Giờ các cháu cũng U40 rồi, hehehe..Đôi mắt các "cháu" hồi đó rất trong sáng, nhìn thẳng vào ống kính
Giờ các cháu cũng U40 rồi, hehehe..Đôi mắt các "cháu" hồi đó rất trong sáng, nhìn thẳng vào ống kính
Em đang định trả lời mà cụ bật mí òi.Cụ và cụ binhsu7273 để ý xe babeta, cho hỏi là nó xài đánh lửa bán dẫn?
Nhưng với các xe đạp ở HN có đặc điểm chung nào?, còn một chi tiết liên quan đến thời điểm đó mà ít người để ý hoặc không còn nhớ vì quá lâu rồi.
Câu hỏi bỏ ngỏ này để các cụ thử đoán chơi cho vui! Nhà em sẽ có câu trả lời sau.
Có một số người đi học nghề thôi. Trước chỗ em có một ông đi học hàn tận bên LX về đấyThế hả cụ. Em thì nghĩ là có học nghề rồi, đoán thôi.
Cụ nhớ nhỉ, hàng bánh mỳ bây giờ ngày xưa là hàn xì đúng không cụ, nhà ngoại em ở gần đấy nên cũng hay ra phố đấy chơi.Kiếm được tuýp nước thì cứ mang ra phố Đình Ngang, đặt mấy hàng hàn hơi (đất đèn) làm bộ khung xe đạp kiểu Phượng Hoàng là cực ổn. Khó nhất là khung xe thôi, các thứ linh phụ kiện khác có thể mua lẻ hoặc nhặt nhạnh hàng thải lắp vào là thành cái xe đạp ngay. Sơn màu gì, tem xe gì cũng có đủ loại Mifa, Ezka
Xe đạp hình như quan trọng nhất là xích+líp. 2 cái này mà lởm thì tuột xích, dắt xe ốm đòn.
Thật ra ngày xưa đói nên cũng chẳng có gì thải nhiều mà lắm rác đượcHà Nội ngày xưa sạch và không có rác vứt ngoài đường như bây giờ. Dân Hà nội bây giờ gặp vấn nạn kẹt xe và rác, chỗ nào cũng là rác, thi thoảng người ta còn vứt chuột chết ra đường, thật kinh khủng thủ đô ta
Chỗ này là phố Chả cá, đoạn gần phố Hàng Cá. Đi từ ngã năm Hàng mã, hàng Lược đi lên phía Bồ Hồ, nó nằm phía bên phải.Em nhìn cái bức tường này quen lắm mà không nhớ ở phố nào, chỉ loanh quanh trong mấy phố cổ
Hạng mục khó nhất trong nghề sửa xe đạpNghề vá săm lốp rất thịnh hành thời ấy, gồm vá chín, vá sống, hahahha, ảnh chụp người đàn ông đang cân vành xe đạp , 1987
Cũng có thể cụ ạ.Chỗ này là phố Chả cá, đoạn gần phố Hành Cá. Đi từ ngã năm Hàng mã, hàng Lược đi lên phía Bồ Hồ, nó nằm phía bên phải.
Cụ cứ đùa, hàng kẹo kéoKhông rõ đây là hàng gì mà lũ trẻ xúm lại, 1987
À không cụ ạ. Chi tiết là nó như thế này : lao động mình ở LX và Đông Âu có 2 thành phần chính là a) Học nghề : các bác này sang đầu tiên học tiếng một ít xong vào trường nghề của bạn, học 3 năm, ra trường có bằng nghề 3/7, tiếng tăm cũng khá, sau đó mới đi làm; b)là các bác lao động : chỉ học 3 tháng tiếng xong đi làm luôn, các bác này là vất vả nhất khi hòa nhập. Bọn em comment bức ảnh đó là đoán xem các bác trên ảnh là học nghề hay lao động hay là sinh viên-ngày xưa dùng từ Lưu Học Sinh ( LHS) oai hơn Du học sinh...Có một số người đi học nghề thôi. Trước chỗ em có một ông đi học hàn tận bên LX về đấy
Xe đạp dóng thì hay bị trượt cave,vì chỉnh sửa liên tục cavet nó rộng và trờn ốc,còn buộc bông hồng với bùi nhùi thì những năm 80 về trước thôi ạ,sau không thấy,hồi đó xd đèo nặng sang vành là bt,em toàn dựng xe kiếm hòn đá to gõ vào ốc trục vài phát lại đạp bt..Bông hồng buộc ở dây phanh ? Hay là cái bùi nhùi cuộn vòng quanh moay-ơ để lúc nào cũng sáng loáng ?
Xe đạp thời ấy còn hay bị chửa lốp phải buộc bằng săm, đang leo dốc cầu Long Biên thì trượt đinh ca-vét, thả dốc là liều mạng luôn vì xe sang vành không phanh !
Vỉa cứu thế bờ hồ1 chị phụ nữ và 2 chiếc xe đạp trên 1 con phố, 1987, chị mặc trang phục điển- hình thời ấy, nón, áo , kiểu tóc, kiểu buộc tóc, 1 chiếc xe đạp vẫn gắn biển số, đối diện chị là cửa hàng bách hóa phục vụ thiếu nhi..