[Funland] Lính bắn tỉa chiến trường của QDND-VN

lanhvl

Xe hơi
Biển số
OF-82327
Ngày cấp bằng
9/1/11
Số km
167
Động cơ
414,810 Mã lực
báo chí nói láo! với khẩu AK thì chỉ chỉ bắn vu vơ không may chó ngáp phải ruồi thôi cụ ợ!
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,308
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Cậu hãy để tôi tôn trọng cậu. Nếu không thì đừng cố kẻ cả này nọ. Nếu không biết nên im đi đừng đưa kiến thức sai lầm cho nguời khác. Đừng để tôi phải nói cậu là mày. Kiến thức là biển nhất là cái thể loại ít ng sờ vào như thế này.
Trả lời tôi đi
Tầm bắn hiệu quả là gì? Tầm bắn thay đổi thế nào trong góc bắn? Tầm sát thuơng là thế nào? Tầm bắn cực đại là thế nào?
Tự tìm hiểu rồi lên đây nói chuyện. Còn nếu khg biết và không hiểu và cứ lải nhải những câu của loại đầu đuờng xó chợ vô học kia thì. Xin lỗi.tao chửi mày.
 

humxam75

Xe container
Biển số
OF-89375
Ngày cấp bằng
22/3/11
Số km
5,146
Động cơ
443,511 Mã lực
Nơi ở
Andromeda
Tóe loe theo gió. luờm rau gắp thịt ợ.
Cụ có nhầm ko. Đội tuyển bắn súng quân đội quốc gia huấn luyện trên Miếu Môn trước đây vẫn dùng AR15 để thi đấu nội dung súng trường, khoảng cách xa nhất tới mục tiêu là 400-500m
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,424
Động cơ
-8,704 Mã lực
M16 và AR 15 cùng cở đạn nhưng 2 loại súng này khác nhau cụ nhé , ở đây máy cụ đang cải nhau là M16 và AK
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,308
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Ar 15 và họ súng m16 có 1 cái rất vui ít loại súng trg tấn công bộ binh có đó là cái khe ngắm sau có thể dịch chuyển trái phải để ng bắn chỉnh ngắm theo huớng gió

Bài bắn ở hội thi là 100m 200m 400m
Tuy nhiên đến tầm 500m thì viên đạn không thể sát thuong đc nữa chỉ xuyên qua bia với 1 lỗ nhỏ
Hầu cụ câu chuyện e đọc đc You need roughly 150 foot pounds (fp) of energy to disable a human and 500fp of remaining energy to give a one shot kill on deer......... assuming you get the proper shot placement and penetration. At 600 yards with a tiny 223 bullet - shot placement is critical. My max 223 shot on a deer was just under 500 yards broadside and it dropped like a sack of bricks........ yet I have seen shots fired at 75 yards into the front of deer deflect off the breast bone and only wound.

223 is only reliable on deer if the shooter has sufficient marksmanship skills and hunting skills. This is not a caliber for the novice with buck fever. For them, I recommend the 243 Win and the 308 that are much more powerful and forgiving should the shot stray
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,424
Động cơ
-8,704 Mã lực
Có 1 cụ trên Wiki chém như thế này các cụ ạ.
Tham số


  • Thực ra có rất nhiều tham số mà ở bài chưa làm rõ mà có thể gây hiểu lầm ví dụ: Tốc độ bắn 600 phát /phút ở đây là tốc độ bắn chiến đấu nghĩa là khi chiến đấu có thể bắn được với tốc độ này (người bắn vẫn điều khiển được súng về hướng mục tiêu), ngoài ra còn tốc độ bắn tối đa là tốc độ bắn thực tế khi bóp chặt cò không nhả cò ra, súng bắn được bao nhiêu thì bắn với tốc độ này người bắn không còn điều khiển được súng nữa. Thường thì tốc độ tối đa lớn gấp vài lần tốc độ chiến đấu sự chênh lệch này cho biết sự giật của súng khi bắn súng (súng càng giật thì tốc độ chiến đấu càng nhỏ so với tốc độ tối đa).
  • Tầm bắn ở trong bài là tầm bắn chiến đấu hiệu quả nhất. Ngoài ra còn tầm bắn sát thương là tầm bắn ở đó đạn còn tác dụng sát thương tầm bắn này của súng AK phải đến 3000m, và tầm bắn nhắm bắn là tầm mà còn nhắm bắn chính xác được của súng AK là 1000m
  • Những tham số đó chưa nói lên tính ưu việt của AK mà điểm mạnh nhất của súng AK là độ tin cậy rất cao trong các điều kiện chiến đấu không tiêu chuẩn: súng vừa lội bùn xong đang rất bẩn nước chui cả vào nòng súng, hộp quy lát vẫn chiến đấu tin cậy không hóc đạn, điểm mạnh nữa rất mạnh của AK là tính năng chiến đấu không bị ảnh hưởng nhiều của sự nóng nòng súng bắn liên hồi vẫn tốt. Ngoài ra đạn AK có sức công phá rất lớn rất "man rợ" bắn vào thịt thì lỗ phá ra rất lớn thường là chết. Đặc biệt với súng AKM loại đạn 5,5 mm đạn được thiết kế có độ lệch tâm của trọng tâm so với tâm hình học làm đạn đi xoắn giảm tầm bắn và độ chính xác nhưng tăng sức công phá sức sát thương.--Tô Linh Giang 02:24, ngày 09 tháng 4 năm 2006 (UTC)
Hồng quân Liên Xô

Tên "Hồng quân Liên Xô" đã bỏ từ lâu rồi từ 2. 1946 sau đó gọi là quân đội Xô viết.--Tô Linh Giang 02:24, ngày 09 tháng 4 năm 2006 (UTC)
Mỹ nó gọi là Hồng Quân Liên Xô đấy. Nói chung cái gì cũng có giá của nó hết. So với M16 của Mỹ là loại phổ biến thứ 2 trên TG (sau Ak) thì thấy - Ưu điểm của loại này sẽ là nhược điểm của loại kia. Quan trọng là chọn Vũ khí phù hợp với địa hình và điều kiện chiến đấu (nhiều khi có được chọn VK đâu?? bạn cho ta cái gì thì dùng súng đó chứ :) ko chơi với LX thì ta đâu có AK để dùng) Nên cũng đừng tâng thằng AK lên mây xanh - nếu vậy Mẽo nó khùng hay sao mà đi xài M16 làm gì??? Maituan 06:30, ngày 16 tháng 4 năm 2007 (UTC)
À, cái ưu điểm của AK là rẻ, còn ưu điểm M16 là đắt, AK bắn 3 vạn viên, M16 bắn chưa đến 2 ngàn vien hỏng nòng. Khẩu súng tệ hơn nhưng đắt hơn, nên tác dụng tối đa cho ngân sách của Colt. Chóng hỏng mới phải mua nhiều, đắt mới phải chuyển tiền nhiều.

Mỹ nó dùng M16 vì M16 là con của Colt, Colt là vua súng trường Mỹ. Colt mua AR-15 khi nó còn đang thiếu tháng, khi AR-18 ra đời thì AR-15 đã lên ngôi vua. Tại sao châu Âu 30 năm không có súng trường xung phong, dùng đạn súng trường hạng nặng cắt ngắn nòng để làm giả súng trường xung phong nhưng 30 năm không dùng đạn M16 ?? Vì M16 là vua đẻ non, làm vua bên Mỹ thì được, đừng có đem dáng đẻ non dặt dẹo qua châu Âu. M16 là phổ biến thứ 2 ?? phổ biến ở đâu đấy ??. Những đồng minh thân cận nhất của Mỹ như Canada, Úc, Anh, Nhật đều lấy FN FAL làm súng chủ lực trong thời AK 7,62mm http://world.guns.ru/assault/as24f-e.htm . Phổ biến ở những nước mà súng là Mỹ cho như Nam Hàn hay Nam Việt ?? thế là phổ biến thứ 2 ??. Số lượng sản xuất: M16 chỉ bằng 1/10 AK, có thể bằng PPSh, chỉ bằng cỡ 1/4-1/6 Mauser hay Mosin. Riêng Mauser sản xuất ở Trung Hoa Dân Quốc đã nhiều hơn M16. Ban đầu,lính Mỹ tưởng M16 là do 1 công ty đồ chơi của Mỹ sản xuất vì nó nhẹ, nhẹ hơn M14 rất nhiều do nhiều phần làm từ nhựa tổng hợp. Đạn 5,56x45 mm tuỏng như là loại đạn bắn chuột vì quá nhỏ nhưng khi bắn ra, độ tản mát nhiệt của viên đạn quá nhanh làm nó vỡ vụn ra làm nhiều mảnh văng với tốc độ âm thanh rồi găm vào người đối phương,phá nát cơ quan nội tạng nạn nhân,vì thế đạn M16 khi gắp ra ít khi cò nguyên viên mà toàn vỡ vụn chứ không như đạn AK, như thế người ta cũng cảm thấy sự "man rợ" của loại đạn này. M16 kém tin cậy hơn AK vì chỉ bị dính bùn đất một chút là phải lau cả ngày mới bắn được.
Tin cậy theo lời nhà sản xuất - nhiều và rất nhiều lính Mỹ chết oan vì điều này khi súng lần đầu tiên giáp mặt tại mặt trận Việt Nam với khí hậu ẩm ướt làm súng kẹt liên tọi.Nhà sản xuất đổ tại lính bảo dưỡng không đúng cách còn lính chửi cha nhà sản xuất vì phần lớn thời gian của họ là phải lau và giữ súng cho thật sạch chả bù cho kẻ địch ngâm súng dưới mương rồi đem lên nã như trấu.
Chung quy lại là một khẩu súng tốt được cả quân ta và địch thích dùng nếu không có vụ kẹt đạn, nhược điểm này theo đến tận dòng M18 sau này hiện ta đang dùng, bắn một băng kẹt tầm 1 lần nhưng có thể khắc phục bằng kéo quy lạt gạt đạn để bắn tiếp, tập quen rồi nên chả sao với lính mình. Với các dòng M16A3 và A$ sau này theo tham khảo thì giảm hẳn độ kẹt đạn trong tác chiến nhưng chung quy vẫn không tin cậy bằng AK. Hoangprs5 (thảo luận) 04:02, ngày 28 tháng 7 năm 2013 (UTC)
Tầm bắn hiệu quả

Tôi thấy có site ghi 250m, có cái ghi 300m, cái thì ghi 450m, wiki lại cho rằng khoảng 400m. Túm lại tầm bắn hiệu quả là bao nhiêu? Và có ai giải thích hộ tôi thế nào là tầm bắn hiệu quả? Cá nhân tôi nghĩ, 400m mà là tầm bắn hiệu quả với AK-47 xem chừng hơi...xa, nhất là khi súng này thường không lắp kính ngắm quang. Khoảng cách 200m đổ xuống (mà 100m thì hợp lý hơn) mới có thể coi là tầm bắn hiệu quả đối với bộ binh. Xa hơn chút nữa dành cho trọng liên, đại liên hoặc trung liên, xa thêm thì cần đến xạ thủ bắn tỉa sử dụng đạn.50 (12.7mm). Khương Việt Hà 10:37, ngày 25 tháng 8 năm 2007 (UTC)
"Tầm bắn hiệu quả" là tầm bắn mà xác suất tiêu diệt mục tiêu cao, có từ 50% trở lên số đầu đạn trúng mục tiêu. Nalzogul 11:08, ngày 25 tháng 8 năm 2007 (UTC) bậy bạ. Tầm bắn hiệu quả là tầm bắn diệt toàn bộ mục tiêu trong loạt bắn duy nhất, chỉ trừ tỷ lệ nhỏ tính cho đạn hỏng. AK có hai chế độ, phát một và liên thanh. Phát một là trúng bia số 4, bia cố định. Liên thanh là loạt 3 viên trúng ít nhất một viên nhưng bia số 4 hiện nhanh 20'. Phát một đặc trưng cho khả năng chiến đấu phòng thủ "tạp tân", còn liên thanh tượng trưng cho chiến đấu tấn công "xung phong". Tầm bắn hiệu quả là con số thống kê trên toàn bộ các thể loại binh nhì, vậy nên "tầm bắn hiệu quả tối đa" chỉ là cách hiểu ngu ngốc, đã là con số trung bình thì không có tối đa. AK bắn 250 mét 3 viên chui qua một lỗ, đây là bắn trên giá thử súng, "tầm bắn hiệu quả của giá thử súng" là 450 mét. Nhưng tầm bắn hiệu quả thấp hơn nhiều giá thử súng. Tầm bắn hiệu quả tối đa của súng tốt nhất cũng chỉ 300 mét, đó là tầm mà các binh nhì phổ biến có thể ngắm bắn tối đa (cần độ phân giải hiệu chỉnh điểm cầm trước là 0,3mm-người bình thường phải huấn luyện khá tốt mới đạt được). DO đó 300 mét được coi là tầm bắn súng trường, khi súng có tầm bắn dưới hiệu quả 300 mét thì nó là súng ngắn. Vì tầm bắn hiệu quả của M16 rất thấp (chưa đủ 300 mét), nên thường được quảng cáo là "tầm bắt hiệu quả tối đa", một khái niệm mập mờ đánh lận con đen. Chắc nó còn phải bao gồm cả những yếu tố gì khác nữa chứ nhỉ? Bắn liên thanh, bắt phát một hay bắn điểm xạ? Đạn thường hay đạn vạch đường, đạn xuyên cháy? Bắn mục tiêu di động hay mục tiêu cố định? Tầm bắn hiệu quả 400m đối với AK-47, tôi vẫn chưa tin lắm, theo một số thảo luận trên mạng tôi thấy người ta nói nhiều đến con số 250m hơn (chiều dài sân bóng khoảng 100m đã là xa để có thể bắn trúng 50%, nhất là khi bắn liên thanh độ giật súng AK rất cao). Rõ ràng wiki cần có một bài viết về cái gọi là tầm bắn hiệu quả. Khương Việt Hà 11:19, ngày 25 tháng 8 năm 2007 (UTC) 19-9-2007 Tầm bắn hiệu quả của súng tiểu liên AK47,K56(TQ) AKM AKMS (Dùng đạn xuyên 7.62mm) Là 300 m chính là cự ly chữ Π trên thước ngắm.vì

  1. Trong khỏang cách này đường đạn cao nhất so với đường ngắm là 280 mm mọi mục tiêu có chiều cao ≥280 mm năm trong cự ly 300 m bị tiêu diệt rất cao
  2. Khoảng cách hiệu quả 300 m là cự ly mà người có thị lực bình thường có thể ngắm và bắn trúng vì khoảng tối của đầu ruồi che trên mục tiêu có độ rộng khoảng 1m nếu cự ly >300 m thì khoảng tối này > 1 m (tỷ lệ thuận với cự ly)việc ngắm bắn sẽ kém hiệu quả hơn vả lại độ cao của đường đạn so với đường ngắm cũng lớn tỷ (lệ thuận với cự ly ),do đó khả năng ngắm bắn kém hiệu quả.Ngoài ra còn một số lý do khác do cự ly lớn ảnh hưởng đến xác xuất trúng mục tiêu của đạn
bậy bạ, ở 300 mét đầu ruồi AK che 30cm. Về hệ thống ngắm, AK sử dụng loại đầu ruồi có vòng bảo vệ, tất cả các súng dùng đầu ruồi kiểu này đều có đầu ruồi bé, vì không lo cong do va đập. AK và các súng bắn nhanh khác đầu dùng bán kính thước ngắm lớn, yếu lĩnh ngắm bắn là lấy đường thước ngắm đầu ruồi trước (đường ngắm cơ bản), rồi mới lấy đường mục tiêu (đường ngắm chính xác), ngược với các súng bắn chậm bắn kính thước ngắm nhỏ. Ở cự ly gần dưới 100 mét, AK ngắm nhanh ứng dụng chỉ cần đặt mục tiêu trong vòng bảo vệ.
  1. CỰ ly hiệu quả 300 m rất tiện dụng đối với bộ đội khi tác chiến trong đêm,khu vực thiếu ánh sáng,trong tình huống tác chiến khẩn trương không nhìn rõ được số ghi trên thước ngắm thì không cần phải lấy lại thước ngắm mà vẫn có thể ngắm bắn chính xác,lúc đó chỉ cần kéo thước ngắm lùi về phía sau hết cỡ đó chính là chữ Π (cự ly 300 m)

  • AK-47 có tóc độ bắn lý thuyết là 600 v/phút (10 v/giây) tốc độ bắn chiến đấu là 120v/ phút
  • Cự ly sát thương tối đa là 1500 m,Tầm xa của đầu đan khi bắn với góc 35 độ là :2800 m
  • Góc nẩy của súng là 6 phút vì vậy kjhi bắn liên thanh chỉ viên đầu có thể trúng mục tiêu
(Trần Vien HT 5B1023 LS-1980)
Tầm bậy. Một độ 100 mét là 100x(PI=3,14)/360= 0,8 mét. 6 phút là 8cm, ai bảo không trúng, 250 mét là 20cm, với bia số bốn vẫn chưa ra ngoài. AKM (1951) đã có đầu nòng bù giật rồi, không còn là 6 phút nữa, AK-107 có cả bù rung máy súng, toàn bộ loạt liên thanh dài cả băng rơi vào bia số 4 ở 100 mét. "chỉ viên đầu có thể trúng mục tiêu"...Ồ, súng này phí đạn nhỉ? Đến các bác siêu bắn 2 phát một mà cũng chỉ được hiệu suất 50% thôi à. Tmct 08:54, ngày 19 tháng 9 năm 2007 (UTC). vớ vẩn, loạt liên thanh dùng cho chức năng "xung phong", tức bắn không cần ngắm ở cự ly rất gần khi đang chạy, cự ly thông thường khi chiến đấu trong hầm hào chỉ tối đa vài chục mét. Chức năng "xung phong" được cơ quan phát triển tiêu chuẩn chiên thuật Đức đưa ra để chống hầm hào năm 1915. Chức năng này cũng được Hội Đồng Súng Trường Nga đặt cho Fedorov năm 1913, chấp nhận năm 1915. Tmct am hiểu nhỉ ?? năm 1944 nước Đức tiêu thụ 2 tỷ viên đạn súng trường Mauser, nếu tính tỉ lệ như Tmct thì một tỷ người đã chết trong tổng dân số thế giới lúc đó hơn một tỷ người. Có cần nói thêm , Mauser là súng phát một, hiệu quả sử dụng đạn cao hơn AK rất nhiều không ?? cứ nhân lên thì hơn tổng dân số thế giới này đã bị Mauser bắn chết lúc đó rồi đấy.Một đời lính bắn biết bao nhiêu đạn ? và giết bao nhiêu mục tiêu ? cuộc chiến dữ dội nhất là Thế chiến 2 trung bình mỗi người lính cũng chỉ bắn chết chưa đến 1 người cả dân và địch mà thôi. Chiến tranh Việt Nam có gần 3 triệu lượt lính Mỹ đến, bắn chêt cứ cho là 300 ngàn bộ đội Việt Nam, mỗi đời lính Mỹ ở đó chỉ bắn chết 1/10 tên địch thôi. Chiến tranh Iraq thì chắc chỉ được phần vạn cả giết dân. Mỗi đời lính bắn một đống đạn hàng vạn viên, chỉ giết 1/10 địch, tỷ lệ là bao nhiêu ? Những nguyên lý đơn giản nhất như thế cũng không biết, mà lại định đi dạy thiên hạ ?Khi đối kháng, người ta cần chụm loạt, nhưng khi kiềm chế, tất cả các viên đạn của loạt liên thanh rơi vào duy nhất một bia là nhược điểm cần khắc phục. Cái đầu nòng bù nẩy nó làm vậy, khi cần người ta vặn nó đi, nó không bù nẩy mà khếch đại nẩy để đạn tòe ra chứ không chụm vừa phải. Tốt nhất là các viên cách đều 1 thân người (40mm), khi đó mục tiêu tuy 40mm nhưng loạt 3 viên thành 80mm. Kiềm chế là để gìm đầu địch cho đồng đội xung phong, địch cúi xuống một đoạn hào, biết nó định thò lên chỗ nào nên phải bắn trùm lên cả đoạn, việc xung phong tường diễn ra chỉ 100 mét cuối nên AK quá chụm, quá cần khắc phục. Nhưng ở 300 mét xạ kích loạt ngắn thì lại cần chụm. Tính năng bù nẩy thì mười đời M16 cũng không có, vì nó không nẩy. G11 Đức bắn loạt 3 viên chụm như 1, nhưng súng có 150 đạn, tương đương 10 loạt dài như loạt AK 3 viên, khi bắn loạt dài thì tự nó xòe chùm, tự nó giảm tốc độ bắn vì loạt 3 viên dùng đạn trên buffer chứ không từ băng chính. Các súng nghiêm túc đều tính toán tinh tế như vậy, súng vô học dễ hiểu, còn súng bác học không đơn giản.M16 có quay xách là thử nghiệm chưa kiểm tra kỹ của súng FN Bỉ và Thụy Sỹ sau WW2 (thực chất là Đức), nó không cần cúi báng xuống để đặt mắt ngắm như súng trường truyền thống, nên điểm tỳ vai thẳng và súng giảm nẩy. Tuy nhiên, ngay lập tức các StG Đức, Áo, Thụy Sỹ, Bỉ, Phần Lan đã bỏ chức năng này, không súng nào có quai xách và đều dùng báng thấp, khi AKM đưa ra đầu nòng bù nẩy đầu tiên có dạng vát, sau này được thay bằng dạng tuye tiện chỉnh hướng hơn. Đầu nòng bù nẩy được áp dụng lần đầu tiên ở Suomi năm 1940 có dạng lỗ, súng này cũng là súng đối kháng loạt. Suomi là súng dùng đối kháng bằng loạt bắn cực nhanh mà sau này M16, G11 sẽ dùng. Kiểu đối kháng này do Tokarev thử nghiệm năm 1927 nhưng chưa tìm được giải pháp công nghệ làm súng rẻ. Yêu cầu của nó là bắt rất nhanh (Tokarev 1100, PPSh 900, Suomi 900, M16 900, G11 ba viên đầu 2000 sau đó 500). Đương nhiên, một yêu cầu đi kèm là nhiều đạn : Suomi, PPSh 75 và 110 (hai loại băng cũ mới), G11 150. Riêng M16 chỉ 20 viên với loạt trung binh 6 viên nên bằng mút cơ tông giáp 3. AK không theo hướng này, mà thiên về loạt 2 viên, và chỉ khuyến khích liên thanh khi xung phong, điều này sẽ làm đạn to hơn và đảm bảo tầm. THỰC TẾ VỚI CÁC LOẠI VŨ KHÍ NHỎ NÀY :
Xin góp với các bạn : Tôi đã từng bị nằm nhiều tiếng đồng hồ dưới làn đạn bắn thẳng, nên có ý kiến như sau:

  1. . Đạn bắn qua đầu mình có tiếng tựa như búa gõ vào tấm thép lớn (do tốc độ đạn nhanh hơn âm thanh gây ra, giống như trong trường hợp máy bay bứt tường âm thanh). Tuỳ cự ly bạn mới thấy tiếng nổ từ nòng súng (đến sau khi ta cảm nhận bị bắn).Đúng, nghe thấy tiếng súng chưa chết, nhung có thể biết bị thương rồi.
  2. . Trong chiến tranh hiện đại, ít ai dùng AK hoặc M16 để bắn tỉa, có thì rất hãn hữu, vì ngày nay có những loại bắn tỉa riêng rồi. Ngày xưa người ta chế ra các loại súng bộ binh có tầm gây hiệu quả đến mục tiêu ở cách xa hơn một ngàn mét. Nhưng thực tế thì ngắm vào những cái đích như vậy thường ngoài khả năng của đại đa số người lính. Chính vì vậy những khẩu súng nòng dài, đạn chứa nhiều thuốc đạn nhiều đã bị thay thế băng kích cỡ và liều lượng như hiện nay.
Chỉ có những chiến binh tồi mới tìm cách nổ súng khi địch cách mình trên 100 mét. Bởi vậy, sự chính xác và uy lực sát thương của những vũ khí nhỏ ngoài tầm 250m, dù có kính ngắm quang học, rất ít ý nghĩa vì mình khó diệt được địch về mặt số lượng,mà còn báo động cho địch mình đang ở đâu.

  1. . Tại chiến tranh Việt Nam, phía Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, các loại súng bắn thẳng được khuyến khích chỉ dùng tiêu diệt địch ở cự ly gần (khoảng 50 m đổ lại), xa hơn thì cũng có thể tiêu diệt nhưng về chiến thuật, nếu bắn ở cự ly xa hơn chỉ để chế áp (xua đuổi, ghìm địch trong chỗ nấp) để phát huy các chiến thuật khác như người cùng phe tiếp cận mục tiêu gần hơn để tiêu diệt bằng súng bắn thẳng như AK, B 40, hoặc lựu đạn, thủ pháo.
Bởi vậy, viên thứ hai không trúng đích trên thực tế không quan trọng như bạn tưởng, chế áp mà. Thêm một viên đạn vào xác chết thì cũng có ý nghĩa gì về mặt hiệu xuất (50%) như ý kiến "không chuyên nghiệp " trên.
Bịa ở đâu ra các loại súng bắn thẳng được khuyến khích chỉ dùng tiêu diệt địch ở cự ly gần (khoảng 50 m đổ lại), cho dẫn sách vở nào nói điều đó đi. Nhảm nhí bậy bạ. Bạn đọc.Tốc độ 710m/s là tốc độ của đạn theo tính toán tạo vị trí dầu nòng súng.Trên đường bay dến mục tiêu đạn bị lực cản của ma sát với không khí,lực cản của gió và các yếu tố môi trường khác.không thể nhận xét khi nghe tiếng súng thì đã bị thương rồi,nó còn phụ thuộc vào cự ly
Loại nào chính xác hơn?

Tôi đã xem Vietnam - The Ten-thousand-day War (đã dịch ra tiếng Việt) có nói AK-47 bắn chuẩn chẳng thua gì M-16, thậm chí có khi còn đáng tin cậy hơn! Mà xét trên lý thuyết thì như vậy cũng đúng: M-16 bắn rất nhanh, vì vậy độ chính xác cũng có thể thấp hơn AK. Tôi xin được sửa thêm chi tiết này. 203.160.1.59 (thảo luận) 10:29, ngày 27 tháng 5 năm 2008 (UTC)D.Nam
Bạn có thể cung cấp thông tin về cuốn sách bạn xem: tác giả, nhà xuất bản, năm xuất bản, trang mấy nói AK-47 bắn không thua M-16? Avia (thảo luận) 14:03, ngày 27 tháng 5 năm 2008 (UTC) Đó là phim tài liệu chứ không phải sách203.160.1.59 (thảo luận) 14:54, ngày 22 tháng 6 năm 2008 (UTC)D.Nam Bắn chuẩn hay không không phảo phụ thuộc vào tốc độ bắn.bắn liên thanh thường không chuẩn bằng phát một,do lực nẩy của mỗi viên đạn.
Có vài huyền thoại trong này. Một là: tài liệu khác sách ở chỗ nào ? Hai là: M16 là đạn trục cố định trục, đẳng cấp đường đạn tk19, chưa có mũi khí động, thì chính xác ở điểm nào. Ba là lực nẩy của viên đạn là cái gì thế. Bốn là, có sách nào nói lấy M16 bắn bài 1 AK không, vòng 10 đường kĩnh 10 phân, xa 100 mét. Thế giới thần tiên sống trong huyền thoại. AK là đạn spitzer, M16 thì không, như vậy AK bắn chính xác hơn. Miễn bàn chuyện này vì người ta nghĩ ra spitzer để đạn chính xác. AK hiện nay là súng trường bắn chính xác nhất, trong tầm bắn hiệu quả, nó chính xác hơn tất cả súng bắn tỉa tốt nhất. Độ chính xác của nó chỉ giảm đi so với súng bắn tỉa ngoài tầm bắn hiệu quả do đạn ngắn nhẹ mau hao. AK 5,45mm bắn 3 viên chui một lỗ ngoài trời tuyết rơi ở 250 mét. AK-47 phát triển từ StG44?

Trong bài viết đã viết rằng "Kalashnikov bắt đầu thiết kế súng từ năm 1942, khi ông đang dưỡng thương trong bệnh viện" (còn có dẫn chứng hẳn hoi), còn bài viết về StG44 bên en lại có viết loại súng này thiết kế năm 1943. Thêm nữa, StG44 còn gọi là MP44, MP là Maschinenpistole, nếu dịch sang tiếng việt thì nó là súng ngắn bắn nhanh, chứ đâu phải là súng trường tấn công như của AK-47. Thêm nữa là khi Kalashnikov thiết kế súng AK thì StG44 vẫn đang là ý tưởng chứ có phải là bản vẽ như AK đâu, do đó AK-47 làm sao mà có thể phát triển dựa trên StG44. Nếu ai muốn tham khảo thì có thể vào trang http://kalashnikov.guns.ru/mk.html, trong này nói rõ là Kalashnikov có ý tưởng về khẩu súng khi đang trong bệnh viện. Nên sửa lại bài viết. Nalzogul (thảo luận) 20:45, ngày 4 tháng 7 năm 2008 (UTC)
Nalzogul đọc lại cái :D, Kalashnikov bắt đầu thiết kế súng từ 1942 và trong bài ghi là chịu ảnh hưởng từ StG44 chứ không phải là dựa theo StG44, Ak-47 bắt đầu được thiết kế từ 1943-1944 nhưng tận 1947 mới hoàn thành (phải trải qua giai đoạn Ak-1 và Ak-2 nữa). Mấy cuốn sách nó nói là AK-47 có ảnh hưởng từ StG44 chắc có lẽ vì lý do này (hồi đó có đọc nó nói là ở phần cây búa đánh lửa thì phải), ở trong bài đã cố trình bày cả hai ý về sự phủ nhận của Kalashnikov nhưng sự xác nhận của các nguồn khác (để ai muốn tin gì thì tin :D). Để sau một thời gian nữa coi bản tiếng Anh có cải tiến gì không, hồi đó tính dịch bài này lên chọn lọc nhưng chưa kịp làm thì bên tiếng Anh đã bị tước sao mất tiêu. P/S: nguồn này http://kalashnikov.guns.ru/ đâu phải là nguồn uy tính vì đâu phải báo chí hay sách báo gì đâu Nalzogul nhỉ? Mag 17:09, ngày 5 tháng 7 năm 2008 (UTC)
Ok, sẽ đọc kỹ và tìm hiểu sâu hơn, thanks Mag. Nalzogul (thảo luận) 18:47, ngày 5 tháng 7 năm 2008 (UTC) Súng Stg44 được sản xuất vào năm 1943 và được binh lính Đức dùng trong khỏang đấy, chủ yếu là trên mặt trân phía Đông. Trong khỏang thời gian này (1943), Hitler không đồng ý việc sản xuât 1 lọai súng mới. Stg44 dùng đạn cỡ trung 7.92x33mm, nằm khỏang giữa so với đạn súng MP40 9x19mm và đạn súng Mauser 98k 7.92x57mm. Stg44 có khả năng bắn phát 1 và bắn liên thanh, có băng đạn tháo lắp được. Nếu xét về phân lọai thì Stg44 là ông tổ của súng trướng tiến công hiện nay. Điều này không có nghĩa nó là khẩu súng trướng tiến công đầu tiên, nó là khẩu súng trường tiến công được sản xuất rộng rãi và cấp cho binh lính.
Hitler không đồng ý với việc sản xuất Stg44 trong khỏang năm 1943 vì ông cho rằng bính lính Đức không cần 1 thứ vũ khí mới như thế. Tuy nhiên thực tế tr6n chiến trường đã thay đổi. Binh lính 2 bên không còn đánh nhau với khỏang cách trên dưới 800-100m mà đánh nhau khỏang dưới 300m. Chiến sự cũng được di chuyển vào thánh phố, thị trấn. Dưới tình hình này, các vũ khí hiện tại không thể đáp ứng yêu cầu. Súng Mauser 98k là súng trướng lọai bolt action, tầm bắn hiệu quả rất cao nhưng lại chậm, còn MP40 thì lại dùng đạn cỡ súng lục (9x19mm): quá yếu với tầm trên 100m. Cỡ đạn 7.92x33mm được ra đời để đáp ứng yêu cầu trên. Hitler không chấp thuận ý tưởng này.
Người thiết kế vũ khí quyết định bỏ qua lời Hitler và ngụy trang khẩu súng mình dưới tên MP43 (Maschinenpistole: tức sub machine gun). Năm 1944 Hitler thăm 1 đơn vị trên mặt trận phía Đông; ông hỏi các sĩ quan có cần cung cấp gì không. Câu trả lời: "More of these new rifles". Hitler sử dụng thửh các khẩu MP43 (or MP44) và cảm thấy đây là vũ khí thích hợp. Hitler đổi tên MP43-44 thành Sturmgewehr 44, aka Storm rifle model 44. Storm rifle trở thành assault rifle). Xin nhắc lại: Stg44 là 1 khẩu assault rifle đúng nghĩa: dùng đạn cỡ trung (7.92x33mm), bắn liên thanh và phát 1 đều được, có băng đạn rời, tầm bắn hiệu quả trên dưới 300m. Cái tên MP43-44 chỉ là tên khác của nó mà thôi.
Còn Stg44 và AK-47: hình dáng bên ngòai 2 khẩu này rất giống nhau; nhưng cấu tạo trong thì rất khác nhau. Quân đội Nga đã tịch thu được rất nhiều Stg44; việc Kalashnikov có trong tay 1-2 khẩu Stg44 là việc hòan tòan bình thường. VIệc ý tưởng của Stg44 được sử dụng cho Ak-47 là việc hòan tòan có thể. AK-47 có thể không phải là bản direct copy của Stg44 nhưng trên 1 mức độ nào đấy; chứng có liên quan. Nên nhớ Stg44 là khẩu súng trường tiến côn đầu tiên được sử dụng rộng rãi, dựa trên ý tưởng 1 cỡ đạn trung bình: lớn hơn đạn súng lục nhu87ng nhỏ hơn đạn súng trường.


Vớ vẩn. http://de.wikipedia.org/wiki/Sturmgewehr_44 http://de.wikipedia.org/wiki/Pistolenpatrone_43STG44 là mã tên mới của Hitler đặt ra cho khẩi Cạc bin liên thanh MP43, MP42, hay Maschinenkarabiner MKb42. Cho đến tháng 6 năm 1944 nó chỉ là mẫu thử nghiệm, là trò cười cho giới quân sự Đức. Ai bảo là nó được đưa đến mặt trận phía Đông giai đoạn này ???. Đức đã nỗ lực chế tạo súng nhưng không thể lại được với Hồng Quân. Về súng trường nặng, Đức buộc phải sao chép y nguyên khẩu SVT-38 của Liên Xô trang bị làm súng chính với mã G43 (G là là vũ khí chính của quân đội), đây là vũ khí chủ lực của Đức cuối chiến tranh, trong khi STG44 (MP44) mới bắt đầu sản xuất, số lượng không đáng kể. Về MP, Đức sao chép khẩu PPSh-41 (sau là PPS-42 nhưng dùng đạn của Đức). MP-43 được trở thành trò cười vì đạn của nó, kiểu đạn 1943 quá yếu (cùng năm với đạn M43 của AK). MP-43 (MP-44, STG-44) sử dụng đạn đó nhưng nâng hết tầm bắn, súng nặng như trung liên (nặng hơn trung liên RPK), 5,2kg do nòng quá dài, nhưng vẫn yếu rớt. Pistolenpatrone 43 (đạn súng ngắn 43) sau được đổi thành 7,92 × 33 mm Kurz (đạn ngắn 43), nhưng không vì thế mà nó mạnh hơn chút nào cả, và cũng không vì đổi tên mà đạn súng ngắn thành súng trường, súng ngắn thành súng trường.Khẩu SVT-38 được Đức sao thành G43 có cái máy súng rất nổi tiếng sau này. AR-18 khắc phục nhược điểm của AR-15 bằng cái trích khí này. Gần đây, LWRC lại quảng cáo rầm rĩ cái máy này đòi thay M16. Mà Đức nó gọi súng của nó là MP44 (maschinenpistole, súng ngắn bắn liên thanh), tại sao cứ phải cố cãi chính cái thằng tạo ra nó để nói MP42, MP43, Mp44 là súng trường ?? Muốn là súng trường phải có ốp lót trước, MP44 có ốp lót trước bao giờ đâu mà là súng trường ???http://www.quansuvn.net/index.php?topic=654.130 Bịa sưng sưng lên MP là súng trường (bấp chấp cả chính thằng chế tạo ra và dùng nó), lại còn là súng trường xung kích (chắc là dịch cứ assault), và khuyến mại thêm việc không thêm biết khẩu assault rifle đầu tiên được trang bị rộng. ??? thành một sự bịa đặt sống sượng kém hiểu biết. http://world.guns.ru/assault/as86-e.htm . Trong tiếng Đức và Trung có hiện tượng giống nhau, có từ "vũ khí bộ binh chính", tầu là "thương", Đức là G. Thương có thể là gậy gỗ, giáo, súng máy bắn đạn nhỏ SMG (K50 là PPSh-41 là xung phong thương kiểu 50), hay là súng trường tùy thời. G cũng vậy, gewehr có thể là giáo, hỏa mai, MP hay súng trường. Tầm bắn hiệu quả. Với AK, tầm bắn hiệu quả là điểm đánh giá rất cao: với tất cả các nhóm người lớn trong xã hội, nằm bắn, bia số 4, cố định, bắn loạt ngắn, thời gian hiện bia 20 giây, bắn ngoài trời, phải trúng trên 90% ít nhất 1 viên. Vì cách tính như vậy, nên không tồn tại "tầm bắn hiệu quả tối đa". Với tầm 250 mét, AK có giá trị cực cao. Cũng tính tương tự nhưng bắn phát 1, AK là 400 mét. AR-15 (M16), M16A1, M16A2 chưa bao giờ được đánh giá "tầm bắn hiệu quả" cả. Người ta thường dùng "tầm bắn hiệu quả tối đa", tức là súng giá cứng và không có gió, M16 là 450 mét. M16 là loại súng cố định trục đạn (tốc độ xoáy 7,5T), lệch gió ngang 10mph ở 100 mét là 4in (10cm), không thể dùng bắN AK bài 1, Liên Xô và Nga thường xuyên đánh giá các tham số của M16, tầm bắn hiệu quả nếu đo theo cách của AK chỉ đạt 150 mét. Ở tầm 400 mét gió nhẹ ngoài trời, chỉ riêng lệch gió trung bình, chưa kể tản mát ngấu nhiên rất lớn, M16 đã là 30in (75cm), tức không thể bắn trúng người. Kể cả không có gió, ở xa 300 mét đạn M16 đã lệch trục 0,5%, đảm bảo tản mát ngẫu nhiên lớn đến mức mất hoàn toàn tầm bắn hiệu quả, kể cả xạ kích (bắn chậm). Ở 800 mét, M16 chỉ lệch tính được với gió ngang 10mph đã là trên 3 mét, tức không còn giá trị, thì AK vẫn bắn phát một tốt với xác suất trúng mục tiêu cố định:http://www.globalsecurity.org/military/library/policy/army/fm/3-22-9/c02.htmhttp://www.quansuvn.net/index.php?topic=1539.msg31103#msg31103http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1539.msg31094#msg31094Tầm bắn hiệu quả tối đa như cách của M16 Thì AK là bao nhiêu ??? Bia số 8, cố định, AK bắn phát một trúng trên 50% ở 1000 mét. Với RPK-74 ??? bắn ngoài trời 3 viên chui một lỗ ở tầm 250 mét. "AK mỗi viên lệch 6 độ" ??? "tài liệu" nhảm nhí này lấy ở đâu ra đấy ?? Ốp lót tay của AK để làm gì, báng đẻ làm gì ??? Người ta tính độ rung sao cho đạn không chụm quá, vì như vậy bắn liên thanh là vô ích, mà cũng không xòe quá, vì như vậy quá loãng chùm đạn. ĐEồng thời tính rung sao cho chùm đạn 3 viên lệch ngang, trong khi M16 là hình tam giác. Trước đây người ta làm chụp nòng vát để giữ trục. Sau này người ta dùng tuye nhỏ để có thể hiệu chỉnh được với các thế hệ máy súng khác nhau thì rung khác nhau. Ở tầm bắn quá thấp, 100 mét, AK-107/108 và AN-94 có tác dụng bắn liên thanh như xạ kích, toàn bộ loạt đạn dài một băng 30 viên đứng bắn chui vào hình 20x20cm. M16 tất nhiên không thể so sánh. http://www.youtube.com/watch?v=pEZuT3gi7jc&feature=related http://www.youtube.com/watch?v=DeYLLsVA-iA&feature=related . Với AK-47 thì cũng khá nhiều viên chui vào bia số 4 trong loạt bắn, góc lệch trung bình là bao nhiêu đây ??? 0,2 độ. http://www.youtube.com/watch?v=G6BpI3xD6h0 . http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1539.msg31097#msg31097 . Sức công phá ?? AK-47 là súng trường vì đạn của nó mạnh hơn đạn của súng trường nặng NATO 7,62 x 51, mạnh gấp đôi M16 (M16A2 đạn M855-là đạn SS109 của FN, đã được kéo dài nòng ra so với M16 ban đầu. Mặc dù yếu bằng nửa, nhưng M16 vẫn nặng hơn, to hơn và dài hơn. http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1539.msg31094#msg31094 . Vì sức công phá mạnh như vậy và tầm bắn cao, nó mới là súng trường cứ không phải súng ngắn bắn nhanh. độ tin cậy ?? nhưng điểm yếu nhất của M16 và các súng khác là lỗ tiết lưu khí đường kính chỉ 1mm và dài (xỏ kim không lọt), rất dễ tắc. Trong khi đó đường kính lỗ tiết lưu của AK gần bằng 2/3 nòng M16, nên không thể tắc. AK sử dụng phương pháp động năng khí ngoặt lại để dùng ống khi to mà không thoát khí, dòng khí cần quay lại 300 độ khi chuyển động với tốc độ 600m/s nên khi đạn ra khỏi nòng rồi nó mới kịp quay thoát qua lỗ trích khí. http://www.youtube.com/watch?v=mqaeX2KigSc NHỎ,NHẸ,TIN CÂY, BẮN CỰC CHÍNH XÁC, TẦM XA VÀ CÔNG PHÁ MẠNH, NÊN AK-47 MỚI TRỞ THÀNH KHẨU SÚNG TỐT NHẤT MỌI THỜI ĐẠI,BẤT CHẤP 1 TỶ KẺ GHEN TỊ VỚI NÓ. Kiến thức về súng AK của bạn này tốt thật đấy. Chắc là dân chuyên môn rồi.--Bình Giang (thảo luận) 07:02, ngày 19 tháng 10 năm 2008 (UTC)
Xin lỗi, bạn cho mình hỏi cái này dc ko : mình cũng là 1 fan cuồng nhiệt của AK-47,tìm hiểu khá kĩ về 2 loại súng này. Bạn có thể giải thích rõ về tầm bắn hiệu quả của AK-47 và M16 là bao nhiêu ko.Chẳng hạn như nếu đo theo kiểu M16 thì AK sẽ là bao nhiêu, và nếu đo theo kiểu AK thì M16 sẽ là bao nhiêu, vì hình như phương pháp đo tầm bắn của 2 loại này ko giống nhau lắm.
Tóm lại theo ý bạn là Ak-47 chính xác hơn M16 ?Mình ko chắc chắn về diều này, nhưng coi 1 video trên youtube so sánh về 2 cây súng này, thấy rõ ràng là ở khoảng cách 200 Yard(khoảng 190m), M16A1 bắn cả 5 viên trúng bia, còn AK-47 chỉ bắn trúng 1 viên mà lại trúng ngay mép bia http://www.youtube.com/watch?v=G6BpI3xD6h0 (video này là do kênh Discovery làm), thành ra nó nói là M16 chính xác hơn AK-47,điều này lại mâu thuẫn với điều bạn vừa nói,bạn có thể giải thích rõ ràng ko, ko lẽ bọn này nó cố tình gian lận,vì nó là Mỹ phải "lăng xê" súng của nó.
Quá hề. Những quảng cáo rẻ tiền này dành cho dân hạ đẳng thối não. Bắn bài 1 AK là bia số 4 với vòng 10 điểm chỉ vài cm, quá nửa số đạn rơi vào đó. Bắn bài 2 là bia số 8, liên thanh. Bất cứ ai học phổ thông đều phải biết hai bài bắn này. Bài học trong trường không đáng tin bằng trò hề rẻ tiền ?? Nếu muốn biết độ chính xác của M16 thì đọc http://www.globalsecurity.org/military/library/policy/army/fm/3-22-9/c02.htm http://www.globalsecurity.org/military/library/policy/army/fm/3-22-9/c05.htm#5_4 M16 không thể bắn được bài 1 AK ngoài trời, vì lệch gió nhẹ đã ra khỏi vòng 10. Về sức công fa, bạn nói AK-47 mạnh gấp đôi M16, nhưng đạn AK nặng 8g, sơ tốc 710m/s, vậy suy ra động năng sẽ là W=1/2mv2 (bình phương)=1/2X 0.008x710x710= 2016 Joules.
M16A1 đạn nặng 4g, sơ tốc 975m/s, vậy động năng là W=1/2x0.004x975x975=1901 Joules như vậy AK là 2016, M16 là 1901, sao bạn nói AK mạnh gấp đôi M16,có thể giải thích rõ điều này ko?
súng công phá tỷ lệ thuận với động năng từ bao giờ thế ?? Cùng một động năng, tại sao cái dùi nó xiên chết người mà một quả bóng chỉ làm bẩn mặt ?? M16 do thiết kế tiên chuẩn đạn ban đầu dở hơi (quá dài) nên không thể áp dụng các kỹ thuật spitzer để tăng độ chính xác và khả năng công phá. M16 là đạn cố định trục, đẳng cấp kỹ thuật tk19. AK dùng đan 7.62x39mm, sơ tốc 710, đạn 7.62x51mm rõ ràng là lớn hơn,sơ tốc là 840m/s, vậy động năng của nó sẽ lớn hơn rất nhiều so với AK-47, sao bạn nói AK-47 công fa mạnh hơn? giải thích điều này luôn. vài dòng trên mong bạn đọc và sớm có câu trả lời dùm mình!Kalashnikov (thảo luận) 08:08, ngày 6 tháng 6 năm 2009 (UTC)
Đạn NATO 7,62 có khối lượng đầu đạn 9,4-5-6 gram, sơ tốc tối đa 860 m/s. Sơ tốc tối đa là sơ tốc không bao giờ đạt được. Các súng nòng dài bắn đạn này đạt sơ tốc 800 m/s, các súng bắn tỉa không trích khí đạt 830 m/s. Đạn NATO 7,62 là bản sao về đường đạn của Mosin M1908. Trong những năm 1930, Mosin cải đạn nhiều lần. M1930 cải lại giống Mauser về đường đạn, dùng đầu đạn 12,8 gram, sơ tốc tối đa trên 800 m/s, sơ tốc các súng không trích khí cỡ nòng 600-700mm 740 m/s. Việc cải đạn này tăng khả năng xuyên, theo quan điểm chiến tranh hồi đó, để tăng khả năng bắn xe cơ giới, về sau này khả năng này dành cho súng khác, tách khỏi súng trường. Mauser giữ quan điểm này đến khi chết năm 1945. Mosin cải lại đạn theo hướng M1908 các năm 1938, 1942, 1945, cải thuốc năm 1967, cải lần nữa chủ yếu về thuốc năm 198x. Các cải tiến từ 1938 không thay đổi nhiều sơ tốc và khối lượng đầu đạn, mà theo hướng ngắn nòng cùng hợp kỹ thuật chế tạo mới. Sau WWII, NATO lấy mẫu đường đạn ngoài của Mosin lắp trong vỏ đạn Mauser. Tuy nhiên, đường đạn trong NATO 7,62 rất khác, áp lực tối đa cao và giảm nhanh, áp lực tối đa 4,5 ngàn ATM, của Mosin là 3,2-3,8. Áp lực tối đa thấp và giảm đều là ưu thế của đạn, làm nòng nhẹ và bền. Mosin sau 1945 có sơ tốc tối đa cỡ hơn 900 m/s, sơ tốc trên súng nòng dài 600mm không trích khí 860 m/s, sơ tốc trên SVT 840 m/s. Bản copy có cải tiến trích khí một chút cho hợp liên thanh là FN FAL, khẩu súng thành công nhất của phương Tây thời AK 7,62mm. NATO 7,62mm không thiết kế cho súng trường xung phong, vì copy đường đạn ngoài và hình dáng đầu đạn của Mosin, điển hình của súng trường hạng nặng. G3 Đức dùng một giải pháp là cắt ngắn nòng còn 300mm, sơ tốc 700 m/s, nhờ đó súng ít giật và là súng trường xung phong đúng nghĩa. Việc làm đạn to rồi cắt ngắn nòng đi để giảm năng lực đạn là việc bất đắc dĩ, do Đức là tù binh, không đủ quyền thay thế đạn NATO. Đạn súng trường hạng nặng dài, tăng khả năng xuyên giáp cứng, nhưng không tốt cho phá thịt mềm. Đầu đạn súng trường hạng nặng dài, cần tốc độ đủ lớn, để đạn nằm trong vùng áp thấp do mũi khí động tạo ra, khi đó đạn ít bị ảnh hưởng của hiệu ứng đuôi mũi tên, chính xác hơn và phá thịt mạnh hơn. Khi vào thịt, đạn AK 7,62mm xuyên qua 740mm "thịt tiêu chuẩn", lộn 2 vòng. Đạn NATO bắn từ nòng dài lộn 1 vòng, thể tích thịt bị phá giảm đi, xuyên 640mm. Sức xuyên đạn NATO giảm do khi lộn, đạn dài, bị cản nhiều. Đạn NATO truyền cho một thể tích thịt nhỏ hơn động năng lớn hơn, thể tích thịt đó bị phá nát hơn nhưng không cần thiết, vì chỉ cần nghiền ít hơn các mô đó đã chết rồi. Đạn ngắn AK 7,62 ngoáy mạnh, truyền chấn động theo hướng ra xung quanh mạnh hơn là đẩy mô thịt đi. Bất chấp 30 năm không có súng trường xung phong, châu Âu không bao giờ chấp nhận M16A1, đó là thất bại nhục nhã nhất của M16. Đến năm 198x, Mỹ chấp nhận dùng đạn-nòng FN SS109 (Bỉ) làm M16A2, tuy nhiên Đức coi thường kiểu này và chế riêng G11. Sau này, khi Liên Xô tan rã, Đức thân thiện hơn với Nga, giảm nguy cơ chiến tranh, mới giảm tốc độ phát triển G11. Cải tiến SS109 cải thiện độ chính xác, nhưng do Mỹ yêu sách giữ nguyên kích thước cũ, buộc phải dùng giải pháp Thế kỷ 19, bỏ kỹ thuật "chống trên mũi nhọn" của các đạn thông thường. SS109 dùng kỹ thuật đạn trụ cố định trục bằng tốc độ quay cao. Kỹ thuật "chống trên mũi nhọn" được Lebel áp dụng 1888, Mauser 1898, Springfield M1903 năm 1906 (súng này là Mauser nhưng cắt bỏ các ưu thế về thuốc đạn), Mosin 1908. Tất cả các mặt xuyên và phá thịt của các loại đạn M16 ngang nhau, sức xuyên thịt bằng 1/2 AK 7,62 và thể tích thịt phá chỉ bằng 1/3. Phét lác bậy bạ khi nói đạn M16 975m/s, chắc đó là đạn người mẫu. Động năng thẳng của đạn AK và M16 các loại ngang nhau, động năng ngoáy thì AK 7,62 hơn xa do đường kính đạn. Sơ tốc AK 715, khối lượng 7,9. M16 sơ tốc tối đa (không bao giờ đạt được) 950 m/s sơ tốc thật 920 m/s, khối lượng loại đạn lớn là 5,2 đạn nhỏ là 3,5 (loại này động năng rất thấp nhưng rút ngắn đạn thực hiện "chống trên mũi nhọn"). Động năng bằng nhau thì đạn có vận tốc thấp có sức xuyên vượt trội, bao giờ cũng vậy, sức xuyên giảm theo hàm mũ vận tốc. Ví dụ, lấy cái dùi bằng đường kính viên đạn mà xuyên thì tốn ít công hơn nhiều. Đó là kiến thức cơ sở, dốt nát đã không hiểu được thì đừng bàn đến đường đạn. Đường đạn là đỉnh cao của cơ học. Sức phá thịt M16 rất tệ vì đây là đạn cố định trục, không lộn ngoáy phá rộng, chỉ xuyên qua như dùi nhọn, không lộn đủ 1/4 vòng. Đạn FN SS109 cải thiện chút vì tốc độ quay cao, lột vỏ văng vỏ ra phá. Nhưng cải thiện không được nhiều, mà thịt làm đạn lột được vỏ thì đạn cũng lột của nòng kha khá. Tuổi thọ của M16 vì thế không thể chấp nhận được.

so sánh sức phá ở đây, AK công phá mạnh đã là tiên đề của lính tráng, thế mà vẫn có ẻm phản đối điều đó http://upload.wikimedia.org/wikipedia/en/d/d0/556vs762.JPG Các súng bắn đạn M16 không hơn được M16 về sơ tốc vì nòng đã quá dài. RPK 7,62 sơ tốc 740m/s. Để dùng đạn nhỏ, cần nhiều kỹ thuật cao cấp. Đạn M16 ban đầu là đạn săn vịt Mauser 5,56 kiểu 1925, có ưu điểm là vịt không bị phá banh xác ăn mất ngon, sau này Remington dùng thuốc Mỹ áp suất cao. Năm 1965, Colt dùng thuốc đạn NATO 7,62x51 cho Remington. Vì vậy, đạn M16A1 có thiết kế cập cợi, không khoa học, nòng nó không thể quá ngắn so với súng trường hạng nặng bắn cùng thuốc, trong khi đường kính quá nhỏ. G11 Đức dùng 3 viên chụm 1 hàng, do phần chính của khẩu súng chuyển động tự do trong loạt 3 viên, không bị hãm. Phần chính G11, thực chất chính là khẩu súng, đặt trong vỏ hộp-là báng và tay cầm, nên làm được như thế. Đạn AK 5,45 có đầu rỗng, ở phương Tây thiếu kỹ thuật chế tạo đầu rỗng rẻ nên chỉ dùng cho các đạn bắn tỉa quý hiếm. Chính vì thế mà các điểm đường đạn ngoài, đường đạn cuối của AK 5,45 rất cao. Độ chính xác còn hơn cả đạn to, RPK 5,45 bắn 3 viên chui một lỗ ở 250 mét. Các loại AK hiện đại như AK 107/108 có hệ thống cân bằng giật, ở 100 mét loạt dài chụm hoàn toàn vào mục tiêu. M16 dùng đạn nhỏ nhưng không hề có một kỹ thuật nào đáng kể, nên chỉ là đạn săn vịt. Xét về thời gian, vào những năm 1958-1967, khi M16 đưa vào thực tế là lúc AK format đạn mới. Loại đạn AK 7,62 và đạn Mosin nặng cũng thừa kế các kỹ thuật đợt này, đạn AK 7,62 mới là M67 (kiểu 1967), thường dùng ngày nay. Sau này, khi SS109 được đưa vào sản xuất những năm 198x thì AK cũng có đạn mới, kiểu 6mm do Liên Xô đổ không đưa vào sản xuất, mà các kỹ thuật của nó chuyển sang các loại 5,45 và 7,62. Tuy nhiên, do Liên Xô giảm sản xuất đạn 7,62x39 nên phần lớn các nguồn đạn ngoài Nga và Liên Xô đều dùng M67, hay là M43/67. TRên you tube là các nguồn nhố nhăng. Việc thử độ chính xác của súng phải thử trên giá để đảm bảo không ảnh hưởng do trình độ xạ thủ. Các trang web đáng tin cậy như Globalsercurity đều cho hình ảnh ở 91 mét, vòng tròn chụm toàn bộ đạn của M16 là 20cm. CŨng trên đó, lệch gió ở đây dã vài cm, lệch gió đem theo tản mát ngẫu nhiên, nên xin kiếu cái khái niệm chính xác. TRên kia phát biểu đúng, đạn M16 không đủ sức bắn bài 1 AK. 100 mét có vòng chụm đạn 20 cm ở đây. Xem sách MỸ CHỨ KHông lại bảo NGA nó đầu độc quảng cáo http://www.globalsecurity.org/military/library/policy/army/fm/3-22-9/c05.htm Về khối lượng. AK ban đầu nặng 4,3kg. AKM (1959) nặng 3,17kg. AK74 2,97 kg. M16A1 (1967) 2,89kg M16A2 (1981) 3,77kg. Kích thước không bàn vì do dùng thuốc súng trường hạng nặng, M16 có cỡ nòng súng trường hạng nặng. Súng nặng, cồng kềnh, lại ra đời sau AKM 20 năm. Về lịch sử sử dụng. Trong số các súng trường có mức sản xuất đến cỡ triệu khẩu, không khẩu nào có lịch sử sử dụng thấp hèn như M16A1. Châu Âu và các đồng minh thân cận nhất của Mỹ như Nhật, Canada, Úc... thà không có súng trường xung phong trong 30 năm, cũng không thèm dùng M16A1. Ngoài các nước nhược tiểu không tự chủ, chỉ có hai nước cũng hơi không tự chủ là Anh và Nhật dùng nòng đạn này, nhưng máy súng AR-18. Sau này, khi nguy cơ chiến tranh giảm đi, châu Âu mới dùng SS109 nhưng cũng không bao giờ dùng máy M16. Và nước có khoa học quân sự tốt như Đức chán ngán đến mức chế riêng G11. Anh cũng vài lần chế riêng đạn, như hợp tác với FN format đạn 7x40mm cho SM2, hoặc đạn 4,xmm theo G11, nhưng về sau các dự án này thôi vì lệ thuộc nguồn cung Mỹ. Về MP44. Thật nhố nhăng khi nói AK học gì đó của MP44. Đạn M43 ban đầu của AK và các súng khác là 7,62x41, dùng các tính toán của đạn Mosin. Kiểu tiêu chuẩn hình dáng và áp suất ngày nay của đạn M43 xuất hiện năm 1949. (Vì vậy, nói AK-47 hay SKS-45 là vô lý). Đức phát triển súng trường xung phong MKb35. Các mẫu thử được duyệt theo yêu cầu này dùng đạn GECO 7,92x40, khá giống đạn M43 ban đầu. Tuy nhiên, có hai mẫu súng của hai hãng đã không được duyệt sử dụng, không có sản xuất thử. Đến năm 1938, viện Mauser (ngày nay là Viện Chiến Đấu Frankfurt), đã cắt yêu cầu xung phong và yêu cầu súng trường ra làm 2 loại súng rời. SÚng trường trở về đạn hạng nặng với G43. Súng xung phong định hình đạn năm 1943 và có tên chính thức là súng ngắn: MKb42 đổi tên là MP43, MP43 đổi là MP43/1, MP43/1 đổi là MP44. Nói Hitler không ủng hộ sản xuất MP44 là bốc phét bậy bạ, ý của viện Mauser là thỏa mãn khả năng sản xuất cho bè phái Hitler. Trong quyết định ngày 6/4/1944 do Hitler ký, nói rõ, 3 loại súng chủ lực của quân đội là G43, MP44 và MG42. G là vũ khí bộ binh, súng trường là vũ khí chính nên không có tiền tố. STG là súng xung phong, MG là Maschinen Gewehr = súng máy của bộ binh. (Trên internet có điều nhố nhăng, cố chứng minh STG là súng trường xung phong bằng cách ngụy biện Gewehr = súng trường, thế thì MG42 cũng là súng trường). Hitler dã nói rõ, súng trường là súng trường, súng xung phong là súng xung phong.MP44 có máy hoàn toàn khác AK. MP44 là máy chèn nghiêng. Hình dáng con chèn rất giống PTRS-41 Liên Xô (sau này dùng trong SKS).Các súng dùng đạn M43 ban đầu là 3 mẫu súng AS-44 của Sudaev, đáng tiếc ông ốm năm 1945 và mất năm 1946 khi chưa hoàn thiện súng. AS-44 được thiết kế hoành tráng chứ không đơn giản như MP44. Súng có 3 kiểu theo 3 concept khác nhau: trung liên, súng trường xung phong và súng trường phát một, được sản xuát rất nhanh từ đầu năm 1944 để thử nghiệm trong chiến tranh. Trong một ảnh hiếm, thấy có lính Đức cầm một khẩu AS-44 kiểu súng trường xung phong. AK thừa kế từ súng này hướng thiết kế tin cậy bằng khoảng trống giữa các chi tiết lớn. AS-44 kiểu súng trường xung phong được cải tiến vài lần trước khi tác giả mất. Sau các thử nghiệm, kiểu đạn M43 ban đầu bị đánh giá là súng quá nặng, nhưng đem lại khẳng định concept súng trường xung phong.Kiểu đạn M43 là kết quả của các nỗ lực hoàn thiện Fedorov Avtomat, súng này là tiền thân của trung liên DP, dùng đạn 6,5mm cho súng trường Nhật. Lần cuối dùng Fedorov Avtomat là chiến tranh Phần Lan 1940, sau đó cất kho vì không có đạn. Fedorov Avtomat được thử nghiệm thành công từ 1909-1911, được chấp nhận với nguyên lý chính xác của súng trường xung phong năm 1915. Nguyên lý này do Fedorov gợi ý và phát triển thành yêu cầu của Hội Đồng. Năm 1915, Degtriarev trình bầy mẫu súng của mình, sau này, hai ông là lãnh đạo nhà máy súng máy Kovrov, Fedorov thiếu đạn và chuyển thành trung liên, DP xuất hiện các đặc điểm chính khoảng 1922. Không có đạn nhỏ thì Fedorov trở thành trung liên.Khóa nòng của AK phát triển từ Bulkin-45/46. Bulkin lấy các gợi ý về tai kiêm móc đạn, băng đạn hai hàng từ M1 Garand Mỹ, nhưng không dùng chuôi dẹt như M1 mà chuôi tròn trượt quay trên bệ khóa nòng. Bulkin và Kalashnicov đã phát triển từ 1945 đến 1949 kiểu khóa nòng đặc trưng của AK, chìa khóa là các thế chịu lực dồn lên 2 tai, nhờ đó chuôi không chịu lực, rất nhỏ so với tai, cho phép bệ khóa nòng nhỏ và hộp khóa nòng ngắn. Trước đó, các súng FG42 Đức, M1 Garand Mỹ đều có tai rất nhỏ so với chuôi, tạo nhược điểm máy súng cồng kềnh nên không phổ biến. Cùng thời AK là súng máy M60 Mỹ sao chép FG42 mà không cải tiến gì.Trích khí của AK rất đặc biệt, tạo nên đặc trưng hết sức mạnh mẽ, khỏe mà ít tốn khí. Cái này lấy từ ZB-26 Tiệp Khắc. Tuy nhiên, ZB thiết kế trích khí này chưa tính toán tốt, quá nặng và yếu do chuyển quá xa về đầu nòng, không tận dụng được hiệu ứng làm chậm dòng lộn ngược tiết kiệm khí. Vì vậy, ZB-33 đổi đi. ZB-33 chính là trung liên Bren do Anh mua license.

Nói thêm một điểm thú vị về M16. Liên Xô có một khẩu súng rất lừng danh là SVT. Súng được thai nghén từ trước 1917 nhưng không được hỗ trợ gì, sau này, Tokarev đừng về phía Hồng Quân. SVT bắt đầu thử nghiệm trong những năm 192x nhưng chỉ được chấp nhận năm 1938. SÚng có trích khí rất ưu việt, cải tiến từ trích khí DP, gọn nhẹ tin cậy thích hợp cho súng nhỏ máy nhẹ. Đặc trưng của trích khí -đẩy về này là cần đẩy về có lò xo riêng, tách rời bệ khóa nòng, trích khí có cylinder chuyển động gắn trên cần đẩy về. (Sau này, LWRC và AR-18 quảng cáo "piston hình cốc" cho chẳng giống ai). Trích khí đẩy về này được G43 Đức sao y bản chính ngay lúc đang đánh nhau to, đây là chìa khóa để G43 được chấp nhận, trước đó không qua thử nghiệm. Thụy Điển muốn giữ trung lập cần tự sản xuất súng để khỏi quan hệ quân sự với bất cứ bên nào. Thụy Điển chọn cách copy y đúc SVT thành AG-42, nhưng lại không dùng trích khí. Các súng Đức, Thụy ĐIển, Bỉ và Thụy Sỹ lúc đó đã dùng phôi đúc nhỏ, nên hình dáng các chi tiết hơi khác với công nghệ dập và phay của Liên Xô, tuy vậy, khóa nòng giống hệt, đặc trưng vởi hai mấu xách lên hai bên. FN FAL, khẩu súng chủ lực ngoài khối AK thời AK 7,62 chỉ khác SVT một chút trích khí (phần piston). AR-15 được thiết kế bởi nhóm mới biết chế súng, chưa thử nghiệm quy mô lớn, đã nhặt nhạnh các chi tiết không kỹ: khóa nòng của Thomson có thủy tổ là Mondragon, trích khí của... AG-42 Thụy Điển. Trích khí nguyên lý này được MAS Pháp phát triển từ 1901, nhưng FSA MAS (FSA là súng trường phát một lên đạn tự động, fusil somi automaticque) được chấp nhận 1949, cùng năm với thế hệ hoàn toàn khác là AK. AG-42 bố trí piston ngược với MAS, piston dặt trên bệ khóa nòng và về sau này M16 gọi bằng cái chẳng giống ai "carrier key". Ngay lúc mới đẻ, AG đã được đánh giá các nhược điểm do trích khí này mang lại: nóng không đều cong nòng lệch đạn, phun bẩn nóng vào máy súng... nhưng do tình hình chiến sự nên được quảng cáo át đi, AR-15 ăn phải bả quảng cáo. Do là súng liên thanh tốc độ bắn rất cao nên khí bụi nóng bẩn và kéo theo là kẹt hỏng tăng lên theo cấp số nhân. Tuy nhiên, Colt mua lại AR-15 của Armalite, rồi bán lại bả quảng cáo cho dân đóng thuế Mỹ, cái gì của AR-15 cũng tốt cả không sửa. TRong khi dó, khi mua AR-15, Colt bắt khuyến mại thêm Stoner để COlt dựng lên làm "tác giả AR-15", Stoner đi sang Colt với lời hứa được hoàn thiện súng, khi thoát khỏi các cây đa cây đề đầy quyền lực bên Armalite. Tất nhiên, sang đó Colt chỉ cho làm manocan, Stoner vỡ mộng nhảy sang Cadillac Gate và thiết kế Stoner 63. Colt hợp thức hóa chuyện này bằng một vị trí "part time" bên Colt. Những người ở lại Armalite thiết kế AR-18. Cả Stoner 63 và AR-18 đều khắc phục nhược điểm trích khí. Thật thú vị, AR-18 thay mặt AG-42 bê lại trích khí SVT. Ngày nay, hàng loạt súng khởi nghĩa đồng loạt chống lại M16 sau các thực tế ở Iraq, Afghan... Trong số đó có LWRC, thực chất là AR-18 hiện đại hóa bằng bề ngoài tân thời. Còn M16 thì đến nay vẫn là đứa con nuôi đẻ non của Colt, suối đời run sợ trích khí SVT. Một điểm nữa để so AK và M16. Trước đây, thường là hai chiến tuyến nên ít có việc so bì tại trận. NHưng trong các hồi ký cũng có đoạn sỹ quan Mỹ cầm AK VC bắn thử và tuyên : "đây mới là súng trường, đây mới là vũ khí". Ngày nay thì AK và M16 cùng chiến tuyến Afghan, Iraq. Mỹ đã nhiều lần nỗ lực thay súng M16 cho "bộ đội địa phương", nhưng chiến tranh càng ngày càng bất lợi, đến lính Mỹ còn lấy AK và B41 dùng nữa là "bộ đội địa phương". Mỹ phải mua vét AK Đông Âu, ban đầu của Ba Lan, rồi Hungary và Seg, sau là Croatia. Nhưng Đông Âu giảm dần sản xuất các súng đạn này do chuyển sang tiêu chuẩn NATO. Vét đến mức đổi M16 lấy AK từ Gruzia. Vẫn không đủ, và cái gì đến sẽ phải đến, cho đến nay, đã có kế hoạch mua 70 ngàn súng đầu tiên của chính hãng Nga, và đã giao hàng kha khá. Xem các trang quảng cáo XM8, LWRC, FN... nhan nhản điều nói về cái trích khí đẻ non của M16.
Năm 1974, kiểu AK-74 ra đời với nhiều cải tiến, đặc biệt là sử dụng cỡ đạn 5,45 mm có trọng tâm lệch tâm hình học để tăng sức sát thương, thay cho cỡ đạn cũ là 7,62 mm.vvv
Bậy bạ hết sức, đạn nào là đạn lệch tâm ??
AK thua CKC: bậy bạ. SKS (CKC) và SK là hai hướng phát triển khác nhau, SKS là súng phát một tự động nòng dài, AK là cạc bin liên thanh. Ban đầu, AK đã thua các súng AS-44, AB-45. Thiết kế AK học rất nhiều ở AS-44, súng này đã tham chiến và AK thừa kế cấu trúc chung cũng như nguyên lý thiết kế. AB-45 để lại cho AK kiểu khoá nòng xoay 2 tai. AK kém SKS khả năng bắn tỉa, chỉ đến 1960, khi RPK có khả năng bắn tỉa tốt được phổ biến thì SKS mới rút khỏi đội ngũ phục vụ.
Cỡ đạn

"Đến năm 1996, khi phát hiện nhược điểm của loại đạn này (sức xuyên phá kém), người Nga quay lại dùng cỡ đạn 7,62 mm với các mẫu AK mới từ phiên bản AK-101 và hiện nay là phiên bản AK-107"
Theo giới thiệu của Izhmash thì AK-101, AK-102, AK-108 dùng cỡ đạn 5.56x45 (chuẩn NATO); AK-103, AK-104 dùng cỡ 7.62x39 (chuẩn AK-47); AK-105, AK-107, AN-94 dùng cỡ 5.45x39 (chuẩn AK-74). Như vậy, chỉ có dòng AK-103 và AK-104 là thiết kế công nghệ mới dùng đạn cũ của AK-47, các dòng còn lại, đều dùng đạn cỡ nhỏ với calib là 5.56 (chuẩn NATO) hoặc 5.45 (chuẩn AK-74). Bring Vietnam to the world (thảo luận) 07:58, ngày 2 tháng 12 năm 2009 (UTC)
"Đến năm 1996, khi phát hiện nhược điểm của loại đạn này (sức xuyên phá kém), người Nga quay lại dùng cỡ đạn 7,62 mm với các mẫu AK mới từ phiên bản AK-101 và hiện nay là phiên bản AK-107" Bring Vietnam to the world (thảo luận) đúng rồi, điều này là tầm bậy. Đạn AK5,45x39 là đạn có cấu tạo phức tạp, trước đây, loại đạn có cấu tạp phức tạp này chỉ được dùng cho bắn tỉa hay thể thao do giá đắt. http://arch07.narod.ru/potapov/part8.html . Đầu đạn AK74 nặng như M16, nhưng có cấu tạo tinh vi. Đạn này có đủ các bộ phận phục vụ đường đạn ngoài (chính xác và giảm lực cản) cũng như đường đạn cuối (xuyên phá). Cần nhớ là đầu đạn Spizer bị cản bởi chiều dài chứ không phải đường kính. Đạn NATO 5,56x45 ban đầu là FN dài 19,3mm Sau M855 ngu ngốc kéo dài ra thành 23,5mm do không chịu nổi giá thành. Đạn có cấu tạo phức tạp bao gồm lõi thép nhỏ xuyên phá, vỏ đồng, đệm mềm trước và giữ lõi-vỏ (thường là nhôm) để đầu đạn phình ra ăn nòng mòn và bám vào mặt mục tiêu chứ không trượt đi, tăng sức xuyên. Đuôi đầu đạn có đổ chì và phía trước có khoang rỗng để dồn trọng tâm về sau cho Spizer. Đuôi đầu đạn có đệm chì hoặc vết lõm để xòe kín khí trong nòng mòn (trong kỹ thuật gọi là quần số ít, tức cái váy). Những cấu tạo này chỉ có thể hạ giá bằng một dây chuyền điều khiển điện tử có nhận dạng, đánh giá chất lượng bằng phân tích ảnh mà người Nga vẫn giữ bí mật. Đạn đơn giản chỉ có lõi thép, vỏ đồng và cùng lắm là đổ chì đuôi, theo mẫu Mauser-Mosin 193x như Mosin M1930. Chính vì cấu tạo này, nên các nước dùng AK không dám cải sang đạn nhỏ mà vẫn dùng đạn 7,62mm. Nga hiện bán vũ khí khắp địa cầu, nên phải chiều khách, sản xuất cả đạn NATO, 7,62 lẫn 5,45... Ví dụ AK bắn đạn NATO được Hungari, Slovakia và Nga bán cho Đông Âu đã tham gia NATO. Ai dám mởe miệng nói là quân Nga quay lại tiêu chuẩn 7,62 ? nguồn nào, một chuyện động trời như thế phải chấn động thế giới, dẫn chứng đâu ? Thảo luận về đạn AK

Tôi đã xem bài viết về đạn AK. tôi xin cam đoan rằng Nga trở lại với cỡ đạn 7,62 là sai. Tôi đã từng đọc các tạp chí trang bị kỹ thuật của Nga xuất bản bằng tiếng Nga. Các tạp chí này chắc các bạn ít được đọc. Xin nói thêm rằng Nga và các nước Đông Âu đã trang bị súng AK 74 sử dụng đạn cỡ 5,45 (tôi đã từng tiếp xúc với súng này rồi). Nhưng hiện nay Nga vẫn sản xuất AK47 cỡ 7,62 để bán chứ không phải trang bị trong nước đâu. Một điều nữa là Nga sản xuất AK cỡ 5,56 để thử nghiệm và bán cho những nước nào cần mua. Ví dụ như Việt Nam chẳng hạn. Chúng ta thu được đạn 5,56 của Mỹ để lại,nhưng nguồn súng thì đã cũ kỹ và ít có phụ tùng thay thế, các dây chuyền sửa chữa. Vì vậy để giải quyết vấn đề này có thể mua súng Nga nhưng sử dụng được đạn Mỹ. Còn ý kiến cho răng đạn 5,45 có nhược điểm thì tôi cho rằng không đúng đâu. Nếu có nhược điểm thì hiện nay các bạn xem trên tin thời sự, thông tin quân sự vẫn thấy rằng Nga đã trang bị súng này như là một trang bị cá nhân điển hình. Việc chọn cỡ đạn nào để sử dụng thì còn phụ thuộc và chiến sử của từng nước nữa. Các bạn thử nghĩ xem, nếu một người bị trúng đạn 7,62 và một người bị trúng đạn 5,56 hay 5,54 tại cùng một vị trí thì ai sẽ bị thương nặng hơn? ai có khả năng chết nhiều nhất. Chắc chắn là người bị trúng đạn 7,62 rồi. Một điều nữa là khi đang chiến đấu, thấy đồng đội chết thì sao? thấy đồng đội bị thương thì sao? Việc chọn đạn phụ thuộc vào điều này. Nếu một đồng đội bị thương bạn sẽ phải cứu chữa, băng bó, còn nếu đồng đội đã chết thì bạn chỉ quay lại nhặt xác sau khi chiến đấu mà thôi. Hơn nữa, một ưu điểm của đạn có cùng trọng lượng mà cỡ đạn nhỏ là có vận tốc lớn hơn, đường đạn căng hơn, nhờ đó độ chính xác của nó cũng cao hơn. AK 47 có độ chính xác bắn thấp hơn M16. Điều này có thể kiểm chứng thực tế. Tôi đã từng bắn hầu hết các loại súng có ở Việt Nam như AK 47, AK 74, RPD, RPK, CKC, PKM, SG43, 12,7mm ĐS. Còn súng Mỹ thì M16, M60, M30(Browning M1919), M50(Browing M2) hay trung BAR. Qua thực tế tôi dám chắc chắn M16 bắn chính xác hơn AK47. Còn Ak 74 thì chính xác tương đương M16. Nhưng đặc điểm thiết kế của Nga theo trường phái ưu tiên độ tin cậy hơn. Do đó các bạn có thể thấy rằng AK bất kỳ phiên bản nào đều có độ tin cậy cao hơn M16. Hiện nay các phiên bản mới của M16 đã có cải tiến để tăng độ tin cây lên bằng cách cải tiến bộ phận trích khí của nó. Nhưng nó lại phức tạp hơn AK nhiều. việc tháo lắp cũng khó khăn hơn.Thảo luận quên ký tên này là của thành viên Thaiyenbinh (Thảo luận)


Bỏ đoạn chém gió của Huyphuc Ninh Bình (viết tắt là HP)

Tuy nhiên, việc AK-47 có dựa theo nguyên mẫu MP 44 hay không vẫn chưa rõ ràng. AK-47 có trích khí động lực xung ngắn tương tự như súng máy DP-27[cần dẫn nguồn]. MP-44 trích khí tiết lưu áp lực hành trình dài. AK-47 là máy khóa nòng xoay hai tai. MP-44 là máy khóa nòng chèn nghiêng giống SVT và PTRS. AK-47 có kiểu băng đạn gài trong khi MP-44 là băng đạn cắm như AR15/M16 sau này. Hướng thiết kế của hai súng cũng không có sự tương đồng. Cùng là súng xung phong, thì AK-47 và đạn 7,62x39mm phát triển bằng cách "cắt ngắn súng trường" để thỏa mãn hai chức năng bắn khi xung phong và bắn đối kháng. Súng có ốp lót tay cầm trước để cầm như súng trường, khoảng cách từ cuối báng tới vị trí nắm phía trước thích hợp để bắn ngắm đối kháng tầm xa. Trong khi đó MP 44 được thiết kế theo hướng "kéo dài súng ngắn" để thỏa mãn riêng một chức năng xung phong. Súng không có ốp lót tay phía trước, người bắn phải cầm vào cổ băng như MP 40, rất thích hợp để bắn khi xung phong nhưng không hề thích hợp cho bắn đối kháng như súng trường. Về phiên chế, AK-47 được thiết kế để thay thế cả tiểu liên và súng trường, trong khi MP 44 chỉ thay thế cho các loại tiểu liên đang được quân Đức trang bị lúc đó. Hướng thay thế vũ khí bộ binh tiêu chuẩn của Đức là MP 44, Gewehr 43 và MG 42 thay thế cho MP 40, K98k và MG 34, đầy đủ tiểu liên, súng trường và súng máy, trong đó MP 44 và MP 40 đều là súng xung phong chủ lực.[1] Ngay cả tên súng MP 44 cũng cho thấy hướng thiết kế: MP = maschinepistolen ("súng ngắn liên thanh" hay "tiểu liên"), trước khi được Hitler thay thế bằng StG (Sturmgewehr = Súng xung kích, "gewehr" là "súng", khác với "büchse" là "súng trường"). Đạn 7,92x33mm của MP 44 cũng phát triển theo phương thức đạn súng ngắn, có thuốc đạn quá áp đặc trưng của các loại súng ngắn và tiểu liên, cũng được gọi là "pistolepatrone" ("Đạn súng ngắn"). Bởi vậy, khó có thể nói AK-47 thiết kế dựa theo concept của MP 44. Thậm chí AK-47 đã thành hình trên bản vẽ trước khi MP 44 tới tay quân Liên Xô vào cuối Thế chiến II. Kể từ khi Kalashnikov bắt đầu thiết kế súng cho đến khi nó được chấp nhận trang bị, thì máy súng và hướng thiết kế không có gì thay đổi, chỉ có hình dạng bên ngoài là biến đổi rất lớn, qua nhiều phiên bản trước khi thành hình như thường thấy. Một điểm thú vị trong thiết kế của AK-47 là tổ hợp thân súng (bao gồm hộp khóa nòng, nắp hộp khóa nòng, bệ khóa nòng, khóa nòng, bộ phận cò - búa, lò xo và thoi đẩy về) và hộp tiếp đạn rất lỏng lẻo, kêu "lọc xọc" khi rung lắc mạnh.[cần dẫn nguồn] Tuy nhiên khác với những gì mà người ta tưởng tượng, các bộ phận này gắn kết với nhau rất chắc chắn, độ rơ có tính toán giữa các bộ phận và cấu tạo khối thô, to, nặng của chúng tạo ra khả năng hoạt động bền bỉ trong mọi môi trường, loại bỏ khả năng bị hóc đạn hay kẹt hệ thống cò - búa, khóa nòng do bụi bẩn hay bùn đất, cặn dầu mỡ.[2] Đây cũng là đặc điểm ưu việt khi chế tạo vì AK-47 có thể được sản xuất tại các xưởng quân giới tạm thời có hệ thống máy móc tồi tàn nhất mà vẫn bảo đảm các thông số kỹ chiến thuật tương đương những khẩu sản xuất bằng các hệ thống máy móc quy mô.[3] Thực tế chiến tranh Việt Nam cho thấy AK-47/AKS-47 vẫn bắn được trong tình trạng các bộ phận bên trong dính đầy cặn dầu mỡ và bụi đất, thậm chí ngay sau khi được lôi ra khỏi nước. Tuy nhiên AK-47 không thể bắn tự động dưới nước như nhiều người lầm tưởng.[4]
Đây là đoạn không hề có dẫn chứng nào. Cái mà mọi ngườ nghĩ là dẫN CHỨNG THỰC TẾ LẠI LÀ 1 đoạn chú thích chỉ ghi vỏn vẹn Súng bộ binh, HP. Do vậy tôi xin phép bỏ ngay. Huyphuc đã từng bị cấm tham gia wiki vĩnh viễn mấy năm trước do vừa chém gió không có nguồn dẫn vừa chửi bậy tục tĩu trên wiki.
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,424
Động cơ
-8,704 Mã lực
Oạch dài kinh hoàng.
Tại em thấy Bác này phân tích ưu nhược của từng loại khá chi tiết nên em copy luôn, em cũng quên không cắt nhỏ ra từng phần. Mong các cụ thông cảm và chụi khó đọc vậy, lần sau em sẽ rút kinh nghiệm.
 

TuDo2808

Xe container
Biển số
OF-202035
Ngày cấp bằng
14/7/13
Số km
6,218
Động cơ
369,006 Mã lực
Tại em thấy Bác này phân tích ưu nhược của từng loại khá chi tiết nên em copy luôn, em cũng quên không cắt nhỏ ra từng phần. Mong các cụ thông cảm và chụi khó đọc vậy, lần sau em sẽ rút kinh nghiệm.
Có thể gọi cụ là trùm cóp py được roài!:))
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,308
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Như vậy là trong 500m-700m ak vẫn gây sát thuơng. Tầm bắn hiệu quả trong đk tiêu chuẩn với 1 ng lính Nga bình thuờng là khg 400m lính Vn là 250m vì đk sức khỏe.
Còn đối với dân bắn tỉa chuyên nghiệp thì có thể xa hơn nữa.
Ở 1 điểm cao xạ thủ là tay chuyên nghiệp thì ak có thể làm súng bắn tỉa.
 

beomap2

Xe lăn
Biển số
OF-159649
Ngày cấp bằng
6/10/12
Số km
10,995
Động cơ
455,276 Mã lực
Cậu hãy để tôi tôn trọng cậu. Nếu không thì đừng cố kẻ cả này nọ. Nếu không biết nên im đi đừng đưa kiến thức sai lầm cho nguời khác. Đừng để tôi phải nói cậu là mày. Kiến thức là biển nhất là cái thể loại ít ng sờ vào như thế này.
Trả lời tôi đi
Tầm bắn hiệu quả là gì? Tầm bắn thay đổi thế nào trong góc bắn? Tầm sát thuơng là thế nào? Tầm bắn cực đại là thế nào?
Tự tìm hiểu rồi lên đây nói chuyện. Còn nếu khg biết và không hiểu và cứ lải nhải những câu của loại đầu đuờng xó chợ vô học kia thì. Xin lỗi.tao chửi mày.

Dọa gọi bằng mày cơ à, sợ quá nhỉ, mà đã biết ai hơn tuổi ai mà gọi người khác bằng cậu nhỉ, đúng là hồ đồ.
Bên thớt AK47 mày chẳng bị bao nhiêu người chửi vì cái thói lên mặt hống hách, sang bên này tiếp tục vặn vẹo, ngay từ đầu tao đã biết cái loại tư cách bẩn thỉu như mày nên đuổi như đuổi chó, thế mà còn cố bám theo, đúng là đồ md.
 
Chỉnh sửa cuối:

humxam75

Xe container
Biển số
OF-89375
Ngày cấp bằng
22/3/11
Số km
5,146
Động cơ
443,511 Mã lực
Nơi ở
Andromeda
Tất nhiên với ng thuờng thì khoai. Nhưng với ng có tố chất xạ thủ bắn tỉa thì câu chuyện nó khác. Ng bắn tỉa giỏi nhất thế giới là 1 ông Phần lan bắn bằng súng không kính ngắm .
Tầm hiệu quả khác tầm sát thuơng
Tầm hiệu quả là tầm mà 1 ng bình thuờng dùng ak có thể bắn chính xác. Ở Nga là 400m ở vn còn 250m do thể trạng ng vn nó khác. Tuy nhiên với 1 vài cá nhân vn xuất sắc thì tầm hiệu quả có thể xa hơn.
Tầm sát thuơng là tầm mà viên đạn bay ra còn đủ động luợng để gây sát thuơng
Thằng mỹ nó chỉ dám nói đến m16 về tầm sát thuơng tức maximum effective range. Vì nó chỉ bắn thử trong tunnel. Yếu sao dám ra gió
Cái loại đạn 5.56 mềm của nó ra đến tầm 150 chả tóe loe bắn vào mũi.
Cách bắn của ak cũng khác. Ng ta bắn điểm xạ 2-3 viên 1 chứ không spray như m16 m4
Với m16 chỉ sau 5p chiến đấu đuờng đạn nó đã khác vì nòng quá nóng. Sau này m16a3 trở đi mới làm nấc burst 3v vì đơn giản là m16 bắn nhanh quá khg lẩy cò đc.
Tiêp 1 điều nữa khi bắn ng ta thuờng cố chiếm lấy điểm cao. Vì khi trên cao bắn xuống đuờng đạn sẽ bắn xa và căng hơn do tác động của lực hút trái đất.
Thế nên bác có đi bộ đội nhưng học lơdt phớt chỉ lo đi bắt gà dân tán gái bản hoặc đơn giản là thầy dốt nên mới khg hiểu đc sự nguy hiểm của 1 tay súng ở điểm cao. Năm 79 khg có điểm cao cho mấy tay súng dân toọc thì lạy chúa Allah.... khéo ta đang đọc OF bằng chữ Hán
Cái này chỉ là phụ thôi cụ. Cái tối quan trọng của việc chiếm điểm cao là khả năng kiểm soát được 1 vùng rất rộng lớn.
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,424
Động cơ
-8,704 Mã lực
Cái này chỉ là phụ thôi cụ. Cái tối quan trọng của việc chiếm điểm cao là khả năng kiểm soát được 1 vùng rất rộng lớn.
Thì trong đánh trận cái chuyện chiếm đi chiếm lại là chuyện thường mà cụ.
 

minhphuong81

Xe hơi
Biển số
OF-297953
Ngày cấp bằng
8/11/13
Số km
166
Động cơ
311,536 Mã lực
Tuổi
44
Nơi ở
Hà Nội
Theo em nghĩ người lính này chỉ cần làm cho toàn bộ quân địch ko ngủ được cũng là 1 thành công lớn rồi. AK47 , lại ko có thiết bị hồng ngoại nhìn đêm thì dọa cho địch ko ngủ được cũng là 1 phần thành công của chiến dịch quân ta rồi :)
 

TuDo2808

Xe container
Biển số
OF-202035
Ngày cấp bằng
14/7/13
Số km
6,218
Động cơ
369,006 Mã lực
Theo em nghĩ người lính này chỉ cần làm cho toàn bộ quân địch ko ngủ được cũng là 1 thành công lớn rồi. AK47 , lại ko có thiết bị hồng ngoại nhìn đêm thì dọa cho địch ko ngủ được cũng là 1 phần thành công của chiến dịch quân ta rồi :)
Như vậy thì chả cần súng tốt làm gì, chỉ cần nổ to là được!=))
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,424
Động cơ
-8,704 Mã lực
Theo em nghĩ người lính này chỉ cần làm cho toàn bộ quân địch ko ngủ được cũng là 1 thành công lớn rồi. AK47 , lại ko có thiết bị hồng ngoại nhìn đêm thì dọa cho địch ko ngủ được cũng là 1 phần thành công của chiến dịch quân ta rồi :)
Thời cái này là thực tế trong CTVN đấy cụ, mẽo hay treo loong bơ lên hàng rào ( kiểu giống cái chuông ấy) để đề phòng mình chui vào bởi nếu chui vào thì cái loong nó kêu, lính nhà mình cứ 1 đêm làm cho cái loong đó kêu vài trục lần, đêm nào cũng vậy thế là vài hôm sau vào bình thường thoai:))
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top