- Biển số
- OF-390448
- Ngày cấp bằng
- 4/11/15
- Số km
- 5,658
- Động cơ
- 280,563 Mã lực
Lại TN:TT với TN là tàn dư của mũi ngụi nó mới thế chứ hay ho gì, rồi từ cũng ngoan như cún
Ở ngoải hình như toàn là cún hay sao ý nhẩy toàn ...đầu hàng
"DỰ ÁN BÍ ẨN
-------------------------------
Thế nhưng, sau tất cả những hội nghị, hội thảo, những phân tích khoa học của giới chuyên môn, những ý kiến tâm huyết của các chuyên gia và sự phản đối của người dân... thì mọi thứ rơi vào thinh không. Dự án này cứ âm thầm nhưng kiên quyết thực hiện và đến nay trở thành một khu phức hợp giải trí hoành tráng, nằm sát sân bay Tân Sơn Nhất.
Lật lại “lịch sử” dự án sân golf Tân Sơn Nhất, bất cứ ai cũng không khỏi kinh ngạc về sự kín tiếng đến mức bí ẩn của nó. Dự án được nghiên cứu từ năm 2006, phê duyệt năm 2007, nhưng tới năm 2011 mới được công bố. Suốt 5 năm đó, không ai biết về dự án này, kể cả những người làm trong ngành hàng không và những người sống cạnh sân bay, những đối tượng trực tiếp liên quan đến dự án. Ngay khi công bố, dự án vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ dư luận nhưng một lần nữa, dự án lại rút vào vòng bí mật.
Đến nay, sau 6 năm kể từ khi công bố, rất nhiều hạng mục được xây dựng như nhà hàng, khách sạn, khu tiệc cưới, biệt thự, sân golf... nhưng hầu như không có thông tin nào lọt ra ngoài. Đáng nói là ngay cả khi đi vào hoạt động, cái sự kín tiếng đến bí ẩn của dự án vẫn tiếp tục. Dù là khu dịch vụ, giải trí nhưng muốn “lọt” vào bên trong với tư cách khách hàng cũng không hề đơn giản. Dự án sân golf phải sử dụng rất nhiều các hóa chất diệt cỏ, trồng cỏ, nước thải của sân golf... nhưng chẳng thấy ai nhắc đến Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) thế nào dù dự án nằm ngay trong nội đô, sử dụng cùng mạch nước ngầm của người dân khu vực này.
Không chỉ bí ẩn, ở dự án sân golf Tân Sơn Nhất có rất nhiều sự ngoại lệ đến khó hiểu. Từ quan điểm của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải cho đến quy hoạch điều chỉnh sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đều nhất nhất “né” sân golf này. Đáng nói là từ đầu năm tới nay, cụm cảng hàng không Miền Nam và nhiều cơ quan liên quan đã liên tục có các cuộc họp khẩn cấp vì tình trạng thả diều, chiếu tia laze, chó chạy vào đường băng, chim va vào buồng lái... uy hiếp an toàn bay. Cũng vì thế, Cục Hàng không VN đã 2 lần đề xuất chi hàng ngàn tỉ đồng để đầu tư hệ thống phát hiện vật thể lạ trên đường băng tại Nội Bài và Tân Sơn Nhất. Ấy thế mà chẳng ai lo ngại, một cú đánh trật tay nào đó khiến trái golf của khu giải trí 157 ha ngay bên cạnh có thể bay vào đường băng ở sân bay Tân Sơn Nhất. Cũng chẳng thấy cơ quan có thẩm quyền nào đặt vấn đề ánh sáng, bong bóng của nhà hàng tiệc cưới sức chứa 2.000 người có thể ảnh hưởng đến việc cất - hạ cánh của phi công? Tương tự, độ cao của dự án này cũng “ngoại lệ”, vượt độ cao quy định về an toàn tĩnh không nhưng vẫn được phê duyệt.
Lại càng khó hiểu hơn khi lợi ích của một doanh nghiệp lại đặt trên lợi ích của người dân và của cả nền kinh tế. Rõ ràng, thu hồi sân golf để mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất chi phí thấp hơn nhiều so với gấp gáp đầu tư sân bay Long Thành, nhưng bàn tới bàn lui, phương án này vẫn bị “né tránh” bằng đủ mọi cách. Mấy năm gần đây, sân bay Tân Sơn Nhất quá tải trầm trọng. Người dân đi máy bay khốn khổ vì xếp hàng chờ từ cổng vào cho tới khi bay vì máy bay cũng phải xếp hàng chờ đến lượt cất - hạ cánh, nhưng cũng trong thời điểm đó, 157 ha đất quốc phòng được giao cho doanh nghiệp kinh doanh sân golf.
Quá nhiều bí ẩn xung quanh dự án sân golf Tân Sơn Nhất cần được giải mã để xem, điều gì khiến dự án này có vẻ “bất khả xâm phạm” đến như vậy?
Nguyên Hằng"