Đồng diễn mừng 40 năm chiến thắng ĐBP, 1994
1 nhân viên đường sắt đang cấm Tây bấm máy, 1994, đây là đội TNTP HCM, Tây lại nghĩ là các Hướng Đạo sinh ( Hướng Đạo sinh vẫn có ở VN, nhưng không được chính quyền công -nhận)
Hồi xưa bãi tắm cũ thoai thoải, sáng ra lội biển cách bờ 300m mới chỉ đến quá đầu gối một chút. Bây giờ anh Sun đổ đất xây lấn biển, bãi tắm thành ra dốc kinh khủng, chỉ ra khoảng 30m là ngập gần đầu rồi. Người thì đông, chật ních ở quanh bờ.Đi biển Quảng Ninh, 1994, chẳng ai dám cởi quần áo
Người Chăm gốc từ Mã Lai mà cụ. Cách đây tầm 7-8 năm, em đi Ninh Thuận chơi có thuê một cậu lái xe ta xi nguyên một ngày, cậu ấy là người Chăm, đã từng đi xuất khẩu lao động bên Mã về. Cậu ấy có nói cậu ta và người Mã nói chuyện không cần phiên dịch. Cũng tương tự như người Thái ở VN với người Thái Lan ý ạ.
Thái VN và Thái Lan thì cùng gốc nhưng xa rồi nên đoán chỉ hiểu độ 10 - 20% là hết cỡ. Em nói chuyện với bọn Thái suốt, chúng nó bảo chúng nó cũng không hiểu dân miền núi nói đâu.
Nhà cháu mấy lần hỏi thăm các bạn dân tộc Thái ở các khu du lịch, các bạn ấy kể gặp người Thái Lan sang du lịch cũng nhiều, một số từ có thể hiểu nhưng chỉ tầm 20-30%.Em cũng hay đi Tây Bắc chơi, có hỏi qua loa thôi thì họ bảo có thể nói chuyện với nhau được, nhưng cụ thể đến mức nào thì em cũng không rõ lắm. Không biết có giống như người Kinh với người Mường không cụ nhỉ?
các cụ tinh mắt cho em hỏi,cụ áo xám đeo kính râm phía xa xa, có phải dream không ợ? trên tay lái, giống đèn định vị liền kề đèn tín hiệu!Cũng có thể là đúng năm 1993 như chú thích cụ ah. Trong một nhóm người dừng xe chờ đèn đỏ cũng rất có thể không lọt vào chiếc xe Dream hay xe đời mới nào mà
Ông đứng sau mợ áo hồng này hả bác?các cụ tinh mắt cho em hỏi,cụ áo xám đeo kính râm phía xa xa, có phải dream không ợ? trên tay lái, giống đèn định vị liền kề đèn tín hiệu!
Chính xác thì người Chăm và người Mã cùng nguồn gốc. Cũng như Thái ta và Thái Lan có cùng nguồn từ nước Đại Lý thuộc tỉnh Vân Nam, khi dân Hán chiếm các vương quốc nhỏ nước Đại Lý sụp đổ, một phần di xuống phía Nam cư ngụ tại Lào, Việt, Thái... nên ngôn ngữ có tương đồng, nhưng qua thời gian có biến đổi ít nhiều theo vùng miền. Ngay như người Kinh ta chỉ sau hơn 300 năm mà tiếng Bắc, Trung, Nam đã biến đổi, người mà ít tiếp xúc với vùng miền khác nghe còn không hiểu tiếng nhau.Người Chăm gốc từ Mã Lai mà cụ. Cách đây tầm 7-8 năm, em đi Ninh Thuận chơi có thuê một cậu lái xe ta xi nguyên một ngày, cậu ấy là người Chăm, đã từng đi xuất khẩu lao động bên Mã về. Cậu ấy có nói cậu ta và người Mã nói chuyện không cần phiên dịch. Cũng tương tự như người Thái ở VN với người Thái Lan ý ạ.
Khi đọc còm cụ dz0r0 em đã thấy mình sai sai rồi.Nhà cháu mấy lần hỏi thăm các bạn dân tộc Thái ở các khu du lịch, các bạn ấy kể gặp người Thái Lan sang du lịch cũng nhiều, một số từ có thể hiểu nhưng chỉ tầm 20-30%.
Cái này cũng dễ hiểu, khi cộng đồng tách nhau ra thì ngôn ngữ phát triển theo hướng khác. Ngay cả cộng đồng người Việt hải ngoại tại Mỹ cũng có cách sử dụng từ ngữ khác ở VN, dù mới có chưa đến 50 năm. Coi Paris by night các đoạn phỏng vấn, họ dùng thứ tiếng Việt rất khiên cưỡng, nhiều từ cổ, cách dùng kỳ quái như thể người nước ngoài đang học tiếng Việt. Thêm 500 năm nữa chắc còn kỳ quái nữa, mà đây là vẫn có sự giao lưu về ngôn ngữ (tin tức internet, phim ảnh...). Thái Lan và Thái dân tộc ta mấy nghìn năm dãn cách xã hội rồi.
Chỗ này giống ngã tư Lương Văn Can - Hàng GaiHN, 1992, phố nào đây các cụ?
Chỗ này hình như ngã ba Lê Văn Hưu - Thi Sách - Hàn Thuyên.Ảnh này Tây chú thích là SG, nhưng em nghĩ là Hn thì đúng hơn, 1990, có người đang xua đuổi hàng rong
Chỗ này nếu em không nhầm là ngã 5 Ô Chợ Dừa.Hn, 1994, chỗ này có lẽ là Lê Duẩn? nhìn vãn nghèo khổ
Cụ chưa tính đến ảnh hưởng của ngôn ngữ thông dụng trên hệ thống TV (VTV, các đài địa phương...) góp phần làm hiểu rõ, nghĩa và văn hóa chung rất nhiều, chưa kể số lượng hoc sinh sinh viên đông đảo, các trung tâm công nghiệp... làm phổ biến rộng rãi từ chung và cũng làm biến mất nhiều ngôn từ riêng. Lấy thì dụ, các vật tư phụ tùng của các trung tâm HEAD của Honda khắp cả nước, đã góp phần phổ biến từ dùng chung, và dàn biến mất từ riêng.Khi đọc còm cụ dz0r0 em đã thấy mình sai sai rồi.
Cứ suy từ tiếng Việt mình thôi, em đã có mặt ở 57/63 tỉnh thành và thực sự rất khó khăn để hiểu người dân ở nông thôn các tỉnh từ Nghệ An đến Phú Yên nói gì. Ngược lại, lúc đi chơi miền Tây, em có hỏi cậu lái xe người địa phương có nghe rõ khi bọn em nói chuyện không, cậu ấy bảo nếu nói nhanh và hơi nhỏ thì cậu ấy cũng chịu.
Được cái bây giờ cách viết đã dần thống nhất, giữa các vùng miền chỉ khác nhau chủ yếu ở cách hành văn và việc sử dụng các từ địa phương.
Ngay ở Hà Nội, em thấy tiếng nói của các bác, các cô, các chú và các cụ nhà em cũng đã khác bọn cháu và F1 nhà em rồi. Cả về ngữ điệu, cách sử dụng từ ngữ và nhất là tốc độ nói. Chính ra em thấy người dân ở các tỉnh miền núi phía Bắc, các linh mục Công giáo nói giống các cụ nhà em nhất. Cá nhân em thích sự thống nhất trong đa dạng trong đó có tiếng Việt.
Chỗ này hình như Ô chợ dừaHn, 1994, chỗ này có lẽ là Lê Duẩn? nhìn vãn nghèo khổ
Em có biết cái này anh ơi. Kể cả cả tương tác trên mạng xã hội nó cũng có ảnh hưởng phải không anh. Nhưng em cũng nghĩ có cái mất đi thì lại có cái mới được bổ sung.Cụ chưa tính đến ảnh hưởng của ngôn ngữ thông dụng trên hệ thống TV (VTV, các đài địa phương...) góp phần làm hiểu rõ, nghĩa và văn hóa chung rất nhiều, chưa kể số lượng hoc sinh sinh viên đông đảo, các trung tâm công nghiệp... làm phổ biến rộng rãi từ chung và cũng làm biến mất nhiều ngôn từ riêng. Lấy thì dụ, các vật tư phụ tùng của các trung tâm HEAD của Honda khắp cả nước, đã góp phần phổ biến từ dùng chung, và dàn biến mất từ riêng.
Văn hóa, ngôn ngữ luôn có sự giao thoa mà cụ. Người kinh nam bộ phần lớn có nguồn gốc từ xứ thanh - nghệ di vào nam theo chúa Nguyễn, ngôn ngữ pha trộn với tiếng Chăm, tiếng Triều Châu mà thành giọng nam bây giờ. Một hai năm trước có phong trào ngôn ngữ thuần Việt em cho là dở hơi, mất thời gian không cần thiết, chắc xuất phát từ cái vụ HD 981. Trong 2, 3 câu nói em đố ai tìm được câu không có từ du nhập từ các nước khác đấy. Đặc biệt là từ nước lạ. Ngay cái câu Thuần Việt đã có 1 từ Hán Việt rồi.Cụ chưa tính đến ảnh hưởng của ngôn ngữ thông dụng trên hệ thống TV (VTV, các đài địa phương...) góp phần làm hiểu rõ, nghĩa và văn hóa chung rất nhiều, chưa kể số lượng hoc sinh sinh viên đông đảo, các trung tâm công nghiệp... làm phổ biến rộng rãi từ chung và cũng làm biến mất nhiều ngôn từ riêng. Lấy thì dụ, các vật tư phụ tùng của các trung tâm HEAD của Honda khắp cả nước, đã góp phần phổ biến từ dùng chung, và dàn biến mất từ riêng.