1 cô bé đang chào kiểu đội viên, SG, 1978, giờ cô bé đã U60
Em nghĩ thời này VNA vẫn do quân đội quản lý nên nó có cờ như vậy. Còn logo hình tròn bên trong là cánh cò cụ ợ. Các cụ thuyết trình là cánh cò gắn liền với những đồng lúa Việt Nam bay ra thế giới.Xem ảnh này mới thấy VN Airline nhiều lô gô phết, không rõ cái logo trông như của không quân kia có phải logo đầu tiên chưa ? Logo tiếp theo là logo hình khoanh tròn có chiếc máy bay, sau rồi mới đến logo hoa sen như hiện nay.
Eska em nhớ là phanh tay mà, em đi học đại học đạp cái đó. Giờ cái khung vẫn còn treo ở nhà kho, ông cụ nhà em quyết không bán để làm kỷ niệm. Phanh đạp ngược pê đan (phanh cá) thường hay gặp ở xe của Liên Xô (có loại sản xuất ở Ukraine, em hay đọc là xe U-cờ-ren). Hồi bé tụi em hay gọi là xe trâu vì nó to và nặng, vành 680, moay-ơ sau to đùng vì tích hợp phanh cá. Về sau những xe còn lại được sử dụng làm xe thồ ngon bá cháy, ăn đứt Phượng Hoàng và Vĩnh Cửu, gì chứ chở 2 sọt ứt đầy không xi nhê.Vâng Eska Tiệp,phanh sau bằng cách đạp ngược bị đan vành 650
Không phải Vespa mà là Lambretta cụ ợSG, 1997, 3 chiếc xe máy đặc trưng thời ấy, Vespa, Dream, Cub 80 sừng hươu
Em bện chổi siêu đẳng luôn. Ngày xưa còn bện mấy cái bé bé cho mẹ quét bàn thờ.Rơm phơi ở đây, đa phần là rơm lúa nếp, gặt vụ mùa. Sau khi phơi khô, rơm sẽ được tuốt phần lá lúa, chỉ còn lại cọng, sau đó mới đem bện làm chổi.
Chổi khóe (đọc cứng hàm luôn); chổi gai (bằng cây gai hay mọc ở đường tàu, dùng để quét lá cây về đun bếp.Quê em có chổi cọ, chổi chít,chổi trúc....còn chổi rơm chủ yếu để quét nhà..
1 điểm giao cắt đường tàu hiếm hoi. Đây là đoạn đầu Hàng Than và Quán Thánh 2 đường tàu giao cắt nhau, tuyến Bờ Hồ - Bưởi tàu từ bến Bờ Hồ đi Hàng Ngang - Hàng Đào đến bến Đồng Xuân, từ ĐX đi Quan Thánh - Thuỵ Khuê - Bưởi.HN, 1978,
Con của e là xe nữ màu xanh nước biển cụ ạ. Mới tinh luôn vì bố e đc đội chuyên gia Tiệp sang vn công tác tặng ạ,nó theo e bắt đầu từ năm 90.Vì bố e lên đời xe cúp 87Eska em nhớ là phanh tay mà, em đi học đại học đạp cái đó. Giờ cái khung vẫn còn treo ở nhà kho, ông cụ nhà em quyết không bán để làm kỷ niệm. Phanh đạp ngược pê đan (phanh cá) thường hay gặp ở xe của Liên Xô (có loại sản xuất ở Ukraine, em hay đọc là xe U-cờ-ren). Hồi bé tụi em hay gọi là xe trâu vì nó to và nặng, vành 680, moay-ơ sau to đùng vì tích hợp phanh cá. Về sau những xe còn lại được sử dụng làm xe thồ ngon bá cháy, ăn đứt Phượng Hoàng và Vĩnh Cửu, gì chứ chở 2 sọt ứt đầy không xi nhê.
Rạ cụ ơi.Dạ chứ rất ít khi dùng rơm cụ ạ, vì rơm nó nhẹ, hay rối. Gốc dạ nó mượt, cứng, dễ lợp và bền hơn. Ngày xưa đi gặt lúa bà con cắt đôi cây lúa. Phần gốc dạ dựng lên như cái lều của người da đỏ phơi tại ruộng đến khi khô mới gánh về. Tụi trẻ trâu bọn em hay thò chân đá 1 cái cho nó đổ ra, bên trong có khi có 1 chú ếch to đùng ngồi trú nắng. Nhưng phải mắt trước mắt sau để ý không chủ ruộng tóm được thì ăn đòn vì đá đổ hom dạ của họ, làm họ phải còng lưng để vơ lại. Em search cái ảnh minh họa nhưng tiệt không có. Có lẽ hình ảnh này cũng tiệt chủng rồi. Có cái thớt này của cụ Doc coi nhiều thứ được ghi lại cho con cháu sau này chúng nó đọc. Hehehe.
Phố Trần Nhật Duật, em thấy có cái cột điện cao phía bên đê và quan trọng là thấy mấy đồ xe máy ở bên phải.HN, 1997, phố nào mà rộng quá
Hihi, e vừa nàm việc vừa comment cũng biết nỗi chính tả nhưng chưa kịp sửa. Thank cụ.Rạ cụ ơi.
Có câu : " Rồi mùa tooc rạ rơm khô
Bạn về nơi bạn biết nơi mô mà tìm"
Gốc rạ thì kg bền như phần gần ngọn nên quê em vẫn dùng để làm tranh.
Rạ dùng để lợp mái nhà ngày xưa thường sử dụng rạ vụ mùa, vì lúa vụ mùa khi gặt, cánh đồng khô nước. Giống lúa ngày đó cấy vụ mùa thường là Mộc Tuyền, 6 tháng mới cho gặt, ăn ngọt cơm. Vụ lúa chiêm, thường lúa chín vào cuối tháng 5, đầu tháng 6. Có một số giống ngắn ngày thì đỏ đuôi vào cuối tháng 4, đầu tháng 5. Và thường từ cuối tháng 5 là bắt đầu mùa mưa bão. Nếu không gặt nhanh, lúa bị đổ, ngập nước, mọc mầm. Gặt rồi, thóc không phơi khô được, sẽ mọc mầm...nên mới có câu "xanh nhà hơn già đồng", nhẽ vậy.Hihi, e vừa nàm việc vừa comment cũng biết nỗi chính tả nhưng chưa kịp sửa. Thank cụ.
Khả năng đúng là Zil 130 cụ ợ..nhưng ngày đó xe trong Nam hay nâng tải độ lại thùng để chạy đường dài nên dáng xe thay đổi chút so với xe ngoài Bắc thường chỉ thùng thấp và phủ bạt...IFA nó không có phần đầu nhô ra trước cụ ợ. Khoang máy nó nằm ngay dưới cabin luôn. Em cũng không rõ xe gì?!
Chỗ này có vẻ giống ngã 5 Bốt Hàng Đậu, đường tàu điện rẽ trái là đi từ Bờ Hồ về Bưởi, trước mặt là Phố Hàng Than, ảnh chup từ vị trí Piagio Xuân Cầu bây giờ sang...HN, 1978,
Đúng rồi cụ, xe ESKA là phanh tay nhưng là vành 660 chứ ko phải 650 như một cụ trên nói, và xe Liên xô thì mới hay có phanh chân đạp ngược vì em có con mini KAMA, khung gấp của Liên xô toàn nghịch phanh suốt màEska em nhớ là phanh tay mà, em đi học đại học đạp cái đó. Giờ cái khung vẫn còn treo ở nhà kho, ông cụ nhà em quyết không bán để làm kỷ niệm. Phanh đạp ngược pê đan (phanh cá) thường hay gặp ở xe của Liên Xô (có loại sản xuất ở Ukraine, em hay đọc là xe U-cờ-ren). Hồi bé tụi em hay gọi là xe trâu vì nó to và nặng, vành 680, moay-ơ sau to đùng vì tích hợp phanh cá. Về sau những xe còn lại được sử dụng làm xe thồ ngon bá cháy, ăn đứt Phượng Hoàng và Vĩnh Cửu, gì chứ chở 2 sọt ứt đầy không xi nhê.
Khả năng đúng là Zil 130 cụ ợ..nhưng ngày đó xe trong Nam hay nâng tải độ lại thùng để chạy đường dài nên dáng xe thay đổi chút so với xe ngoài Bắc thường chỉ thùng thấp và phủ bạt...
Em nhớ ngày đó, quanh đi quẩn lại có 3 giống lúa: Mộc Tuyền hạt nhỏ, nhọn; Bao Thai Hồng và về sau có CR203Rạ dùng để lợp mái nhà ngày xưa thường sử dụng rạ vụ mùa, vì lúa vụ mùa khi gặt, cánh đồng khô nước. Giống lúa ngày đó cấy vụ mùa thường là Mộc Tuyền, 6 tháng mới cho gặt, ăn ngọt cơm. Vụ lúa chiêm, thường lúa chín vào cuối tháng 5, đầu tháng 6. Có một số giống ngắn ngày thì đỏ đuôi vào cuối tháng 4, đầu tháng 5. Và thường từ cuối tháng 5 là bắt đầu mùa mưa bão. Nếu không gặt nhanh, lúa bị đổ, ngập nước, mọc mầm. Gặt rồi, thóc không phơi khô được, sẽ mọc mầm...nên mới có câu "xanh nhà hơn già đồng", nhẽ vậy.
Hồi đó có bát cơm gạo Bao thai chan tý mắm cốt thì...chẹp chẹp, em nhớ mãiEm nhớ ngày đó, quanh đi quẩn lại có 3 giống lúa: Mộc Tuyền hạt nhỏ, nhọn; Bao Thai Hồng và về sau có CR203
Hướng đường một chiều của các xe máy đang đi là đường Lý Tự Trọng. Còn hướng của người đi xe áo sọc là đường Đồng Khởi (có biển cấm xe tải). Các tòa nhà Building Vincom sau này xây trên khoảng đất ở tay trái của xe máy áo sọc.Đường Lý Tự Trọng và Lê Thánh Tôn song song thì làm gì có ngã ba như trên. Chổ này hình như là Sở Thông tin truyền thông TP, bên tay phải là Vincom.
Các xe tải trong nam ít dùng máy xăng lắm, nên ZiL130 là hầu như không dùng. Chiếc xe trong hình của cụ Doc là loại tải nặng xài máy dầu, hệ khung gầm bệ, nhíp đều được độ để tăng tải lên, thường là Desoto Mỹ hay Hinos Nhật...Khả năng đúng là Zil 130 cụ ợ..nhưng ngày đó xe trong Nam hay nâng tải độ lại thùng để chạy đường dài nên dáng xe thay đổi chút so với xe ngoài Bắc thường chỉ thùng thấp và phủ bạt...