[Funland] Liệu cụ Tùng có thành Anh Hùng?

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,153
Động cơ
220,381 Mã lực
THeo link này: https://cand.com.vn/thoi-su/Thay-chong-mang-sach-quy-tang-Viet-Nam-i160915/
"Từ trên ban công Dinh Độc Lập, Borries Gallasch đã chụp được những tấm ảnh đoàn xe tăng quân giải phóng húc đổ cánh cổng, tiến vào Dinh Độc Lập, rồi hình ảnh chỉ huy chiếc xe cầm cờ giải phóng xông vào cầu thang rồi chạy ra ban công kéo cờ lên. Sau đó Borries Gallasch chứng kiến việc Dương Văn Minh đầu hàng quân Giải phóng và bị Phạm Xuân Thệ cùng một vài chiến sĩ áp giải đến đài phát thanh."
thì Gallasch có chụp được ảnh thời điểm cở cổng Dinh, tuy nhiên vẫn viết ra thế, như vậy không có ảnh đúng thời điểm tranh cãi:
Gallasch có vẻ cũng là nhà báo bình thường, mới đến VN năm 1975, 31 tuổi. Không thấy đưa ra chụp được gì ngày hôm đó, hay bài phỏng vấn nào.Đến đài phát thanh khi được nhờ ghi âm thì hết pin mà cũng không đem pin dự phòng, khiến mọi người phải đi tìm pin. Chỉ được cái là mở miệng xin đi nhờ xe đúng lúc. Không hiểu sao về VN ông được lăng xê quá.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,437
Động cơ
434,773 Mã lực
Cụ chuẩn rồi, nhưng đảo tý cái 843 lên trước 390 thì nét hơn. Cụ bomy kia không biết có phải người trong cuộc không mà có niềm tim sắt đá thật.😄 Không ngoại trừ do lúc ấy sự việc nhanh và hỗn loạn, người thật cũng chỉ quan sát được 1 góc giống như cầu thủ trên sân nên vẫn tưởng giác quan của mình là đúng, cho đến khi xem lại băng quay chậm thì mới ...ối rồi ôi😅
Vâng, như kiểu nói trong Thủy Hử, nói thì chậm, làm thì nhanh, cái diễn giải bằng lời không mô tả hết cái hành động thực tế là thuwòng. Vì vậy ở thời đại 4.0 thì kênh hình và kênh lời là song song tồn tại, trong đó kênh hình phải là cơ sở cần dựa vào.
 

Leanh65

Xe container
Biển số
OF-375348
Ngày cấp bằng
27/7/15
Số km
8,945
Động cơ
317,814 Mã lực
Ông Gallasch hoàn toàn có thể “văn”, e không thể phủ nhận (ngay cả không cố ý “văn” thì việc kể lại bất kể chuyện gì thì nó cũng có í chủ quan rồi cụ).
Nhưng qua lời kể của ông này và diễn biến ông Tùng là người chấp nhận đầu hàng trên đài phát thanh thì có thể khẳng định: ông Tùng tuy không có đông đảo binh lính tháp tùng, vẫn đã đến Đài trước thời điểm lời tuyên bố của ông Minh được phát sóng; ông Tùng đã được tất cả chấp nhận là người có cấp bậc cao nhất bên phía QGP. Theo quy định của QĐ trong trường hợp này thì ông Tùng phải là người chỉ huy cao nhất và phải chịu trách nhiệm về nhiệm vụ mà mình chỉ huy.
Ông Tùng thì thừa sức nhận thức được tầm quan trọng của nhiệm vụ nên không thể lơ là, ví như để ông Thệ soạn văn (mà tại hiện trường chắc mọi người ai cũng phải chấp nhận văn ông Thệ không thể uy tín bằng văn tuyên huấn chuyên nghiệp của ông Tùng), hoặc để ông Minh livestream (nhỡ đâu ông lại kêu tử thủ thì bcm).
Cụ mà là ông Tùng thì có để ông Thệ (mặc dù có đông quân tháp tùng) can thiệp vào chuyên môn của mình trong trường hợp này không?
Lúc đó ông Thệ có muốn chơi nổi mà ông Tùng lừ mắt bảo lo bảo đảm trật tự đi, việc này tôi lo, thì ông Thệ cũng im thít thôi. Láo nháo ra toà án binh ngay.
Cụ có cần nói to thế không, dù gì thì các cụ ấy cũng nghỉ ngơi cả rồi. Thời em còn lính thì các cụ đại tá 4 sao thời lửa đạn coi các cụ đại tá 3 sao sau ct C chỉ như em út. Dù cũng cùng là đại tá, chứ chưa nói tướng sau này. Đại tá thời 75-77 họ kiêu hãnh lắm.🤣
 

fanmu1234

Xe container
Biển số
OF-376004
Ngày cấp bằng
1/8/15
Số km
6,725
Động cơ
264,535 Mã lực
Ông nhà báo bảo ông Tùng có tham gia, chứ ông không có bảo ông Thệ không tham gia. Có chổ bàn luôn về nhà báo Đức đây:
------------------------
1. Börries Gallasch: Ông này là nhân chứng “vững vàng” nhất, đơn giản vì những gì ông ấy viết ra là gần với thời điểm tranh cãi nhất và quan trọng là ông ấy chỉ có cơ hội “nói một lần”. Tuy nhiên, do trở ngại về ngôn ngữ nên những gì ông ấy nghe được thì phải thông qua lời người khác dịch lại. Chưa kể là về yếu tố “sáng tác” (cho người đọc phương Tây), Gallasch hoàn toàn có thể đã suy diễn, cá nhân hóa vấn đề theo góc nhìn của mình mà phân tích trên đây của tôi về việc viết lách là một ví dụ.
Có thể kể thêm một số mâu thuẫn giữa lời kể trong sách của Gallasch với các nhân chứng khác như sau:

- Kể về việc rời dinh Độc Lập ra Đài phát thanh, Gallasch viết: “chính ủy Tùng và một chiến sĩ nữa trèo lên chiếc xe Jeep thứ hai. Tôi đứng ngay cạnh đó, vừa bám chặt lấy ông ta, vừa năn nỉ bằng tiếng Pháp xin được đi theo và ông ta gật đầu. Đỉnh và tôi nhảy lên phía sau của xe Jeep; xe lăn bánh, chỉ có hai xe Jeep của chúng tôi chạy giữa một thành phố đang sôi sùng sục, nhưng dường như mọi lo sợ cũng bỗng nhiên biến mất”.

Còn lúc rời Đài phát thanh về Dinh thì Gallasch viết: “Thì ra, để thưởng công, tôi được phép lái chiếc xe Jeep đưa chính ủy Tùng trở lại dinh tổng thống. Chúng tôi đi ra đường, tôi ngồi vào tay lái, chính ủy Tùng ngồi bên cạnh. Nhưng tôi không gặp may, tôi không nổ được máy, không biết nổ máy một xe Jeep như thế nào? Người lái xe của chính ủy vốn đã không thích thú gì để tôi làm thay chức năng của anh ta, dứt khoát từ chối chỉ dẫn cho tôi cách nổ máy. Trong khi đó, chính ủy Tùng cũng hết kiên nhẫn chờ thêm. Chúng tôi trèo lên một xe khác”.

Thực tế thì sao? Ông Tùng không hề có xe Jeep nào cả, có thể ông đã đến dinh trên một chiếc xe tăng. Ngày hôm đó ông Tùng đi nhờ xe của ông Hà Huy Đỉnh. Chính trong cuộc hội thảo của Viện lịch sử quân sự năm 2005, ông Đỉnh cũng đã “đối chất” với ông Tùng về vấn đề này. Và suốt 45 năm qua, người ta cũng chả thể tìm được những chiến sĩ lữ 203 nào đi cùng với ông Tùng đến Đài phát thanh. Còn theo lời ông Gallasch thì chả lẽ ông chính ủy to như thế, chả lẽ lại không “điều khiển” được anh lính lái xe? Vậy thì làm sao yêu cầu ông trung đoàn phó đơn vị khác giao tù binh quan trọng bậc nhất cho mình như lời ông Trần Đăng Khoa đây?

Ở chiều ngược lại, những người có mặt trên xe ông Thệ đều được làm rõ, thậm chí đến cả vị trí ngồi: ở hàng ghế đầu có ông Thệ ngồi bìa phải, ông Dương Văn Minh ngồi giữa, ông Đào Ngọc Vân lái xe. Hàng ghế sau có ông Phùng Bá Đam (trợ lý cán bộ trung đoàn), ông Vũ Văn Mẫu, ông Nguyễn Khắc Nhu (trợ lý tác chiến E66); hai bên thành xe là ông Bàng Nguyên Thất (chiến sĩ thông tin) và ông Nguyễn Huy Hoàng (chiến sĩ thông tin).

- Kể về sự kiện xe tăng húc cổng dinh, Gallasch “văn” thế này: “Ba chiếc xe tăng với những lá cờ to quá khổ của Mặt trận Giải phóng đang lăn bánh tới cổng sắt hướng về khu vườn của dinh, súng bắn loạn xạ, trút đạn lên không trung. Những phát súng thể hiện niềm hân hoan, dàn giao hưởng của chiến thắng, phút giây của vinh quang! Chiếc xe tăng đầu tiên đã húc đổ cánh cổng, lăn bánh thẳng trên bãi cỏ nhằm chính hướng dinh lao tới, hai chiếc xe tăng còn lại vòng sang bên trái và bên phải, rồi cả ba xe tăng cùng dừng lại trước mặt tiền của dinh. Khoảng 20-30 xe tăng khác tiến vào theo. Tôi chạy ra ban công, chụp ảnh lia lịa. Thật là một khung cảnh ngoạn mục. Và rồi chỉ huy của chiếc xe tăng dẫn đầu, tay trái cầm súng, tay phải cầm cờ xông lên cầu thang, suýt xô ngã cả tôi”.

Thực tế thì sao? Chỉ có 2 xe tăng 843 và 390 “dẫn đầu”, đúng hơn là 843 dẫn đầu nhưng bị mắc kẹt ở cổng, 390 vượt lên húc đổ cổng chính. Trong khi đó theo Gallasch thì cả 3 xe tăng đều suôn sẻ lao đến đậu ngay trước mặt dinh. Người cầm cờ lên cắm dinh Độc Lập là đại úy Thận, đại đội trưởng, là ở xe tăng 438, mắc kẹt tại cổng phụ nên ông ấy phải xuống xe, chạy băng qua khuôn viên rộng giữa cổng và dinh, chứ không phải như mô tả của Gallasch là ở xe tăng đầu tiên húc cổng (tức là 390), đậu ngay trước mặt dinh. Đại đội 4 của ông Thận tấn công vào dinh có khoảng chục chiếc xe tăng thôi nhưng Gallasch lại “văn” lên thành 20-30 chiếc.

Đấy, chuyện ngay trước mắt hàng trăm người, hàng chục phóng viên báo ảnh các loại mà Gallasch kể có chính xác đâu? Ấy vậy mà những ông như Trần Đăng Khoa đã vội vơ vào mà hít hà: "Không tin ông này thì tin ai?”.

Cũng về tác phẩm của Gallasch, khi được chuyển thể sang tiếng Việt lại chứa đựng những mâu thuẫn mới, không rõ hữu ý hay vô tình.

Ví dụ như trong phần nói về sự xuất hiện của ông Tùng tại dinh Độc Lập, báo Tuổi Trẻ viết: Sự hoang mang chấm dứt khi người chỉ huy của quân giải phóng, chính ủy Bùi Văn Tùng xuất hiện”. Còn theo bản dịch của ông Trần Ngọc Quyên, Nguyên Tham tán Công sứ, Phó Đại sứ ĐSQ Việt Nam tại CHLB Đức, về sự kiện này như sau: Sự lộn xộn thực sự diễn ra khi tư lệnh Bộ chỉ huy tiếp nhận đầu hàng của chính phủ Cách mạng Lâm thời, chính ủy Bùi Văn Tùng tham gia vào kịch bản”. Cùng một sự việc, hai cách dịch trái ngược nhau!
Thông tin đa chiều của cụ cũng thú vị ra phết
 

fanmu1234

Xe container
Biển số
OF-376004
Ngày cấp bằng
1/8/15
Số km
6,725
Động cơ
264,535 Mã lực
Em xem clip này mấy năm rồi: 843 húc cổng phụ (có thể là chiến thuật gì đó mà không húc cổng chính, không phải là xe mắc kẹt mà xe không vừa cổng phụ để vào), mở cổng ra để cụ Thận cầm cờ xông vào cắm. Khi cụ Thận đang chạy ở sân thì xe 390 có cụ Toàn húc đổ cổng chính và tiến ngay vào sân.

Từ sau tầng 9 của thớt này, nhiều cụ không chịu lội còm (có nhiều tư liệu mà các cụ khác đã post), đã còm như mứt!

Tóm lại, 4 cụ đều xứng đáng là anh hùng như nhiều anh hùng khác:
Cụ Thận: cho xe húc mở cổng đầu tiên (cổng phụ) và xông lên cắm cờ;
Cụ Toàn: xe 390 húc cổng chính, rồi cùng với cụ Thệ bộ binh dồn bắt nội các DVM vào một nơi;
Cụ Thệ: cùng cụ Toàn dồn bắt nội các DVM, cụ Thệ có soạn bản đầu hàng cho DVM nhưng không được sử dụng;
Cụ Tùng: soạn thảo bản tuyên bố đầu hàng cho DVM đọc, và cụ Tùng đọc lời chấp thuận đầu hàng.

Xông vào dinh Độc Lập lúc đấy hoàn toàn có thể bị ngã xuống bởi lực lượng bảo vệ dinh và nội các. Trước cửa ngõ SG, và sau lời tuyên bố đầu hàng của TT DVM vẫn có nhiều chiến sỹ tiếp tục ngã xuống do bị bòm chíu bởi các phần tử cực hữu.

Hình ảnh xe tăng 390 húc cổng chính trở thành biểu tượng của sự xụp đổ chế độ Ngụy quyền SG.

Ngoài ra, thời điểm đó cụ Minh đã như người của mình (giới chóp bu Hà Nội nắm rõ, các điệp viên cài cắm biết), được sắp xếp để tuyên bố đầu hàng tránh cho SG đổ nát, nhưng các cụ bộ đội trên đường hành quân tiến công không biết điều này. Công này cụ Minh cũng có phần đấy. Sau ngày 2/5 cụ Minh trở về biệt thự Hoa Lan sống yên bình, (và chắc chắn có sự bảo vệ của an ninh ta tránh phe đối lập với phần tử cực hữu SG bòm), đến năm 83 cụ Minh sang Pháp sống với con, rồi sau cùng sang Mỹ sống cùng con.

Về bản thảo đầu hàng cụ Minh đọc, ngày từ đầu Nhà nước ta đã xác định chính xác do cụ Tùng viết. Hình như năm 83 cụ Tùng về hưu. Đến năm 85 cụ Thệ mới nói là mình viết bản thảo đó, không hiểu tại sao cụ ấy lại làm thế??? Công thì vẫn có công, nhưng sách sử cần điều chỉnh viết lại cho chính xác.
Kể chuyện vui về ông Minh.

Người quen của em kể sau giải phóng, ông Minh đến gân hàng 79 Hàm Nghi Q1(nay là Viettinbank HCM) để xin rút tiền tiết kiệm. Người quen của em là người hướng dẫn ông Minh làm đơn, và làm thủ tục cho ông Minh rút tiền. Đơn ghi nội dung: TÔI LÀ DƯƠNG VĂN MINH, NGUYÊN LÀ TỔNG THỐNG NƯỚC VIỆT NAM CỘNG HÒA, .....

Người quen em kể, biết thế ngày ấy tao đưa 1 tờ tiền của CHXHCNVN đề nghị ông MInh ký chữ ký sống vào, thì bây giờ bán tờ tiền ấy cho dân sưu tập, được 1 món to
 

yamaha-x8

Xe tăng
Biển số
OF-8326
Ngày cấp bằng
16/8/07
Số km
1,877
Động cơ
10,663 Mã lực
Chiến thắng đổi bằng xương máu cả dân tộc. Mấy ông chạy vào Dinh Độc lập cứ tranh công mãi nhỉ? Cụ Tùng không tranh công thì thôi, con cháu cụ cứ đòi hỏi làm gì? Bao nhiêu chiến sĩ hy sinh thành vô danh kìa!
Cụ nhầm đấy, khi cấp trên đã chọn và cả hệ thống chính trị muốn xây dựng nhân vật điển hình, cụ Tùng mở mồm ra chỉ để nói lên sự thật thôi, chưa cần tranh công thì có khi đi tù mục xương.
 

White Dragon

Xe tăng
Biển số
OF-113625
Ngày cấp bằng
20/9/11
Số km
1,207
Động cơ
502,568 Mã lực
Cụ có cần nói to thế không, dù gì thì các cụ ấy cũng nghỉ ngơi cả rồi. Thời em còn lính thì các cụ đại tá 4 sao thời lửa đạn coi các cụ đại tá 3 sao sau ct C chỉ như em út. Dù cũng cùng là đại tá, chứ chưa nói tướng sau này. Đại tá thời 75-77 họ kiêu hãnh lắm.🤣
Cụ là lính QĐ2 từ năm nào đến năm nào thế ạ?
Cụ ở quân đoàn bộ hay sư nào vậy ạ?
Có khi vào bảo tàng lịch sử của quân đoàn thì sẽ ra được nhiều chuyện ạ.
 

TRƯƠNG AN

Xe tải
Biển số
OF-14372
Ngày cấp bằng
30/3/08
Số km
431
Động cơ
504,868 Mã lực
Tiêu chí phong anh hùng của các cụ ngày xưa nó khắt khe quá, dễ đi 1 tý thì giờ đỡ cãi nhau!
Danh hiệu anh hùng nó là cả quá trình, nhưng nó cũng là khoảnh khắc (cụ La Văn Cầu, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót... là các anh hùng của khoảnh khắc).
Khoảnh khắc lịch sử 30/4/1975 tại Dinh độc lập và Đài phát thanh mà mới phong có 2 anh hùng thì ít quá!
Cụ Thận lao lên cắm cờ trên mục tiêu cuối cùng và có tính biểu tượng cao nhất, bất chấp hiểm nguy tiềm năng rình rập, đích thị là anh hùng xịn xò đét đèn đẹt!
Cụ Thệ chỉ huy cao nhất của lực lượng đông đảo nhất là bộ binh 66, có mặt sớm, nội cái việc ổn định trật tự tại Dinh ĐL, thể hiện đúng vị thế đàng hoàng của đoàn quân chiến thắng thôi là cũng xứng anh hùng rồi.
Cụ Tùng, nếu đúng là người soạn thảo văn bản đầu hàng cho bác Minh đọc, với cả tự mình đứng ra đại diện tuyên bố chấp nhận đầu hàng của chính quyền cũ, thì cực kỳ xứng đáng phong anh hùng ngay và luôn! Đến tận bây giờ sau gần 50 năm xem lại 2 văn bản này, thấy nó tuy đơn giản nhưng lại là đỉnh cao vầ tư duy, tầm vóc của người soạn.
Theo quan điểm cá nhân em thì thiên về cụ Tùng là người soạn văn bản cuối cùng cho bác Minh đọc. Chứ cụ Thệ cũng nhận thì có vẻ không hợp lý cho lắm.
Thứ nhất, bác nhà báo Đức kể có vẻ rất khách quan và logic (e bỏ qua lời kể của một nhân chứng là lính trực tiếp dưới quyền cụ Tùng, lính thường kể tốt cho thủ trưởng quá mức, kiểu như bác Trần Quỳnh viết về cụ Lê Duẩn; các nhân chứng thứ 3 VTV1 cũng xin bỏ qua vì e vốn tính vọng ngoại;))).
Thứ 2, khi ở Đài, sau khi xưng danh và xác định được đây là công việc mang đầy tính chính trị thì lúc đó đố bảo 1 Đại úy Trung đoàn phó bộ binh dám ý kiến với Trung tá Chính ủy Lữ đoàn. Ngoài vụ quy định về cấp bậc chức vụ trong quân đội (cấp bậc thấp phục tùng cấp bậc cao), thì nhiệm vụ này nó cũng là nhiệm vụ của bên chính trị, chứ không phải nhiệm vụ chiến đấu, cụ Thệ E phó thừa sức nhận biết.
Giả sử lúc đó mà cần chỉ huy chiến đấu để chống lại 1 cuộc tấn công của địch chẳng hạn, thì cụ Thệ có thể là chỉ huy trực tiếp, nhưng vẫn phải báo cáo với cụ Tùng.
Cụ Tùng tuyên bố chấp nhận đầu hàng, cũng có nghĩa lúc đó cụ ấy được tất cả công nhận là cấp chỉ huy cao nhất. Và văn bản bác Minh đọc đương nhiên cụ Tùng phải soạn/sửa/kiểm duyệt trước khi cho lên sóng, sơ sảy có mà đi tong sinh mệnh chính trị đấy ạ.
Xét trình độ chuyên môn của cụ Tùng, cụ Thệ tại thời điểm đó và văn bản đầu hàng đã tuyên, em không nghi ngờ chút nào việc cụ Tùng là tác giả.

P/S: Ngày xưa phong anh hùng khó thật! Em nhớ quãng 200x, sếp em chỉ vì nghĩ ra cái trò thêm đuôi Holdings vào sau tên công ty mà suýt được phong anh hùng, hài vcd=))
Em cũng cùng ý kiến với cụ về việc phong anh hùng của của Tùng.
 

fanmu1234

Xe container
Biển số
OF-376004
Ngày cấp bằng
1/8/15
Số km
6,725
Động cơ
264,535 Mã lực
Cụ Minh lúc đó coi như là người của ta, được sắp xếp làm TT để tuyên bố đầu hàng vào thời điểm hợp lý. Chứ bình thường đâu dễ xông vào dinh TT như thế, bị bòm chíu như chơi bởi lực lượng bảo vệ: cổng sắt có điện (đã được chủ động cắt), súng chống tăng, đặc vụ, ... Các cụ bộ đội hành quân tiến công không biết điều này mà dám ầm ầm xông vào là quá anh hùng. Cổng mà còn điện thì kíp xe 843 dự thành than, đội súng chống tăng mà còn thì 843, 390 bay nóc.

Đã có lần cụ Minh kể phải đợi xe tăng tiến vào SG mới dám đầu hàng, đầu hàng sớm cấp dưới nó bòm chíu ngay, dù kè kè bên cụ Minh đã có ít nhất 2 điệp viên của ta bảo vệ rồi. Ngay đầu buổi sáng 30/4 cụ Minh đã tuyên bố đầu hàng, đợi bàn giao; trưa 30/4 tuyên bố đầu hàng vô điều kiện.
Sau khi ông Minh tuyên bố đầu hàng, đến ngày 1/5/1975 ở miền Tây vẫn còn nổ súng
 

fanmu1234

Xe container
Biển số
OF-376004
Ngày cấp bằng
1/8/15
Số km
6,725
Động cơ
264,535 Mã lực
Việc các phóng viên ít người chụp ảnh quay phim lúc xe tăng lao vào có thể hiểu được khi ta có góc nhìn về cổng Dinh thời điểm đó (cắt từ clip Chuyện thật trưa 30/4/1975 - https://www.youtub e.com/watch?v=6CTucp7rHMU):
View attachment 7214047

Phóng viên David bỏ máy không quay, khả năng do sợ lính tăng nhầm với việc quỳ bắn RPG, vì vậy có thể hiểu được việc Gallasch không ghi lại được chính xác những gì xảy ra tại cổng Dinh, cũng do không có ảnh. Nó khác với lúc Galasch tham gia trực tiếp ở Đài, ông nhớ cả màu giấy ghi văn bản xin hàng.
ông phóng viên này cũng liều thật, đang đánh nhau mà vẫn quay phim say sưa.

Em mà là cụ Thận, em bảo xạ thủ 12.7 ly tiêu diệt ngay thằng Mỹ tóc vàng đang quỳ bắn RPG
 

Zindaubo

Xe tải
Biển số
OF-755230
Ngày cấp bằng
30/12/20
Số km
371
Động cơ
54,141 Mã lực
Hihi,

Chủ tịch nước đương nhiên là quyết định được việc phong anh hùng cho cụ Tùng.

Chỉ thị bổ sung, củng cố hồ sơ theo đúng quy định đấy thôi. Khó có khẳ năng đưa thông tin đại chúng, sau đó cấp dưới lại báo cáo không được đâu Thủ trưởng ơi.

Ngay cả khi cụ Tùng không phải là tác giả của văn bản kia thì cũng có thể còn nhiều điều kiện/yếu tố khác để phong anh hùng.
E thấy chỉ cần 1 yếu tố Cụ này đã đại diện cho mtdtgp (mà thực chất là đại diện cho cả chính thể ngoài hn) chấp nhận sự đầu hàng vô điều kiện của chính quyền Ngụy từ mồm ông Minh đã được thông tin trực tiếp trên truyền thông đại chúng là đã hơn đứt mấy ông trùm lđ ngồi ngoài Hn rồi! nên có lẽ Cụ ấy cũng chả cần ai phải suy tôn mình là anh hùng đâu!
Có lẽ vậy nên xem những đoạn phỏng vấn chỉ thấy Cụ ấy cười nhẹ nhàng chứ không phồng mang trợn mắt như Cụ tướng kia!!!
 

TRƯƠNG AN

Xe tải
Biển số
OF-14372
Ngày cấp bằng
30/3/08
Số km
431
Động cơ
504,868 Mã lực
Kể chuyện vui về ông Minh.

Người quen của em kể sau giải phóng, ông Minh đến gân hàng 79 Hàm Nghi Q1(nay là Viettinbank HCM) để xin rút tiền tiết kiệm. Người quen của em là người hướng dẫn ông Minh làm đơn, và làm thủ tục cho ông Minh rút tiền. Đơn ghi nội dung: TÔI LÀ DƯƠNG VĂN MINH, NGUYÊN LÀ TỔNG THỐNG NƯỚC VIỆT NAM CỘNG HÒA, .....

Người quen em kể, biết thế ngày ấy tao đưa 1 tờ tiền của CHXHCNVN đề nghị ông MInh ký chữ ký sống vào, thì bây giờ bán tờ tiền ấy cho dân sưu tập, được 1 món to
Hihi,

Nếu đưa cho cụ Minh xin cụ ấy ký vào tờ tiền thì khả năng bị từ chối là cao cụ ạ.

:)
 

thanhvd

Xe tăng
Biển số
OF-8043
Ngày cấp bằng
15/8/07
Số km
1,237
Động cơ
528,909 Mã lực
Cụ có cần nói to thế không, dù gì thì các cụ ấy cũng nghỉ ngơi cả rồi. Thời em còn lính thì các cụ đại tá 4 sao thời lửa đạn coi các cụ đại tá 3 sao sau ct C chỉ như em út. Dù cũng cùng là đại tá, chứ chưa nói tướng sau này. Đại tá thời 75-77 họ kiêu hãnh lắm.🤣
Em hình dung thời điểm 30/4/75, sau khi giới thiệu chức vụ cấp bậc quân hàm quân hiệu xong thì đảm bảo cụ Thệ một điều thủ trưởng, hai điều báo cáo với cụ Tùng chứ không có chuyện tranh cãi bằng vai phải lứa. Quân đội NDVN thời chiến chứ có phải trại thảo khấu Lương Sơn Bạc đâu mà cấp dưới có thể yêng hùng ngay trước mặt thủ trưởng. Đại úy vs Trung tá, E phó vs Chính ủy Lữ (tương đương Sư trưởng), khoảng cách cấp bậc chức vụ nó xa diệu vợi lắm cụ nhỉ :D
Nhưng sau này, ngồi ở chức vụ tư lệnh QĐ2, có thể cụ Thệ cụ ý nghĩ khác đi 1 chút xíu.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,887 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Ông Thệ lên đến Trung tướng.
Còn ông Tùng chỉ đại tá.
Ai soạn văn bản đầu hàng? Ai chỉ huy ở Dinh? Đại úy, Trung doàn phó bộ binh đc Thệ hay Trung tá, Chính ủy xe tăng đc Tùng.
Món vb đầu hàng với món cắm cờ mãi chưa kết.
Cắm cờ thì rõ rồi
Xe nào vào Dinh trước cũng vậy
Lịch sử là lịch sử
Còn anh hùng là do nhiều yếu tố
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,887 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Em hình dung thời điểm 30/4/75, sau khi giới thiệu chức vụ cấp bậc quân hàm quân hiệu xong thì đảm bảo cụ Thệ một điều thủ trưởng, hai điều báo cáo với cụ Tùng chứ không có chuyện tranh cãi bằng vai phải lứa. Quân đội NDVN thời chiến chứ có phải trại thảo khấu Lương Sơn Bạc đâu mà cấp dưới có thể yêng hùng ngay trước mặt thủ trưởng. Đại úy vs Trung tá, E phó vs Chính ủy Lữ (tương đương Sư trưởng), khoảng cách cấp bậc chức vụ nó xa diệu vợi lắm cụ nhỉ :D
Nhưng sau này, ngồi ở chức vụ tư lệnh QĐ2, có thể cụ Thệ cụ ý nghĩ khác đi 1 chút xíu.
Thủ trưởng thời chiến “oách” lắm ạ
 

xuanphuongccs

Xe điện
Biển số
OF-536803
Ngày cấp bằng
12/10/17
Số km
2,389
Động cơ
186,645 Mã lực
Có tí lập lờ, đánh lận thôi, chứ theo cháu hiểu thì bằng chứng lịch sử rõ ràng và vẫn còn mà. Chỉ cần show ra bản soạn thảo vb là xong rồi, cần gì loanh quoanh!
Bản soạn thảo khi anh Thệ tư lệnh QĐ 2 đã kịp chế bản viết tay của anh ấy vào rồi.
 

hoaoaihuong

Xe buýt
Biển số
OF-313492
Ngày cấp bằng
27/3/14
Số km
919
Động cơ
320,154 Mã lực
Em nhớ không nhầm trong quân đội có câu nói “chính trị là thống soái”, dưng không biết của quân đội lước nào? :)) .
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top