Bạn đúng, nhưng các nhà lãnh đạo lúc đó kg nghĩ thế.Hi hi, quan điểm của em là những cái đó nó không có tội. Ngược lại nó còn có công năng sử dụng.
Bạn đúng, nhưng các nhà lãnh đạo lúc đó kg nghĩ thế.Hi hi, quan điểm của em là những cái đó nó không có tội. Ngược lại nó còn có công năng sử dụng.
Không nên tổ lái vấn đề này cụ ơi, thớt mang tính tư liệu rất hay đấy. Đừng để bị hỏng thớtBạn đúng, nhưng các nhà lãnh đạo lúc đó kg nghĩ thế.
Đúng ra là những chiếc Volga thuộc đoàn xe của BNG, những khoảng cuối năm 80 và đầu năm 90 này thì thành lập ra xí nghiệp V75 ở Le Duẩn để làm kinh tế và tận dụng hết những chiếc xe loại thải này. Anh em làm dịch vụ từ Giám đốc đến lái xe của V75 đều rất lịch sự và nhiệt tình chu đáo.Thời 87,88 Volga chuyển hết cho đoàn 12 (BNG) sau đó bán thanh lý dần, dân buôn Lạng Sơn chạy rất nhiều. Nên Volga thời này cũng như Morning bây giờ cụ ạ.
Cụ ơi tin đồn kiểu tổng kho Long bình có những khu vực vẫn chưa mở được cửa có thật ko cụ?ông già em làm ở phòng thí nghiệm,thập niên 80 được điều động vào tổng kho LB ở biên hoà,chỉ huy 1 cơ quan nhỏ, Gd em sống ở khu gđ trong lòng tổng kho nên mấy cái này là đồ chơi khi nhỏ của em, cứ sáng học về là chiều nhặt phế liệu mang đi bán, hôm sau Biếu chú cảnh vệ gác cổng bao ZET
Trẻ con , lại là con chỉ huy mang khơi khơi bán dễ hơn người ngoài
Sau lần chứng kiến 2 thằng bạn em gõ M79 mà tan xác , thịt cứ nhặt từng tí về chôn..
ông già em kèm chặt , Đv cấm cảnh vệ cho mang ra nên mới thôi
chỗ này giờ là Ks Futuna đúng ko các cụ?ảnh này cũng phố láng hạ chỗ nào bác nhỉ
Vâng cụ, e có xem lại tài liệu thì đến 1.4.1989 mới xóa bỏ hoàn toàn1/10/1985 vẫn chưa bỏ hết cụ ạ. Thực ra là bỏ dần dần. Cụ thể về lương thực, khoảng năm 1986 - 1987 (có thể đến giữa năm 1988), lúc đó em là sinh viên đại học vẫn được tiêu chuẩn cung cấp lương thực (quy gạo hoặc mỳ sợi) là 17kg/tháng, bố mẹ và các anh chị là viên chức nhà nước chỉ được 13kg/tháng. Những năm ấy gạo sản xuất trong nước không đủ, không có tiền nhập bột mỳ nên nhà nước cấp khoai tây, khoai lang thay một phần gạo, mỳ sợi, quy đổi 3-4 cân khoai bằng 1 cân gạo (em cũng không nhớ rõ lắm). Mà gạo hồi ấy thì có ra cái gì đâu, mối mọt, nhạt thếch, nhưng ít ra bọn ở Hà Nội còn được ăn no cái bụng. Bọn bạn em ở tỉnh lên Hà Nội học, ở nội trú rất khổ vì ăn không đủ no, em đoán (đoán thôi) là bị nhà bếp của trường bớt xén. Nhiều đứa đói đạm rất nặng nên bị phù thũng. Mặc cũng rất thiếu thốn, hầu như đứa nào cũng chỉ có 2 bộ quần áo mùa hè và đi dép tổ ong thần thánh (hàng Việt nhái). Phải sang năm 1989 thì nước mình đã xuất khẩu gạo với khối lượng lớn rồi thì không phải ăn khoai và mỳ sợi thay gạo và kể từ đó đến tầm 1993 -1994 chất lượng cuộc sống thay đổi với tốc độ chóng mặt.
So sánh khập khiễng, người Pháp đã quy hoạch Sa Pa các đây hàng trăm năm và rất nhiều công trình " Còn mãi với thời gian" tại Việt Nam. Càng về sau Sa Pa bị quy hoạch méo mó, không có kiến trúc không gian tổng thể dần đến xây dựng lộn xộn. Đà Lạt cũng rơi vào tình trạng như vậy.Tàn dư của chủ nghĩa đế quốc, giữ làm gì.
Em thì cứ nghĩ thế này cho nó nhẹ cái đầu: Có thời chúng ta khó khăn, nghèo nên không chú ý đến việc bảo tồn và phát huy tác dụng của các công trình, di tích cổ.So sánh khập khiễng, người Pháp đã quy hoạch Sa Pa các đây hàng trăm năm và rất nhiều công trình " Còn mãi với thời gian" tại Việt Nam. Càng về sau Sa Pa bị quy hoạch méo mó, không có kiến trúc không gian tổng thể dần đến xây dựng lộn xộn. Đà Lạt cũng rơi vào tình trạng như vậy.
Bao giờ cho đến ngày xưa ....