Các cụ ơi đừng có cười, bởi nó là một nét đẹp văn hoá có thời Hùng Vương hẳn hoi đấy nhé. Tỉnh Phú Thọ đang lập Hồ sơ để Bảo tồn đấy.
Tóm tắt thế này:
Kể từ khi mới hình thành, loài người đã nhận biết để nòi giống được duy trì và phát triển thì phải có sự giao hòa giữa nam và nữ, giữa giống đực và giống cái. Rồi tiếp đó, qua việc đồng áng, những cư dân nông nghiệp dần thấm thía ý nghĩa sinh tử của hiện tượng đơm bông kết quả. Và lễ hội Trò Trám của người dân Tứ Xã – Lâm Thao có từ khi đó.
Mở đầu lễ hội là lễ mật, còn gọi là lễ “linh tinh tình phộc”. Sau lễ tế (thường bắt đầu vào lúc 23 giờ kém ngày 11 tháng giêng) do 13 bô lão trong làng thực hiện, đúng giờ Tý (0h) cụ từ miếu Trò thắp hương và rước nõ, nường – hai vật biểu thị cho hai giới tính nam và nữ (được làm bằng gỗ mít, sơn son đỏ) thờ trên ban Thượng miếu Trò xuống và trao cho một đôi nam nữ đã được chọn từ trước (là Nam thanh, Nữ tú và cả hai phải còn Trinh tiết nhé)
"....2 người được chọn: nữ cầm cái Nường đưa lên, nam cầm Nõ “phộc" vào và phải làm trúng ba lần như thế. Trong đêm tối, chủ tế nghe va chạm đủ ba tiếng đèn sáng lại. Phút ấy gọi là phút “thiêng", “dập" chiêng trống để mừng và kính cáo với thần linh, thiên địa biết “lễ mật tắt đèn" đã thành công".
Tóm lại: Về tính hiện thực, động thái “linh tinh tình phộc’’ đó là phút “ khởi nguyên’’ sự sống cho một vòng đời.
Ứng dụng vào cuộc sống nè:
Vào dịp lễ hội, trong Miếu thì như vậy nhưng cũng có một “Tình phộc ngoài rừng Trám” nữa. Theo phong tục ngoài rừng trám các đôi trai gái và dân làng, cũng thực hiện lễ thức “tình phộc” và nữ phải giữ một vật của nam để làm tin như khăn đội đầu.
Cô nào có chửa trong dịp đó là lễ “hèm’’ của làng thành công, đem lại điều may mắn cả năm cho gia đình và toàn phường. Phường sẽ đứng ra lo liệu tổ chức lễ cưới cho họ và không phải nộp khoản tiền “cheo’’. Đứa con sinh ra trong dịp “lễ mật’’ này là của quí, vật cưng của gia đình và toàn phường. Ngoài ra, cô gái có chửa ấy, nếu từ chối lấy anh gặp tối qua, mà muốn lấy một anh khác thì dân làng cũng vận động người con trai đó và anh ta cũng rất vui vẻ tự nguyện. Đồng thời những bà mà có chửa trong đêm đó thì gia đình càng phấn khởi với câu châm ngôn: Cá ao ai về ao ta, ta được.
Lời ca, tiếng hát vui trong lễ hội:
Lễ hội Nõ Nường là lễ hội ngợi ca về sự cường tráng và hoạt động “linh tinh tình phộc” của Nõ Nường “vật hèm”: Nõ to và dài như “giằng cối xay” còn Nường thì rộng và sâu như “cối xay lúa’’đó là biểu tượng. Ở đây không còn quan niệm “dâm” và “tục” nữa.
Lời ca của nhóm hề pha trò:
- Gặp đây anh mới hỏi nàng
Cái gì lủng lẳng một gang trong quần
- Chàng hỏi thì thiếp thưa rằng
Cái đeo lủng lẳng là “giằng cối xay”.
- Ước gì em hoá ra trâu
Anh hoá ra chạc xỏ nhau cả ngày.
- Ước gì em hoá lưỡi cày
Anh hoá thành bắp lắp ngay bây giờ
- Bà già như ruộng đỉnh gò
Đang hạng con gái như kho ruộng mềm.
v.v…
Cứ thử về đó một lần !