- Biển số
- OF-168614
- Ngày cấp bằng
- 26/11/12
- Số km
- 2,289
- Động cơ
- 3,189 Mã lực
EU đồng loạt phản đối trừng phạt Nord Stream-2: Mỹ thay đổi?
Khó hy vọng Mỹ thay đổi, nên EU cần kết hợp cùng Nga, đưa Nord Stream-2 vượt trừng phạt để về đích, đảm bảo chủ quyền và lợi ích của mình.
baodatviet.vn
Như trò hề, để xem EU làm dư lào mời các cụ bình loạn
Có tới 24 nước EU phản đối Mỹ trừng phạt Dự án Dòng chảy phương Bắc-2
Chuyên mục Kinh tế của Nhật báo Die Welt ngày 14/8 đưa tin, đại diện 24 nước thành viên EU - dường như chỉ trừ Ba Lan và 3 nước vùng Baltic - đã lên tiếng phản đối các biện pháp trừng phạt nhằm vào Dự án Dòng chảy phương Bắc-2.
Tờ báo của Đức dẫn các nguồn tin trong giới ngoại giao Châu Âu đã xác nhận, ngày 12/8 vừa qua đã diễn ra một Hội nghị trực tuyến giữa phái đoàn EU với Bộ Ngoại giao Mỹ, ở đó các đồng minh đã nêu vấn đề trừng phạt Nord Stream-2 với Mỹ.
Trong thông điệp ngoại giao nêu ra tại hội nghị trực tuyến - được hiểu như công hàm - 24 thành viên EU đã lặp lại tuyên bố ngày 17/7/2020 của Đại diện cấp cao EU về chính sách đối ngoại và an ninh Josep Borrell về việc Mỹ trừng phạt Nord Stream-2.
Cụ thể, trong tuyên bố ngày 17/7/2020, ông Borrell nhấn mạnh rằng, EU quan ngại sâu sắc về những trường hợp Mỹ thường sử dụng hoặc đe dọa sử dụng biện pháp trừng phạt đối với các công ty Châu Âu, trong đó có dự án Nord Stream-2.
Vì lợi ích của mình, Châu Âu nên hợp tác với Nga để vượt trừng phạt Mỹ |
Bà Von der Leyen yêu cầu EC phải bảo vệ lợi ích của các quốc gia bị ảnh hưởng bởi Nord Stream-2, nhưng điều đó không có nghĩa cứ tham gia dự án này phải bị trừng phạt, bởi các công ty Châu Âu tham gia dự án là phù hợp với quy định của luật pháp.
Việc xây dựng đường ống dẫn khí đốt từ Nga đến Đức nằm dưới biển Baltic này lẽ ra đã hoàn thành vào cuối năm 2019. Tuy nhiên, do Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt, khiến việc hoàn thành dự án bị hoãn lại đến năm 2021.
Dự án Dòng chảy Phương Bắc-2 có kinh phí đầu tư 11 tỷ USD, dự kiến tăng gấp đôi lượng khí đốt tự nhiên được vận chuyển từ Nga tới Đức - nền kinh tế lớn nhất Châu Âu, vì vậy ngoài việc vận động Brussels, Berlin kịch liệt phản đối Washington.
Gần đây nhất - trước khi EU gửi thông điệp ngoại giao cho Mỹ - ngày 11/8, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas đã bày tỏ không đồng tình với các biện pháp hạn chế ngoài lãnh thổ của Mỹ đối với Nord Stream-2.
Người đứng đầu ngành ngoại giao Đức nhấn mạnh Liên minh Châu Âu tự chủ trong việc quyết định sẽ mua nhiên liệu ở đâu và nơi đưa ra các quyết định về chính sách năng lượng của Châu Âu là Brussels, chứ không phải Washington.
Như vậy là gần như tất cả đồng minh bên bờ đông Đại Tây Dương đều phản đối Mỹ áp các biện pháp trừng phạt đối với Dự án Nord Stream-2, mà theo Brussels thì với việc này, Washington đã vi phạm chủ quyền và xâm phạm lợi ích của Châu Âu.
Mỹ không thay đổi
Giới phân tích cho rằng, khó có hy vọng Mỹ sẽ thay đổi việc trừng phạt Dự án Nord Stream-2, bởi ngoài đảm bảo lợi ích khai thác được từ các đồng minh, thì việc trừng phạt đối với Nord Stream-2 còn có tác dụng chống phá Nga.
Mà trong cuộc đối trọng với Nga thời hậu Chiến tranh Lạnh, thì ngoài trừng phạt và đe dọa trừng phạt, Washington gần như không còn công cụ đắc hiệu nào để có thể đấu với Moscow.
Hơn thế nữa, kể từ khi áp đặt trừng phạt-cấm vận Nga sau "sự kiện Crimea", Mỹ đã không thể hạ gục Nga, thậm chí còn lãnh "đòn hồi mã thương" khi hiệu ứng từ nước Nga thời cấm vận đang khiến trật tự thế giới ngày một ly tâm vòng xoáy Mỹ.
Mỹ vẫn dùng nền tảng lợi ích để bó chặt đồng minh |
Xin nhắc lại, năm 1989, nhà kinh tế học người Anh John Williamson đã đặt ra thuật ngữ "Đồng thuận Washington", liệt kê 10 nguyên tắc mà các thị trường mới nổi nên tuân theo nếu muốn trở thành những quốc gia thành công.
Nguyên tắc Đồng thuận Washingotn đề cập đến một loạt các chính sách kinh tế thị trường tự do được hỗ trợ bởi các tổ chức tài chính nổi tiếng như Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Thế giới và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ.
Nền tảng tư tưởng được tóm tắt trong nguyên tắc Đồng thuận Washington trở thành hệ tư tưởng phương Tây, điều chỉnh vòng xoay của thế giới trong hơn 4 thập kỷ qua và trở thành giá trị chính thống cho một quốc gia theo chuẩn Mỹ-phương Tây.
Khi Moscow chọn "sống chung với trừng phạt", biến trừng phạt trở thành động lực phát triển, tích cực hóa trừng phạt để phục vụ cho lợi ích dân tộc, gia tăng sức mạnh quốc gia và chiếm lĩnh mặt bằng sân khấu chính trị thế giới, thì Washington giật mình.
Những hiệu ứng tích cực từ nước Nga đang tạo ra xu hướng "chấm dứt chủ nghĩa bá quyền của Mỹ-phương kéo dài hàng thế kỷ, định hình lại trật tự thế giới, mà Nga có vai trò trong cả tạo hình và định hình" - Nguyên tắc Đồng thuận Moscow hình thành.
Với Mỹ, nếu để "yếu tố Nga" ảnh hưởng quá mạnh mẽ và sâu rộng vào mọi mặt của đời sống xã hội tại Châu Âu, thì sẽ khó có thể tránh phải đối mặt nguy cơ ở các nước đồng minh sẽ xuất hiện những chuyển động ly tâm Mỹ một cách tự nhiên, mạnh mẽ.
Vì vậy, Mỹ quyết ngăn chặn hậu họa bằng việc áp trừng phạt đối với bất cứ nghiệp vụ kinh tế phát sinh nào liên quan tới yếu tố Nga, đặc biệt là những nghiệp vụ kinh tế trực tiếp ảnh hưởng đến việc tạo hình cho những chuyển động chính trị.
Nước Nga vượt cấm vận gây ra hệ lụy rất lớn với vị thế của nước Mỹ |
Ngoài ra, Mỹ luôn có ý chí trừng phạt Nga trong mọi trường hợp và nền tảng lý luận cho việc trừng phạt Nga đã được xác lập ngay từ khi nhà nước Liên Xô ra đời, hiện thực hoá chủ nghĩa Mác xít, tạo hình cho một hình thái kinh tế-xã hội mới.
Có thể thấy, khi cuộc Cách mạng Tháng Mười thành công dẫn đến sự ra đời một thể chế chính trị mới tại nước Nga thì ý chí trừng phạt Nga chính thức được phương Tây xác lập. Do vậy trừng phạt Nga không phải là quyết định nhất thời của Washington.
Với lịch sử tư tưởng và thực tiễn như vậy, rõ ràng khó có thể hy vọng Washington sẽ thay đổi trong việc áp trừng phạt Nga. Vì thế, EU cần kết hợp cùng Nga, đưa Nord Stream-2 vượt trừng phạt Mỹ để về đích, đảm bảo chủ quyền và lợi ích của mình.