[Thảo luận] Loạt bài về sử dụng và bảo dưỡng xe

Land

Xe tăng
Biển số
OF-498
Ngày cấp bằng
27/6/06
Số km
1,350
Động cơ
592,696 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em lại nghĩ ngược lại, là AT bền hơn MT, đơn cử vì AT do máy làm chuẩn, còn MT thì ông vào sớm, ông vào muộn nên mau hỏng hơn. Dĩ nhiên là chăm sóc bảo dưỡng thì phải bảo đảm đầy đủ. Nội dung này cũng có nhiều bác bàn bạc rồi thì phải.
Bàn rôi thì ta bàn lại, báo chắc gì là đúng hết, bác GT bới ra 1 đống kia kìa :D
Bền là tuổi thọ trung bình theo thiết kế , đừng tính đến chuyện bị phá sớm do con người, bị TN hay bảo trì sai .
những xe chạy dưới 20 vạn km thì việc so sánh 2 xe cùng loại , chỉ khác nhau hộp số thì chưa có kết qủa khác biệt lắm (VD như Captiva LT và LTZ) , nếu ở các xe chạy càng nhiều thì sự khác biệt này càng lớn. Hầu hết mọi người bán xe khi nó chưa chạy đủ 10 vạn nên chưa dính phải giai đoạn hóc xương sau này . E còn nhớ cái đám xe chuyển tải từ Campuchia xuyên việt sang TQ bị tuột xích sau được chia cho các cơ quan nội chính. Bọn số AT hầu như chết hết , chủ nó phải chữa đi chữa lại, tiền SC nhiều chiếc còn nhiều hơn tiền mua xe . Đến nay nhiều chiếc đã bị rỡ ra lấy đồ rồi . Còn hội số MT vẫn chạy nhăn răng , đặc biệt là các xe cổ , mấy chục năm mà số MT vẫn ngon .
 

hvthu

Xe hơi
Biển số
OF-82
Ngày cấp bằng
31/5/06
Số km
137
Động cơ
583,256 Mã lực
Bài 9: Kiểm tra và thay dầu phanh

- Kiểm tra dòng điện trong dầu phanh bằng điện kế (DVOM). Dòng điện không được quá 0,3 vôn. .
Bác có thể giải thích kỹ hơn cho em đoạn này không ạ? Phương pháp đo như thế nào và hai que đo đặt vào đâu, nếu đo vôn là đo điện áp chứ không phải dòng điện(phải tính bằng Am-pe), như vậy 0,3 vôn là hiệu điện thế đo được giữa hai đầu que đo đúng không ạ?
 

suti

Xe buýt
Biển số
OF-594
Ngày cấp bằng
2/7/06
Số km
576
Động cơ
580,772 Mã lực
Tuổi
52
Xe em chạy tính ra hơn 3 năm rồi, chạy khá it mới hơn 3 vạn, nhưng chưa thay dầu phanh bao giờ. Em hỏi thợ của VMC thì được bảo là mức dầu phanh chưa xuống đến vạch min, tương đương với điều đó là má phanh chưa mòn, đợi đến khi má phanh mòn làm dầu xuống đến vạch min thì thay cả má phanh lẫn dầu luôn thể.
Các bác cho em tí lời khuyên, có cần phải thay dầu phanh mỗi 2 năm 1 lần như vài viết này ko ạ, mặc dù má phanh chưa mòn.

suti

Bài 9: Kiểm tra và thay dầu phanh

Trung bình ít nhất 2 năm ta phải thay dầu phanh, đây là việc không bao giờ thừa bởi nếu phanh không đủ dầu thì chắc chắn tính mạng của tài xế sẽ nguy hiểm hơn bao giờ hết.

Thực chất dầu phanh không hề giống dầu máy. Chúng là một dung dịch tinh lọc các khoáng vật của dầu nguyên chất nên rất độc và có đặc tính “háo” nước. Trước khi nghĩ đến kiểm tra dầu phanh ta nên đi găng tay và đeo kinh bảo vệ mắt.

Bình dầu phanh thường màu trắng đục, nằm ở bên phải ngay sát hộp máy của xe. Trước khi mở nắp dầu ta nên lau sạch mặt trên bằng giẻ bởi dung dịch dầu này có thể làm hỏng lớp sơn ngoài xe ôtô của bạn. Chú ý, không bao giờ được rửa hộp dầu phanh bằng xăng, dầu hay bất cứ hợp chất tương tự. Dầu, xăng có thể làm phanh của bạn mất độ chuẩn xác so với thiết kế.

Khi vệ sinh hộp dầu phải đeo găng tay bảo vệ.

Vạch chỉ dầu dập nổi nên không hề khó khăn khi muốn biết dầu phanh có đủ không. Khi mở nắp dầu ta nên xem nắp có bị nứt không nếu có thì phải thay ngay bởi dầu phanh có đặc tính hút ẩm, nếu có hơi nước lọt vào sẽ gây bóng khí trong ống dầu. Lý do bởi nước có điểm sôi thấp hơn dầu, khi nhiệt độ cao sẽ tạo nếu bóng khí, khiến áp suất phanh trong ống dầu sai lệch. Chính vì thế dầu phanh không bao giờ được sử dung lại khi đã mở nắp để ngoài không khí quá lâu.

Nếu muốn thay dầu phanh bạn phải biết loại dầu của xe thuộc nhóm nào. Dầu phanh thường chia thành các nhóm theo tiêu chuẩn DOT. Con số sau DOT là chỉ số cho mức “điểm sôi” của loại dầu đó. Ví dụ như dầu DOT 3 điểm sôi ở môi trường khô/ẩm là 205/140 độ C còn DOT 5 là 260/180. Tại Việt Nam chủ yếu sử dụng dầu DOT 3, DOT 4 gốc glyco. Về cơ bản, các loại dầu phanh chỉ khác nhau ở “điểm sôi” và gốc hóa chất cho mỗi loại dầu dùng cho các loại xe khác nhau. Dễ nhận nhất chính là loại dầu DOT 5 gốc silicon vì chúng là dầu nhân tạo, không hút ẩm, không phá sơn xe và có màu tím nhưng lại dùng cho loại xe phanh ABS. Chính vì thế nếu trộn nhầm loại DOT 5 với DOT 3, 4 sẽ làm hỏng cả 2 ngay.

Thay dầu phanh là một công việc khá phức tạp, bởi có nhiều thao tác và bạn phải biết được rõ phanh của mình là phanh đĩa hay phanh tang trống. Hơn thế nữa bạn phải có một “trợ lý” bên cạnh!

Để thay dầu phanh thường qua những bước sau:

- Kiểm tra dòng điện trong dầu phanh bằng điện kế (DVOM). Dòng điện không được quá 0,3 vôn. Nếu quá 0,3 vôn có nghĩa là dầu của bạn đang bị nhiễm ẩm quá nhiều.

- Loại bỏ dầu phanh cũ bằng dụng cụ hút chân không sau đó không nên đổ thẳng ra ngoài môi trường.
- Đổ dầu mới đúng loại và đúng mức cho phép. Đóng chặt nắp càng nhanh càng tốt tránh cho dầu bị nhiễm ẩm.
- Hút dầu trong ống phanh bằng cách vặn chốt dầu ở dưới bộ phanh sau đó nhờ người thứ hai từ từ đạp chân phanh. Bạn có thể thấy bọt dầu còn sót lại trong đường ống đi ra. Sau đó lại đóng chốt, đạp phanh, rồi mở chốt dầu. Cứ lập lại quy trình này cho đến khi thấy có dầu mới đi ra. Đóng chót thật chặt rồi chuyền đến phanh của các bánh còn lại. Trong quá trình làm phải tránh hết các sái sót để dầu phanh rớt vào da hay mắt mắt. Nếu gặp trường hợp này bạn phải rửa sạch dầu và đến gặp bác sỹ ngay.

Sau khi thay dầu phanh đừng quên kiểm tra kỹ bằng cách cho xe đi chậm, nhấp phanh để kiểm tra áp lực của phanh. Sau đó nhìn lại xem có hiện tượng rò rỉ xung quanh ống dẫn dầu, chốt dầu ở dưới phanh... Và tất nhiên nên cho đi xe trên đường vắng và thử phanh thật cẩn thận – một điều không thể thiếu đối với mọi lái xe.
 

GiaoThongTài khoản đã xác minh

Em vẫn hành quân...
Biển số
OF-29
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
16,342
Động cơ
1,349,672 Mã lực
Nơi ở
Đông dược Phú Hà
Website
www.duocphuha.com
Xe em chạy tính ra hơn 3 năm rồi, chạy khá it mới hơn 3 vạn, nhưng chưa thay dầu phanh bao giờ. Em hỏi thợ của VMC thì được bảo là mức dầu phanh chưa xuống đến vạch min, tương đương với điều đó là má phanh chưa mòn, đợi đến khi má phanh mòn làm dầu xuống đến vạch min thì thay cả má phanh lẫn dầu luôn thể.
Các bác cho em tí lời khuyên, có cần phải thay dầu phanh mỗi 2 năm 1 lần như vài viết này ko ạ, mặc dù má phanh chưa mòn.

suti
Nên xem lại Hướng dẫn Sử dụng bác ạ. Riêng trường hợp mấy ông thợ của VMC thì rất đặc biệt, mấy ông ấy ngại làm service, cho nên bác có yêu cầu làm hay kiểm tra xe thì thông thường hay bị từ chối.

Sau khi bác đọc xong phần hướng dẫn bảo trì của xe bác vào VMC và nói với mấy bác thợ là nhờ làm bảo trì ngoài không qua công ty. Nhớ là nói với thợ làm trực tiếp chứ ông Đông hay ông Cường không làm trực tiếp đâu.
 

anhtuandh84

Xe hơi
Biển số
OF-3609
Ngày cấp bằng
3/3/07
Số km
132
Động cơ
555,520 Mã lực
Tuổi
40
Bài 12: Lái xe khi trời mưa và sương mù

Mưa to và sương mù là những cạm bẫy nguy hiểm mà lái xe luôn phải cảnh giác đối mặt.

Luôn đảm bào sạch sẽ mặt trong và ngoài kính xe đặc biệt khi hút thuốc thì càng phải lau kính thường xuyên hơn.

Kiểm tra đèn xe trước, sau, đèn phanh và xi-nhan. Thường xuyên kiểm tra bộ phận cần gạt nước vẫn hoạt động tốt, không được để phần cao su gạt nước bị mòn hay vỡ. Nên để sẵn một cái khăn khô để lau kính xe khi cần thiết.

Nước mưa và sương mù gây nên hiện tượng tán sắc khiến tài xế thường mất độ chuẩn về cảm giác tốc độ.

Luôn bật đèn pha khi trời mưa, còn đối với sương mù chắc chắn không được quên bật đèn cốt.

Lái xe thật chậm và chú ý nhìn đồng hồ tốc độ vì khi có sương mù hoặc mưa, sự tương phản gữa các vật khiến tài xế lái xe nhanh hơn.

Giữ khoảng cách tối đa với xe đằng trước phòng khi xe đó phanh lại đột ngột.

Không nên bật đài quá to (tốt nhất là tắt) để có thể nghe thấy tiếng xe trên đường.

Nếu thời tiết quá xấu thì tốt nhất là "án binh bất động".

Hạn chế tối đa phanh gấp và tốt nhất là đậu xe vào lề đường khi bạn không thể nhìn rõ đường và các xe khác. Nhưng nên nhớ để lại chế độ nháy xi-nhan báo hiệu cho người đi đường.

Nếu thời tiết quá xấu thì tốt nhất hãy dừng xe, kiên nhẫn đợi còn hơn đùa tính mạng của mình và bạn đường trong mưa và sương mù dày đặc.
 

anhtuandh84

Xe hơi
Biển số
OF-3609
Ngày cấp bằng
3/3/07
Số km
132
Động cơ
555,520 Mã lực
Tuổi
40
Bài 13: Ôtô và những rắc rối mùa mưa

Nước lọt vào cổ hút gió, làm hỏng động cơ là nguy cơ gây thiệt hại nhiều nhất cho xe khi đi qua đường ngập nước. Chí phí sửa chữa có thể lên đến hàng chục triệu đồng.

Những đoạn đường ngập nước, những ngày mưa triền miên hay một trận mưa rào đột xuất là điều mà không ai muốn khi đi xe ôtô. Lúc đó, kính lái sẽ mờ, khả năng điều khiển xe giảm xuống do ma sát giữa bánh xe và mặt đường có thể mất hoàn toàn, động cơ có thể chết nếu nước vào cổ hút hoặc sàn xe sẽ thấm đầy nước. Ngoài ra, còn rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn khác.

Để đối phó với những "tai nạn" không đáng có, hãy chuẩn bị cho mình những kinh nghiệm căn bản. Đầu tiên bạn phải kiểm tra lại hoạt động của cần gạt nước. Nếu chúng hoạt động không hiệu quả như vận hành chậm hay nước vẫn còn thấm trên bề mặt, cần thay lưỡi cao su hoặc xem lại mô-tơ. Ngoài ra, kính chắn gió lâu ngày tích bụi cũng có thể bị mờ. Để khắc phục hiện tượng này, bạn có thể mua nước rửa kính chắn gió với giá khoảng 50.000 đồng/lọ.

Mùa mưa cũng là lúc vi khuẩn phát triển mạnh nhất do độ ẩm và nhiệt độ môi trường cao. Để tránh ẩm mốc, mùi hôi sinh ra trong ca-bin, bạn nên thường xuyên dọn, làm sạch ghế, sàn xe và các góc kín.
Nguy cơ ngập nước

Vấn đề mà các lái xe "sợ" nhất là vượt qua những con đường ngập nước. Không ít chủ xe phải trả giá đắt cho sự liều lĩnh của mình. Trung tâm cứu hộ Văn Tân Hà Nội, cho biết mùa mưa trước, mỗi khi có trận lớn, trung tâm này kéo khoảng 5-6 xe/ngày. Với đội ngũ hơn 10 xe, có ngày mưa to công tác tại công ty Giao thông miền Bắc 116 phải kéo tới vài chục chiếc bị ngập không đi được

Phần lớn xe gọi cứu hộ khi gặp mưa là bị hỏng động cơ. Khi cố gắng đi qua chỗ ngập, các lái xe không để ý tới hốc hút gió nằm ngay trên lưới tản nhiệt. Nếu nước chui được vào đó, đầu tiên nó sẽ làm xe chết máy. Sau đó, nếu tài xế cố gắng đề nổ sẽ rất dễ dẫn tới "thảm cảnh" là hỏng động cơ mà đặc biệt là hỏng tay biên.

Đây là hiện tượng thủy kích. Khi máy vận hành bình thường, các piston lao lên ép hỗn hợp khí nạp với tốc độ khoảng 1.000 vòng/phút. Do hỗn hợp khí nạp đã bị nước chiếm chỗ và vì nước không chịu nén nên chính lực ép này đã tạo phản lực làm biến dạng cong các tay biên và piston, khi tay biên cong quá sẽ bị gẫy, đoạn gẫy này sẽ chọc thủng thành động cơ phá hủy máy.

Loại xe thường bị hiện tượng này nhất là dòng 5 chỗ do ống hút khí nạp nằm thấp. Chi phí để khắc phục không rẻ, khoảng 40-50 triệu đồng cho việc thay tay biên. Tồi tệ hơn là bạn có thể phải thay cả động cơ.

Vấn đề mà xe ngập nước gặp phải nữa là hệ thống điện. Dù không xảy ra ngay nhưng nếu để lâu trong nước khoảng 1-2 tiếng, nước sẽ làm chập và gây hỏng các thiết bị. Nếu bị nước thấm vào sàn xe, bạn cần phải tới các garage ngay để tháo ghế vệ sinh và làm sạch sàn, tránh gây tổn thất cho hệ thống điện điều khiến ghế cũng như ngăn chặn ẩm mốc.
Cách phòng tránh và các dịch vụ cứu hộ

Lời khuyên an toàn nhất là không bao giờ đi qua chỗ nước ngập vì bạn khó biết nó sâu như thế nào. "Nếu bắt buộc phải đi qua, nên tắt công tắc A/C (điều hòa), đi số 1, chạy đều ga ở mức độ vừa phải, giữ cho nổ tròn máy, đi thật chậm và ra hiệu cho xe ngược chiều cùng đi chậm tránh tạo sóng cao".

Nếu tình huống tồi nhất xảy ra là chết máy, bạn không nên cố gắng khởi động bằng cách đề hoặc nhờ người đẩy bởi điều này sẽ khiến hỏng hóc ngày càng nặng hơn. Giải pháp an toàn nhất là gọi cứu hộ giao thông.
Hiện nay, tại TP HCM và Hà Nội có rất nhiều Trung tâm cứu hộ giao thông. Mức giá trung bình ở mức 200.000-500.000 đồng trong nội thành và nếu ở ngoại thành, chi phí sẽ tính theo km. Đặc biệt các công ty bảo hiểm hiện nay còn có loại hình cứu hộ miền phía cho khách hàng mua bảo hiểm của mình. Dịch vụ này triển khai khắp cả nước nhờ các công ty bảo hiểm liên kết với các đại lý bán ôtô.
 

anhtuandh84

Xe hơi
Biển số
OF-3609
Ngày cấp bằng
3/3/07
Số km
132
Động cơ
555,520 Mã lực
Tuổi
40
Bài 14: Những thao tác bảo dưỡng xe hằng ngày

Giữ xe cho sạch sẽ, kiểm tra mức dầu, nhiệt độ nước làm mát, đó là những thao tác đơn giản bất cứ ai cũng có thể thực hiện nhưng lại có thể giúp chiếc xe của bạn an toàn hơn, tiết kiệm thời gian cũng như tiền bạc.
Không cần phải là một thợ máy chuyên nghiệp để giữ cho xe chạy ổn định hằng ngày. Bỏ ra vài giờ mỗi tháng, với đôi ba thao tác đơn giản, bạn có thể tránh được những phiền phức bất ngờ. Kiểm tra xe cũng không đòi hỏi kỹ năng phức tạp hơn việc bạn dọn dẹp nhà cửa.

Giữ xe sạch sẽ
Rửa xe không hề làm ảnh hưởng tới nước sơn mà còn có thể giúp cho nó sáng hơn, bền hơn. Hiện trên thị trường có một số loại dung dịch chuyên dùng rửa xe, không chỉ làm bóng sơn mà còn có tác dụng bảo vệ. Khi sử dụng chỉ cần hòa một ít vào nước và rửa bình thường.
Thường xuyên rửa xe bạn cũng sẽ tìm ra các vấn đề trước khi nó trở nên nghiêm trọng. Chẳng hạn, một vết rạn trên kính chắn gió có thể được hàn lại đơn giản thay vì phải thay toàn bộ kính nếu không phát hiện kịp thời.
Nếu được hút bụi và giặt thường xuyên, thảm chùi chân sẽ bền hơn. Một vài vết nứt nhỏ trên các bề mặt nhựa hoặc giả gỗ có thể dùng keo hàn lại kịp thời trước khi nó kịp toác ra và phải thợ chuyên nghiệp mới có thể giải quyết.

Dầu
Có thể tự kiểm tra mức dầu động cơ một cách dễ dàng. Cần kiểm tra mức dầu động cơ ít nhất một lần mỗi tháng, đừng chỉ dựa vào đèn báo trên bảng đồng hồ. Dầu có tác dụng bảo vệ và kéo dài tuổi thọ động cơ. Vì vậy, khi có thể, đậu xe ở chỗ bằng phẳng và kiểm tra mức dầu khi động cơ nguội. Tìm trong sách hướng dẫn để biết được que thăm dầu nằm ở đâu (thông thường móc que được làm bằng nhựa vàng hoặc đỏ dễ gây chú ý). Để kiểm tra, rút que thăm dầu ra lau sạch, sau đó cắm trở lại và rút lên lần nữa. Nếu thấy có một lớp dầu mỏng bám ở khoảng giữa khấc đánh dấu mức thấp nhất và cao nhất (min và max) trên đầu que thăm dầu thì mọi thứ vẫn ổn. Nếu dầu bám ở dưới mức thấp nhất (min), bạn cần châm thêm dầu cho động cơ.
Nắp dầu ở ngay trên động cơ và có in nổi chữ "oil" (dầu), tuy nhiên, nếu không chắc chắn lắm bạn có thể kiểm tra bằng sách hướng dẫn của nhà sản xuất. Trong sách cũng sẽ cho biết loại dầu nào thích hợp với động cơ của xe. Lúc này, chỉ cần châm thêm dầu và kiểm tra cho tới khi đạt yêu cầu.

Lốp
Thường xuyên kiểm tra áp suất lốp để đảm bảo an toàn trong khi lái xe. Sau khi đánh xe tới một garage, tốt nhất hãy chờ vài phút cho lốp xe nguội trở lại hãy kiểm tra vì khi nóng, áp suất lốp cao hơn thông thường. Áp suất chuẩn cho lốp xe được ghi rõ trong sách hướng dẫn. Lưu ý là áp suất cho lốp trước và sau thường không giống nhau. Nếu áp suất lốp thấp, cần bơm cho đến khi nó đạt mức cần thiết. Nếu lốp quá căng, có thể đơn giản xả bớt bằng cách ấn ti ở trên van hơi.

Kiểm tra độ mòn của gai lốp bằng dụng cụ hoặc quan sát với mắt thường. Nếu áp suất ở mức tiêu chuẩn, gai lốp chưa mòn quá thì cũng chưa đồng nghĩa với việc bạn có thể an tâm khởi hành cho một chuyến đi dài. Một mẩu kim loại, mảnh kính vỡ hay bất kỳ vật thể sắc nhọn nào cũng có thể găm rất lâu trên lốp xe trước khi gây ra những vết rách lớn.

Hệ thống làm mát
Không đủ nước làm mát sẽ làm động cơ nhanh nóng và dẫn đến những tổn hại nghiêm trọng. Kiểm tra bình nước phụ và châm thêm nước làm mát nếu không đạt yêu cầu. Cũng như khi kiểm tra mức dầu, đỗ xe chỗ bằng phẳng, chờ động cơ nguội và kiểm tra xem liệu nước trong bình có đạt mức cực đại hay không.
Nếu thường xuyên phải châm thêm nước làm mát, nhiều khả năng bộ tản nhiệt đã bị rò rỉ, cần phải đem xe đi sửa. Phần lớn các nhà sản xuất khuyến cáo nên thay nước làm mát động cơ xe hơi sau khoảng 24 tháng.
 

anhtuandh84

Xe hơi
Biển số
OF-3609
Ngày cấp bằng
3/3/07
Số km
132
Động cơ
555,520 Mã lực
Tuổi
40
Bài 15: Phương pháp lau chùi nội thất da

Nội thất da không chỉ làm tăng vẻ sang trọng cho một chiếc xe mà còn mang lại cảm giác êm ái khi chạm vào. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là rất dễ dây bẩn. Vì vậy, lau chùi thường xuyên để giữ “dáng” cho nội thất là một công việc vô cùng quan trọng.

Trước khi tiến hành công việc này, bạn cần chuẩn bị các dụng cụ:
• Xà phòng lau chùi da chuyên dụng (bạn có thể mua tại các của hàng bán phụ tùng ô tô)
• Miếng xốp bọt biển
• Khăn ẩm
• Khăn khô
• Khăn tắm
• Dầu dưỡng da (bạn có thể mua tại các của hàng bán phụ tùng ô tô)
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, việc lau chùi sẽ được tiến hành theo các bước sau:
- Trước hết, hãy lấy xà phòng lau chùi da chuyên dụng và nhỏ một vài giọt vào miếng bọt biển. Bóp nhẹ miếng bọt biển cho đến khi bạn nhìn thấy bọt.
- Nhớ lưu ý một điều rằng khi lau chùi nội thất, bạn nên lau từng phần một. Chuyển động đều tay theo hình tròn và nhấn mạnh vào những chỗ dây bẩn, sử dụng miếng bọt biển để lau thật sạch.
- Sau khi đã lau xong phần đó, hãy dùng một chiếc khăn ẩm (vắt kiệt nước trước khi đặt lên da) lau đi lau lại. Nhớ vắt nước liên tục cho đến khi bạn nhìn thấy nước nhỏ xuống từ khăn đã sạch. Sau đó dùng khăn tắm lau khô vùng da.
- Lặp lại các bước này từ 1 đến 4 lần cho tới khi bạn lau xong tất cả các vùng da trong xe.
- Bước cuối cùng là sử dụng một lượng dầu dưỡng da theo chỉ dẫn, đặt vào vùng da khô, chà nhẹ và đều tay lên đó để dưỡng da và giúp da có độ mềm bóng như ý.
 

anhtuandh84

Xe hơi
Biển số
OF-3609
Ngày cấp bằng
3/3/07
Số km
132
Động cơ
555,520 Mã lực
Tuổi
40
Bài 16: Nguyên nhân khiến nước làm mát “sôi” trong mùa hè

Vào mùa hè, các tài xế thường gặp phải trường hợp nước làm mát động cơ bị sôi, có thể để lại một số hậu quả như: giảm công suất động cơ, bó kẹt piston … Vậy nguyên nhân do đâu?

Hệ thống làm mát có tác dụng làm mát cho động cơ và duy trì nhiệt độ nước làm mát luôn nằm trong khoảng từ 80oC-90oC. Cấu tạo chính của hệ thống làm mát gồm: bơm nước, quạt gió, két nước, van hằng nhiệt, các đường nước nằm trong thân máy, các đường ống dẫn bên ngoài, cảm biến đo nhiệt độ nước, đồng hồ báo nước…

Những nguyên nhân khiến cho nước làm mát bị sôi:

+ Thiếu nước làm mát, dung dịch làm mát không đúng quy định sẽ hạn chế khả năng toả nhiệt của động cơ, khiến cho động cơ bị nóng.

+ Dây đai dẫn động bơm nước, quạt gió bị đứt, trùng, làm giảm lưu lượng nước cần tuần hoàn của hệ thống.

+ Bơm nước bị mòn, hỏng, gây giảm áp suất và lưu lượng nước tuần hoàn, các vòng bịt kín bằng phớt hay cao su bị mòn làm chảy nước.

+ Cánh quạt gió bị cong vênh biến dạng, rơ le nhiệt không điều khiển nhịp nhàng quạt gió.

+ Van hằng nhiệt bị kẹt.

+ Các đường ống dẫn nước bị giảm tiết lưu do cặn, rỉ, bẹp, nứt… làm tổn hao nước làm mát.
 

anhtuandh84

Xe hơi
Biển số
OF-3609
Ngày cấp bằng
3/3/07
Số km
132
Động cơ
555,520 Mã lực
Tuổi
40
Bài 17: Giữ cho nội thất xe luôn sạch sẽ

Nội thất sạch sẽ không chỉ giúp chiếc xe trông sang trọng hơn mà còn có lợi cho sức khỏe của bạn. Dù bạn đang chuẩn bị bán xe hay vẫn có ý định giữ lại để đi thì cũng nên lau chùi ca-bin thường xuyên. Dưới đây xin đưa ra một số mẹo nhỏ giúp bạn làm tổng vệ sinh bên trong xe một cách có hiệu quả nhất.

1. Hút bụi

Bước đầu tiên trong việc “đại tu” ca-bin là tháo thảm xe ra để hút bụi ở ghế và thảm. Hãy nhớ hút bụi cả bên dưới ghế, xung quanh bàn đạp, khu vực giữa hàng ghế trước và bảng điều khiển trung tâm bởi đó là những nơi dễ bị lãng quên trong quá trình làm vệ sinh

Sau khi hút bụi xong, hãy dùng một bàn chải mềm để lau sạch bảng điều khiển và ghế. Bạn nên thận trọng và nhẹ nhàng để tránh làm hỏng da ghế.

2. Cọ sạch những vết hoen ố trên mặt ghế và thảm xe
Để cọ sạch những vết hoen ố trên mặt ghế và thảm xe, bạn có thể dùng các loại dung dịch vệ sinh xe hơi như Sonax, 3M…(giá tham khảo mỗi loại dung dịch từ 200.000-280.000 đồng). Đổ đều một ít dung dịch Turtle Wax vào chỗ bẩn rồi cọ. Sau đó dùng một tấm vải khô mềm để lau hỗn hợp giữa dung dịch và chất bẩn. Nếu không có dung dịch chuyên dụng, bạn có thể pha một ít xà phòng cùng nước ấm. Dùng một tấm vải nhúng vào hỗn hợp và cọ xát vào chỗ bẩn. Sau đó dùng một tấm vải mềm và khô lau lại.

Lưu ý khi lau vết bẩn, bạn không được đổ nước trực tiếp lên ghế và thảm xe, vì như vậy da bọc ghế và thảm xe sẽ dễ bị mốc.

3. Lau chùi và đánh bóng bảng điều khiển trung tâm

Để lau chùi bảng điều khiển trung tâm và bảng đồng hồ, bạn nên dùng một chiếc khăn ẩm có thấm một chút chất tẩy rửa để lau sạch các vết bẩn bám chặt. Cẩn thận hơn, bạn có thể đánh bóng cho bảng điều khiển trung tâm bằng cách, xịt một ít dung dịch đánh bóng dành riêng cho xe hơi, sau đó dùng chổi đánh qua lại như kiểu đánh vec-ni. Tuy nhiên, chúng ta không nên trực tiếp xịt loại dung dịch này lên dàn stereo mà thay vào đó hãy xịt vào bản chải để quét lên.

Sau khi dùng dung dịch để đánh bóng, hãy lau lại bộ phận vừa đánh bóng bằng một cái khăn mềm khô.
Đánh bóng không chỉ giúp cho bảng điều khiển trông sáng hơn mà còn bảo vệ các loại chất dẻo. Vì thế, để bảng điều khiển luôn mới, hãy đánh bóng nó theo định kì.

4. Khử mùi hôi bốc ra từ hệ thống điều hòa

Hệ thống điều hòa sử dụng quá lâu, không được vệ sinh, bảo dưỡng thì sẽ bị bẩn, tỏa ra mùi khó chịu trong xe. Nhiều người xử lý bằng cách bật máy sưởi hết cỡ trong vòng 20-30 phút. Tuy nhiên, cách này chỉ phù hợp với những chiếc xe bị ẩm do lâu ngày không sử dụng hoặc làm cho bụi bẩn bám trên các chi tiết của hệ thống khô đi, bay bớt mùi chứ không chấm dứt hoàn toàn. Biện pháp hiệu quả lâu dài là phải vệ sinh dàn nóng và dàn lạnh của hệ thống. Theo quy định, cứ sau 5 vạn km, máy lạnh cần phải được vệ sinh. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và môi trường.
 

anhtuandh84

Xe hơi
Biển số
OF-3609
Ngày cấp bằng
3/3/07
Số km
132
Động cơ
555,520 Mã lực
Tuổi
40
Bài 18: Bảo dưỡng cảm biến tốc độ của ABS

Hệ thống chống bó cứng phanh ABS là một trong những thiết bị an toàn quan trọng nhất trên xe hơi hiện nay. Để nó hoạt động tốt, cảm biến tốc độ phải được bảo dưỡng thường xuyên, đặc biệt với loại biến rời và bạn nên thay thế sau khoảng 50.000 km đi được.

Một trong những bộ phận cần kiểm tra thường xuyên nhất trong hệ thống chống bó cứng phanh là các cảm biến tốc độ. Cảm biến tốc độ thường được gắn ở hốc bánh đối với các loại xe sử dụng phanh đĩa trên tất cả 4 bánh. Còn với xe trang bị phanh tang trống ở bánh sau, các cảm biến thường được gắn ở hộp vi sai.

Dù được gắn ở bất cứ đâu, nhiệm vụ của các cảm biến là cung cấp thông tin về tốc độ của bánh xe tới máy tính trung tâm của hệ thống ABS. Khi phanh, nếu tốc độ quay giữa các bánh không bằng nhau - dấu hiệu của hiện tượng bó cứng - máy tính sẽ tính toán, điều chỉnh để tốc độ của chúng trở lại bằng nhau.

Nguyên lý hoạt động của các cảm biến tốc độ dựa trên hiện tượng cảm ứng từ. Đối với loại cảm biến này, chúng có một nam châm gắn gần một bánh răng kim loại chuyển động cùng bánh xe (sensor ring). Khi bánh xe quay, bánh răng chuyển động theo và lúc các răng đi qua nam châm, chúng tạo nên một dòng điện xoay chiều. Tín hiệu điện được máy tính đọc thông qua số lượng các xung theo thời gian và qua đó chuyển thành vận độ.
Các loại cảm biến
Hiện tại, có hai bộ cảm biến gồm loại hở và loại kín. Với bộ cảm biến hở, đầu đọc và vòng kim loại tách rời nhau và nhược điểm của loại này là rất dễ bẩn do bụi cát bắn lên hay do các mảnh kim loại từ phanh bám vào. Những mảnh kim loại có thể ảnh hưởng tới hoạt động của cảm biến do chúng làm biến đổi dòng cảm cảm ứng thu được. Khi phát hiện cảm biến hoạt động không bình thường, đèn báo của hệ thống ABS sẽ sáng.

Ngược lại với loại hở là cảm biến thiết kế theo kiểu kín. Với loại này, bạn không cần phải lau chùi, bảo dưỡng thường xuyên do các chất bẩn không bắn vào. Để xác định xem xe của mình dùng loại cảm biến nào, bạn có thể tháo khối quay trong hệ thống phanh và tìm phía mặt sau. Nếu thấy cảm biến và vòng kim loại tách rời nhau đó chính là cảm biến kiểu hở.

Bảo dưỡng
Với các xe dẫn động cầu trước hay dẫn động 4 bánh, bạn cần phải tháo toàn bộ cụm chứa cảm biến. Sau đó, rút cảm biến ra để kiểm tra. Đối với loại cảm biến rời, các nhà sản xuất khuyên nên thay thế khi nâng cấp chân phanh hay sau 50.000 km. Với loại kín, bạn không cần phải kiểm tra thường xuyên, ngoại trừ khi muốn thay thế bộ phận nào trong đó.

Để lau cảm biến, bạn nên tháo rời cảm biến và lau sạch nó bằng chất tẩy. Tuy nhiên, cần lưu ý về dòng điện bởi nó có thể gây hỏng máy tính trung tâm. Muốn lau bánh răng, bạn có thể sử dụng chổi (không phải chổi kim loại) phết một ít chất tẩy và lau cẩn thận. Nếu có thể, bạn tháo rời tất cả và dùng khí nén thổi để loại các hạt bụi.
 

anhtuandh84

Xe hơi
Biển số
OF-3609
Ngày cấp bằng
3/3/07
Số km
132
Động cơ
555,520 Mã lực
Tuổi
40
Bài 19: Nguyên nhân xe không khởi động

Một trong những nguyên nhân thường gặp nhất khi xe không khởi động vào buổi sáng là áp suất nhiên liệu thấp hoặc đầu phun nhiên liệu bị bẩn. Xe có chế hòa khí sử dụng bơm cơ học còn xe phun nhiên liệu trực tiếp sử dụng bơm điện.

Đối với những xe còn sử dụng chế hòa khí, bộ phận này hoạt động ổn định ở áp suất 0,34 đến 0,48 atm và áp suất này do bơm nhiêu liệu cơ học cung cấp. Bơm nhiên liệu cơ học thường nằm bên cạnh động cơ và hoạt động nhờ trục cam thông qua đĩa lệch tâm. Nó có tác dụng đưa nhiên liệu từ bình chứa tới chế hòa khí.

Với công nghệ phun xăng mới, áp suất nhiên liệu có giá trị cao hơn và sinh ra từ bơm điện. Bơm nhiên liệu chạy điện sử dụng động cơ điện hoặc cuộn cảm ứng. Nó thường được gắn ngay trong bình chứa và điều khiển bằng máy tính. Khi tắt động cơ hoặc áp suất dầu giảm bơm nhiên liệu sẽ tắt theo. Trong hệ thống phun nhiên liệu đơn điểm, một hoặc hai đầu phun nhiên liệu bên trong bướm ga động ổn định ở áp suất từ 0,62 atm đến 2,40 atm tùy thuộc nhà sản xuất.

Hiện nay, hầu hết các xe đời mới sử dụng công nghệ phun xăng đa điểm (multi-port injection) tương ứng mỗi đầu phun cho một xi-lanh. Với công nghệ này, nhiên liệu được cấp đồng đều và chính xác tới từng buồng đốt. Áp suất nhiên liệu trong hệ thống phun đa điểm nằm trong khoảng 2,10 atm tới 4,83 atm. Áp suất cao này sẽ đẩy nhiên liệu qua đầu phun thành các bụi mỏng, khiến chúng hóa hơi nhanh hơn. Ở động cơ xăng, nhiên liệu phải được hóa hơi trước khi bu-gi đánh lửa. Vì vậy, bằng cách sử dụng áp cao, hầu hết xăng có thể bay hơi khi vừa đi vào buồng đốt nên sinh ra nhiều công và hiệu suất cao hơn.

Khi áp suất nhiên liệu thấp, đầu phun không thể tạo tia sương đồng đều mà nhiên liệu biến thành dòng gồm nhiều giọt nhỏ. Bên cạnh đó, đầu phun nhiên liệu bẩn cũng có hậu quả tương tự. Những giọt xăng nhỏ có tốc độ hóa hơi chậm, thậm chí không cháy hết và theo đường ống xả ra ngoài. Trên các dòng xe có trang bị bộ trung hòa xúc tác, chúng sẽ làm quá nhiệt bộ phận này và giảm tuổi thọ. Đa số xe ở Việt Nam không có bộ trung hòa xúc tác nên xăng chưa cháy hoàn toàn bị thải ra ngoài, gây ô nhiễm và ảnh hưởng tới sức khỏe do chứa nhiều hóa chất trung gian, có hoạt tính mạnh.

Khi động cơ khởi động một thời gian, bề mặt kim loại sẽ nóng lên, đủ để hóa hơi nhiên liệu và máy có thể hoạt động rất bình thường. Tuy nhiên, nếu áp suất quá thấp hoặc đầu kim phun quá bẩn, nó ảnh hưởng rất lớn tới mức tiêu hao nhiên liệu cũng như làm xe yếu đi trông thấy.

Đa số các xe đời mới có thể kiểm tra áp suất bơm nhiên liệu một cách dễ dàng. Nối máy đo áp suất vào đường thử và bật công tắc áp kế. Bạn có 2 cách để tiến hành: Bật công tắc kế khi vừa khởi động máy hoặc kiểm tra khi xe đang hoạt động.

Rất nhiều người chỉ kiểm tra áp suất nhiên liệu khi động cơ đang hoạt động. Trong trường hợp này, áp suất nhiên liệu vẫn có thể nằm trong vùng cho phép do bơm nhiên liệu được làm nóng hoặc do điện áp cao nên bơm sinh đủ áp suất. Để đánh giá chính xác hơn, nên kiểm tra áp suất nhiên liệu khi lúc khởi động máy và trong lúc đang hoạt động. Ví dụ, đối với hệ thống bình thường, nếu áp suất nhiên liệu thấp nhất trong chỉ tiêu kỹ thuật là 4,48 atm, nhưng khi khởi động xe, chỉ số áp kế là 4,34 atm thì xe đã rất khó khởi động do không đủ áp lực.

Bên cạnh bơm, bạn cũng nên kiểm tra đường ống nhiên liệu. Tấm lọc nhiều cặn hay đường dẫn rỉ cũng gây ra hiện tượng trên. Tuy nhiên, bạn nên hết sức cẩn thận khi kiểm tra bởi có thể gây hỏa hoạn. Tiếp theo, bạn kiểm tra điện áp tại máy bơm nhiên liệu. Nếu giá trị điện áp bình thường, bạn nên thay bơm nhiên liệu mới. Đối với xe cũ, việc thay thế bơm hết sức đơn giản nhưng đối với xe phun nhiên liệu điện tử, bơm nhiên liệu nằm trong bình chứa nên không dễ thay trừ khi có thiết bị chuyên dụng. Vì vậy, tốt hơn cả là bạn đưa xe tới garage để sửa chữa.
 

anhtuandh84

Xe hơi
Biển số
OF-3609
Ngày cấp bằng
3/3/07
Số km
132
Động cơ
555,520 Mã lực
Tuổi
40
Bài 20: Kỹ năng phanh an toàn

Sử dụng phanh là kỹ thuật quan trọng. Kiến thức về thao tác phanh sẽ giúp bạn sử dụng hệ thống an toàn chủ động này một cách hiệu quả, tránh được những thiệt hại về người và xe.

Trước hết, cần nắm được đặc điểm của loại phanh được trang bị trên chiếc xe của mình. Các hệ thống tiên tiến nhất hiện nay là ABS, EDB, BA... Chúng hỗ trợ đắc lực cho lái xe, giúp việc phanh xe dễ dàng và hiệu quả hơn rất nhiều. Để sử dụng tốt chức năng này, cần hiểu biết và thao tác khá tinh tế.
Vị trí chân và tư thế ngồi phải đúng, không quá xa để lực đạp đủ mạnh khi phanh gấp. Nhưng ghế quá gần thì lại gây khó khăn trong việc chuyển chân từ bàn đạp ga sang phanh, hơn nữa, sức nặng của chân lại ép liên tục lên pê-đan, gây tình trạng rà phanh khi xe chạy.

Quan sát và phán đoán tình huống là kỹ năng hàng đầu trong khi lái xe, tạo khoảng thời gian cần thiết để xử lý sự cố. Quyết định phanh đến từ bối cảnh phía trước, nhưng mức độ phanh còn phụ thuộc vào việc kiểm soát gương hậu, nếu không muốn trở thành nạn nhân của những xe phía sau.

Việc phanh gấp dễ gây trượt xe, khó kiểm soát tay lái. Với hệ thống ABS, thao tác phanh gấp khi vào cua có thể khiến xe mất ổn định. Nên tránh đạp phanh đúng chỗ xóc, vì khi tốc độ giảm thì động năng của xe dồn lên phanh và bộ nhún, cộng thêm tác động từ mặt đường xấu, các cơ cấu này sẽ nhanh hỏng. Tốt nhất là giảm ga rà phanh từ trước những ổ gà.

Cách đạp phanh phổ biến nhất là ép mạnh pê-đan cho đến khi cảm nhận được xe bắt đầu trượt thì từ từ nhả bớt, ngay sau đó lại tiếp tục ép phanh rồi nhả chậm cho đến khi xe dừng lại. Vận tốc càng lớn càng đòi hỏi lực đạp mạnh. Đây là kỹ thuật hiệu quả khi xe chạy trên 100 km/h. Tài xế thành thạo kỹ thuật này sẽ tránh được tình trạng trượt bánh mất lái.

Phanh kết hợp về số là kỹ năng hiệu quả nhất, đặc biệt trên những đoạn đường trơn trượt (láng nước, băng tuyết hay bùn...). Thao tác này đòi hỏi lái xe phải linh hoạt và tỉnh táo, đầu tiên rà phanh kiểu ép mạnh dần. Khi xe bắt đầu giảm tốc độ và có triệu chứng rê bánh lập tức dồn số xuống nấc thấp hơn, kết hợp nhả phanh và côn để tiếp tục chu trình phanh và về số tiếp theo, tới số 1 là xe đã phải dừng hẳn. Cách phanh này mượn tỷ số truyền ngược của hộp số vào hệ thống xi-lanh piston của động cơ, hãm vòng quay của bánh xe mà không làm nó bị rê đi nên rất hiệu quả.

Trên loại xe không có ABS, cách phanh phỏng theo nguyên tắc này cũng khá hiệu quả. Đạp nhả liên tục pê-đan sẽ giúp cho xe không rê bánh và dừng lại nhanh chóng. Thực hành nhiều lần kỹ năng này sẽ hoàn thiện, số lần đạp nhả sẽ tăng lên, chân phanh điêu luyện hơn.
 

anhtuandh84

Xe hơi
Biển số
OF-3609
Ngày cấp bằng
3/3/07
Số km
132
Động cơ
555,520 Mã lực
Tuổi
40
Bài 21: Quay đầu ôtô - không phải chuyện dễ

Khi quay đầu xe, nếu không cẩn trọng có thể dẫn đến cản trở giao thông và gây tai nạn. Có lái xe, do không kiểm tra hiện trường kỹ để mép đường lở và cả xe lăn ùm xuống ruộng.

Muốn quay đầu ôtô, khi xe còn cách chỗ quay khoảng 50 m, cần bật đèn xi nhan, đồng thời, giảm tốc độ và di chuyển xe áp sát vào lề đường bên phải. Cần chú ý xem có người hoặc xe phía trong không.

Khi quay đầu, trước hết phải vào số thấp, bóp còi và đánh nhanh tay lái sang trái, nếu lòng đường hẹp, không thể thực hiện một lần quay đầu thì phải quay đầu làm nhiều lần. Nếu phải quay đầu trên đường dốc, mỗi khi phải dừng xe để lùi hoặc tiến, cần phải vừa đạp phanh vừa kéo phanh tay.

Cần quan sát kỹ phía trước để lựa chọn nơi đất rộng, thuận lợi cho việc quay đầu như quảng trường, trung tâm ngã ba, nơi có biển hiệu cho phép ôtô quay vòng, những khoảng trống rộng, bằng phẳng, nền cứng, mép đường không bị sụt lở và có khoảng trống dự phòng để chỉ quay gọn một lần. Những chỗ đường trơn, mặt đường có độ dốc, nhiều ổ gà, mép đường bị lở hoặc có rãnh sâu, những nơi mật độ xe qua lại dày… đều không thích hợp cho việc quay đầu xe.

Một số nơi tuyệt đối không nên quay đầu ôtô:
- Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường.
- Trước cổng trường học, cơ quan, bệnh viện lúc đang mở cửa.
- Trên cầu, gầm cầu vượt, đường ngầm hay trong khu vực có đường sắt cắt ngang qua.
- Nơi có biển cấm quay đầu xe.
Khi quay đầu xe cần áp dụng những lời khuyên sau:
- Nên quay đầu xe ở những nơi có biển báo "khu vực quay xe" (biển số 410), biển báo "chỗ quay xe" (biển số 409) và biển báo "hướng phải chạy vòng tại nơi giao nhau" (biển số 303), nhưng phải chạy theo đúng hướng đã quy định.
Khi đặc biệt lắm mới chọn cách quay đầu xe mà phải cho xe chạy lùi một hoặc vài lần. Khi buộc phải chọn cách này, nên áp dụng nguyên tắc "cho xe tiến lên nhiều mà lùi ít". Tại nơi mà người lái xe cảm thấy có phần nguy hiểm thì nhất thiết phải nhờ người khác có kinh nghiệm đứng trước hoặc sau xe để quan sát và chỉ huy lái xe. Khi lùi xe, phải xác định trước là phía bên nào an toàn nhiều hơn thì cho đuôi xe hướng về phía đó.

Vào ban đêm, vì đèn pha chỉ chiếu sáng trong một cự ly nhất định nên người lái xe không thể nhìn rõ phía trước, lại càng không thể nhìn thấy gì ở phía sau, cho nên việc quay đầu xe thường rất nguy hiểm, cần hết sức cảnh giác, tốt nhất là có người đứng dưới đất cầm đèn điều khiển.
 

anhtuandh84

Xe hơi
Biển số
OF-3609
Ngày cấp bằng
3/3/07
Số km
132
Động cơ
555,520 Mã lực
Tuổi
40
Bài 22: Thế nào là một lái xe giỏi?

Rong ruổi cùng chiếc BMW. Có thể bạn đã là một "tay lái lụa", nắm vững các kỹ thuật điều khiển xe. Vậy bạn hãy kiểm tra xem câu trả lời của mình có giống với câu trả lời của những người đã vượt hàng trăm nghìn km mà chưa từng xảy ra tai nạn hay không.

1. Yếu tố nào là quan trọng nhất để lái xe?
Có 2 yếu tố. Thứ nhất, đó là kỹ thuật cao. Thứ hai là khả năng phán đoán và đánh giá tình huống. Để trở thành một tài xế giỏi, cần có được hai kỹ năng này và biết áp dụng chúng đồng thời.

2. Điều gì quan trọng hơn đối với tài xế: sức khỏe hay tinh thần?
Những yếu tố này không thể tách rời nhau. Phản xạ nhanh của tài xế không chỉ phụ thuộc vào cơ bắp mà còn tùy vào nhận thức, phán đoán xem có cần thực hiện một động tác nào đó hay không.

3. Có kỹ thuật đặc biệt nào trong lái xe?
Đó là kỹ thuật “tự vệ”. Người cầm lái càng cẩn thận và bình tĩnh thì lái xe càng an toàn. Tất nhiên, kiềm chế được mình trong làn xe cộ đông đúc không phải là chuyện dễ dàng, nhưng đó mới là đức tính của một tài xế giỏi.

4. Phải giữ khoảng cách với xe khác là bao nhiêu?
Hãy chọn mốc bên đường mà chiếc xe đi trước vừa chạy qua. Nếu xe của bạn chạy qua đó trước 2 s thì có nghĩa là khoảng cách chưa đủ.

5. Vị trí tay trên vô - lăng thế nào được coi là đúng?
Nếu coi vô - lăng như mặt đồng hồ, tay trái đặt ở số 9, tay phải ở số 2. Tuy nhiên vị trí 10 và 3 được ưa thích do đảm bảo độ cơ động cao hơn và tay đỡ mỏi hơn, điều này rất quan trọng khi đi đường trường.

6. Trạng thái nào cho phép người lái sẵn sàng cho xe đi xa nhiều giờ đồng hồ?
Nếu có sự minh mẫn, phản xạ nhanh nhạy và một tư thế ngồi hợp lý, bạn có thể đi xa mà không lo lắng. Không nên ngồi co ro, mà cần thoải mái, nhưng không quá thư giãn để mất đi cảm nhận từ xe và mặt đường một cách kịp thời.

7. Có phải vận tốc tối đa ghi trên biển báo là luôn luôn đúng?
Không phải. Giới hạn vận tốc trên đường luôn được xác định đối với các điều kiện tối ưu, còn trong điều kiện giao thông đông đúc, trời tối hay đường xấu thì lẽ dĩ nhiên cần đi chậm hơn, nhưng cũng không nên đi quá chậm để tránh gây cản trở cho các xe khác. Tốt nhất nên đi cùng tốc độ như những xe khác.

8. Rẽ trái như thế nào tại các ngã tư đông xe cộ?
Bật xi nhan trước khi bắt đầu lán sang trái, cách điểm cần rẽ ít nhất 100 m, biết chắc là tất cả các xe phía sau đều tránh sang phải của mình. Khi nhường đường cho các xe chạy ngược chiều nên giữ cho hướng xe thẳng tâm đường, sát dải phân cách. Đó là nguyên tắc an toàn cơ bản của kỹ thuật lái xe. Nếu xe chếch đầu sang trái, khi bị đâm từ phía sau, sẽ bị hất sang làn đường ngược chiều.

9. Làm cách nào tránh được nguy hiểm từ các xe chạy sát phía sau?
Không nên phanh gấp để “dọa” vì không phải tài xế nào cũng kịp phản ứng. Nhưng cũng không được để xe chạy sau buộc bạn phải tăng tốc chạy quá nhanh. Tốt nhất hãy giảm tốc độ một chút cho xe sau vượt.

10. Làm gì nếu xe phía trước thu hẹp khoảng cách an toàn?
Rất thường xảy ra việc xe bạn chạy sau chiếc nào đó với khoảng cách an toàn, nhưng tài xế xe trước cố tình rút ngắn khoảng cách đó, ví dụ bạn giảm tốc độ, xe trước cũng giảm tốc độ. Khi đó phải luôn ghi nhớ rằng không bao giờ cho phép cảm xúc được vượt qua lý trí. Hãy báo hiệu xin vượt hoặc bình tĩnh giữ khoảng cách an toàn.
 

anhtuandh84

Xe hơi
Biển số
OF-3609
Ngày cấp bằng
3/3/07
Số km
132
Động cơ
555,520 Mã lực
Tuổi
40
Bài 23: Tai nạn thường xảy ra vào lúc nào?

Thật thú vị khi được lướt 100 km/h trên xa lộ vắng vẻ. Nhưng không phải ai cũng ý thức được rằng đó chính là thời điểm dễ xảy ra tai nạn nhất. Sự không tập trung và tốc độ cao là kẻ thù nguy hiểm của người lái xe.

Lái ôtô là môn thể thao thực thụ. Để điều khiển thành thạo và an toàn chiếc xe, bạn cần có sức khoẻ, sự nhẫn nại và khả năng tập trung. Những kỹ năng hoàn hảo cùng kinh nghiệm quý báu được tích lũy từ thực tế và thâm niên cầm vô lăng.

Yếu tố quan trọng nhất chi phối sự an toàn của bạn là tốc độ. Theo cách nói toán học thì tốc độ và sự an toàn tỷ lệ nghịch với nhau, khi tốc độ đạt cực đại thì an toàn bằng không và ngược lại.

Thời tiết có ảnh hưởng không nhỏ tới việc lái xe an toàn. Khi trời khô ráo và tốc độ 60 km/h, một cú phanh gấp sẽ làm xe của bạn trượt đi khoảng 40-50 m, nếu lúc đó trời mưa thì bạn có thể "bay" xa tới 140 m.

Cùng một vận tốc, ban đêm người lái thường có cảm giác xe chạy chậm hơn ban ngày, vì họ không nhìn rõ cảnh vật lướt qua bên cửa sổ. Khi trời tối, những tay lái non thường chạy nhanh hơn bình thường và gây tai nạn. Còn một mối đe dọa nữa thường xảy ra ban đêm là ảo ảnh, nó rất đa dạng, có thể là một con thú chạy qua, hay một căn nhà sừng sững giữa đường... Theo phản xạ, lái xe thường phanh gấp hoặc bẻ quặt lái, sau đó mới vỡ lẽ ra là ảo ảnh. Những người thiếu kinh nghiệm cho rằng không cần để ý đến những hiện tượng này, đó là sai lầm nghiêm trọng vì có thể hình ảnh xuất hiện là chướng ngại có thật trên đường. Những biện pháp khắc phục trực tiếp như nghe nhạc, trò chuyện với người đồng hành đều không tác dụng. Những người có kinh nghiệm thường cảm nhận ngay được sự mệt mỏi này và cương quyết rời tay lái để nghỉ ngơi, tốt nhất là ngủ một giấc, dù ngắn ngủi.

Khi tránh một chiếc xe khác chạy ngược chiều, nhất là những chiếc xe to gấp nhiều lần xe mình và chạy nhanh, người lái xe nhỏ thường sợ hãi và có cảm giác đường không đủ rộng. Trong hoàn cảnh như vậy, những người ít kinh nghiệm hoặc các cô gái thường láng xe mình ra xa, quá tập trung vào đối tượng ngược chiều mà quên mất làn đường bên phải, dẫn đến va quệt. Nếu lúc đó bạn xử lý một cách hoảng hốt thì hậu quả càng tai hại, phanh gấp hoặc ngoặt lái đều có thể làm cho xe bạn rê bánh quay ngang, đập vào chính chiếc xe kia!
 

anhtuandh84

Xe hơi
Biển số
OF-3609
Ngày cấp bằng
3/3/07
Số km
132
Động cơ
555,520 Mã lực
Tuổi
40
Bài tiếp: Lái xe học cả đời ...
 

anhtuandh84

Xe hơi
Biển số
OF-3609
Ngày cấp bằng
3/3/07
Số km
132
Động cơ
555,520 Mã lực
Tuổi
40
Lâu không được uống rượu mời của các Bác nên hơi thèm đây... Bác nào có Voka cho xin một ly nào !!!
 

anhtuandh84

Xe hơi
Biển số
OF-3609
Ngày cấp bằng
3/3/07
Số km
132
Động cơ
555,520 Mã lực
Tuổi
40
Bài 24: Lái xe: Học cả đời

Lái xe hơi tương tự như xem bóng đá: ai cũng có thể là chuyên gia. Thậm chí cả những kẻ chưa từng cầm vô lăng cũng sẵn sàng cho bạn vài lời khuyên chí lí và dạy đời bạn - một kẻ cầm lái không dưới 10 năm.

Vậy thì một tay lái xe tốt và chủ động phải như thế nào? Xin chuyển đến các bạn sự chia sẻ của Walter Röhrl, tay đua 2 lần vô địch thế giới tại Rallye nổi tiếng.

"Bí quyết lớn nhất trong việc lái xe chính là việc tối thiểu hóa công đoạn “lái”, Walter Röhrl mở đầu. Và điều này khiến chúng ta ngạc nhiên khi lời khẳng định đó đến từ một người từng được coi là một thiên tài trên đường đua đen.

Sự nghiệp đua xe đến với Röhrl một cách tình cờ khi anh là một thầy giáo dạy trượt tuyết và nhờ đó có được cảm nhận “ôm cua”. Một ngày, anh lái chiếc Fiat 850 mược của bạn rất khéo léo lượn qua các gốc cây. Người bạn thuyết phục Röhrl thử đua một lần. Trong một cuộc đua xuống núi với chiếc xe Fiat cà tàng của mình, Röhrl giành vị trí thứ 6.

Phần còn lại như một câu chuyện cổ tích. 4 lần vô địch Rallye Monte-Carlo và năm 1980, 82 Röhrl còn giành luôn cả chức VĐTG. Năm 2000, Röhrl được các đồng nghiệp tôn vinh bầu là tay đua "Rallye” xuất sắc nhất thế kỷ 20.

Hiện Walter là tay lái thử và đại diện cho hãng xe thể thao Porsche. Dù đã gần 60 tuổi nhưng Röhrl không hề mai một khả năng và sự cảm nhận tốc độ của mình. Röhrl vẫn lái tốt hơn nhiều tay đua trẻ chứ chưa nói đến nhưng kẻ ham hố làm anh hùng xa lộ thông thường.

Tập luyện tốt, sức phản ứng nhanh, được quan sát anh từ ngoài hoặc từ trong xe đều là một thưởng thức nghệ thuật. Sự thực là Röhrl vần vô lăng rất hạn chế. Chiếc xe của anh cứ như bay về phía trước nhưng ngay cả người ngồi cạnh cũng không có cảm giác sợ hãi vì Röhrl luôn cho bạn cảm giác an toàn. Đối với một số phim hành động mà Röhrl từng tham gia trong vai lái xe đóng thế, anh bị “chê” là kỹ thuật cao quá nên không đủ sức thu hút.

Theo quan điểm của Röhrl thì không ít trong “dân lái xe” bị nhầm lẫn giữa “lái xe một cách thô bạo” với chạy nhanh. Một ví dụ: Nếu ai trong chúng ta từng đẩy xe ô tô vì bị hỏng, nổ lốp… thì sẽ thấy đống sắt “cục mịch” đó vô cùng nặng nếu bạn bẻ vô lăng hết cỡ sang trái hoặc qua phải. Lực cản gia tăng theo vòng mở của trục trước và trục sau.

Nếu xe chuyển động bình thường, tác động đến vô lăng (xoay chuyển nhiều) khiến xe mất tốc độ, nhiên liệu và ảnh hưởng đến độ chính xác của sự di chuyển. Và sự chia sẻ này không chỉ có giá trị trên đường đua đen. Ngay cả nếu bạn đi trên các đoạn đường làng hoặc liên huyện liên tỉnh, thì cũng nên lựa chọn tuyến đường tốt nhất và càng vần vô lăng ít thì càng tốt.

Bạn phải biết dự đoán trước các trường hợp xảy ra phía trước xe và cần luôn hiểu rằng những người tham gia giao thông có thể mắc sai lầm và bạn phải tính đến điều đó. Thế giới không dừng lại 50m trước xe của bạn mà còn xa hơn nữa.

Trước khi bước vào ôm cua, kinh nghiệm của Röhrl là giảm tốc độ khi bước vào đường cong (thấp nhất). Chúng ta phải biết phân bổ trọng lượng, lực phanh và lực ly tâm đồng đều lên các bánh xe. Và vì vậy chúng ta sẽ phải phanh khi xe còn chạy trên đường thẳng. Bước vào cua chân phanh nhả ra, trong tích tắc đó, chân ga cũng ở số không và xe chạy theo quán tính. Kể từ chân đường tiếp tuyến, có thể nhấn ga tăng tốc. Röhrl ôm cua với một góc càng rộng càng tốt.

Bao nhiêu toan tính cho một vòng cua cũng chưa được xem là đủ vì còn cần sự sắn sàng về tinh thần để đưa ra những quyết đoán giải quyết các trường hợp cần thiết, bất ngờ. Con người thường không tập trung 100% vào việc lái xe mà còn trò chuyện, nghe nhạc, xem bản đồ hoặc quan sát dọc đường tìm số nhà… Trong khi đó lẽ ra họ phải quan tâm đến việc đường có trơn không, vòng cua có gấp, cua tay áo hay lên dốc, xuống dốc, vặn vỏ đỗ?

Chúng ta phải sẵn sàng phanh nếu có một con đường đâm ra ngay sau vòng cua. Và điều quan trọng nhất là phải biết rằng chúng ta cùng chạy trên đường với nhiều người khác, họ chẳng những không nắm được luật mà còn lái xe chẳng ra gì nữa. Họ có thể có những phản ứng vô lý. Và chúng ta phải nghĩ cả cho họ nữa. Trong khi điều khiển xe hơi, Röhrl không nghe điện thoại, radio hay CD. Thậm chí cả những cuộc trò chuyện, trao đổi cũng gây mất tập trung vào việc lái xe.

Những tay lái trẻ có thể học được gì trong giờ đào tạo lái xe thể thao của Röhrl ngoài việc phải tập trung cao độ và tìm đường lái lý tưởng? Họ sẽ được học ngồi cho hợp lý. Theo thống kê, hơn một nửa số lái xe ngồi quá xa vô lăng. Nếu bạn phải chạy đường zíc-zắc thì sẽ không thể lái được vì lúc đó cần lực lớn hơn. Mẹo nhỏ: dựa lưng (vai) vào thành ghế mà vẫn đặt được cổ tay vào phần trên của vô lăng thì bạn đã ngồi đúng.

Một vấn đề quan trọng nữa là lốp xe bởi một chiếc xe tốt nhất và người lái xuất sắc nhất cũng chẳng mang lại gì nếu lốp xe không chuẩn. Với quy định chiều sâu rãnh tối thiểu 1,6mm chúng ta có thể chạy trên đường khô ráo chứ nếu trời mưa thì coi như rùa bò tốc độ 50km/h. Trong các trường hợp tai nạn khi gặp trời mưa, 50% là do lốp xe không còn đủ đáp ứng điều kiện an toàn.

Kỹ thuật, phong cách lái và tư duy - nếu chúng ta có thể đưa tất cả những điều nói trên vào trong chiếc xe của mình thì có thể coi là những người lái xe chủ động. Và chỉ với định nghĩa này, kết luận của Röhrl mới đúng: những người chủ động lái xe nhanh đều là những tay lái tốt nhưng muốn là một tay lái xuất sắc, bạn phải học hỏi và thu thập kinh nghiệm không ngừng - cho đến khi không còn khả năng cầm lái.
 

pipi

Xe hơi
Biển số
OF-7348
Ngày cấp bằng
22/7/07
Số km
111
Động cơ
541,200 Mã lực
Nơi ở
loanh quanh bụi tre
Bác chịu khó sưu tầm thế này tốt quạ Em mới ti toe đi xe cần tìm hiểu nhiều lắm, có gi hay bác lại đưa lên nhé
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top