- Biển số
- OF-364879
- Ngày cấp bằng
- 29/4/15
- Số km
- 30
- Động cơ
- 256,454 Mã lực
Lọc gió điều hòa ô tô với chức năng chính là lọc bụi bẩn trong không khí ngoài môi trường trước khi được hút vào bên trong xe. Vì vậy hãy dành thời gian quan tâm tới việc vệ sinh lọc gió điều hòa cũng như chăm sóc sức khỏe của chính bạn
Lọc gió điều hòa của một chiếc xe đã trở thành ổ chuột đích thực sau nhiều ngày đỗ ở bãi
Chế độ lấy gió trên các dòng xe ôtô hiện đại vẫn luôn tồn tại hai dạng điều khiển: hoặc là điều khiển điện bằng nút bấm, hoặc là bằng cần gạt tay. Thông thường, để có được không khí giàu ô-xy, giúp người lái và hành khách cảm thấy thoải mái và khỏe mạnh hơn trên hành trình dài, hệ thống điều hòa không khí với hệ thống chuyển gió trong/ngoài bằng điện sẽ được cài đặt mặc định chế độ lấy gió ngoài.
Tuy nhiên, chế độ lấy gió bên trong sẽ phát huy tác dụng trong nhiều trường hợp. Khi trời mưa to hoặc khi trời nồm ẩm, chế độ lấy gió ngoài sẽ làm cho hơi ẩm nồng độ cao từ môi trường vào bên trong khoang xe, gây đọng nước hoặc làm ẩm các chi tiết nội thất. Khi đi qua các vùng bị ô nhiễm, chế độ lấy gió ngoài cũng sẽ làm cho không khí không thể lọc sạch hoàn toàn hoặc có mùi khó chịu lọt vào. Khi xe mới khởi động dưới trời nắng nóng, chế độ lấy gió ngoài cũng làm cho khoang xe lâu mát hơn.
Hãy gạt sang chế độ lấy gió trong nếu có thể
Các nguồn gây bẩn
Nếu thường xuyên để ý điều kiện môi trường và điều chỉnh chế độ lấy gió phù hợp thì sẽ chẳng có gì phải bàn cãi. Tuy nhiên, khi phải tập trung trên lộ trình, nhiều lái xe chắc hẳn không thể làm được điều đó và vẫn để chế độ lấy gió ngoài. Kết quả là lọc gió phải hứng chịu hàng loạt những yếu tố tác động từ môi trường và giữ lại bụi bặm hay rác thải, lâu dần sẽ tích tụ nhiều đến mức có thể làm tắc lọc và không khí không thể lọt vào trong xe.
Autocar đã ghi nhận nhiều trường hợp lọc gió điều hòa ôtô bị biến thành ổ chuột mà chủ xe không hề biết. Chuột sẽ vào vị trí bên trong tai xe để vào qua cửa gió ngoài, hoặc cắn và chui qua đường ống rãnh thoát nước nằm ở mép dưới kính lái. Vị trí lọc gió điều hòa thường rộng rãi, lại khá êm ái và kín đáo, trở thành điểm lý tưởng để chuột “nghỉ ngơi” làm tổ, thậm chí sinh đẻ nếu đỗ xe trong thời gian dài.
Ngoài việc trú ngụ ở đó, chuột còn thường tha lôi rác hoặc thức ăn rồi bỏ đó, gây bốc mùi hôi thối. Không chỉ gây ô nhiễm, chuột còn có thể cắn thủng lọc gió điều hòa, khiến lọc gió không còn tác dụng.
Chúng tôi cũng đã ghi nhận một vài trường hợp chuột bị chết bên trong hệ thống lấy gió điều hòa, mà nguyên nhân có thể do chuột ăn phải chất độc trước đó. Trường hợp các loại côn trùng chui vào trong rồi không thể chui ra, bị chết trong đó cũng đã xảy ra.
Khu vực lấy gió ngoài rất dễ bị bụi và rác chui vào
Kinh nghiệm sử dụng
Bạn không thể nhìn bằng mắt thường để nhận biết không khí mình hít thở có thực sự trong lành hay không. Chính vì vậy, cách tốt nhất là hãy làm theo một số kinh nghiệm như đã chỉ rõ ở trên, đồng thời tiến hành một số công việc sau đây:
Ngay khi phát hiện thấy điều hòa có mùi khó chịu, hãy tự kiểm tra lọc gió điều hòa. Trên nhiều loại xe, từ Toyota, Honda hay Mercedes, lọc gió điều hòa thường được thiết kế ở những vị trí rất thuận tiện để mỗi người đều có thể tự kiểm tra.
Nếu thường xuyên đỗ xe trong thời gian dài, hãy gạt cần điều khiển sang chế độ lấy gió trong (nếu xe trang bị bộ điều khiển bằng tay). Với nhiều loại xe mặc định chế độ lấy gió ngoài khi tắt máy, có thể lắp thêm tấm lưới bảo vệ chống chuột và côn trùng ở đường lấy gió với chi phí không đáng kể.
Ngay cả trong điều kiện sử dụng bình thường ở môi trường tương đối sạch sẽ, lọc gió điều hòa cũng cần được vệ sinh (bằng vòi xịt khí áp suất cao) khoảng 2 tháng 1 lần. Nếu thường xuyên di chuyển ở vùng nhiều bụi bặm thì có thể 2 tuần 1 lần.
Hãy thay lọc gió điều hòa sau khoảng 20.000km hoặc theo khuyến cáo của nhà sản xuất (được ghi rõ trong sách hướng dẫn sử dụng xe).
Lọc gió điều hòa của một chiếc xe đã trở thành ổ chuột đích thực sau nhiều ngày đỗ ở bãi
Chế độ lấy gió trên các dòng xe ôtô hiện đại vẫn luôn tồn tại hai dạng điều khiển: hoặc là điều khiển điện bằng nút bấm, hoặc là bằng cần gạt tay. Thông thường, để có được không khí giàu ô-xy, giúp người lái và hành khách cảm thấy thoải mái và khỏe mạnh hơn trên hành trình dài, hệ thống điều hòa không khí với hệ thống chuyển gió trong/ngoài bằng điện sẽ được cài đặt mặc định chế độ lấy gió ngoài.
Tuy nhiên, chế độ lấy gió bên trong sẽ phát huy tác dụng trong nhiều trường hợp. Khi trời mưa to hoặc khi trời nồm ẩm, chế độ lấy gió ngoài sẽ làm cho hơi ẩm nồng độ cao từ môi trường vào bên trong khoang xe, gây đọng nước hoặc làm ẩm các chi tiết nội thất. Khi đi qua các vùng bị ô nhiễm, chế độ lấy gió ngoài cũng sẽ làm cho không khí không thể lọc sạch hoàn toàn hoặc có mùi khó chịu lọt vào. Khi xe mới khởi động dưới trời nắng nóng, chế độ lấy gió ngoài cũng làm cho khoang xe lâu mát hơn.
Hãy gạt sang chế độ lấy gió trong nếu có thể
Các nguồn gây bẩn
Nếu thường xuyên để ý điều kiện môi trường và điều chỉnh chế độ lấy gió phù hợp thì sẽ chẳng có gì phải bàn cãi. Tuy nhiên, khi phải tập trung trên lộ trình, nhiều lái xe chắc hẳn không thể làm được điều đó và vẫn để chế độ lấy gió ngoài. Kết quả là lọc gió phải hứng chịu hàng loạt những yếu tố tác động từ môi trường và giữ lại bụi bặm hay rác thải, lâu dần sẽ tích tụ nhiều đến mức có thể làm tắc lọc và không khí không thể lọt vào trong xe.
Autocar đã ghi nhận nhiều trường hợp lọc gió điều hòa ôtô bị biến thành ổ chuột mà chủ xe không hề biết. Chuột sẽ vào vị trí bên trong tai xe để vào qua cửa gió ngoài, hoặc cắn và chui qua đường ống rãnh thoát nước nằm ở mép dưới kính lái. Vị trí lọc gió điều hòa thường rộng rãi, lại khá êm ái và kín đáo, trở thành điểm lý tưởng để chuột “nghỉ ngơi” làm tổ, thậm chí sinh đẻ nếu đỗ xe trong thời gian dài.
Ngoài việc trú ngụ ở đó, chuột còn thường tha lôi rác hoặc thức ăn rồi bỏ đó, gây bốc mùi hôi thối. Không chỉ gây ô nhiễm, chuột còn có thể cắn thủng lọc gió điều hòa, khiến lọc gió không còn tác dụng.
Chúng tôi cũng đã ghi nhận một vài trường hợp chuột bị chết bên trong hệ thống lấy gió điều hòa, mà nguyên nhân có thể do chuột ăn phải chất độc trước đó. Trường hợp các loại côn trùng chui vào trong rồi không thể chui ra, bị chết trong đó cũng đã xảy ra.
Khu vực lấy gió ngoài rất dễ bị bụi và rác chui vào
Kinh nghiệm sử dụng
Bạn không thể nhìn bằng mắt thường để nhận biết không khí mình hít thở có thực sự trong lành hay không. Chính vì vậy, cách tốt nhất là hãy làm theo một số kinh nghiệm như đã chỉ rõ ở trên, đồng thời tiến hành một số công việc sau đây:
Ngay khi phát hiện thấy điều hòa có mùi khó chịu, hãy tự kiểm tra lọc gió điều hòa. Trên nhiều loại xe, từ Toyota, Honda hay Mercedes, lọc gió điều hòa thường được thiết kế ở những vị trí rất thuận tiện để mỗi người đều có thể tự kiểm tra.
Nếu thường xuyên đỗ xe trong thời gian dài, hãy gạt cần điều khiển sang chế độ lấy gió trong (nếu xe trang bị bộ điều khiển bằng tay). Với nhiều loại xe mặc định chế độ lấy gió ngoài khi tắt máy, có thể lắp thêm tấm lưới bảo vệ chống chuột và côn trùng ở đường lấy gió với chi phí không đáng kể.
Ngay cả trong điều kiện sử dụng bình thường ở môi trường tương đối sạch sẽ, lọc gió điều hòa cũng cần được vệ sinh (bằng vòi xịt khí áp suất cao) khoảng 2 tháng 1 lần. Nếu thường xuyên di chuyển ở vùng nhiều bụi bặm thì có thể 2 tuần 1 lần.
Hãy thay lọc gió điều hòa sau khoảng 20.000km hoặc theo khuyến cáo của nhà sản xuất (được ghi rõ trong sách hướng dẫn sử dụng xe).