- Biển số
- OF-726544
- Ngày cấp bằng
- 22/4/20
- Số km
- 3,628
- Động cơ
- 130,511 Mã lực
Tuổi thơ dữ dội của rất nhiều cụ. Ảnh của một giáo viên người Đức Hans-Peter Grumpe chụp năm 1991
Nhìn cảnh này nhà cháu lại nhớ hồi đầu 8x lớp cấp 3 nhà cháu đi lao động XHCN vào các sáng Chủ Nhật. Cả khối đi vét mương, kênh ở ngay khu Đình Công thôi. Hồi đó khu Định Công đối với đội nhà cháu đã là xa lắm rồi, nó như 1 buổi đi dã ngoại xa xa. Công việc là nhổ cỏ nạo vét khơi dòng cho con kên được sạch sẽ. Bọn con gái thì sợ rắn rết,đia...thỉnh thoảng rú khóc thét ầm ĩ cả cánh đồng khu vực Định Công.Tuổi thơ dữ dội của rất nhiều cụ. Ảnh của một giáo viên người Đức Hans-Peter Grumpe chụp năm 1991
"Trai tài đánh rậm c* đen nhẻm" đây mà..Tuổi thơ dữ dội của rất nhiều cụ. Ảnh của một giáo viên người Đức Hans-Peter Grumpe chụp năm 1991
Tiếp tục seri ảnh về các cụ bán hàng rong. Hans-Peter Grumpe là một giáo viên nên ông rất thích chụp về trẻ em và thiếu niên. Các cụ bán hàng rong trong ảnh này chắc tầm 7x đời cuối. Giờ cũng đã 4 chục rồi.
Một cụ bán kem mút ngoài bắc. Cái kèn bóp chắc cụ ý móc trên ghi-đông xe. Thời kỳ này que kem 200 đồng chỉ có nước đường là đá mà cũng là niềm mơ ước của nhiều cụ. Thuật ngữ tiền lẻ 200 kem, 500 kem có nguồn gốc từ đây.
Cụ bán quẩy đi đôi tông cọc cạch, quần áo bẩn quá. Chiếc quần được tháo gấu để cho dài hơn, chắc là quần được may từ ngày cụ ý còn nhỏ.
Hai cụ nghỉ chân bán quẩy nghỉ chân. Một cụ có chiếc áo phông có nụ cười e thẹn, chiếc áo phông in hình 100 đô la rất phổ biến ngày đó
Một cụ đi cân sức khỏe rong. Khu vực SG. Chiếc cân đã cũ quá, chắc nó cũng kiếm được khơ khớ tiền.
Không biết 2 cụ này bán gì, hình như không phải bánh mỳ vì có vẻ nặng
Các cụ bán ổi, thuốc lá và bưởi ở bến phà. Nhìn đặc sản thì có vẻ là bến phà Tân Đệ giữa Nam Định và Thái Bình. Bến phà ngày đó là phổ biến ngành kinh doan đồ lởm và các cụ nghệ sỹ 2 ngón. Tại phà Tân Đệ em đã mua 2 bao thuốc lá Vina nhưng bóc ra bên trong toàn là ERA.
Nhìn ở góc chụp này thì giống phà Triều Dương sang Hưng Yên hơn, cũng có thể phà Ký Cao sang Hải Phòng
Em cũng mua một con Olympus thế này khoảng năm 2002, nhưng dùng thẻ nhớ Smart Media to đùng, chụp oách vãi. Giờ không nhớ vứt đâu.Năm 2004 em được cấp cái máy Olympus bỏ túi này, hồi đó chắc cũng đắt. Cầm nó so với các máy khác như là cầm Iphone so với HKphone vậy. Mấy sếp trên thấy mình biết chụp cứ nhờ chụp đám ma, đám cưới, mừng thọ.... tráng ảnh ra trả không dám lấy tiền. Hehehehe...
Cụ thật tinh mắt, em cũng không để ý. Thời kỳ này mới mở cửa mốt tiếng tây nên các công ty đua nhau viết tắt tên để nghe có vẻ tây. Em đoán chắc công ty ANLACO này có thể tên là An Lạc hay An Lâm gì đó.Mà cái tên cty sản xuất ra phân NPK này đặt cái tên cũng buồn cười nhỉ ? An la co đọc có dấu thành Ăn là có NPK.
Máy KTS thì khoảng năm 99-2k là bắt đầu có nhưng rất đắt và kém xa máy phim tự động. 2002 thì khoảng 1.3MP, 2004 thì có con Canon S5 5MP chụp rất đẹp (em đi Nhật mua 3 chiếc cho mấy bạn ở nhà).E cũng không nhớ khi nào thì phổ biến máy KTS. Chỉ nhớ năm 2009 em mua cái máy KTS đầu tên, còn cái Olympus em được cấp năm 2004 là dùng phim, thời đó nó cũng là đồ xịn chứ chưa đến mức lỗi thời. Bấm máy phim chạy ro ro, cảm giác sướng hơn máy KTS.
Em lần đầu tiên được ăn bún bò Nam Bộ ở nhà có chữ Silk này khoảng năm 82-83, năm 86-87 thì không bán bún bò nữa và chuyển sang bán đồ từ LX về, em đã mua vài khẩu súng bắn đạn có đầu cao su dinh (của LXo loại 2 nòng) ở đây em mang về phố LVC bán lại cho hàng đồ chơi mở đầu tiên ở phó ở chỗ nhà ca múa.Nhà bán tranh chỗ cột điện, hồi bé nhà cháu học cùng với ô bạn tên Hùng. Nhà ô bạn hình như mãi cuối 9x mới bán, giờ chả biết lưu lạc nơi đâu. Phố Cầu Gỗ nhà cháu phải học cùng gần 2 chục người.
thời kỳ này anh người tốt làm bộ trưởng, sau đó các em sn 1989 rớt tn 12 hơi nhiềuXin lỗi các cụ em góp mấy tấm mang tính thời sự tí
Nguồn em nhặt trên face book. Các cụ 8x trở về trước đi thi tốt nghiệp cấp 3 chắc vẫn nhớ những hình ảnh này
Của em nó cũng vây. Đóng nắp hậu là mấy kêu ro ro cuốn phim sang bên kia, chụp 1 kiểu là nó lại kêu ro ro cuốn trở lại. Tiếng kêu chắc nịch.Máy KTS thì khoảng năm 99-2k là bắt đầu có nhưng rất đắt và kém xa máy phim tự động. 2002 thì khoảng 1.3MP, 2004 thì có con Canon S5 5MP chụp rất đẹp (em đi Nhật mua 3 chiếc cho mấy bạn ở nhà).
Máy phim như của cụ chưa phải loại hiện đại nhất, những năm 92, 93 em đã cầm những con máy tự động có chức năng lắp phim vào là tua hết sang bên kia, chụp kiểu nào nó lại đưa lại vào hôp (em gọi tạm thế cho nhanh), tính năng này rất hữu dụng khi có nhiều người không biết chụp được 1 lúc lại mở máy ra xem tình hỉnh thế nào, kết quả lúc đưa đi tráng phim thì phim đen xì.
E kết mỗi quả điếu bát thôi. Trc ông nội e có để lại quả điếu bát như trong hình,sau này ko biết trong nhà ai làm thất lạc mất jo e vẫn tiếcHồi đó nhà nào có con này thì thì hoành tráng lắm. Coi như là 1 biểu tượng là gia đình có người đi Liên Xô về
Chiếc ca uống nước bằng sắt tráng men thần thánh. Chắc các cụ 7x gần như nhà nào cũng có 1 chiếc. Hình như mặt kia nó có dòng chữ Quyết chiến Quyết thắng thì phải.
Cụ giống cháu rồi. Tiết canh dê ngon mà gần chục niên rồi không dám chén nữa.Một bà cụ đang bán món quốc hồn, quốc túy. Thú thực món này em rất khoái nhưng tiết canh thì lâu lắm rồi không dám xơi. Mấy cụ ông đang ngồi chờ mồi có vẻ sốt ruột
Em đang bận dịch ít tài liệu cổ nên dành thớt này cho cụ Doun, hehehe, em vẫn còn ảnh, và sẽ quay lại chém cho vui.Dịch giã mệt mỏi quá các cụ ợ. Em mạn phép lan man chút cho đỡ căng thẳng
Em lại kiếm được cái ảnh hơi giống của cụ Doc. Có khi lại cùng dãy phố. Riêng về khoản mấy ông nhà mình làm tượng fake theo các bức tượng nổi tiếng của châu Âu thời kỳ phục hưng em thấy cực chán. Chưa cần bàn sâu đến chuyện hồn phách của bức tượng, chỉ cần nhìn đường nét đã thấy chán vô cùng rồi. Em thà không trưng chứ mua về trưng lên nhìn nó cứ trọc phú kiểu gì ấy.