- Biển số
- OF-775194
- Ngày cấp bằng
- 23/4/21
- Số km
- 1,479
- Động cơ
- 70,390 Mã lực
Nhiều nước 'cay' vì hàng rởm Trung Quốc: Loạt vũ khí Mỹ dính phốt, Anh ngộp thở vì tin sốc
Trong bài viết mới đây, trang mạng Strategy Page cho biết, Australia đã gặp phải nhiều vấn đề khi tìm cách thay thế các tàu tuần tra xa bờ đã cũ của nước này. 6 chiếc cuối cùng trong số 18 chiếc tàu lớp Cape đã gặp sự cố và sau đó người ta phát hiện Trung Quốc đã cung cấp nhôm không đủ tiêu chuẩn cho Austral - một công ty đóng tàu của Australia.
Vụ việc được đề cập lần đầu tiên vào tháng 3 năm ngoái, Austal đã ngay lập tức loại bỏ Trung Quốc ra khỏi danh sách nhà cung cấp. Tuy nhiên, mới đây phía Australia ra báo cáo mới ước tính rằng quá trình khắc phục các vấn đề gây ra bởi kim loại kém chất lượng đã khiến việc chuyển giao 6 chiếc tàu còn lại bị trì hoãn tới 9 tháng.
Ngoài chi phí thay thế kim loại bị lỗi, Trung Quốc còn phải trả thêm 32 triệu USD để cho phép Australia duy trì hoạt động của các tàu tuần tra cũ thêm một thời gian nữa.
Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc dính tai tiếng về việc cung cấp vật liệu và linh kiện kém chất lượng. Theo báo cáo của một Ủy ban Thượng viện Mỹ năm 2011, hàng nghìn chiến đấu cơ, tàu chiến và tên lửa của nước này chứa các linh kiện điện tử giả xuất xứ từ Trung Quốc, dẫn tới nhiều sự cố đáng tiếc.
Ủy ban quân vụ Thượng viện Mỹ cho biết các nhà nghiên cứu của họ đã phát hiện 1.800 trường hợp cho thấy Lầu Năm Góc mua phải các thiết bị điện tử có thể là giả.
Tổng cộng họ phát hiện hơn 1 triệu linh kiện giả ở trong các máy bay quân sự, như máy bay vận tải Boeing C-17 và Lockheed Martin C-130J – được mệnh danh là "Siêu Hercules".
Ngoài ra, nhiều vũ khí tối tân khác cũng cùng chung số phận "ruột giả" như trực thăng CH-46 Sea Knight của Boeing và hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD).
"Một triệu linh kiện chắc chắn không phải là con số nhỏ. Nhưng tôi muốn nhắc lại rằng: chúng tôi mới chỉ kiểm tra ở một phần của hệ thống mắt xích cung cấp vũ khí. Vì vậy 1.800 trường hợp chỉ là một phần đầu nổi của tảng băng" - thượng nghị sĩ Carl Levin cho hay.
Điều đáng chú ý là, cứ 10 trường hợp có 7 trường hợp liên quan tới linh kiện giả xuất xứ từ Trung Quốc. Khoảng 20% các vụ, linh kiện xuất xứ từ Anh, Canada, những nước bán lại đồ giả của Trung Quốc.
Ở tỉnh Quảng Đông, miền nam Trung Quốc, các vi mạch giả thường được mang lén ra khỏi các nhà máy, hoặc các bảng mạch bị cháy của máy tính cũ được đánh bóng và sơn lại như mới.
Ở các khu chợ Trung Quốc, vi mạch "lưu hành nội bộ trong quân sự" thường được quảng bá công khai, mặc dù chúng thường là những vi mạch thương mại đã được "mông má" và được dán nhãn lại.
Những bê bối tích lũy theo thời gian của Trung Quốc đã khiến vào năm 2019, nhiều chính trị gia Anh cảm thấy sốc khi phát hiện ra một công ty Trung Quốc ở Anh sản xuất linh kiện cho F-35, mẫu tiêm kích tàng hình thế hệ 5 của Mỹ và hiện là vũ khí đắt giá nhất thế giới.
Bộ Quốc phòng Anh lên tiếng khẳng định công ty trên là một nhà cung cấp có uy tín trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng và "không có nguy cơ", tuy nhiên, họ vẫn vấp phải vô số chỉ trích trong nước.
"Chúng ta hoàn toàn ngây thơ về vai trò của Trung Quốc và chỉ đến giờ này mọi người mới thức tỉnh" - cựu Bộ trưởng phụ trách về chiến lược an ninh quốc tế Anh Gerald Howarth gay gắt.
Trong khi đó, nghị sĩ Anh Bob Seely cho rằng thông tin trên gây "ngộp thở": "Đó không phải là vấn đề tồi tệ hay không mà là tồi tệ đến mức nào".
Trong bài viết mới đây, trang mạng Strategy Page cho biết, Australia đã gặp phải nhiều vấn đề khi tìm cách thay thế các tàu tuần tra xa bờ đã cũ của nước này. 6 chiếc cuối cùng trong số 18 chiếc tàu lớp Cape đã gặp sự cố và sau đó người ta phát hiện Trung Quốc đã cung cấp nhôm không đủ tiêu chuẩn cho Austral - một công ty đóng tàu của Australia.
Vụ việc được đề cập lần đầu tiên vào tháng 3 năm ngoái, Austal đã ngay lập tức loại bỏ Trung Quốc ra khỏi danh sách nhà cung cấp. Tuy nhiên, mới đây phía Australia ra báo cáo mới ước tính rằng quá trình khắc phục các vấn đề gây ra bởi kim loại kém chất lượng đã khiến việc chuyển giao 6 chiếc tàu còn lại bị trì hoãn tới 9 tháng.
Ngoài chi phí thay thế kim loại bị lỗi, Trung Quốc còn phải trả thêm 32 triệu USD để cho phép Australia duy trì hoạt động của các tàu tuần tra cũ thêm một thời gian nữa.
Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc dính tai tiếng về việc cung cấp vật liệu và linh kiện kém chất lượng. Theo báo cáo của một Ủy ban Thượng viện Mỹ năm 2011, hàng nghìn chiến đấu cơ, tàu chiến và tên lửa của nước này chứa các linh kiện điện tử giả xuất xứ từ Trung Quốc, dẫn tới nhiều sự cố đáng tiếc.
Ủy ban quân vụ Thượng viện Mỹ cho biết các nhà nghiên cứu của họ đã phát hiện 1.800 trường hợp cho thấy Lầu Năm Góc mua phải các thiết bị điện tử có thể là giả.
Tổng cộng họ phát hiện hơn 1 triệu linh kiện giả ở trong các máy bay quân sự, như máy bay vận tải Boeing C-17 và Lockheed Martin C-130J – được mệnh danh là "Siêu Hercules".
Ngoài ra, nhiều vũ khí tối tân khác cũng cùng chung số phận "ruột giả" như trực thăng CH-46 Sea Knight của Boeing và hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD).
"Một triệu linh kiện chắc chắn không phải là con số nhỏ. Nhưng tôi muốn nhắc lại rằng: chúng tôi mới chỉ kiểm tra ở một phần của hệ thống mắt xích cung cấp vũ khí. Vì vậy 1.800 trường hợp chỉ là một phần đầu nổi của tảng băng" - thượng nghị sĩ Carl Levin cho hay.
Điều đáng chú ý là, cứ 10 trường hợp có 7 trường hợp liên quan tới linh kiện giả xuất xứ từ Trung Quốc. Khoảng 20% các vụ, linh kiện xuất xứ từ Anh, Canada, những nước bán lại đồ giả của Trung Quốc.
Ở tỉnh Quảng Đông, miền nam Trung Quốc, các vi mạch giả thường được mang lén ra khỏi các nhà máy, hoặc các bảng mạch bị cháy của máy tính cũ được đánh bóng và sơn lại như mới.
Ở các khu chợ Trung Quốc, vi mạch "lưu hành nội bộ trong quân sự" thường được quảng bá công khai, mặc dù chúng thường là những vi mạch thương mại đã được "mông má" và được dán nhãn lại.
Những bê bối tích lũy theo thời gian của Trung Quốc đã khiến vào năm 2019, nhiều chính trị gia Anh cảm thấy sốc khi phát hiện ra một công ty Trung Quốc ở Anh sản xuất linh kiện cho F-35, mẫu tiêm kích tàng hình thế hệ 5 của Mỹ và hiện là vũ khí đắt giá nhất thế giới.
Bộ Quốc phòng Anh lên tiếng khẳng định công ty trên là một nhà cung cấp có uy tín trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng và "không có nguy cơ", tuy nhiên, họ vẫn vấp phải vô số chỉ trích trong nước.
"Chúng ta hoàn toàn ngây thơ về vai trò của Trung Quốc và chỉ đến giờ này mọi người mới thức tỉnh" - cựu Bộ trưởng phụ trách về chiến lược an ninh quốc tế Anh Gerald Howarth gay gắt.
Trong khi đó, nghị sĩ Anh Bob Seely cho rằng thông tin trên gây "ngộp thở": "Đó không phải là vấn đề tồi tệ hay không mà là tồi tệ đến mức nào".
Nhiều nước 'cay' vì hàng rởm Trung Quốc: Loạt vũ khí Mỹ dính phốt, Anh ngộp thở vì tin sốc
Trung Quốc đã mất thêm một khách hàng nữa khi cung cấp sản phẩm kém chất lượng.
soha.vn