lính dù nga và hình xăm

lulalulong

Xe hơi
Biển số
OF-82558
Ngày cấp bằng
12/1/11
Số km
177
Động cơ
414,906 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Việc xăm hình như của lính dù Nga có bắt buộc không các cụ? Hay là ai thích thì xăm?
 

MoonMax

Xe điện
Biển số
OF-19478
Ngày cấp bằng
4/8/08
Số km
2,736
Động cơ
528,334 Mã lực
Việt mình không có Lính dù thì loại nào được coi là tương đương nhỉ.
Đặc công được gọi là "bộ đội đặc biệt tinh nhuệ" nhưng lại chỉ biết oánh kiểu đột kích hoặc giữ chốt chứ kg oánh đấm trên diện rộng được.
Bộ đội mình hầu hết là lính dù đấy chứ cụ.

Cuối tháng lĩnh lương xong, chú nào mà chả cố một "dù"
 

catdaiduong

Xe hơi
Biển số
OF-82385
Ngày cấp bằng
10/1/11
Số km
127
Động cơ
414,480 Mã lực
Nơi ở
Bến đợi
Cháu yếu bóng vía,c ứ thấy ai có cái hình rợn rợn như trên là cháu chạy :((
 

MoonMax

Xe điện
Biển số
OF-19478
Ngày cấp bằng
4/8/08
Số km
2,736
Động cơ
528,334 Mã lực
quân đội mỹ mạnh số 1 nhờ vũ khí khí tài , gỏi số 1 , gan dạ số 1 thì em chã công nhận ,
Chuẩn đấy ạ. Quân đội các nước tiên tiến, trừ một số ít đơn vị đặc nhiệm, còn lại mạnh ở khí tài, công nghệ.

Còn về yếu tố con người, thể hình tốt, lỳ lợm, thiện chiến, chịu đựng gian khổ, tinh thần cao em nghĩ là Lính Hàn. Các cụ VC mình ngày xưa cũng gan lỳ lắm nhưng vẫn ngán đụng lính Hàn, sư đoàn Mãnh Hổ, Bạch Mã...
 

Viết Hưng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-5948
Ngày cấp bằng
19/6/07
Số km
893
Động cơ
551,760 Mã lực
Việc xăm hình như của lính dù Nga có bắt buộc không các cụ? Hay là ai thích thì xăm?
Em cũng có câu hỏi như bác này, nhưng nếu sau này ngộ nhỡ thuyên chuyển sang đơn vị khác thì lại săm hình khác à - trong trường hợp nếu bắt buộc săm?:-?
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,177
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
Chuẩn đấy ạ. Quân đội các nước tiên tiến, trừ một số ít đơn vị đặc nhiệm, còn lại mạnh ở khí tài, công nghệ.

Còn về yếu tố con người, thể hình tốt, lỳ lợm, thiện chiến, chịu đựng gian khổ, tinh thần cao em nghĩ là Lính Hàn. Các cụ VC mình ngày xưa cũng gan lỳ lắm nhưng vẫn ngán đụng lính Hàn, sư đoàn Mãnh Hổ, Bạch Mã...
cụ nhầm cụ ạ
các cụ du kích nhà mình trang bị thiếu và yếu mới sợ chúng nó . và chúng nó đi càn toàn phải có hỗ trợ không quân pháo binh inh oong
sau này quân chủ lực vào thì mấy anh ngựa trắng với cọp đen chạy hết
đây là tý hồi ký của 1 ng Hàn quốc đã tham gia chiến đấu tại VN này
Hồi ký của Đại Tướng Hàn Quốc trong chiến tranh VN

Đây là cuốn hồi ký của Kim Jin Sun, một cựu chiến binh Hàn quốc đã tham chiến ở VN trong biên chế sư đoàn Mãnh Hổ. Ông này đã về hưu với quân hàm Đại tướng. Trong thời gian chiến tranh Việt Nam, tướng Kim giữ chức Đại uý, Đại đội trưởng Đại đội 11 trong sư đoàn Mãnh hổ. Tướng Kim khá được trọng dụng vì "chỉ biết truy tìm và diệt Việt Cộng (VC)" với biệt danh "tướng cướp rừng xanh". Tuy nhiên qua hồi ký này người đọc sẽ thấy những gì diễn ra trong cuộc chiến ở Việt Nam đã làm tướng về hưu Kim Jin Sun phải suy nghĩ và ân hận trong giai đoạn cuối đời. Ông đã từng quay lại thăm Việt Nam.


Lời nói đầu

Mặc dù mới lập gia đình được 10 tháng, tôi đã phải tạm biệt vợ, quên đi hai chữ tình yêu để sang Việt Nam. Ở đó tôi đã lùng sục khắp các hang núi như một con thú, tìm mọi cách để tiêu diệt hoặc bắt toàn bộ đối phương. Đã có rất nhiều người bị chết bởi những kế hoạch của tôi.

Tại nơi chiến trường chỉ có giết và giết đó, các giá trị đạo đức đối với chúng tôi cũng bị tan vỡ chẳng khác nào những mảnh đạn pháo. Và dần dần tôi cũng trở thành một con người không biết gì khác ngoài bắn giết. Sự điên dại trên chiến trường là điều không thể tưởng tượng được bằng lý trí lúc bình thường.

Tôi không hề cảm thấy bận lòng khi thấy đứa trẻ chăn trâu hay một dân thường bị chết. Tôi đã truy lùng với một khoái cảm còn hơn cả cảm giác đi săn thú. Tôi đã ăn uống và chụp ảnh không hề vướng bận ngay bên cạnh những xác chết. Tôi đã xông vào hầm của đối phương không một phút chần chừ và bóp cò súng không hề run sợ. Chiến tranh đã qua lâu mà tôi vẫn không thể hiểu nổi tại sao mình lại có thể hành động như vậy. Tôi đã bắn giết mà không hề quan tâm và cũng không thể hiểu được bản chất của chiến tranh VN. Tôi không được phép suy nghĩ gì khác ngoài việc phải giết thật nhiều VC để tồn tại và ngăn chặn CS.

Tôi đã chiến đấu liên tục với một chiếc mũ cao bồi trên đầu. Trong bộ não của tôi được nhồi đầy những ý nghĩ rằng miền Bắc là nơi những kẻ ác tụ tập. Sau khi kết thúc cuộc đời binh nghiệp với quân hàm đại tướng, tôi đã có dịp sang thăm Hà nội. Cái đập vào mắt tôi lúc đó là một sân bay nhỏ bé, và con đường thỉnh thoảng lắm mới có một bóng đèn. Tiếng súng đã tắt 20 năm rồi..., tại sao một VN như vậy lại có thể thắng được siêu cường số một là nước Mỹ. Tôi cũng muốn đi tìm lời giải cho những hành động của những người lính giải phóng mà tôi đã từng gặp và giao chiến. Những người sống và chiến đấu trong hoàn cảnh mà con người bình thường khó có thể sống nổi, những người lính giải phóng đã lao thẳng vào căn cứ địch, chỉ với trái lựu đạn; người chiến sĩ giải phóng đã chống cự gần 8 giờ đồng hồ với một thân hình gần như cụt cả tay chân, không chịu đầu hàng... lúc đó tôi đã viết vào nhật ký như sau:

“Thật đáng thương cho chiến dịch Tết Mậu Thân của VC. Lúc đó tôi chẳng hiểu vì cái gì mà họ lại lao vào đội quân hùng mạnh của Mỹ và Hàn quốc như vậy. Thật đáng thương. Không thể hiểu nổi những người lính VC gầy guộc như một đứa bé, trên tay chỉ có một khẩu súng cổ lỗ và một trái lựu đạn vì cái gì mà chiến đấu như vậy”.

Quang cảnh trận Điện Biên Phủ mà tôi được xem ở một bảo tàng Hà nội thật là cảm động. Và tôi đã hiểu rằng Hồ Chí Minh là một lãnh tụ vĩ đại, một con người vĩ đại. Người đã dẫn dắt cả dân tộc VN đi theo chân lý “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. ông là một người có nhân cách lớn. Tôi đã bị sốc và vô cùng cảm động khi thăm địa đạo Củ chi, nơi tượng trưng cho trí tuệ, sự kiên trì và ý chí đấu tranh của VN. Tôi đã cảm thấy đã tìm được lời giải cho câu hỏi vì sao họ lại chiến đấu, vì sao họ lại chiến thắng.

Tôi thấy đã đến lúc đưa ra những kết luận cho riêng mình về chiến tranh và lịch sử của VN. Tôi muốn viết ra đây về bản thân tôi và cuộc chiến tranh mà tôi đã tham gia. Nếu không, cuốn sách này sẽ không thể hiện được sự ân hận của tôi, cũng như không đem lại một chút ý nghĩa nào.

Tôi mong các độc giả sẽ đọc cuốn sách này để hiểu thêm về chiến tranh. Mong các bạn hiểu hơn về đất nước VN nhỏ bé mà kiên cường, hiểu thêm vầ sự ngạo mạn của các cường quốc, hiểu cho những ân hận về những tội ác mà tôi và các chiến hữu đã gây ra ở VN.


Ngày 3 tháng 4 năm 1970, đại đội của chúng tôi lùng sục xung quay con sông Lư Diên thuộc huyện Phù Cát tỉnh Bình Định. Trách nhiệm của tôi với tư cách là Đại đội trưởng là không được phép để cho bất cứ một VC nào xuất hiện thuộc khu vực trách nhiệm chiến thuật của mình. Đại đội đang vượt sông và đi qua khu vực rừng tre, bỗng có tiếng súng bắn ra từ phía khu rừng vốn rất yên tình. Đó là khu vực đã có bắn nhau đêm qua, ba VC đã bị chết bởi mìn Clâymo của tổ phục kích của chúng tôi. Thế mà giờ lại có tiếng súng.

Ngay lập tức đại đội vừa tiếp cận, vừa bắn tập trung vào khu vực phát ra tiếng súng. Nhưng tiếng súng vẫn tiếp tục, và hai lính tôi đã bị thương. Sau khi thấy không thể tiếp cận được, chúng tôi đã cho xe chở cối đến. Ngay lập tức một cơn mưa đạn cối xối xả và các súng phóng lựu được tuôn ra xối xả. Chúng tôi lại thử tiếp cận, nhưng tiếng súng quái ác vẫn dai dẳng bắn ra từ phía khu rừng. Cứ liên tục như vậy, chẳng mấy chốc 7 giờ đồng hồ đã trôi qua. Chuyện gì thế này? Một đại đội mà phải giao chiến với một nhóm quân địch.

Nếu để đến khi mặt trời lặn, quân giải phóng từ căn cứ 226 có thể tấn công. Nghĩ vậy, tôi đã phải dùng thủ đoạn cuối cùng. Tôi ra lệnh đặt chắc chắn hai khẩu súng máy ở phía bờ đê và bắn sao cho đối phương không thể ngóc đầu lên được, trong lúc hai lính của tôi sẽ bò lên tiếp cận vị trí của đối phương. Ngay sau khi súng ngừng bắn, hai người đó sẽ nhanh chóng xông liên tiêu diệt. Và chúng tôi đã thành công. Thắng lợi cuối cùng thuộc về chúng tôi.

Trận chiến đã diễn ra suốt 8 tiếng đồng hồ. Trong thời gian đó, không biết bao nhiêu đạn dược đã bị tiêu tốn. Hình ảnh của địch đã bị tiêu diệt sau khi đã kháng cự suốt 8 giờ liền đã làm tôi bị sốc thực sự. Chỉ có một người. Người lính giải phóng đó gần như bị tiện đứt một bên cổ chân, một bên cánh tay cũng bị thương nặng. Anh ta đã dùng bông và mảnh áo tự băng bó cho mình và chiến đấu với đại đội của tôi trong suốt 8 tiếng liền. Trong khi khám thi thể người chiến sĩ giải phóng, tôi đã phát hiện ở ngực anh ta có một cuốn sổ, trong đó có ảnh một thiếu nữ xinh đẹp với mái tóc dài buộc sang hai bên. Phía sau tấm ảnh là dòng chữ: “Em luôn yêu anh, dù anh ở bất cứ nơi đâu” bằng tiếng Việt.

Chắc chắn hai người là vợ chồng hoặc là người yêu. Đây là bằng chứng tình yêu của người thiếu nữ gửi cho người lính miền Bắc. Trong bầu không khí còn sặc sụa khói đạn, thoảng qua trong đầu tôi suy nghĩ, hoá ra anh ta cũng là người bình thường, cũng có người yêu.

Tám giờ đồng hồ quả là một quãng thời gian dài dằng dặc, có đủ thời gian cho việc đầu hàng. Đây là một việc hoàn toàn khác với việc lính đặc công của Nhật bản cảm tử ôm bộc phá lao vào mục tiêu. Đó là một cái chết tức thì. Còn ở đây, anh ta chờ đợi cái chết trong 8 giờ liền. Trong thời gian đó, anh ta đã nghĩ gì, trong khi nếu không đầu hàng thì không còn cách nào khác là phải chết. Những ngưòi lính Hàn quốc bị thương bắt đầu báo thù lên thi thể của ngưòi lính giải phóng. Chúng tôi đem theo mảnh thi thể không còn hình thù, hành quân về căn cứ như một đoàn quân thắng trận. Mọi người nói rằng đây là truyền thống của đơn vị. Tôi vui vẻ dẫn lính về doanh trại, trong lòng không có cảm giác tội lỗi nào.

Hai mươi năm sau sự kiện đó, tôi đã là thiếu tướng, sư đoàn trưởng đóng ở Hwachon, tỉnh Kangwon. Một hôm trong lúc đang đi dạo một mình qua một hang núi tuyệt đẹp, nhũng hình ảnh 20 năm trước đã làm tôi trào nước mắt. Tôi vừa khóc vừa hồi tưởng lại những sự việc của ngày hôm đó. Mặc dù lúc đó đối với tôi, người chiến sĩ giải phóng đó là địch, nhưng đó là một chiến sĩ dũng cảm,... Trong cơn điên loạn của chiến tranh, tôi đã làm tổn hại thi thể của người chiến sĩ ấy trong cơn say máu cuồng loạn. Sự hối hận đã vò xé lòng tôi.

Tôi đau lòng hơn khi nghĩ về người thiếu nữ trong ảnh, ngưòi mà bây giờ còn sống chắc đã 40 tuổi. Hẳn người thiếu nữ đó không biết về những giây phút dũng cảm cuối cùng của người yêu. Có thể người thiếu nữ đó đến giờ vẫn chờ đợi hoặc đi tìm tung tích người yêu cũ. Nếu tôi có thể giữ lại được dấu tích của người chiến sĩ ấy, có lẽ sẽ an ủi được phần nào trái tim của người thiếu nữ đó.

Chính cái chết của người chiến sĩ giải phóng và hình ảnh của người thiếu nữ ấy đã đưa tôi đi đến quyết định viết cuốn sách này. Mong rằng cuốn sách được viết tự đáy lòng của tôi sẽ khiến tôi vợi bớt nỗi đau đớn, dằn vặt vì ân hận. Và tôi cũng mong rằng sẽ có thêm nhiêù người nữa hiểu về sự thật của lịch sử VN qua những gì tôi đã hiểu trên chiến trường. Cái chết của người chiến sĩ giải phóng đó đã góp phần viết nên trang sử hào hùng của VN


Tôi đã từng tham gia trận đánh quy mô sư đoàn với tên gọi "chiến dịch mãnh hổ". Đây là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng tôi được tham gia một trận có quy mô lớn như vậy. Lúc đó để ngăn chặn việc báo cáo sai sự thật, tren sư đoàn ra lệnh mỗi khi tiêu diệt VC phải cắt tai trái đem về. Có thể hiểu được một phần tại sao các viên chỉ huy lại ra một mệnh lệnh dã man như vậy. Điều đó cũng có nghĩa là đã có quá nhiều báo cáo sai sự thật.

Trước ngày toàn sư đoàn tham gia vào chiến dịch “mãnh hổ”, tôi đã tập hợp toàn đơn vị lại sau khi đã hoàn thành việc chuẩn bị chiến đấu để huấn thị. Tôi cũng đã tổ chức liên hoan và khích lệ tinh thần binh sĩ. Tôi tràn đầy quyết tâm là sau trận đánh này quân VC ở khu vự xung quanh sẽ hoàn toàn bị tiêu diệt. Nhưng ngay từ ngày đầu của chiến dịch, tôi và chỉ huy sư đoàn đều hiểu rằng đó chỉ là giấc mơ viển vông.

Tại điểm đổ quân, đối phương đã đặt rất nhiều mìn, chỉ cần vướng vào dây là mìn nổ. Có rất nhiều trường hợp trực thăng bay đến không đổ quân được phải bay về. Dường như quân giải phóng đã biết rất rõ về thời gian, hình thức tác chiến của quân Hàn quốc. Trong thời gian pháo bắn dọn đường và trực thăng bay đến đổ quân thì quân VC đã rút êm ra ngoài qua những con đường bí mật. Chỉ còn lại trong căn cứ trống rỗng của họ những dây mìn được gài lại như mạng nhện. Họ chỉ để lại một vài người trong tổ cảnh giới ở lại sâu trong rừng, những nơi không thể nào phát hiện ra được, và quân Hàn quốc đã thương vong bởi những quả mìn do họ gài lại.

Nhưng mệnh lệnh từ trên vẫn tiếp tục được đưa xuống và lùng sục vẫn được tiến hành. Đó đúng là một mệnh lệnh ngớ ngẩn. Rừng ở VN đầy rẫy những cây lớn nhỉ, ngay giữa ban ngày cũng tối như mực. Nếu tiến vào trong đó thì không nhìn thấy trời mà cũng không thể xác định được phương hướng. Binh lính phải mất tới 4 giờ để tiến lên một quãng 400m. Nếu phải tiến quân theo đường rừng dày đặc thì những cây nhỏ và dây leo theo đúng nguyên tắc thì chưa cần đến 1 giờ là sẽ bị xuống sức nghiêm trọng. Hơn nữa, khi leo núi, cứ tiến 10 m thì lại phải dừng lại nghỉ 20 phút. Trên lưng đeo 8 quả đạn cối nên nhiều lúc tôi cứ leo được 2m thì lại bị tụt xuống tới 3m.

Binh lính được đưa vào cuộc lùng sục bất đắc dĩ này, không còn cách nào khác là phải đi hàng một, theo những con đường có sẵn. Nhưng quân giải phóng đã gài lại đầy mìn trên con đường này trong khi rút lui. Một hôm trung đội đi đầu bị vướng mìn và thương vong 11 người. Điều này làm cho toàn đại đội phải dừng lại trong hẻm núi 1 giờ liền với đội hình kéo dài 4km. Nếu quân giải phóng tấn công bất ngờ thì chắc chắn có một thảm kịch xảy ra bất ngờ.

Hỡi những sĩ quan chỉ biết ngồi ở bộ tư lệnh và chờ đợi những thắng lợi tốt đẹp, các ông có biết tâm trạng của những người lính phải ngồi lại phờ phạc như đoàn quân thất trận trên những con đường trong rừng sâu không... Tôi thật nghi ngờ về cái kết quả của chiến dịch "Nguyệt quế" lại có thể tiêu diệt được 330 VC.

Trung đội 1 của đại đội trong khi lùng sục đã bị vướng mìn, 9 người gồm cả trung đội trưởng đã phải đưa về hậu phương. Cũng may quyền chỉ huy đã được giao cho hạ sĩ Moon. Trong khi lùng sục, do bất cẩn tôi cũng đã vướng phải dây mìn 60mm do đối phương gài lại. Chốt an toàn đã bị tung ra, nhưng thật may mắn là mìn đã không nổ.

Khu vực mà chúng tôi được lệnh lùng sục trong ngày đầu tiên là một ngọn núi mà lên tới đỉnh khoảng 400m. Sau 10 giờ leo trèo,lên tới đỉnh, lính của tôi gần như đã kiệt sức. Bộ quần áo chiến đấu của tôi loang lổ những vết muối do mồ hôi đọng lại. Đây là kết quả của việc phục tùng lệnh cấp trên.Sau những cố gắng có khi phải trả bằng máu ấy, cái mà chúng tôi phát hiện được chỉ là những chiếc xẻng dùng rồi, được bỏ lại trong hang núi. Tôi trông thấy cảm giác thất vọng tràn trề trên khuôn mặt binh lính.

Phải làm thế này trong một tháng liền ư. Tôi muốn được ngẩng lên trời mà chửi thật to. Đây là cái trò hề gì vậy. Bây giờ chúng tôi mới hiểu được sức mạnh của thiên nhiên. Thời tiết thì nóng bức mà nước uống thì không đủ. Trên người, kể cả chỗ kín bắt đầu sinh bệnh ngoài da. Có những lúc sấm chớp rồi mưa sầm sập trên đầu. Những cơn mưa trong rừng nhiệt đới ở VN cứ như dùng nước dội lên đầu vậy. Có căng bạt lên cũng chẳng ăn thua gì. Binh lính không còn cách nào khác là phải dừng mọi việc lại chờ cho tới khi mưa tạnh. Và ngồi cầu nguyện sao cho sét đừng đánh vào mình. Có một lần xảy ra cháy và có lệnh sơ tán, những binh lính chỉ có biết ngồi run rẩy sợ hãi trong cánh rừng tối om, không thể biết được có cái gì phía trước.

Cả tuần rồi mà đại đội tôi không làm nên trò trống gì, ngay cả bóng của VC cũng không phát hiện ra được. Ngược lại bệnh viện 106 đã đầy chặt lính bị thương và tử sĩ Hàn quốc vấp phải mìn. Bệnh viện đã phải căng thêm lán nhưng vẫn không đủ chỗ. Lính bị thương của đại đội tôi cũng chỉ được cấp cứu xong là phải đưa về đội cứu thương của tiểu đoàn. Trong thời gian đó đại đội tôi đã phát hiện và lùng sục được 40 hang núi. Chúng tôi cũng đã phát hiện khoảng 2 xe tải quần áo và đem đốt hết. Và chúng tôi cũng phát hiện những dụng cụ cắt tóc nữa. Nhưng điều mà chúng tôi thực sự mong đợi là VC thì lại không phát hiện được một người nào. Rõ ràng là đối phương đã thoát ra khỏi khu vực lùng sục và ở xa đâu đó, đang xem vở kịch do quân Hàn quốc diễn.

Sau khi giai đoạn một của chiến dịch kết thúc, sư đoàn bước vào giai đoạn hai. Tại đây sư đoàn đã ra lệnh không cần phải cắt tai đem về nữa. Thế là đã đến nước phải chấp nhận báo cáo láo rồi đây. Mệnh lệnh này một lần nữa làm tôi vô cùng tức giận. Thế là kết quả tay trắng của giai đoạn một đã được dịp thay đổi.

Theo lời kể của binh lính thì một nhân viên của đội an ninh đã mua súng ở chợ với giá 20 đô la và bán lại cho họ với giá 40 đô la. Sau khi mua, họ tháo rời súng ra và bí mật đem vào trận đánh. Sau đó sẽ báo cáo là tiêu diệt 3 địch và thu được một khẩu M16...

Các bác cứ lên Google tìm từ khóa "Hồi ký Kim Jin Sun" (http://lichsuvietnam.info/index.php?option=com_content&task=view&id=52&Itemid=20) là sẽ ra nguyên bản Hồi ký này.
 

pategan

Xe hơi
Biển số
OF-32318
Ngày cấp bằng
25/3/09
Số km
190
Động cơ
480,720 Mã lực
Nơi ở
Xóm liều
Việt mình không có Lính dù thì loại nào được coi là tương đương nhỉ.
Đặc công được gọi là "bộ đội đặc biệt tinh nhuệ" nhưng lại chỉ biết oánh kiểu đột kích hoặc giữ chốt chứ kg oánh đấm trên diện rộng được.
Cái này do tư duy chiến thuật khác nhau bác ạh. Việt nam mình kô có tiến công đánh chiếm mà duy trì chiến thuật cắm giữ do đó kô phát triển bộ đội kiểu phản ứng nhanh trên diện rộng.

Ngày đánh với Lính dù- lính thủy Mỹ 1969, quân ta đã đưa bộ đội chủ lực vào vành đai sân bay Chu Lai trang bị full và tay bo với Mỹ rồi kết luận là quân ta đủ sức 1 chọi một với lính dù Mỹ.
Trong các đơn vị vẫn có biên chế phân đội đột kích, trang thiết bị gọn nhẹ, hỏa lực mạnh để đánh tiến công phối hợp các đơn vị khác.
Ngày ở lính em đi diễn tập các binh chủng hợp thành có xây dựng đến bài Trung đoàn phối hợp đánh tiểu đoàn phòng ngự. Đánh cấp trung đòan trong khi địch có tiểu đoàn mà ta kéo thêm 1 tiểu đoàn pháo cao xạ và một đại đội tank
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,399
Động cơ
660,660 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Cái này do tư duy chiến thuật khác nhau bác ạh. Việt nam mình kô có tiến công đánh chiếm mà duy trì chiến thuật cắm giữ do đó kô phát triển bộ đội kiểu phản ứng nhanh trên diện rộng.

Ngày đánh với Lính dù- lính thủy Mỹ 1969, quân ta đã đưa bộ đội chủ lực vào vành đai sân bay Chu Lai trang bị full và tay bo với Mỹ rồi kết luận là quân ta đủ sức 1 chọi một với lính dù Mỹ.
Trong các đơn vị vẫn có biên chế phân đội đột kích, trang thiết bị gọn nhẹ, hỏa lực mạnh để đánh tiến công phối hợp các đơn vị khác.
Cụ nhầm cả về thời gian, diễn biến trận đánh, đối tượng tác chiến của TRẬN ĐẦU ĐÁNH MỸ rồi.

TRẬN NÚI THÀNH (26.5.1965):
Trận chiến đấu diệt Mĩ đầu tiên của quân và dân tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Do một đại đội bộ đội địa phương tỉnh tiến công Đại đội 2, Sư đoàn Bộ binh Hải quân 3 Mĩ tại Núi Thành (cứ điểm tiền tiêu; tây Chu Lai 5 km). Vận dụng kĩ thuật tiềm nhập của đặc công từ 3 hướng, sau gần 30 phút chiến đấu, đại đội đã diệt 139 tên Mĩ (trên tổng số khoảng 180), thu nhiều vũ khí. TNT phá tan huyền thoại về sức mạnh Mĩ, mở đầu cho cao trào "gặp Mĩ là đánh", "tìm Mĩ mà diệt" ở Quảng Nam - Đà Nẵng và toàn Miền Nam Việt Nam. Sau trận này, Đại đội được tặng cờ "Lập công đầu diệt gọn đơn vị Mĩ" và tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng được tặng danh hiệu "Trung dũng kiên cường, đi đầu diệt Mĩ".
Nguồn: http://dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn/

P/s từ ngữ chính thống của VN là Bộ binh Hải quân. Phe kia gọi là thủy quân lục chiến.
 

pategan

Xe hơi
Biển số
OF-32318
Ngày cấp bằng
25/3/09
Số km
190
Động cơ
480,720 Mã lực
Nơi ở
Xóm liều
kiến thức lịch sử của em lởm qúa ;)
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
9,682
Động cơ
536,693 Mã lực
cụ nhầm cụ ạ
các cụ du kích nhà mình trang bị thiếu và yếu mới sợ chúng nó . và chúng nó đi càn toàn phải có hỗ trợ không quân pháo binh inh oong
sau này quân chủ lực vào thì mấy anh ngựa trắng với cọp đen chạy hết
đây là tý hồi ký của 1 ng Hàn quốc đã tham gia chiến đấu tại VN này
Ngại lính Hàn là có, bọn này dã man hết sức, đói khổ quen rồi nên khả năng chịu nhiệt cao chứ ko như lính Mẽo công tử. Sau này mình còn phải nhờ chuyên gia BTT sang huấn luyện tựu chung lại lính Hàn quốc được đánh giá cao ở một số điểm: sức chịu đựng bền bỉ, tinh thần cao, kỹ chiến thuật tốt đặc biệt là quá quen với chiến tranh du kích, hay chính quy của TQ.
 

sleepdriver

Xe buýt
Biển số
OF-23583
Ngày cấp bằng
5/11/08
Số km
797
Động cơ
500,670 Mã lực
Ô, lính dù Nga toàn xăm avatar của em lên tay kìa he he
Việc xăm biểu tượng của đơn vi lên người là không bắt buộc (chính thức). Nhưng ở các lực lượng đặc biệt luôn có các thông lệ (truyền thống) vừa để thể hiện việc được chính thức công nhận bởi anh em đồng đội và thể hiện sự gắn bó máu thịt với đồng đội, đơn vị. Hơn nữa, nó cũng như một tấm huy chương để đời, là sự kiêu hãnh của người lính đặc nhiệm đối với các đơn vị thông thường khác.
Hiện nay, Luật Nghĩa vụ Việt Nam chỉ không chấp nhận việc xăm hình ở các nơi lộ ví dụ từ cổ tay trở xuống, từ đùi trở xuống etc. Còn lại vẫn nhận hết (đề phòng việc có một số chú đi xăm trốn nghĩa vụ hi hi). Có lẽ cũng vì thế, các hình xăm trong lính thường đơn giản (các con số) và ở vị trí mặt trong của cánh tay.
 

s63 AGM

Xe tăng
Biển số
OF-28107
Ngày cấp bằng
1/2/09
Số km
1,405
Động cơ
493,202 Mã lực
Dù bất cứ quân đội của nước nào thì những người lính dù cũng là những người lính thiện chiến và ưu tú như nhau, kể cả nếu bây giờ có nói đến những người lính dù phía bên kia trước 1975 cũng thế.
thiên thần mũ đỏ. họ thiện chiến lắm bác ah . được huấn luyện rất bài bản
 

sleepdriver

Xe buýt
Biển số
OF-23583
Ngày cấp bằng
5/11/08
Số km
797
Động cơ
500,670 Mã lực
Theo kiến thức hạn hẹp của em thì em thấy, trong chiến tranh Việt Nam, tác chiến dù là rất hạn chế. Lực lượng mũ đỏ của phía VNCH hay sư Anh cả đỏ "Tia chớp nhiệt đới" của Mỹ có tiếng là lực lượng dù nhưng trên thực tế không hoàn toàn như vậy, mà tên gọi đúng là "đổ bộ đường không" hay nói cách khác là tác chiến trực thăng vận. Điều này dễ hiểu vì địa hình chiến trường Việt Nam không thích hợp cho tác chiến dù (nhỏ, hẹp, nhiều vật cản, địa hình phức tạp, nhiều cây, núi ...). Cũng chính vì lý do này mà Trung đoàn 76 dù của QDNDVN do chuyên gia Nga đào tạo sau này đã phải xóa phiên hiệu vì không thực tế.
Ngay trong quân đội Mỹ, lực lượng dù chuyên biệt cũng tỏ ra kém cạnh hơn so với những tên tuổi như Rangers, Special Force, Delta (Đặc nhiệm Lục quân) hay đặc biệt là SEAL (Đặc nhiệm Hải quân tác chiến mọi địa hình SEA - AIR - LAND). Lý do khách quan đó là kỹ năng dù đã được trang bị đầy đủ cho các lực lượng đặc nhiệm này và tiến tới, kỹ năng nhảy dù sẽ tiếp tục được phổ cập cho toàn bộ các lực lượng trực tiếp chiến đấu. Lý do chủ quan là quân đội Mỹ có phần coi trọng Hải quân hơn (vì thế nên trong Hải quân có tất và lính thủy đánh bộ mới được coi là xịn nhất).
Còn nói về thiện chiến và ưu tú thì đó là cái vòng logic. Đặc nhiệm = chấp nhận nguy hiểm, rủi ro cao, 5 sống, 5 chết = phải tập nhiều để chịu đựng, có kỹ năng sinh tồn tốt = Thiện chiến do vậy đòi hỏi tố chất con người cao hơn = phẩm chất, dũng cảm = được coi là ưu tú (cũng là cách động viên để họ có niềm tự hào trong sự willing hy sinh. VD: gọi họ là "thiên thần mũ đỏ" etc). Em phân tích duy ý chí thuần túy và thô thiển nhé, không dính tý hâm mộ tình cảm nào cả (tránh các bác hiểu nhầm).
 

Nipo

Xe tải
Biển số
OF-77077
Ngày cấp bằng
5/11/10
Số km
361
Động cơ
423,530 Mã lực
tinh thần đánh đấm của lính nga cũng khá lắm đấy các cụ ạ
 

helmetm1

Xe máy
Biển số
OF-140446
Ngày cấp bằng
3/5/12
Số km
87
Động cơ
366,270 Mã lực
Nơi ở
lang thang
hình như mấy hình xăm toàn của lính hải quân
 

luudanchua

Xe buýt
Biển số
OF-96902
Ngày cấp bằng
24/5/11
Số km
567
Động cơ
405,510 Mã lực
Với lối sống của họ thì những hình xăm trên cơ thể như là 1 tác phẩm nghệ thuật, và là lính thì họ lại tự hào đơn vị mình đang phục vụ nên chuyện xăm hình biểu trưng của đơn vị là điều tự hào của họ, còn lính mình thì chuyện xăm mình đồng nghĩa bị kỹ luật.
 

miwon

Xe tăng
Biển số
OF-104127
Ngày cấp bằng
25/6/11
Số km
1,626
Động cơ
411,507 Mã lực
[QUOTE


[/QUOTE]


Em khoái cái mũ này -đẹp quá có cụ nào biết chỗ bán ko?
 

clrscr

Xe máy
Biển số
OF-142366
Ngày cấp bằng
18/5/12
Số km
63
Động cơ
364,620 Mã lực
Kậu nào cũng có hình xăm cả? Có phải là đồng phục không nhi?
các đơn vị lính dù của nga , những chiến sỹ của các đơn vị này thường xăm những biểu tượng đặc trưng của đơn vị họ

dơn vị 106 tula không phận







119 trung đoàn dù 106 tula


đội 76 dù



lữ đoàn 10 đặc biệt



Trung đoàn 247 Airborne



lữ đoàn 25



tiểu đoàn 84 trinh sát



lữ đoàn 67 dặc nhiệm





các dơn vị dù dặc biệt
































 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top