Lộ diện những "tay to" chuyên thâu tóm các DN ngành Y tế

ChuThanhTung

Xe đạp
Biển số
OF-491334
Ngày cấp bằng
25/2/17
Số km
10
Động cơ
189,600 Mã lực
Tuổi
32
Thời gian gần đây, nhiều DN sản xuất đang kinh doanh có hiệu quả, bỗng nhiên trở thành đối tượng mua bán, sáp nhập của các cổ đông lớn, các tập đoàn đầu tư tài chính. Những cuộc “hôn nhân” này có thể “thổi giá” cổ phiếu DN lên chưa từng có nhưng có thể dìm DN xuống đáy để mua với giá rẻ mạt…

Các DN y tế trong thời gian gần đây là đối tượng thâu tóm của các cá nhân, tổ chức đầu tư tài chính

Vì sao cổ đông nhựa Mediflast khóc ròng(Kỳ I)

Như báo Diễn đàn DN đã đưa, mới đây vụ sáp nhập Cty nhựa Mediplast vào Vinamed- Tcty Thiết bị-Bộ Y tế đang trở thành một trong những tâm điểm trên thị trường và được các cổ đông liên tục kêu cứu DN này sáp nhập vào Vinamed.

Được biết nhóm cổ đông lớn chiếm quyền chi phối 2 DN sáp nhập này là ông Phạm Quang Huy-Chủ tịch HĐQT của Vinamed và cũng giữ ghế Chủ tịch HĐQT của nhiều Cty khác.

Theo giới đầu tư, ngoài chiếc ghế Chủ tịch HĐQT của Vinamed-một DN chuyên ngành y tế, ông Huy còn giữ ghế Chủ tịch HĐQT của Cty Mediplast. Sau dị nghị của cổ đông, chiếc ghế Chủ tịch HĐQT nhường lại cho một người khác thành viên HĐQT.Được biết ông Huy còn giữ ghế chủ tịch Cty JVC-Cty Cổ phần thiết bị Y tế Việt Nhật mới đây. Giá cổ phiếu JVC phiên ngày 5/7 leo lên mức 3.400 đồng/cổ, sau những lùm xùm về Tổng Giám đốc JVC bị bắt Cty rơi vào diện kiểm soát do lỗ và bị sàn chứng khoán HoSE đưa vào diện kiểm soát liên tục.

Ngoài 3 chiếc ghế nóng này ông Huy còn nắm giữ các ghế Chủ tịch HĐQT của CtyCP Dịch vụ - Vận tải Dầu khí Cửu Long (PCT, Thành viên HĐQT của TCty CP Dịch vụ Tổng hợp Dầu khi (PET). Vậy ông Phạm Quang Huy là ai? Theo dữ liệu caféf, chúng tôi thu được thông tin: Ông Huy là Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh từng kinh qua chuyên viên phòng đầu tư, Cty chứng khoán Bảo Việt, Phó Tổng Giám đôc Cty chứng khoán Dầu khí và hiện nay được biết hiện nay cũng là thành viên Cty xổ số Vietllot

Theo ông Nguyễn Cửu Long, nhà đầu tư trên sàn chứng khoán ABCS, thì trên sàn có nhiều nhóm chuyên đi thâu tóm các DN, nhóm của ông Phạm Quang Huy, Đặng Thanh Tùng được mệnh danh là nhóm chuyên đi thâu tóm các DN trong ngành y tế.

Câu chuyện "chiếc ghế" của ông Huy không có gì đáng bàn nhưng rất nhiều cổ đông đặt ra ông Huy có quyền lực mạnh cỡ nào mà có thể tham gia cùng lúc giữ nhiều vị trí, đó là những chiếc ghế Chủ tịch HĐQT vào nhiều DN, nhiều ngành nghề sản xuất như vậy? Phải chăng ông Huy đại diện cho nhiều nhóm cá nhân đứng ra thâu tóm chuyên mua bán các DN trong ngành y tế.

Việc mua bán, sáp nhập luật pháp qui định đã rõ ràng,tuy nhiên điều cổ đông lo ngại, dưới bàn tay đạo diễn của những nhà đầu tư tài chính, mà đại diện nhóm chuyên đi thâu tóm lĩnh vực y tế, liệu rằng cuộc sống yên bình trước đây của DN có được duy trì? Cũng như một cuộc hôn nhân khiên cưỡng mới đây giữa Vimamed-một DN hoạt động không có hiệu quả và Mediplast lãi trên vốn điều lệ xấp xỉ 100% có làm DN sau sáp nhập này tiếp tục phát triển…hay tiếp lục lụn bại… Đó là những câu hỏi mà cổ đông Mediplast lo lắng…

Theo phản ánh của các nhóm cổ đông từ Mediplast: “Từ sau khi nhóm cổ đông nắm quyền đến nay, lợi nhuận của Mediplast giảm mạnh nhưng các chi phí tăng lên bất thường. Chúng tôi thấy nghi ngờ tính chân thực nhiều chi phí của HDQT Mediplast và Vinamed liệu có hợp lệ hay không? Trong khi ấy việc chuyển nhượng cổ phiếu diễn ra liên tục.

Qua tìm hiểu, chúng tôi cũng được biết rằng nhóm ông Huy không chỉ thâu tóm cổ phần ở Vinamed và Mediplast mà còn nhiều chiêu trò khác, nhất là đối với các DN, kinh doanh. Vì vậy chúng tôi kiến nghị Bộ Tài chính và Tổng cục thuế tiến hành thanh tra việc chấp hành pháp luật thuế và tài chính kế toán của Mediplast và Vinamed trong năm 2016 và 2017.

Do vậy, chúng tôi cũng kiến nghị quý cơ quan thanh tra việc chấp hành pháp luật thuế của các cá nhân trong HĐQT và Ban Kiểm soát của Mediplast và Vinamed (không chỉ bao gồm việc nộp thuế thu nhập cá nhân mà còn bao gồm tất cả các loại thuế khác)...
 

maytrangbay

Xe máy
Biển số
OF-521031
Ngày cấp bằng
11/7/17
Số km
83
Động cơ
176,730 Mã lực
Tuổi
35
Sáp nhập Mediplast vào Vinamed: Cổ đông yêu cầu định giá tài sản


Mediplast lên kế hoạch sáp nhập vào Vinamed, với tỷ lệ hoán đổi cổ phiếu là 1:3

(ĐTCK) Đa số cổ đông của Công ty cổ phần Nhựa y tế Mediplast (Mediplast) không đồng thuận với phương án sáp nhập vào Tổng công ty Thiết bị y tế Việt Nam (Vinamed) và yêu cầu phải tiến hành định giá tài sản để có cơ sở xác định tỷ lệ hoán đổi cổ phiếu.
Vừa qua, Mediplast đã tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông bất thường, trong đó có bàn nội dung sáp nhập vào Vinamed. Cho đến ngày họp, Ban lãnh đạo Mediplast vẫn chưa công bố cho các cổ đông phương án sáp nhập và những thông tin liên quan đến việc sáp nhập.

Các cổ đông không biết tại sao lại phải sáp nhập, mục đích sáp nhập là gì và việc sáp nhập sẽ diễn ra như thế nào. Cổ đông chỉ được biết, theo hợp đồng sáp nhập thì Mediplast sẽ chấm dứt sự tồn tại và tỷ lệ hoán đổi cổ phiếu là 1:3 (1 cổ phiếu Mediplast đổi 3 cổ phiếu Vinamed).

Sau đó, Ban chủ tọa đã phải hoãn cuộc họp vì có quá nhiều ý kiến từ các cổ đông phản đối việc sáp nhập cũng như tỷ lệ chuyển đổi nói trên.

Về phía Vinamed, các cổ đông cũng nhận được thông báo của Tổng công ty qua điện thoại về việc hoãn cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên, vốn được lên kế hoạch tổ chức chiều cùng ngày với Mediplast. Tiếp đó, Vinamed gửi tới cổ đông các tài liệu phục vụ cuộc họp, trong đó công bố thêm thông tin về việc sáp nhập.

Tương tự, Mediplast công bố thêm thông tin về phương án sáp nhập. Theo đó, cuộc họp Đại hội đồng cổ đông bất thường sẽ được tổ chức vào ngày 26/5/2017. Mediplast sẽ bị sáp nhập vào Vinamed. Lý do và mục đích của việc sáp nhập là 2 công ty có địa bàn kinh doanh giống nhau, các công ty tuy hoạt động độc lập khác nhau nhưng có thành phần hội đồng quản trị, ban kiểm soát và nhà đầu tư lớn gần như nhau. Tỷ lệ quy đổi cổ phiếu giữ nguyên là 1:3.

Trước thông tin này, một số cổ đông của Mediplast cho biết, họ không đồng tình với việc sáp nhập vì Mediplast hiện là thương hiệu đầu ngành trong lĩnh vực sản xuất bơm kim tiêm và dây truyền dịch dùng một lần. Nhà xưởng và điều kiện sản xuất của Công ty đạt tiêu chuẩn quốc tế, chất lượng sản phẩm được kiểm soát chặt chẽ, liên tục.

Đặc biệt, sản phẩm bơm tiêm tự khóa dành cho tiêm chủng mở rộng của Công ty phù hợp với tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới - WHO (việc kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm được tiến hành hàng năm tại phòng kiểm tra chất lượng quốc tế của WHO ở nước ngoài).

Sản phẩm của Mediplast có uy tín trong ngành y tế và có mặt ở hầu hết các bệnh viện lớn, các chương trình tiêm chủng mở rộng. Trong 3 năm gần đây, tỷ suất lợi nhuận/vốn điều lệ của Mediplast gấp 20 lần Vinamed.

Một số cổ đông vốn là cán bộ cũ của Mediplast bày tỏ tâm tư, để hình thành và phát triển như hiện nay, các thế hệ cán bộ, nhân viên Công ty đã đóng góp nhiều công sức, trí tuệ để nắm bắt công nghệ, chuyển giao và áp dụng các bằng sáng chế quốc tế của Anh quốc, từ đó sản xuất thành công các sản phẩm đặc chủng mang lại thương hiệu và lợi nhuận như hiện nay.

Những năm gần đây, Mediplast đều đạt mức lợi nhuận sau thuế xấp xỉ vốn điều lệ. Lợi nhuận sau thuế trung bình 3 năm 2014 - 2016 là 18 tỷ đồng/năm, trong khi vốn điều lệ là 16,5 tỷ đồng. Trong khi đó, Vinamed có vốn điều lệ 88 tỷ đồng, năm 2016 chỉ đạt lợi nhuận sau thuế 4,8 tỷ đồng.

Chưa kể, Mediplast có các tài sản giá trị như lô đất 2.863 m2 tại mvặt phố Lương Đình Của (quận Đống Đa, Hà Nội), lô đất 13.719 m2 tại Khu công nghiệp Đại Đồng Hoàn Sơn (huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh), đều đã được cấp sổ đỏ.

Do đó, nhóm cổ đông Mediplast đề nghị, cần phải chứng minh thỏa đáng tỷ lệ chuyển đổi cổ phiếu. Công ty cần công bố giá trị tài sản vô hình và hữu hình của Mediplast là bao nhiêu, bao gồm giá trị thương hiệu, giá trị máy móc thiết bị, giá trị quyền sử dụng đất.

Theo nhóm cổ đông này, việc sáp nhập vào Vinamed không đem lại lợi ích cho sự phát triển của Mediplast khi Công ty đang hoạt động tốt, cơ cấu tổ chức hợp lý, đạt hiệu quả cao. Các cổ đông đòi hỏi Công ty phải xem xét cẩn trọng việc sáp nhập và yêu cầu định giá các tài sản của Mediplast một cách công khai, minh bạch.

Năm 2016, nhóm nhà đầu tư của ông Phạm Quang Huy và ông Đào Mạnh Hùng đã mua cổ phần, trở thành cổ đông lớn của Mediplast và Vinamed, sau đó nắm đa số ghế trong Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát 2 công ty này.

Tháng 10/2016, lãnh đạo Mediplast công bố, Vinamed đã mua thêm cổ phiếu từ hai nhà đầu tư cá nhân, nâng tỷ lệ nắm giữ lên 69,32% vốn điều lệ. Ông Phạm Quang Huy, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinamed trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị Mediplast. Một thành viên Hội đồng quản trị khác của Vinamed là ông Đỗ Thanh Tùng cũng trở thành thành viên Hội đồng quản trị Mediplast.

Đến cuối tháng 4/2017, tỷ lệ sở hữu của Vinamed giảm xuống 23,86% vốn điều lệ Mediplast, tức hơn 45% cổ phần Mediplast đã được sang tên.

Trong năm 2016, lợi nhuận sau thuế của Mediplast là 15,7 tỷ đồng (năm 2015 đạt gần 20 tỷ đồng), tỷ lệ cổ tức 15% (năm 2015 là 30%).


http://tinnhanhchungkhoan.vn/doanh-nghiep/sap-nhap-mediplast-vao-vinamed-co-dong-yeu-cau-dinh-gia-tai-san-188246.html
 

maytrangbay

Xe máy
Biển số
OF-521031
Ngày cấp bằng
11/7/17
Số km
83
Động cơ
176,730 Mã lực
Tuổi
35
Mập mờ phương án sáp nhập Mediplast và Vinamed
Thứ Tư, 10/5/2017 14:00
(BĐT) - Vừa qua, Công ty CP Nhựa y tế Mediplast đã tổ chức ĐHĐCĐ bất thường để thông qua một số nội dung, trong đó quan trọng nhất là thông qua việc sáp nhập Công ty với Tổng công ty Thiết bị y tế Việt Nam Vinamed. Quyết định bất ngờ này của Ban lãnh đạo Mediplast đang gây không ít bức xúc cho các cổ đông.

http://baodauthau.vn/tai-chinh/map-mo-phuong-an-sap-nhap-mediplast-va-vinamed-40110.html
 

emnongdan

Xe máy
Biển số
OF-520626
Ngày cấp bằng
9/7/17
Số km
52
Động cơ
176,620 Mã lực
Tuổi
28
Bên ấy chém gió sôi nổi hơn bên này. Nhà nước mà không kiểm soát tốt chuyện thoái vốn thì đây sẽ là miếng mồi béo bở cho kẻ nào đó thâu tóm. Thoái vốn mà không đấu giá thì sai rõ ràng rồi. Miếng đất của công ty này mà đem đấu giá thì bét ra cũng phải mấy trăm tỷ, chưa kể thương hiệu và nhiều tài sản khác. Còn bán chui không đấu giá công khai thì dễ bị giá rẻ bèo bọt lắm.
Ngày hôm qua Báo Giáo dục Thời đại cũng vừa có bài viết về vụ này:
http://giaoducthoidai.vn/ket-noi/phuong-an-sap-nhap-mediplast-va-vinamed-bi-tovi-sao-3802514.html
 

oành oạch

Xe đạp
Biển số
OF-532547
Ngày cấp bằng
16/9/17
Số km
17
Động cơ
169,370 Mã lực
Tuổi
41

nhuayt

Đi bộ
Biển số
OF-532634
Ngày cấp bằng
17/9/17
Số km
3
Động cơ
169,130 Mã lực
Tuổi
31
Bên ấy chém gió sôi nổi hơn bên này. Nhà nước mà không kiểm soát tốt chuyện thoái vốn thì đây sẽ là miếng mồi béo bở cho kẻ nào đó thâu tóm. Thoái vốn mà không đấu giá thì sai rõ ràng rồi. Miếng đất của công ty này mà đem đấu giá thì bét ra cũng phải mấy trăm tỷ, chưa kể thương hiệu và nhiều tài sản khác. Còn bán chui không đấu giá công khai thì dễ bị giá rẻ bèo bọt lắm.
Ngày hôm qua Báo Giáo dục Thời đại cũng vừa có bài viết về vụ này:
http://giaoducthoidai.vn/ket-noi/phuong-an-sap-nhap-mediplast-va-vinamed-bi-tovi-sao-3802514.html
Cổ đông bị thiệt thòi quá nên mới phải kêu cứu khắp nơi
 

ChuThanhTung

Xe đạp
Biển số
OF-491334
Ngày cấp bằng
25/2/17
Số km
10
Động cơ
189,600 Mã lực
Tuổi
32
Bên ấy chém gió sôi nổi hơn bên này. Nhà nước mà không kiểm soát tốt chuyện thoái vốn thì đây sẽ là miếng mồi béo bở cho kẻ nào đó thâu tóm. Thoái vốn mà không đấu giá thì sai rõ ràng rồi. Miếng đất của công ty này mà đem đấu giá thì bét ra cũng phải mấy trăm tỷ, chưa kể thương hiệu và nhiều tài sản khác. Còn bán chui không đấu giá công khai thì dễ bị giá rẻ bèo bọt lắm.
Ngày hôm qua Báo Giáo dục Thời đại cũng vừa có bài viết về vụ này:
http://giaoducthoidai.vn/ket-noi/phuong-an-sap-nhap-mediplast-va-vinamed-bi-tovi-sao-3802514.html
Theo em có đọc sơ qua trên mạng thì thấy là ông Huy này làm trò này với nhiều công ty khác rồi, lợi dụng sự k hiểu biết của cổ đông và dựa hơi quen biết vung tiền của mình nên k sợ ai, lướt ván qua mặt các cổ đông miết
 

nhựa tốt

Xe đạp
Biển số
OF-532779
Ngày cấp bằng
18/9/17
Số km
17
Động cơ
169,170 Mã lực
Tuổi
30
Có những người tham vọng rất lớn, đã giàu rồi nhưng lại vẫn muốn giàu thêm mãi
 

công nghiệp

Xe đạp
Biển số
OF-532789
Ngày cấp bằng
18/9/17
Số km
22
Động cơ
169,220 Mã lực
Tuổi
57
Phương án sáp nhập Mediplast và Vinamed bị tố,vì sao?
Cổ đông của Mediplast bức xúc vì được thông báo công ty mình sẽ sáp nhập vào Vinamed.

GD&TĐ - Cuối tháng 4/2017, nhiều cổ đông hết sức bất ngờ khi được thông báo sáp nhập Công ty Mediplast vào Vinamed. Theo bà Lê Thị Minh Châu – một cổ đông của Công ty Mediplast, phương án sáp nhập Công ty Cổ phần Nhựa y tế Mediplast vào Tổng công ty Thiết bị y tế Việt Nam Vinamed thiếu cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý...
Cổ đông bức xúc

Trong đơn gửi đến Tòa soạn báo Giáo dục & Thời đại, bà Lê Thị Minh Châu – cho biết: Công ty Nhựa y tế Mediplast là công ty đại chúng, được cổ phần hóa từ cuối năm 2006 với vốn điều lệ 16,5 tỷ đồng; trong đó phần vốn nhà nước chiếm 48% vốn điều lệ do Tổng công ty Thiết bị y tế Việt Nam (Vinamed) quản lý.

Hiện Mediplast là thương hiệu đầu ngành trong lĩnh vực sản xuất bơm kim tiêm và dây truyền dịch y tế. Mặc dù vốn điều lệ chỉ 16,5 tỷ đồng nhưng các năm gần đây Mediplatst đều đạt lợi nhuận rất cao, xấp xỉ vốn điều lệ.

Tuy nhiên khi được thông báo phương án sáp nhập Mediplast vào Vinamed, nhiều cổ đông đã phản đối quyết liệt vì cho rằng, phương án này được xây dựng cầu thả, sơ sài thiếu cơ sở khoa học, thiếu tính pháp lý và tỷ lệ hoán đổi cổ phiếu được đưa ra không khách quan, thiếu sức thuyết phục.

Bà Lê Thị Minh Châu cho biết: “Hội đồng quản trị đã không trả lời được câu hỏi của cổ đông về việc tài sản của hai bên sáp nhập được định giá cụ thể là bao nhiêu tiền? Chúng tôi yêu cầu việc định giá phải được tiến hành công khai, minh bạch, đúng quy định pháp luật.

Phương án sáp nhập cần nêu rõ số liệu cụ thể giá trị tổng tài sản của từng bên là bao gồm: Tài sản cố định hữu hình, máy móc, thiết bị, giá trị thương hiệu, lợi thế thương mại, giá trị khai thác khả năng sinh lời của bất động sản đang thuê…”

Cũng theo bà Châu, tại Đại hội cổ đông, các cổ đông đã yêu cầu công bố công khai về căn cứ pháp lý của việc chỉ nửa năm sau ngày cổ phần hóa, Vinamed đã thoái vốn bán bớt 45,5% cổ phần cho một cá nhân để giảm tỷ lệ sở hữu tại Mediplast từ 69,3% xuống còn 23,8%.

“Việc thoái vốn, giảm tỷ lệ sở hữu của Vinamed đã được phê duyệt của cơ quan quản lý vốn nhà nước hay chưa? Bộ Y tế đã phê duyệt việc thoái vốn tại văn bản nào, mức giá bán được phê duyệt là bao nhiêu và số cổ phần được phê duyệt bán đi là bao nhiêu” –bà Châu đặt câu hỏi?

Cổ đông Trần Hiển cho rằng, Vinamed có 20% vốn Nhà nước, do đó Nhà nước gián tiếp sở hữu cổ phiếu Mediplast thông qua Vinamed và 45,5% cổ phần tại Mediplatst tương ứng với tỷ lệ vốn Nhà nước là 9,1%.

Vì vậy việc chuyển nhượng 45,5% cổ phần Mediplast không những phải chịu sự điều chỉnh của quy định về chào mua công khai trong Luật chứng khoán mà còn phải tuân thủ Nghị định 91/2015/NĐ-CP về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp.

“Chúng tôi không phản đối chủ trương sáp nhập nếu việc sáp nhập mang lại lợi ích chung cho 2 công ty, nhưng chúng tôi kiên quyết phản đối việc sáp nhập như đã nêu trong phương án sáp nhập mà Hội đồng quản trị đưa ra biểu quyết tại Đại hội cổ đông họp ngày 26/5/2017, vì phương án sáp nhập này không công bằng, thiếu khách quan, thiếu cơ sở khoa học và thiếu cơ sở pháp lý.

Sau khi sáp nhập, công ty Nhựa Mediplast bị xóa sổ, còn tỷ lệ vốn nhà nước tại Vinamed chỉ sau 9 tháng cổ phần hóa lại bị giảm từ 20% xuống còn 14%.

Việc giảm tỷ lệ vốn nhà nước tại Vinamed là trái với Quyết định phê duyệt phương án cổ phần hóa của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số: 2265/QĐ-TTg ngày 15/12/2015, trong đó có nêu rõ: Nhà nước nắm giữ 1.760.000 cổ phần, chiếm 20% vốn điều lệ” – bà Lê Thị Minh Châu nói.




Nếu 1 cổ đông Vinamed chuyển nhượng tới 45,5% cổ phần thì phải chào mua công khai
Có dấu hiệu sai phạm?


Liên quan đến những nội dung phản ánh, kiến nghị của bà Lê Thị Minh Châu, luật sư Dương Thu Thủy – Văn phòng Luật sư Thái Dũng (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) – cho biết: Nếu 1 cổ đông Vinamed chuyển nhượng tới 45,5% cổ phần thì phải chào mua công khai, nhưng ở đây Công ty đã vi phạm nguyên tắc này (Khoản 11 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung Luật Chứng khoán).

Mặt khác, việc Vinamed bán 45,5% cổ phần của mình tại Mediplast khiến tỷ lệ vốn Nhà nước trong công ty giảm mất 9,1%, không còn đủ 20% theo quy định là vi phạm Khoản 4 Điều 1 Quyết định số: 2265/QĐ-TTg ngày 15/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt phương án cổ phần hóa Tổng công ty thiết bị y tế Việt Nam. Việc sáp nhập 2 công ty này còn nhiều vấn đề rất cần Hội đồng quản trị giải trình, công bố và các cơ quan có thẩm quyền vào cuộc để kiểm tra, giám sát.

Theo công văn của Công ty luật Thân Tín do luật sư Bùi Xuân Hiếu – Phó giám đốc ký xác nhận thì, hành vi không chào mua công khai cổ phẩn của Công ty đại chúng là có dấu hiệu vi phạm Luật chứng khoán.

Cụ thể, theo Khoản 11 Điều 11 Luật sửa đổi, bổ sung Luật chứng khoán năm 2010, quy định: Các trường hợp sau đây phải chào mua công khai: Chào mua cổ phiếu có quyền biểu quyết, chứng chỉ quỹ đóng dẫn đến việc sở hữu từ 25% trở lên cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đang lưu hành của một công ty đại chúng, quỹ đóng.

Mediplatst khi cổ phần hóa đã bán đầu giá cổ phần công khai ra công chúng tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội (nay là Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội), do đó Mediplatst đương nhiên là công ty cổ phần đại chúng theo Mục a – Khoản 1 Điều 25 Luật Chứng khoán.

Việc giảm số lượng cổ đông xuống dưới 100 cổ đông không ảnh hưởng đến tư cách đại chúng của công ty. Do đó việc chuyển nhượng trên 25% cổ phần phải được tiến hành theo nguyên tắc chào mua công khai.

Tuy nhiên, Vinamed đã chuyển nhượng 45,5% cổ phần của Mediplast cho 1 cá nhân mà không thông qua nguyên tắc chào mua công khai là không đúng với quy định của pháp luật.

Cũng theo Công ty luật Thân Tín, Vinamed là Công ty cổ phần hình thành từ doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa, hiện nay Nhà nước đang nắm giữ 20% vốn điều lệ của Vinamed.

Do đó, hoạt động của Vinamed cũng như các tài sản của Vinamed phải chịu sự điều chỉnh của Nghị định 91/2015 về quản lý sử dụng vốn, tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp.

Các tài sản của Vinamed như: đất đai, bất động sản và cổ phiếu của Vinamed sở hữu tại các công ty con, công ty liên kết như: Mediplast, DANAMECO… đều là các tài sản có yếu tố vốn nhà nước và đều phải chịu sự điều chỉnh của Nghị định trên.

Do đó, việc thoái vốn nhà nước phải có phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt và đảm bảo theo nguyên tắc thị trường, công khai, minh bạch.

Theo hồ sơ liên quan thì việc thực hiện bán cổ phần này chưa được Hội đồng quản trị giải trình trước cổ đông là được sự cho phép của cơ quan đại diện chủ sở hữu hay chưa?.

Hơn nữa, việc bán cổ phần tại Mediplatst chưa được thực hiện theo nguyên tắc bán đấu giá công khai hoặc chào bán cạnh tranh thông qua hình thức đấu giá bán cổ phần theo lô (Mediplatst chưa niêm yết và chưa đăng ký giao dịch trên sàn Upcom).

Mediplast cần phải thuê tổ chức thẩm định giá độc lập để định giá tất cả các tài sản của doanh nghiệp (bao gồm cả tài sản hữu hình và vô hình).

Thông tư 202 quy định nếu còn có ý kiến khác nhau giữa tỷ lệ hoán đổi dự kiến và tỷ lệ hoán đổi hợp lý do tổ chức thẩm định giá độc lập xác định thì Hội đồng quản trị phải có văn bản giải trình, báo cáo Đại hội cổ đông xem xét, quyết định.

Theo hồ sơ mà bà Châu cung cấp, Công ty luật Thân Tín – cho rằng: tỷ lệ hoán đổi cổ phiếu của hai công ty chưa phù hợp và thiếu minh bạch.

http://giaoducthoidai.vn/ket-noi/phuong-an-sap-nhap-mediplast-va-vinamed-bi-tovi-sao-3802514.html
 

Đống Đa

Xe đạp
Biển số
OF-533112
Ngày cấp bằng
20/9/17
Số km
11
Động cơ
168,910 Mã lực
Tuổi
28
Bài trên báo Phapluatplus:

Vinamed thoái vốn không thông qua đấu giá?

17:03 - 03/07/2017 | Đấu thầu

Cổ đông của Công ty CP Nhựa y tế Mediplast đã gửi đơn kiến nghị tới các cơ quan chức năng trong đó có Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho rằng, có sai phạm trong việc thoái vốn của Vinamed – một doanh nghiệp có vốn nhà nước.
Kỳ 1 - Lộ sai phạm “khủng” trong việc sử dụng đất của Công ty CP Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Ninh Bình: Đình chỉ giải quyết vụ kiện có “lấp” được sai phạm?


Theo các cổ đông, việc thoái vốn của Vinamed để giảm tỷ lệ sở hữu tại Mediplast không thông qua đấu giá là vi phạm quy định của pháp luật. Ảnh: Nhã Chi

Trước đó, Báo Đấu thầu đã có bài phản ánh những vấn đề còn chưa rõ ràng xung quanh việc sáp nhập Công ty CP Nhựa y tế Mediplast vào Tổng công ty Thiết bị y tế Vinamed.

Cổ đông không đồng ý sáp nhập

Tại các ĐHĐCĐ vừa qua, nhiều ý kiến cổ đông đã chất vấn Ban lãnh đạo hai công ty xung quanh những vấn đề nêu trên. Chẳng hạn như tại ĐHĐCĐ bất thường ngày 5/5/2017 của Mediplast, Công ty không công bố cho các cổ đông biết phương án sáp nhập mà chỉ công bố Hợp đồng sáp nhập. Trước sự phản đối của các cổ đông, HĐQT Công ty đã phải thừa nhận việc tổ chức họp ĐHĐCĐ mà công bố thiếu phương án sáp nhập là thiếu sót và cho dừng đại hội để họp lại sau.

Tại Đại hội tổ chức sau đó vào ngày 26/5/2017, vẫn bị cổ đông phản ứng và cho rằng đại hội này thiếu công khai, minh bạch và chưa đúng quy định pháp luật. Việc sáp nhập phải được trình ĐHĐCĐ thông qua về mặt chủ trương, sau khi ĐHĐCĐ có quyết định và ủy quyền thì HĐQT mới tiến hành xây dựng phương án sáp nhập, ủy quyền lựa chọn công ty thẩm định giá…

Các cổ đông yêu cầu HĐQT phải công khai việc định giá tài sản của 2 công ty sáp nhập. Trong phương án sáp nhập cần nêu rõ số liệu giá trị tổng tài sản bao gồm: tài sản cố định hữu hình, giá trị tài sản gắn liền trên đất, giá trị thương hiệu, lợi thế thương mại, giá trị khai thác khả năng sinh lời của bất động sản đang thuê… của cả hai bên công ty sáp nhập, nhất là đối với Mediplast đang quản lý và sử dụng 2.863 m2 đất tại mặt phố Lương Định Của - Đống Đa - Hà Nội và gần 14.000 m2 tại tỉnh Bắc Ninh. Đặc biệt, một nội dung quan trọng mà các cổ đông muốn làm rõ là vấn đề thoái vốn của Vinamed.

Trước cổ phần hóa, Tổng công ty Thiết bị y tế Vinamed là một doanh nghiệp thuộc Bộ Y tế. Công ty CP Nhựa y tế Mediplast là công ty con của Vinamed. Năm 2006, Mediplast tiến hành cổ phần hóa, Nhà nước sở hữu 48% vốn điều lệ và do Vinamed làm đại diện sở hữu. Cũng trong năm này, Vinamed cổ phần hóa, vốn nhà nước còn 20%. Sau khi tổ chức ĐHĐCĐ thành lập, Vinamed đã tiến hành mua vào cổ phiếu Mediplast, nâng tỷ lệ sở hữu của Vinamed tại công ty này lên hơn 69%.

Đến tháng 5/2017, hai công ty tổ chức ĐHĐCĐ và đưa ra phương án sáp nhập Mediplast vào Vinamed. Tại các đại hội này, cổ đông phát hiện Vinamed đã bán 45,5% cổ phiếu Mediplast và chỉ còn sở hữu hơn 23%.

Thoái vốn không thông qua đấu giá?

Đơn thư kiến nghị của các cổ đông nhấn mạnh việc ai là người đã mua số cổ phần 45,5% này? Người mua có quan hệ ra sao với ông Phạm Quang Huy, Chủ tịch HĐQT Vinamed và cũng là Chủ tịch HĐQT Mediplast trong giai đoạn từ tháng 10/2016 đến tháng 4/2017?

Trước đó, các cổ đông đã yêu cầu Mediplast cho biết việc thoái vốn, giảm tỷ lệ sở hữu của Vinamed đã được sự phê duyệt của cơ quan quản lý vốn nhà nước hay chưa? Bộ Y tế đã phê duyệt việc thoái vốn tại văn bản nào, mức giá bán được phê duyệt là bao nhiêu và số cổ phần được phê duyệt bán đi là bao nhiêu?

Được biết, tại ĐHĐCĐ của Vinamed, Chủ tọa Đại hội cho rằng, cổ đông Nhà nước chỉ sở hữu 20% vốn điều lệ Công ty, nên việc thoái vốn không cần có sự chấp thuận của cổ đông Nhà nước.

Tuy nhiên, Vinamed là công ty có phần vốn nhà nước nên việc thoái vốn phải tuân thủ theo Nghị định số 91/2015/NĐ-CP về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp. Số cổ phần Mediplast mà Vinamed sở hữu là tài sản có phần vốn nhà nước. Theo các cổ đông, việc thoái vốn của Vinamed để giảm tỷ lệ sở hữu tại Mediplast không được thực hiện công khai thông qua đấu giá là vi phạm quy định tại Điều 29 và Điều 38 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP.

Theo Nghị định 91, việc bán 45,5% cổ phiếu tại Mediplast, tương ứng với 9,1% vốn nhà nước phải có phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, phải đảm bảo theo nguyên tắc thị trường, công khai, minh bạch, bảo toàn vốn nhà nước ở mức cao nhất. Chưa kể, việc sáp nhập Mediplast vào Vinamed dự kiến sẽ làm giảm tỷ lệ vốn nhà nước tại Vinamed từ 20% xuống còn 14%. Do đó, việc này, theo các cổ đông, cần được cơ quan đại diện chủ sỡ hữu chấp thuận.

http://www.phapluatplus.vn/vinamed-thoai-von-khong-thong-qua-dau-gia-d47340.html
 

hientrang

Xe đạp
Biển số
OF-533620
Ngày cấp bằng
23/9/17
Số km
14
Động cơ
168,640 Mã lực
Tuổi
44
Những dấu hiệu không bình thường mang tên VINAMED


(NB&CL) Công ty CP Nhựa Y tế (Mediplast) được cổ phần hóa (CPH) từ cuối 2006 với vốn điều lệ 16,5 tỷ, trong đó phần vốn Nhà nước chiếm 48% vốn điều lệ do Tổng Cty Thiết bị Y tế Việt Nam (Vinamed) quản lý. Hiện Mediplast là thương hiệu đầu ngành trong lĩnh vực sản xuất bơm kim tiêm và dây truyền dịch y tế. Mặc dù vốn điều lệ chỉ là 16,5 tỷ đồng nhưng những năm gần đây, Mediplast đều đạt mức lợi nhuận rất cao, xấp xỉ vốn điều lệ (lợi nhuận sau thuế trung bình 3 năm 2014, 2015, 2016 là 18 tỷ/năm). Thế nhưng, một số thành viên đã bất chấp pháp luật, ngang nhiên thoái vốn của Nhà nước khi chưa được các cơ quan có thẩm quyền cho phép.

Đại đa số cổ đông kịch liệt phản đối

Được biết, Mediplast có giá trị tổng tài sản rất lớn. Ngoài tài sản thương hiệu và tài sản thiết bị máy móc, Mediplast còn sử dụng lô đất 2.863 m2 tại mặt phố Lương Định Của (phường Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội) và lô đất 13.719 m2 tại Khu công nghiệp Đại Đồng, xã Hoàn Sơn, huyện Tiên Du, Bắc Ninh; tất cả đều đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Vinamed được CPH năm 2016, với vốn điều lệ 88 tỷ đồng theo Quyết định phê duyệt Phương án cổ phần hóa của Thủ tướng Chính phủ số 2265/QĐ-TTg ngày 15/12/2015, trong đó nêu rõ “Nhà nước nắm giữ 1.760.000 cổ phần, chiếm 20% vốn điều lệ”. Tại thời điểm cổ phần hóa, Vinamed đang quản lý phần vốn nhà nước tại nhiều Cty thành viên như: 48% vốn điều lệ của Mediplast, 9% vốn điều lệ của DANAMECO, 16% vốn điều lệ của MERUFA… Khi Vinamed CPH, nhóm nhà đầu tư đã mua được khoảng 79% vốn điều lệ Vinamed, do đó họ nắm đa số ghế Hội đồng quản trị (HĐQT) của Vinamed và Cty thành viên là Mediplast và ông Phạm Quang Huy được bầu làm Chủ tịch HĐQT của Vinamed và Mediplast.


Đại cổ đông Mediplast đang phản đối quyết liệt việc sáp nhập!
Tháng 10/2016, tại đại hội cổ đông (ĐHCĐ) bất thường của Mediplast, ông Huy tuyên bố Vinamed đã tăng sở hữu tại Mediplast lên 69,3% sau khi mua thêm 21% từ một số cá nhân. Thế nhưng, nửa năm sau, theo tài liệu ĐHCĐ của Mediplast và tài liệu ĐHCĐ Vinamed (cùng họp ngày 26/5/2017) thì Vinamed đã thoái vốn bán hết toàn bộ phần vốn tại DANAMECO và bán bớt 45,5% vốn tại Mediplast để giảm tỷ lệ sở hữu từ 69,3% xuống còn 23,8%.

Vinamed là công ty cổ phần (CTCP) hình thành từ doanh nghiệp nhà nước (DNNN) CPH và hiện nay Nhà nước đang nắm giữ 20% vốn điều lệ tại Vinamed. Các tài sản của Vinamed như đất đai, bất động sản và cổ phiếu của Vinamed sở hữu tại các Cty con, Cty liên kết như Mediplast, DANAMECO… đều là các tài sản có vốn nhà nước và đều phải chịu sự điều chỉnh bởi Nghị định 91/2015/NĐ-CP của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp. Thế nhưng, HĐQT Vinamed đã bán 750.000 cổ phần Mediplast (tương đương 45,5% vốn điều lệ Mediplast) mà không tiến hành định giá và thẩm định giá, không tiến hành đấu giá công khai cổ phần là trái với quy định của pháp luật.

Các cổ đông cho rằng Vinamed có 20% vốn nhà nước, do đó Nhà nước gián tiếp sở hữu cổ phiếu Mediplast (thông qua Vinamed) và 45,5% cổ phần tại Mediplast tương ứng với tỷ lệ vốn nhà nước là 9,1%, vì vậy việc chuyển nhượng 45,5% cổ phần Mediplast không những phải chịu sự điều chỉnh của quy định về chào mua công khai trong Luật Chứng khoán mà còn phải tuân thủ Nghị định 91/2015/NĐ-CP. Tuy nhiên, bất chấp sự phản đối của đại đa số cổ đông tại đại hội, HĐQT kiên quyết không trả lời và chuyển sang phần biểu quyết để thông qua việc sáp nhập.

Bên cạnh đó, tại ĐHCĐ ngày 26/5/2017, đại đa số cổ đông đã phản đối quyết liệt“phương án sáp nhập” vì phương án này được xây dựng sơ sài thiếu cơ sở pháp lý và tỷ lệ hoán đổi cổ phiếu được đưa ra không khách quan, không thuyết phục. Cũng tại ĐHCĐ, các cổ đông đã đặt ra câu hỏi về việc tài sản của 2 bên sáp nhập được định giá cụ thể là bao nhiêu tiền? Tổng giá trị tài sản (tính ra VNĐ) của từng bên sáp nhập bao gồm: tài sản cố định hữu hình, máy móc thiết bị, giá trị thương hiệu, lợi thế thương mại, giá trị khai thác khả năng sinh lời của bất động sản đang thuê được tính thế nào…? HĐQT đã không trả lời được những câu hỏi này.

Có nhóm lợi ích trong “thương vụ” sáp nhập?

Tại điểm a, Khoản 5, Điều 3, Thông tư số 202/2015/TT-BTC ngày 18/12/2015 của Bộ Tài chính quy định trường hợp sáp nhập Cty bắt buộc phải được tổ chức thẩm định giá độc lập xác nhận để xác định tỷ lệ hoán đổi và phương pháp xác định tỷ lệ hoán đổi giữa các Cty.

Mediplast khi CPH đã bán đấu giá cổ phần công khai tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội (nay là Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội). Mediplast là Cty đại chúng theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 25 của Luật Chứng khoán. Việc giảm số lượng cổ đông xuống dưới 100 cổ đông không ảnh hưởng đến tư cách đại chúng của Cty. Do vậy, Cty cần phải thuê tổ chức thẩm định giá độc lập (được cấp phép) để định giá tất cả các tài sản của doanh nghiệp (bao gồm cả tài sản hữu hình và vô hình). Nếu Cty không thuê tổ chức thẩm định độc lập để định giá tài sản của doanh nghiệp cụ thể ra sao là vi phạm pháp luật về chứng khoán.


Tại đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2017, HĐQT chưa giải thích được những thắc mắc của đại cổ đông!
Bên cạnh đó, Khoản 11 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung Luật Chứng khoán số 62 ngày 24/11/2010 quy định: Việc mua lượng cổ phần chiếm 25% trở lên của một Cty đại chúng bắt buộc phải được chào mua công khai. Ở đây, đến cuối tháng 4/2017, tỷ lệ sở hữu của Vinamed trong Mediplast giảm từ 69,32% xuống còn 23,86% vốn điều lệ Mediplast, tức hơn 45% cổ phần Mediplast đã được sang tên cho cá nhân, vậy mà không thực hiện việc chào mua công khai là có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật về chứng khoán.

Số cổ phần Mediplast mà Vinamed sở hữu là tài sản có phần vốn nhà nước, việc thoái vốn của Vinamed để giảm tỷ lệ sở hữu tại Mediplast mà không công khai thông qua đấu giá là vi phạm quy định tại Điều 29 và Điều 38 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP về quản lý sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp, có thể dẫn đến định giá thấp tài sản nhà nước, tiềm ẩn nguy cơ trục lợi cá nhân và tiềm ẩn nguy cơ gây thất thoát vốn nhà nước và tài sản nhà nước.

Vinamed mới CPH và vừa mới thực hiện bàn giao từ DNNN sang Cty cổ phần. Nếu Mediplast sáp nhập với Vinamed thì tỷ lệ vốn nhà nước tại Vinamed sẽ bị giảm từ 20% xuống còn 14%. Việc giảm tỷ lệ sở hữu vốn nhà nước tại Vinamed là trái với Khoản 4, Điều 1 Quyết định phê duyệt Phương án cổ phần hóa của Thủ tướng Chính phủ số 2265/QĐ-TTg ngày 15/12/2015, trong đó nêu rõ “Nhà nước nắm giữ 1.760.000 cổ phần, chiếm 20% vốn điều lệ”.

Với việc thoái vốn, giảm tỷ lệ sở hữu của Vinamed đã được sự phê duyệt của cơ quan quản lý vốn nhà nước hay chưa? Bộ Y tế đã phê duyệt việc thoái vốn tại văn bản nào, mức giá bán được phê duyệt và số cổ phần được phê duyệt bán đi là bao nhiêu? Báo Nhà báo & Công luận tiếp tục phản ánh trong những số báo tiếp theo.❏

http://congluan.vn/nhung-dau-hieu-khong-binh-thuong-mang-ten-vinamed/181633
 

t260379

Xe hơi
Biển số
OF-17986
Ngày cấp bằng
28/6/08
Số km
103
Động cơ
505,554 Mã lực
Nơi ở
KimMa-HN
Bài này thấy nhiều cụ đăng thế nhỉ.
 

maytrangbay

Xe máy
Biển số
OF-521031
Ngày cấp bằng
11/7/17
Số km
83
Động cơ
176,730 Mã lực
Tuổi
35

maytrangbay

Xe máy
Biển số
OF-521031
Ngày cấp bằng
11/7/17
Số km
83
Động cơ
176,730 Mã lực
Tuổi
35
Cổ đông lớn mà không thích minh bạch thì cổ đông nhỏ toi rồi

Vinamed: Cổ đông lớn phủ quyết lên sàn
(ĐTCK) Ba phiếu biểu quyết đại diện cho hơn 79% cổ phần đã phủ quyết việc đăng ký giao dịch cổ phiếu Vinamed trên sàn UPCoM trong năm 2018. Nhóm cổ đông nhỏ đã bày tỏ sự thất vọng về kết quả này.

http://tinnhanhchungkhoan.vn/doanh-nghiep/vinamed-co-dong-lon-phu-quyet-len-san-218407.html
 

maytrangbay

Xe máy
Biển số
OF-521031
Ngày cấp bằng
11/7/17
Số km
83
Động cơ
176,730 Mã lực
Tuổi
35
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top