Tháng 3 AL là cúng tết Hàn thực là của Trung Quốc,
Trong tháng 3 Âm lịch thường là trùng vào đầu Tiết Thanh minh ( là một trong 24 Tiết khí theo lịch mùa vụ), Đây cũng là một ngày lễ gia đình của TQ có tục con cháu đi tảo mộ, làm cơm cúng Ông bà tổ tiên. Từ ngàn xưa một số GĐ người VN cũng lấy ngày này để cúng và tảo mộ Ông bà Tổ tiên, lâu ngày thành phong tục của Dân Việt. Vì nét theo văn hóa tưởng nhớ ông bà và trọng đạo hiếu.
Nhà báo trên bị nhầm Giữa ngày Tết Hàn Thực và ngày Tiết (khí) Thanh Minh. Thanh Minh tính theo lịch Tiết khí dùng trong phong thủy và nông nghiệp.
Tiết Thanh Minh tính theo ngày dương lịch, vì theo chu kỳ trái đất xoay quanh mặt trời. khi kinh đô mặt trời có vị trí từ 15 o đến #30 o ( thường cố định vào ngày 5/4 - 20/4 DL).
Thanh minh là tiết thứ 5 trong 24 tiết khí hàng năm (Tiết Lập Xuân, Tiết Vũ Thủy, Tiết Kinh Trập, Tiết Xuân Phân, Tiết Thanh Minh, Tiết Cốc Vũ, Tiết Lập Hạ, Tiết Tiểu Mãn, Tiết Mang Chủng, Tiết Hạ Chí, Tiết Tiểu Thử, Tiết Đại Thử, Tiết Lập Thu, Tiết Xử Thử, Tiết Bạch Lộ, Tiết Thu Phân,Tiết Hàn Lộ, Tiết Sương Giáng, Tiết Lập Đông, Tiết Tiểu Tuyết, Tiết Đông Chí, Tiết Tiểu Hàn, Tiết Đại Hàn).
Năm 2020, Tiết Thanh Minh kéo dài 15 ngày, từ 12/3 đến 26/3 AL.
Ngày Thanh Minh là ngày đầu tiên của tiết Thanh Minh, Gia đình Việt thường làm mâm cơm cúng Ông bà tại nhà hoặc Cúng tại mộ.
Tết Hàn Thực cố định ngày 3/3 âm lịch là ngày người TQ tưởng nhớ Ông Giới Tử Thôi, người nghĩa khí
Đời Xuân Thu, nhà Tấn bị Vua đốt rừng nên chết cháy.
Vua lập miếu thờ và bắt dân kiêng đốt lửa 3 ngày (3/3 - 5/3) chỉ ăn đồ lạnh (Hàn Thực là ăn nguội lạnh ). Ngày này không can hệ đến phong tục VN nhưng vì nhiều năm bị Tàu đô hộ bắt dân ta tuân theo nên con cháu đời sau cũng theo dời trước đó mà tiếp tục.
Nguyễn Du đã đưa vàoLễ Thanh Minh vào văn học qua truyện Kiều:
" Thanh minh trong tiết tháng ba, Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh. "
Dân thường bắt chước nhưng không hiểu đúng.
Nguồn gốc Tết Hàn Thực: 3/3 -5/3 AL
Đời Xuân Thu, vua Tấn Văn Công nước Tấn, (
697 TCN -
628 TCN) , -
chư hầu nhà Chu thời
Xuân Thu Trung Quốc. Ông cai trị từ năm
636 TCN đến năm
628 TCN, tổng cộng 8 năm.
Ông Tên thật là
Cơ Trùng Nhĩ, là Tấn Văn công là con trai trưởng của
Tấn Hiến công, vua thứ 19 nước Tấn,
gặp loạn phải bỏ nước lưu vong, nay trú nước Tề, mai trú nước Sở. Có một người tên là Giới Tử Thôi, theo vua giúp đỡ mưu kế. Một hôm, trên đường lánh nạn, lương thực cạn, Vua không có gì ăn. Giới Tử Thôi lén cắt một miếng thịt đùi của mình nấu lên dâng vua. Vua ăn xong hỏi ra, lòng cám kích vô cùng. Giới Tử Thôi theo phò Tấn Văn Công lưu vong 19 lưu vongnăm trời, gian truân nguy hiểm. Về sau, Tấn Văn Công giành lại ngôi báu về làm vua nước Tấn, phong thưởng hậu cho những người có công, nhưng lại quên mất Giới Tử Thôi.
Giới Tử Thôi không oán giận, nghĩ mình làm được việc gì, cũng là cái nghĩa vụ chớ không có gì đáng. Vì vậy về nhà đưa mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn. Vua Tấn sau nhớ ra, cho người đi tìm. Giới Tử Thôi không chịu rời núi ra lĩnh thưởng, Vua Tấn hạ lệnh đốt rừng ép Giới Tử Thôi phải ra làm quan, lãnh thưởng, nhưng cả hai mẹ con ông nhất định không ra, thà chịu chết cháy. Vua thương xót, lập miếu thờ và hạ lệnh (Ra Nghị Định ) hàng năm, toàn dân phải kiêng đốt lửa ba ngày 3/3-5/3, chỉ ăn đồ ăn nguội. Vì lẽ đó ngày 3/3 là ngày quốc lễ sau được đặt tên là Tết Hàn Thực.