- Biển số
- OF-622901
- Ngày cấp bằng
- 12/3/19
- Số km
- 248
- Động cơ
- 117,534 Mã lực
Ủa? Em có trích dẫn nhầm ảnh không ạ?xe có cụ chở cả gd mấy ng mà cụ?Con này là Honda dam, yên liền, có trước giải phóng Cụ ạ.
Ủa? Em có trích dẫn nhầm ảnh không ạ?xe có cụ chở cả gd mấy ng mà cụ?Con này là Honda dam, yên liền, có trước giải phóng Cụ ạ.
Chiếc xe máy đầu tiên mà ông cụ nhà cháu mua chính là cái Simson Mofa1 cụ ạ. Đổi ngang một cái đầu máy khâu 5 con bướm nguyên xốp ( 3 con bướm là đời trước). Cái xe tậm tịt vì chẳng có đồ thay thế. May sao vẫn có người đến rước đi và ông nhà cháu thêm 3 chỉ rưỡi nữa để mua cái Babetta màu ghi bạc, màu đắt nhất thời điểm đó. Con Babetta thì cực kỳ lành, vượt 8-90km không hề khó khăn. Tốc độ có thể đạt 50km/h nếu chở hai người lớn.Jawa 350 là dòng mô tô 350 phân khối nổi tiếng của Tiệp Khắc. Người Cuba lao động ở Tiệp Khắc rất thích mua xe này đem về nước
Babetta là tên gọi loại xe đạp máy (moped),
không phải là mô tô, nick của nó là Babetta, nhưng thân xe ở bình xăng chỉ ghi JAWA, là tên nhà máy sản xuất.
Babetta là tên gọi loạt xe thoạt đầu làm theo đơn đặt hàng của Canada để dân chúng đi chợ (siêu thị gần nhà), sau này mở rộng bán nội địa
Năm 1983, em mua ở Tiệp Khắc chiếc Babetta "thế hệ 2", đèn bẹt vuông, kéo bằng côn và bánh đà
Về sau, năm 1985-86, babetta cải tiến lần cuối chạy dây cu-roa, nấc hình thang, bình xăng bẹt, đèn trở lại hình tròn.
Từ đó không rõ số phận babetta ra sao vì người Việt không mua đem về nước nữa
Cùng thời, Đông Đức cũng sản xuất moped đặt tên là MOFA giá bán 600 Mác Đông Đức. Xe này xấu cả về chất lượng đến hình thức nên ít người mang về. Viện Vật Lý (nơi em làm việc) có 2 người mang về là ông Nguyễn Văn Hiệu và Ngô Dương Sinh
Có đi rao mua bán nhiều nhé,chính xác làm chổi phất trần,cán dài để phất,quét trần nhà trên cao,ngắn để phủi bụi giường tủ,phản và đồ dùng nhé.Em chả thấy ai bán lông gà, chủ yếu cho mấy ông hút thuốc lào làm thông nõ điếu
Bếp mùn cưa khác bếp trấu cụ ạ. Mùn cưa nhồi rồi nén chặt, bếp trấu chỉ việc rải xung quanh thi thoảng gõ gõ vài cái cho than nó rụng xuống. Hình thức hai bếp cũng khác nhau. Bếp mùn cưa hình trụ tròn, có thể tận dụng từ xô chậu hay vỏ thùng tôn. Bếp trấu thì phải mua ngoài hàng vì nó khá giống cái nồi lẩu mà ngày trước miền Nam hay dùng, hơi loe hình phễu.Bếp nhồi trấu đó 87,88 hg xóm nhà em vẫn đun ạ,có cả bếp dầu mà tiết kiệm là chính mà cụ,nghĩa là tận dụng hết các nguồn chất đốt..đúng thời đó dùng từ chất đốt đấy ạ.
Ah honda 50,nếu thế sau gp Hn mới có..đúng rồi em quan sát không kĩ,mấy đời sau tk cũng gần tương tự,78 thì có đèn sương mù nữa.Màu xanh, ảnh này chụp trước Dinh Độc Lập. Mà con xe là Honda C50 Dame huyền thoại nha cụ. 78/79 nào ở đây !
Vâng hi em nhìn không kĩ ạ,với lại dòng này có sớm khi đó em hãy còn bé nên quên béng..Con này là Honda dam, yên liền, có trước giải phóng Cụ ạ.
Có cụ nào nhớ xe Habich, là đời cụ nội của xe simson không nhỉ?Xe Tiệp ngày đó ngoài JAWA/BABETTA, JAWA350 còn có loại xe ít người biết là CZ125/CZ150, tương tự dòng ETZ của Đông Đức. Xe Tiệp đặc điểm cần số và cần khởi động chung nhau là 1 luôn, muốn nổ máy thì ấn và kéo cần số lên thành cần khởi động.
Xe này hình như đèn liền khung, người dưới ruộng đèn vẫn trên bờ???Có cụ nào nhớ xe Habich, là đời cụ nội của xe simson không nhỉ?
Em đang định còm vụ biển số xe đạp thì cụ đã giải thíchCác cụ trả lời và đoán ý đặc điểm về xe đạp ở HN, nhưng đi vào cụ thể 2 tấm hình màu và đen trắng của cụ Ngao5 đưa lên, cụ khẳng định là chụp năm 1973, coi thật kỹ thì thấy vài đặc điểm không phải (1973) như vậy mà phải là năm 1985 như: xe Honda, dép tông Lào, xe babetta, làn nhựa màu xanh.
Tuy nhiên một điểm nhấn mà nhiều người ở thời kỳ đó biết nhưng đã quên vì lâu. Đó là ở HN bỏ quy định đăng ký xe đạp và mang biển đăng ký xe đạp từ quãng 1977-1978. Trong 2 tấm hình trên các xe đạp đều không treo/mang biển đăng ký!, biển số xe này thường móc ở thân xe (dù ngang hay chéo), đây là một đặc điểm mà nếu cụ Ngao5 nói tấm hình chụp năm 1973 thì các xe đạp phải có.
Không phải dinh Độc lập, mà là trước cửa Thảo Cầm viên (dân gọi ngắn gọn là Sở thú SG), 2 cổng này ở 2 vị trí đối diện nhau 2 đầu của đường Lê Duẩn bây giờ.Màu xanh, ảnh này chụp trước Dinh Độc Lập. Mà con xe là Honda C50 Dame huyền thoại nha cụ. 78/79 nào ở đây !
Kẹo dồi/kẹo kéo huyền thoại cụ nhỉ?Không rõ đây là hàng gì mà lũ trẻ xúm lại, 1987
Không rõ kẹo dồi hay kẹo kéo, heheheKẹo dồi huyền thoại cụ nhỉ?
Hồi đấy mà được đeo tai nghe thế này chắc là toàn các con của lãnh đạo cao cấp cụ nhỉ. Năm 79 thì còn đang đói lắm.Ảnh này "diễn" quá
Mùn cưa và trấu hồi đó có xe bò ng ta kéo đi bán rong,hình như mùn cưa đắt hơn thường để róm bếp cgo nhanh bén,bếp trấu họ thường đặt cái vỏ chai vào trong cái lò tôn,hoặc tận dụng cái xô hỏng khoét cửa lò ở dưới nhồi trấu lèn chặt xung quanh chai sau đó rút chai ra và cho mùn cưa vào,đốt dấy ở dưới cửa lò để mùn cưa cháy bén vào trấu và đun..cụ nào xưa nhà có đun bếp kiểu này cho thêm ý kiến ạ,món này là em thấy nhà hg xóm hồi đó đun như vậy,còn mùn cưa chắc đun thêm với bếp củi để ủ lửa hoặc đỡ tốn củi thì đung hơn ạ.Bếp mùn cưa khác bếp trấu cụ ạ. Mùn cưa nhồi rồi nén chặt, bếp trấu chỉ việc rải xung quanh thi thoảng gõ gõ vài cái cho than nó rụng xuống. Hình thức hai bếp cũng khác nhau. Bếp mùn cưa hình trụ tròn, có thể tận dụng từ xô chậu hay vỏ thùng tôn. Bếp trấu thì phải mua ngoài hàng vì nó khá giống cái nồi lẩu mà ngày trước miền Nam hay dùng, hơi loe hình phễu.