[TT Hữu ích] Loạt ảnh Việt Nam 198x của Françoise Demulder

Bahn

Xe buýt
Biển số
OF-499285
Ngày cấp bằng
21/3/17
Số km
566
Động cơ
792,748 Mã lực
Cuối những năm 90s đi qua Vinh thấy những nhà hộp hộp này cảm giác khô khan cứng nhắc ghê. Hồi đó chưa có nhà cao tầng nhiều nên rất ấn tượng.
Quy hoạch của khu Quang Trung, Vinh là do nước bạn Đông Đức thiết kế. Em thấy hình như các bạn học kiến trúc đều được giới thiệu trong giáo trình trước đây, bây giờ khi có internet rồi thì không biết còn không vì nguồn tư liệu đã phong phú hơn rồi.
Năm 2005, em ngồi tàu đi xuyên nước Đức từ Tây sang Đông, qua Berlin cũng thấy những khối nhà tầng kiểu block, lại nhớ đến khu Quang Trung, mặc dù nó cao và to hơn nhiều.
Cảm ơn chủ thớt về thread này!
 

nesta_vn84

Xe buýt
Biển số
OF-155320
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
900
Động cơ
359,642 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội phố
vào ngó nghiêng để nhớ lại một thời, biết đâu lại thấy mẹt mình trong đó, hì hì
 

trungduong2211

Xe điện
Biển số
OF-48358
Ngày cấp bằng
10/10/09
Số km
2,319
Động cơ
32,545 Mã lực
Hà Nội, 1989, tàu điện trên phố nào đây?

Khúc cua Hông Vân long Vân đầu hàng Gai.
1 con phố Hà Nội, 1989, có xe U Oát, xe Ba Bét Nhè, Cub 81...
Hình như là đoạn bờ Hồ rẽ Hàng Gai thì phải ạ. E có 1 lần đú theo hội bạn nhảy tàu điện, lúc nhảy lên thì ko sao, lúc nhảy xuống thì ngã sml
Chỗ này chụp góc hàng Ngang, Hàng Đào, quảng trường Đông Kinh nghĩa thục, Cầu gỗ, có lẽ góc chụp trên cao của nhà "hàm cá mập", chú ý cột điện gần sát tàu điện là quán Giảng với món "cà phê trứng" nổi tiếng Hà thành.
Nếu ko nhầm thì đoạn này là Lương Văn Can đâm ra hàng Gai. Em nhớ đoạn này vì hồi bé đi bộ dọc phố LVC, cứ đến đoạn này là phải đi xuống đường
Ngã Tư Hàng Gai - Lương Văn Can. Con phố chạy ngang hình ở tiền cảnh là phố Hàng Gai, dọc giữa hình là đầu Lương Văn Can, con ngõ bên phải ở hậu cảnh là Hàng Hành.

Ngã 3 Lương Văn Can - Hàng Hành, chụp cận cảnh so với ảnh trên
 

Big Bang

Xe điện
Biển số
OF-52200
Ngày cấp bằng
5/12/09
Số km
4,902
Động cơ
480,211 Mã lực
Quy hoạch của khu Quang Trung, Vinh là do nước bạn Đông Đức thiết kế. Em thấy hình như các bạn học kiến trúc đều được giới thiệu trong giáo trình trước đây, bây giờ khi có internet rồi thì không biết còn không vì nguồn tư liệu đã phong phú hơn rồi.
Năm 2005, em ngồi tàu đi xuyên nước Đức từ Tây sang Đông, qua Berlin cũng thấy những khối nhà tầng kiểu block, lại nhớ đến khu Quang Trung, mặc dù nó cao và to hơn nhiều.
Cảm ơn chủ thớt về thread này!
Ở Hà nội còn khu E thanh xuhu ân Bắc được làm từ tấm lắp ghép theo thiết kế và công nghệ của Đông Đức. Thiết kế của nó hay hơn khu A được lắp ghép theo thiết kế và công nghệ của Nga.
Việc quy hoạch theo kiểu tiểu khu rất hay. Người dân không phải di chuyển nhiều vì trong tiểu khu có đủ cả. Cửa hàng trung tâm, chợ, trường học, vườn hoa. Có sống trong những khu như thế này mới thấy cái hay của nó. Tiếc rằng mô hình này không được nhân rộng, để đến nối mỗi sáng các ông bố, bà mẹ phải nháo nhào đưa con đi học, chưa hết giờ làm đã lo đi đón con.
 

Big Bang

Xe điện
Biển số
OF-52200
Ngày cấp bằng
5/12/09
Số km
4,902
Động cơ
480,211 Mã lực
Em còn nhớ là Karosa có 2 đời, đời sau thì vuông vắn hơn, hiện đại hơn, tỷ lệ cửa kính cũng cao hơn. Karosa là chiếc xe đầu tiên em thấy có cửa tự động, bác tài chỉ bấm nút cái là cửa tự đóng vào. Hồi đó em mê nhất chi tiết này. Trông đẹp thế nhưng mùa hè đi Karosa rất cực vì toàn cửa kính và không có điều hòa. Ngồi tàu điện thì thoáng mát hơn nhiều, nhưng đi đủng đỉnh cả buổi mới đến.
Karosa vào số hoàn toàn bằng nút bấm, không hề dùng cần số.
 

le nam 113

Xe buýt
Biển số
OF-573219
Ngày cấp bằng
9/6/18
Số km
800
Động cơ
149,710 Mã lực
Tuổi
44
Nơi ở
Hà Nội
Website
tanaso.com
Nhìn ảnh bình dị quá, cuộc sống nó sướng hơn bâyh
 

Big Bang

Xe điện
Biển số
OF-52200
Ngày cấp bằng
5/12/09
Số km
4,902
Động cơ
480,211 Mã lực
Cơ chế hoạt động của tàu điện leng keng hồi ấy thế nào mà em cứ thấy có một cụ đứng phía sau toa tàu cầm sợi dây thừng giật cái 2 cái râu có con lăn tiếp xúc với dây điện chạy trên đầu nhiều lúc toé lửa trông khiếp khiếp là.
Cái hình ảnh có Cụ cầm dây thừng giật cái cần tiếp điện là do con lăn tiếp điện nó chạy ra khỏi đường dây. Đôi khi tàu đang chạy nó cũng tuột ra, thế là phải đưa lại nó vào vị trí.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Trong ảnh 1 là 1 chiếc bus Kiev của LX. Karosa của TK hình thức đẹp hơn vs thiết kế vuông vắn
Năm 1979, Liên Xô đưa sang Việt Nam xe khách LAZ-695N và LAZ-695E để thử chạy trong thành phố
LAZ là nhà máy sản xuất ô tô Lvov (Lvovsky Avtomobilnyi Zavod) ở Ukraina chứ không phải là Kiev, đầu xe có logo chữ L theo ký tự Cyrylic
Xe sang Việt Nam năm 1979, nhưng vì thiết kế chở khách chạy đường dài, chỉ có một cửa lên xuống, rất bất tiện khi làm bus
Thành phố Hà Nội đưa đội xe này phục vụ tuyến Yên Lãng –Kim Liên - Bưởi -Nghĩa Đô. Gọi là bus nhưng mỗi ngày chỉ chạy 2 lượt: Lượt đi lúc sáng theo lộ trình Yên Lãng –Kim Liên - Bưởi -Nghĩa Đô, và 17 giờ 30 đón khách ở Nghĩa Đô (trước cửa Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam ngày nay)theo lộ trình ngược lại. Khách chủ yếu là cán bộ công nhân viên làm việc ở khu vực Nghĩa Đô: Viện Khoa học Việt Nam, Z181, Viện Kỹ thuật Quân sự, Học viện quân sự….
KHÔNG một chiếc LAZ-695 nào đưa ra làm bus tại Hà Nội vì số lượng đưa sang thử không nhiều. Cửa kính đóng kín, nóng, cách âm cách nhiệt tồi, máy rất chóng rã do sôi nước cong mặt quy lát… nên Việt Nam chê không nhập thêm loại này. Chính vì thế 1983, Liên Xô cấp tiền cho Việt Nam mua xe Karosa của Tiệp Khắc (vì không thể mua Icarus của Hungary được), Việt Nam không còn lựa chọn nào khác

Xe LAZ-695

























Trong khi đó xe Skoda của Tiệp Khắc hai cửa, đ.ít tròn, số sàn, máy bền, thường chạy tuyến Bờ Hồ-Hà Đông và Hàng Vôi-Nhổn…. là hai tuyến đông khách








Từ 1983 đưa xe Karosa đầu và đ.ít vuông, hộp số tự động hai cấp, nhưng chỉ có một cửa lên xuống, do phức tạp và khó sửa chữa nên xe chóng nát hơn xe đời trước
 

Hoàng Gia Thành

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-432048
Ngày cấp bằng
23/6/16
Số km
7,311
Động cơ
281,459 Mã lực
Tuổi
41
Ở Hà nội còn khu E thanh xuhu ân Bắc được làm từ tấm lắp ghép theo thiết kế và công nghệ của Đông Đức. Thiết kế của nó hay hơn khu A được lắp ghép theo thiết kế và công nghệ của Nga.
Việc quy hoạch theo kiểu tiểu khu rất hay. Người dân không phải di chuyển nhiều vì trong tiểu khu có đủ cả. Cửa hàng trung tâm, chợ, trường học, vườn hoa. Có sống trong những khu như thế này mới thấy cái hay của nó. Tiếc rằng mô hình này không được nhân rộng, để đến nối mỗi sáng các ông bố, bà mẹ phải nháo nhào đưa con đi học, chưa hết giờ làm đã lo đi đón con.
Mô hình tiểu khu này vỡ vì ta không quản lý nổi thời 80s 90s. Khu thanh xuân thì 2 cái nhà trẻ không được dùng làm nhà trẻ (khu A, Khu E) rồi để dân lấn chiếm bừa bãi tầng 1 vừa mất không gian công cộng các đường đi lại trong tiểu khu biến thành phố.
Ngày nay bọn Royal, Time hay Ecopark, Parkcity ..... cố gắng làm lại mà vẫn chưa đạt.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Việt Nam 1992, chùm ảnh của Raymond Depardon

Một đường phố Hà Nội – 1992. Ảnh: Raymond Depardon


Phố Hàm Long, Hà Nội – 1992. Ảnh: Raymond Depardon


Cửa hàng bán giấy đầu phố Lương Văn Can, Hà Nội – 1992. Ảnh: Raymond Depardon


Đồ chơi trẻ em được bày bán trên phố Lương Văn Can, Hà Nội – 1992. Ảnh: Raymond Depardon


Quầy báo quốc doanh trên phố Tràng Tiền, Hà Nội – 1992. Ảnh: Raymond Depardon


Những đứa tré chơi đùa trước một hiệu sách cũ ở Hà Nội – 1992. Ảnh: Raymond Depardon


Phố Hàng Bông, Hà Nội – 1992. Ảnh: Raymond Depardon


Phố Hàng Mă, Hà Nội – 1992. Ảnh: Raymond Depardon


Cửa hàng kem Thủy Tạ, Hà Nội – 1992. Ảnh: Raymond Depardon


Thiếu nữ và chiếc xe đạp ở Bờ Hồ, Hà Nội – 1992. Ảnh: Raymond Depardon
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực

Bảo tàng Quân đội trên đường Điện Biên Phủ, Hà Nội – 1992. Ảnh: Raymond Depardon


Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội – 1992. Ảnh: Raymond Depardon


Trẻ em chơi đùa trong công viên Lẽ nin (trước đó là Công viên Thống Nhất), Hà Nội – 1992. Ảnh: Raymond Depardon
Lúc chụp hình này Công viên Thống Nhất được đổi tên thành Công viên Lê Nin. Sau này mới trả lại tên cho Công viên Thống Nhất, và Công viên Lê Nin (mới) ở tượng đài Lê Nin, trước cửa Cột Cờ, đường Điện Biên Phủ


Trẻ em chơi đu quay trong công viên Lê Nin ở Hà Nội – 1992. Ảnh: Raymond Depardon

Lúc chụp hình này Công viên Thống Nhất được đổi tên thành Công viên Lê Nin. Sau này mới trả lại tên cho Công viên Thống Nhất, và Công viên Lê Nin (mới) ở tượng đài Lê Nin, trước cửa Cột Cờ, đường Điện Biên Phủ



Hồ Bẩy Mẫu ưong Công viên Lê nin, Hà Nội – 1992. Ảnh: Raymond Depardon
Lúc chụp hình này Công viên Thống Nhất được đổi tên thành Công viên Lê Nin. Sau này mới trả lại tên cho Công viên Thống Nhất, và Công viên Lê Nin (mới) ở tượng đài Lê Nin, trước cửa Cột Cờ, đường Điện Biên Phủ


Cầu Long Biên, Hà Nội – 1992. Ảnh: Raymond Depardon


Bến phà Bính Hải Phòng – 1992. Ảnh: Raymond Depardon


Một người đàn ông đứng ngắm hàng hóa trong một cừa hàng đồ gia dụng ở Hải Phòng – 1992. Ảnh: Raymond Depardon


Phà Rừng qua sông Bạch Đằng ở Quảng Yên trên tuyến Quốc lộ 10 (cũ) từ Hải Phòng đến Hạ Long – 1992. Ảnh: Raymond Depardon
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top