Mình thì không đồng ý với cụ chủ về nhận xét về triều đại nhà Nguyễn là triều đại yếu kém nhất trong lịch sử Phong kiến.
Nhà Nguyễn có công rất lớn về mở mang bờ cõi dân tộc. Có thể chứng minh qua GG về Lãnh thổ Việt Nam qua từng thời kỳ.
Xin copy 1 đoạn hầu các cụ:
Thời kỳ
Trịnh,
Nguyễn phân tranh, do áp lực tấn công của các
chúa Trịnh ở
Đàng Ngoài và nhu cầu đất đai, các
chúa Nguyễn đã tiến hành những đợt nam tiến, mở rộng lãnh thổ Đại Việt về phương Nam chưa từng thấy.
Năm 1611, chúa
Nguyễn Hoàng tiến chiếm vùng đất của Chiêm Thành mà ngày nay là
Phú Yên
Năm 1623, chúa
Nguyễn Phúc Nguyên được vua
Chân Lạp là
Chey Chettha II chấp thuận nhượng vùng đất
Mô Xoài, lập 2 thương điểm (đồn thu thuế) là
Kas Krobei và
Prei Nokor để tiến hành thu thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho cư dân Việt phát triển.
Năm 1653, chúa
Nguyễn Phúc Tần tiến chiếm vùng
Khánh Hòa của Chiêm Thành. Lấy
sông Phan Rang làm ranh giới. Vùng phía Đông sông đến địa đầu
Phú Yên (vùng
Kauthara) đặt
dinh Thái Khang. Phần phía Tây sông (vùng
Panduranga) vẫn thuộc về Chăm Pa.
Năm 1693, thời chúa
Nguyễn Phúc Chu, tướng
Nguyễn Hữu Cảnh tiến chiếm và chính thức sáp nhập phần còn lại của vương quốc Chiêm Thành lập
trấn Thuận Thành; là
Bình Thuận,
Ninh Thuận ngày nay, tuy nhiên chính quyền
Đàng Trong vẫn dành cho
người Chăm chế độ tự trị ở đây cho đến năm 1832. Như vậy, phạm vi đất đai Champa lịch sử tương ứng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ hiện nay, rộng 80.000 - 90.000 km2 (30.000 - 34.000 mile2) được tích hợp vào lãnh thổ của người Việt.
Năm 1698,
Nguyễn Hữu Cảnh lấy đất
Nông Nại đặt làm
phủ Gia Định, lập đất
Đồng Nai làm
huyện Phước Long, dựng nên
dinh Trấn Biên (lỵ sở nay là thôn Phước Lư), lập xứ
Sài Côn làm
huyện Tân Bình, lập
dinh Phiên Trấn (quận sở nay gần Tân Đồn). Chính thức đưa khu vực các tỉnh miền
Đông Nam Bộ của
Chân Lạp vào lãnh thổ
Đàng Trong.
Năm 1708,
Mạc Cửu (thương nhân người Hoa) người khai phá vùng đất
Hà Tiên,
Kiên Giang (của Chân Lạp) xin nội thuộc chúa Nguyễn,
chúa Nguyễn phong chức Tổng binh cai quản
Từ năm 1736-1739,
Mạc Thiên Tứ (con Mạc Cửu) khai phá thêm vùng đất
Cà Mau,
Bạc Liêu,
Cần Thơ (của Chân Lạp) đưa vào lãnh thổ Đàng Trong.
Năm 1732, chúa
Nguyễn Phúc Chú nhận đất dâng từ vua Chân Lạp là
Satha II (Nặc Tha), hai vùng đất là Peam Mesar (
Mỹ Tho) và Longhôr (
Vĩnh Long).
Năm 1756, vua Chân Lạp là
Nặc Nguyên (
Ang Snguon) sau khi bị chúa
Nguyễn Phúc Khoát đánh bại đã dâng vùng đất
Tân An,
Gò Công để cầu hòa.
Năm 1757, vua Nặc Nguyên chết, chú là
Nặc Nhuận (Neac Ang Nhuan) dâng 2 xứ
Preah Trapeang và
Basac (vùng đất
Trà Vinh và
Sóc Trăng) để được chúa Nguyễn Phúc Khoát phong làm vua Chân Lạp. Sau khi Nặc Nhuận chết, chúa
Nguyễn Phúc Khoát đã hỗ trợ
Nặc Tôn (
Outey II) lên ngôi và bảo vệ trước sự tấn công của
Xiêm La, vua Nặc Tôn đã dâng vùng đất ngày nay là
Châu Đốc,
Sa Đéc cho chúa Nguyễn.
Riêng
Mạc Thiên Tứ,
Nặc Tôn dâng năm phủ
Hương Úc,
Cần Bột,
Trực Sâm,
Sài Mạt và
Lình Quỳnh để đền ơn giúp đỡ.
Mạc Thiên Tứ đem hết đất ấy dâng cho Chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn cho sảt nhập vào
Hà Tiên trấn, giao cho họ Mạc cai quản.
Khi đặt chân vào vùng Nam Bộ, Chúa Nguyễn không phải đối mặt với đế chế Khmer hùng mạnh (sụp đổ vào năm 1432) mà đối mặt với các nhà nước rời rạc của người Khmer, những vương quốc nhỏ, yếu ớt, chia rẽ, thậm chí nhiều lần hiến đất để các Chúa Nguyễn dùng quân đội hỗ trợ các tranh chấp giữa họ với nhau.
Chúa Nguyễn cuối cùng tích hợp được vùng đất mà ngày nay gọi là Đông Nam Bộ rộng khoảng 23.600 km2 (9.100 mile2) và tích hợp vùng đất màu mỡ nhất của khu vực châu thổ Mê Kông nằm ở hạ lưu rộng 40.000 km2 (15.400 mile2) và nằm ở vị trí địa lý chiến lược nhất, Campuchia không còn đường ra biển qua cửa sông Mê Kông.
Các hướng mở rộng khác
* Nhà Nguyễn
Cùng với việc mở rộng lãnh thổ trên đất liền, chính quyền Đàng Trong lần lượt đưa người ra khai thác và kiểm soát các hòn
đảo lớn và
quần đảo trên
biển Đông và
vịnh Thái Lan.
Quần đảo Hoàng Sa được khai thác và kiểm soát từ đầu
thế kỷ 17,
Côn Đảo từ năm 1704,
Phú Quốc từ năm 1708 và
quần đảo Trường Sa từ năm 1711.
Năm 1816, vua
Gia Long chính thức cho cắm cờ, xác lập chủ quyền, giao đội
Hoàng Sa và đội
Bắc Hải thay mặt quản lý hai quần đảo
Hoàng Sa và
Trường Sa. Trước đó khoảng 200 năm các
chúa Nguyễn cũng đã lập đội Hoàng Sa hằng năm đi ra các đảo tìm kiếm sản vật.
Năm 1830, vua
Minh Mạng sáp nhập vùng
Tây Nguyên, rộng khoảng 60.000 km2 (~23.000 mile2) vào lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên các bộ tộc người Thượng vẫn được quyền tự trị của mình cho tới năm 1898 khi
người Pháp trực tiếp tổ chức cai trị ở đây.
Lãnh thổ Việt Nam dưới thời Minh Mạng được xem là rộng lớn nhất trong lịch sử Việt Nam, diện tích ước tính 570.000 km2 (~ 220.000 mile2) bao phủ gần hết bán đảo Đông Dương dưới những mức độ và tính chất chính trị khác nhau (nhiều vùng xa xôi phía tây trên đất Lào và Campuchia chỉ triều cống).
Trân trọng.