn lại CSGT về vấn đề này.
Xe bán tải cũng vậy, nếu đeo biển có chữ C thì được quy là xe tải, hơn nữa trọng tải (khối lượng toàn bộ theo thiết kế) lớn hơn 1.500 kg, không phù hợp Quy chuẩn Việt Nam 41. Chứ họ không căn cứ vào tải trọng 1.019 kg hàng hoá nhỏ hơn 1.500 kg nên là xe con, chạy như xe con đâu.
Tóm lại, nên nhớ căn cứ vào "trọng tải" chứ không căn cứ vào "tải trọng". Và căn cứ vào đăng ký, đăng kiểm là loại gì. Biển có chữ C là quy về xe tải thì lái xe phải tuân thủ các qui định của luật GTĐB đối với xe tải.
Kể cả xe van nếu đăng kiểm là chở người mà chủ xe, lái xe thay đổi kết cấu hàng ghế sau để chở hàng thì vẫn bị phạt, vẫn bị cấm đi trong giờ cao điểm từ vành đai vào trung tâm Hà Nội.
Nguyễn Phúc Tâm
http://vnexpress.net/tin-tuc/oto-xe-may/dien-dan/ban-tai-duoc-doi-xu-nhu-oto-con-3231895.html
Xe bán tải - tải trọng hay trọng tải
Các thuật ngữ phổ thông liên quan đến giao thông đường bộ, không có gì là khó hiểu hoặc có thể giải thích để hiểu rõ. Tuy nhiên khi áp dụng vào các luật định giao thông làm cho chúng ta bối rối.
Vì đã là thuật ngữ chính thức thì phải chỉ rõ thống nhất từ ngữ kèm mô tả nội dung, làm mọi người đều phải hiểu đúng nội dung với tên gọi của nó. Thay vì có nhiều cách hiểu khác nhau, bị phạt oan vì thế!
Thuật ngữ “Xe bán tải” mà chúng ta đang dùng hiện có ở Việt Nam như Ford Ranger, Toyota Hilux, Mitsubishi Trion, Isuzu D-Max, Mazda BT-50, Nissan Navada.... Tuy nhiên, chúng lại không có tên trong TCVN 7271 “Phương tiện Giao thông đường bộ - Ôtô - Phân loại theo mục đích sử dụng”.
Thay vào đó tên đầy đủ của nó tại mục 3.2.8 là: “Ôtô Pick-up chở hàng cabin kép (Pickup with double cab)”. Cũng theo TC 7271, xe này được xếp vào mục chung 3.2 là: “Ôtô chở hàng (ôtô tải) Motor vehicle for the transport of goods Commercial vehicle”.
Vì từ “Pick up” không có giải thích gì thêm trong tiêu chuẩn này, nó cũng không được xếp bổ sung chéo vào mục 3.2 (Xe “Ôtô chở người”), nên chúng ta hãy cứ gọi nó là xe tải theo sự phân loại trên. Nhưng liệu nó có được đối xử như ôtô con không, hãy xem các mô tả trong các luật định giao thông dưới đây để chúng ta “phán xét”:
Theo QCVN 41 (4.23) định nghĩa: “Ôtô con là chỉ ôtô chở người không quá 9 chỗ ngồi kể cả lái xe, hoặc ôtô chở hàng với trọng tải không quá 1,5 tấn. Ôtô con bao gồm cả các loại có kết cấu như môtô ba bánh nhưng khối lượng bản thân lớn hơn 400 kg trở lên và trọng tải không quá 1,5 tấn”.
Trước hết, hãy làm rõ thuật ngữ “Tải trọng” và “Trọng tải”. Trong QCVN 41 cũng không định nghĩa Tải trọng và Trọng tải là gì, nên ở mục trên, chỉ có thể suy luận “Trọng tải” như cách giải thích phổ thông của Độc giả Nguyễn PhúcTâm (tác giả bài "Xe bán tải thực sự chạy làn nào?”).
"Trọng tải của xe là trọng lượng toàn bộ của xe cộng với hàng hóa tối đa được phép chở”. Như thế đương nhiên xe “Pick up” vì trọng tải đều trên 1,5 tấn, không được đối xử như xe con!
Tuy nhiên xem các Nghị định 171, về xử phạt hành chính trong GTĐB, các thuật ngữ “Tải trọng” và “Trọng tải” dưới đây sẽ làm chúng ta mông lung. Tại điều 28.2: “Phạt tiền từ 1- 2 triệu đồng đối với…tổ chức… thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Không niêm yết tên, số điện thoại của đơn vị kinh doanh vận tải (KDVT), tự trọng của xe, tải trọng được phép chở của xe ở mặt ngoài hai bên cánh cửa buồng lái xe theo quy định;
c) Không niêm yết tên, số điện thoại của đơn vị kinh doanh taxi tải, chữ taxi tải, tự trọng của xe, trọng tải được phép chở của xe ở mặt ngoài hai bên thành xe hoặc mặt ngoài hai bên cánh cửa buồng lái xe taxi tải theo quy định”.
Từ b) và c) cho thấy thuật ngữ “Tải trọng” và “Trọng tải” có thể hiểu là một, vì cùng mô tả cùng nội dung về khối lượng hàng hóa được phép chở của xe! Như vậy sẽ mâu thuẫn: Trọng tải chưa chắc chắn đã là khối lượng toàn bộ xe cộng với hàng hóa tối đa cho phép? Không lẽ luật định nhầm lẫn?
Xem quy định về đăng thông tin kể trên cánh cửa hoặc thành xe, (Thông tư 10/2014/TT-BGTVT ngày 23/4/2014 và Hướng dẫn số 3255/ĐKVN-VAR ngày 6/8/2014 của Cục Đăng kiểm Việt Nam), quy định tại mục1.5. Đối với ôtô tải: - Yêu cầu nội dung đăng thông tin: “Tên, số điện thoại đơn vị KDVT hànghóa; khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông; khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông”. Không dùng thuật ngữ Tải trọng hay Trọng tải.
Xem thông tin đặc tính xe của hãng Trường Hải, đều dùng các thuật ngữ có thể hiểu ngay: “Trọng lượng bản thân”; “Tải trọng cho phép”; “Trọng lượng toàn bộ”. Không dùng thuật ngữ “Trọng tải”.
Trong các thuật ngữ trên cũng không tìm thấy “tổng trọng tải”.
Trong tiếng Anh dùng 2 thuật ngữ “Curb Weight” (trọng lượng bản thân xe không tải) và "GVWR: Gross Vehicle Weight Rating" (trọng lượng toàn bộ xe). Rất rõ ràng chỉ cần nói thuật ngữ này là cũng hiểu, không thể khác được.
Tóm lại, vì chưa tìm được các văn bản của các luật định giao thông khẳng định “Trọng tải” là gì? Nên theo các căn cứ như cách phân loại xe cũng như sử dụng các thuật ngữ của các luật định về giao thông trên, thì có thể nói xe Pick up (Bán tải) phải chạy ở làn xe tải, theo đúng như bài viết của độc giả Nguyễn Phúc Tâm “Xe bán tải thực sự chạy làn nào?”.
Độc giả Nguyễn Thường
Vâng, xin lỗi cụ, có thể em tin người thật, nhưng theo cụ thì Trọng tải là gồm cả người và hàng hóa trên xe ạ ?