Thời trước, rạm mua về rang lên hơi mặn, nhưng khi ăn cắn một miếng 1/2 con vàng béo ngậy, ròn tan... vị thật khó quên.
Rạm rang nó hầu như không ngấm muối mà muối chỉ bám ngoài mai, thân vỏ thôi Lão ah. Rạm rang ngon nhất là cái mai đầy gạch béo ngậy, hồi xưa bọn trẻ con hay lấy chuôi của cái muỗng canh cạy gạch ra, xong rồi còn ép ít cơm nóng vào vét sạch lớp gạch, mỡ bám ở mai. Cua rạm áp chảo kẹp lá mơ, lá lốt để vác cụ nhâm nhi thì cũng tốn rượu lắm.
Hồi xưa ở vùng ĐB Bắc Bộ tôm các, cua.. tự nhiên khá sẵn. Bắt đầu từ rằm tháng Chạp là đêm xách đèn đi soi cá đẻ, sau 2-3 tháng đồng ruộng phơi khô đất ải, sông , lạch hầu như rất cạn thì tầm rằm tháng Chạp mở cống cho nước từ sokng Cái vào đồng, cá chép, nheo... theo nước vào rất nhiều, chúng vào đồng để đẻ, một con cá mẹ đẻ trứng thì 5-6 con cá bố bơi vòng vòng xung quanh dùng nơm úp gọn có mẻ được 3,4 con bọn em học bài xong là mấy anh em vác đèn manchon, nơm đi nơm cá, cả cánh đồng sáng rực các loại đèn soi bắt cá, bóng đèn manchon lúc đó phải chế từ các mảnh kính cắt khoảng 1cm ghép lại, nhà cháu có hẳn 1 dao cắt kính để cắt kính ghép bóng đèn
vì nhiệt khá nóng, nước bắn vào là nứt vỡ ngay. Soi cá đồng có thể đến hết tháng 2 sang tháng 3 thì có mưa rào đầu mùa thì đi xét cá rô, bọn cá rô bị nước mưa là leo lên các bờ cỏ đi đông như trảy hội. Sang tầm tháng 4 tháng 5 thì , 6 thì kéo vó đêm cũng sẵn tôm, cá, thích nhất là kéo mẻ vó có tôm rảo, nó búng tách tách và mắt nó bắt đèn sáng rực. Tầm tháng 5 tháng 5 khi nước sông cái xả vào đồng thì lại có thể soi cá đẻ nhưng không nhiều như dịp Tết, đến tháng 6,7,8 thì bắt cua rạm trôi, tháng 9, 10 thì vào mùa rươi...à còn món để lờ cua, và đăng đó nữa nghề này đòi hỏi tính chuyên nghiệp và chuyên môn cao nên bọn cháu không làm được