[Funland] Liệu có thật không nhỉ?

Biển số
OF-746843
Ngày cấp bằng
19/10/20
Số km
1,750
Động cơ
70,875 Mã lực
Tuổi
49
Dài quá em đọc ko suể! Nhưng cũng cố đọc hết :)) Châu Âu đúng là nó rất bẩn, sau đại dịch tả và dịch hạch thì mới bắt đầu thay đổi vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sống. Bên VN mình những năm 90 tình trạng vệ sinh ăn uống và rác thải sinh hoạt cũng mất vệ sinh lắm. Sau gần chục năm tuyên truyền thì mới được như bây giờ. Giờ nhiều vùng vẫn chơi quả cầu tõm với hố xí khô!
Bây giờ vẫn đang quá tệ cụ ạ.
Cứ nhà gần nguồn nước sông suối, ao, hồ là mặc nhiên thải xuống đấy, thậm chí hệ thống cống khu đô thị dẫn đổ ra hồ, ra sông luôn. (Sông Nhuệ, sông Tô Lịch, hồ Văn Quán).
Ở nhà quê thì gầm phản, gầm giường đương nhiên là cái sọt rác. Quét nhà xong vun vào đấy.
Về nông thôn, ra ngoại thành rác rưởi, túi ni lon bay tứ tung, ngập đồng ruộng. Kênh mương nước đen xì, bọt trắng xoá.
 

sthd

Xe lăn
Biển số
OF-189822
Ngày cấp bằng
15/4/13
Số km
12,559
Động cơ
508,668 Mã lực
Đúng bọn Pháp thì bẩn thật.
dân Paris tuần tắm 1 lần là bt. nước hoa để át mùi hôi là chính xác. ngay thời nay luôn
 

Loxe12a

Xe buýt
Biển số
OF-564343
Ngày cấp bằng
14/4/18
Số km
907
Động cơ
157,528 Mã lực
Tóm gọn Âu châu thời trung cổ:
- tôn sùng cái bẩn, gần như không tắm, không biết có rửa "khoai" với "nghêu" không. Còn hậu môn thì không rửa.
- Trong các cung điện không có nhà vệ sinh, đi xong ném qua cửa sổ, vua của Pháp đã từng bị ném vào đầu; sau đó thì có bô để gầm giường.
- Nước hoa sáng kiến để át mùi hôi thối.
- Gây mê trong chữa bệnh bằng một dùi vào đầu bệnh nhân; Sát trùng bằng sắt nung nóng.
- Phân tấp cao thành đống nên dân châu âu phải đi cà kheo;:D
- Chấy rận, bọ chét được tôn sùng vì đó được xem là chúa ban.
- Hậu quả, dịch hạch, tả, lỵ, tiêu chảy giết nửa dân Châu âu.
- Trong khi đó từ các vần thơ cho thấy ngài xưa các cụ ta đã vệ sinh sạch sẽ như Ta về ta tắm ao ta...

p/S: Hố xí hai ngăn trứ danh một thời nghĩ lại vẫn khiếp.
 
Chỉnh sửa cuối:

khanhnguyen09

Xe container
Biển số
OF-32552
Ngày cấp bằng
29/3/09
Số km
8,006
Động cơ
489,749 Mã lực
Đúng bọn Pháp thì bẩn thật.
dân Paris tuần tắm 1 lần là bt. nước hoa để át mùi hôi là chính xác. ngay thời nay luôn
Thực ra bên nó khí hậu tốt, nên không ra mồ hôi, vì vậy 1 tuần ko tắm vẫn ko bị bốc mùi, nhưng vẫn phải vệ sinh một số bộ phận. Vấn đề là nước bên nó đắt hơn mình vì vậy dân nghèo cũng phải tiết kiệm.
 

bomon

Xe tăng
Biển số
OF-202335
Ngày cấp bằng
16/7/13
Số km
1,163
Động cơ
339,109 Mã lực
Em xem lướt cũng hiểu được đại ý. Nếu đúng là ông Nam Nguyen hay viết bài nhiều like trên fb thì đúng phong cách nhặt nhạnh được 1 bài bôc phét trên mạng, tổng quát hóa nó lên và viết bài giật gân câu like. Hao hao giống kiểu tờ báo giấy An ninh thê giới một thời toàn đưa tin UFO với chuột Tréc nô bưn to bằng con bò
 

Xe Tháo Bánh

Xe container
Biển số
OF-182244
Ngày cấp bằng
26/2/13
Số km
5,116
Động cơ
-298,942 Mã lực
Nơi ở
cùng .............. Sư tử Hà Đông
Hình như mỗi tuổi mùi cơ thể lại khác các cụ ạ. Hồi trẻ chơi thể thao mùi mồ hôi chỉ hơi chua chua chứ ko khó chịu, bây giờ ra mùi mồ hôi đúng là hôi thật luôn, mình còn ko chịu được thì người ngoài khó chịu đến đâu. Có ngày e phải thay 3,4 cái áo ấy, ra tẹ mồ hôi là thấy khó chịu. Hic
 
Biển số
OF-75015
Ngày cấp bằng
10/10/10
Số km
13,450
Động cơ
639,764 Mã lực
Nơi ở
Hà Lội Phố
Bây giờ vẫn đang quá tệ cụ ạ.
Cứ nhà gần nguồn nước sông suối, ao, hồ là mặc nhiên thải xuống đấy, thậm chí hệ thống cống khu đô thị dẫn đổ ra hồ, ra sông luôn. (Sông Nhuệ, sông Tô Lịch, hồ Văn Quán).
Ở nhà quê thì gầm phản, gầm giường đương nhiên là cái sọt rác. Quét nhà xong vun vào đấy.
Về nông thôn, ra ngoại thành rác rưởi, túi ni lon bay tứ tung, ngập đồng ruộng. Kênh mương nước đen xì, bọt trắng xoá.
Nông thôn những nơi như vậy chủ yếu gần khu công nghiệp cụ ạ. Còn những nơi khác thì vẫn ổn. Có một vấn đề là môi trường nông thôn và thành thị ô nhiễm nghiêm trọng như vậy là do túi nilon. Những túi nilon sinh học phân huỷ nhanh ko biết có đúng như nhà sx nói ko. Nếu đúng như quảng cáo thì bắt buộc chuyển sang nó thì sau 10-15 năm nữa sẽ đỡ rất nhiều rác sinh hoạt.
 

O Muong Te

Xe điện
Biển số
OF-25271
Ngày cấp bằng
5/12/08
Số km
3,772
Động cơ
500,690 Mã lực
Nơi ở
Dĩ nhiên là Mường tè
Đúng bọn Pháp thì bẩn thật.
dân Paris tuần tắm 1 lần là bt. nước hoa để át mùi hôi là chính xác. ngay thời nay luôn
Dân Paris bẩn thì có tiếng rồi. Trước em ở Thương vụ Việt tại Avenue de Madrid, hè phố đầy phân chó.
 

benq

Xe điện
Biển số
OF-40087
Ngày cấp bằng
7/7/09
Số km
3,726
Động cơ
515,903 Mã lực
Nhiều cái thấy đúng theo logic,.nhưng chắc tay bút phóng tay lên chút cho nó hot :D
 
Biển số
OF-746843
Ngày cấp bằng
19/10/20
Số km
1,750
Động cơ
70,875 Mã lực
Tuổi
49
Nông thôn những nơi như vậy chủ yếu gần khu công nghiệp cụ ạ. Còn những nơi khác thì vẫn ổn. Có một vấn đề là môi trường nông thôn và thành thị ô nhiễm nghiêm trọng như vậy là do túi nilon. Những túi nilon sinh học phân huỷ nhanh ko biết có đúng như nhà sx nói ko. Nếu đúng như quảng cáo thì bắt buộc chuyển sang nó thì sau 10-15 năm nữa sẽ đỡ rất nhiều rác sinh hoạt.
Không phải là những nơi gần khu công nghiệp cụ ạ. Mà là nơi nào cũng thế.
Cụ tưởng tượng trong làng cống rãnh không có, nếu có thì toàn cống lộ thiên, hệ thống xử lý nước thải không có, thì đương nhiên là những gì cụ bài tiết ra thì nó chỉ có chảy ra ao tù, ra ruộng, ra mương.
Công ty vệ sinh môi trường không có, thì rác chỉ có vứt ra vệ đường, vệ mương, bên bờ ruộng.
Vệ sinh thông thôn xứ ta là một vấn đề khổng lồ cụ ạ.
 

lac007

Xe tăng
Biển số
OF-93236
Ngày cấp bằng
28/4/11
Số km
1,859
Động cơ
421,963 Mã lực
Hôm nay em đọc 1 bài trên Facebook của Nam Nguyen, thú thật, đây là những thông tin lần đầu tiên em được biết. Nghe thì rất thuyết phục dù rất khó tin. Có lẽ cần thẩm định lại.

“Ăn bẩn sống lâu, người Tàu bảo thế” là câu nói vui bao biện cho cách sống “bẩn thôi rồi” mà chúng ta đã từng phải sống vì điều kiện quá khó khăn thời bao cấp. Và phải khẳng định một điều là chính với việc sống vệ sinh, sạch sẽ mà tuổi thọ con người đã được nâng lên rất nhiều (tất nhiên công sức của ngành y nữa cũng phải công nhận). Hãy thử xem ngày trước người châu Âu vốn nổi tiếng là sạch sẽ trước kia sinh sống như thế nào nhé!

Các cuốn tiểu thuyết lịch sử, ngôn tình cũng như các bộ phim tuyệt đẹp về châu Âu quyền quý đã làm chúng ta hiểu sai lệch hết cả về việc họ “thơm tho” như thế nào! “Truyện tình của nữ bá tước”, “Ba chàng ngự lâm pháo thủ”, “Công chúa và hạt đậu”, “Ba hạt dẻ dành cho Lọ Lem”, “Con hủi”… tất nhiên làm chúng ta ngất ngây về cuộc sống đài các, sang trọng của quý tộc châu Âu một thuở…mà có biết đâu trong chăn có rận, đôi khi đúng cả nghĩa đen! Cho đến thế kỷ 19, một sự man rợ đáng sợ đã ngự trị ở Châu Âu. Và điều này không chỉ đúng cho thời Trung cổ đen tối. Trong các thời đại vinh quang của Phục hung, khi văn hóa nghệ thuật thăng hoa, khoa học kỹ thuật nhảy vọt thì về vệ sinh cơ bản không có gì thay đổi. Chính Nhà thờ Ki-tô giáo đã chống lại vệ sinh cá nhân! (Nhân tiện nói luôn, thật đáng buồn, nhưng đầu tiên là Giáo hội Công giáo phải chịu trách nhiệm về hầu hết các khía cạnh tiêu cực nhất của cuộc sống ở châu Âu thời đó).

Thế giới cổ đại đã nâng quy trình vệ sinh thân thể lên một trong những thú vui chính, hãy nhớ đến những phòng tắm La Mã nổi tiếng. Trước chiến thắng của Công giáo, hơn một nghìn nhà tắm đã hoạt động chỉ riêng ở thành Rome. Việc đầu tiên những người theo đạo Thiên Chúa sau khi lên nắm quyền đã đóng cửa tất cả các phòng tắm công cộng. Một bước lùi quá sâu của lịch sử…

Người thời đó nghi ngờ việc rửa ráy cơ thể: khỏa thân là một tội lỗi, và trời lạnh - bạn có thể bị cảm lạnh. Thực ra không hoàn toàn như vậy. Sự thay đổi đánh giá về việc khỏa thân đã diễn ra ở đâu đó trong thế kỷ 18-19, tiến bộ hơn hẳn, nhưng việc tắm rửa thì chả thay đổi gì nhiều – người châu Âu thời đó thực sự không tắm rửa là mấy! Tức là trước thế kỷ 16 người ta còn tắm một đôi lần trong năm, nhưng từ thế kỷ 16 đến 19 tức là khi cụ Nguyễn Trường Tộ đi sang Pháp tìm hiểu đấy thì hầu như chả tắm nữa! Tắm nước nóng là không thực tế - củi rất đắt, khách hàng chính - Tòa án Dị giáo - hầu như không đủ mà dùng, đôi khi việc hỏa thiêu vốn được “yêu thích” phải thay thế bằng cách phanh thây làm bốn, hoặc xử tử bằng cách dùng bánh xe xé xác phạm nhân ra đủ biết củi đâu mà đun nước tắm.

Nhiều thành viên hoàng tộc đã chết vì bẩn thỉu… Nữ hoàng Tây Ban Nha Isabella xứ Castile (cuối thế kỷ 15) thừa nhận rằng bà chỉ tắm rửa hai lần trong suốt cuộc đời - khi sinh ra và vào ngày cưới. Con gái của một trong những vị vua Pháp chết vì chấy rận. Giáo hoàng Clement V chết vì bệnh kiết lỵ, còn Giáo hoàng Clement VII chết một cách đau đớn vì bệnh ghẻ (như vua Philip II). Công tước Norfolk từ chối tắm rửa vì những lý do tôn giáo. Cơ thể ông ta đầy các mủ nhọt hôi thối. Những người hầu phải đợi cho đến khi lãnh chúa này say bí tỉ rồi mới dám lôi ông ra gột rửa…

Các đại sứ Nga tại triều đình của vua Pháp Louis XIV đã viết lại rằng Hoàng đế này "bốc mùi như một con thú hoang". Ở khắp châu Âu chính bản thân người Nga bị coi là những kẻ hư hỏng vì họ vào nhà tắm “hơi bị thường xuyên” - mỗi tháng một lần hoặc hơn – quả là người tử tế sao mà tắm lắm thế ...!? Thời ấy phòng tắm chỉ được sử dụng cho mục đích chữa bệnh. Nếu trong thế kỷ 15 - 16, người dân thành thị giàu có tắm ít nhất sáu tháng một lần, thì đến thế kỷ 17 - 18, họ hoàn toàn ngừng tắm. Đôi khi họ phải sử dụng việc tắm gội - nhưng chỉ cho mục đích y tế. Họ chuẩn bị kỹ lưỡng cho việc này lắm và uống thuốc xổ vào ngày hôm trước. Vua Pháp Louis XIV chỉ tắm gội hai lần trong đời - và đó là theo lời khuyên của các bác sĩ. Vị vua kinh hoàng trước việc rửa ráy đến mức thề không bao giờ chấp nhận chữa bệnh bằng nước thêm lần thứ ba nữa…

Tôn giáo cấm tắm rửa: trong thời kỳ Cơ đốc tăm tối đó, việc chăm sóc thân thể bị coi là tội lỗi. Các nhà thuyết giáo Cơ đốc giáo kêu gọi các con chiên ăn mặc rách nát theo đúng nghĩa đen và không bao giờ tắm gội, vì đây là cách có thể đạt được sự thanh tẩy tâm linh. Còn lý do nữa không được tắm gội vì bằng cách này người ta có thể rửa mất “nước thánh” mà họ đã chạm vào khi làm phép rửa tội lúc sinh ra. Kết quả là người ta đã không tắm rửa trong nhiều năm hoặc hoàn toàn không biết đến nước. Ghét bẩn và chấy rận được coi là những dấu hiệu đặc biệt của sự thánh thiện. Các tu sĩ và nữ tu sĩ đã làm gương cho các con chiên Cơ đốc giáo khác về việc phụng sự Chúa như thế đấy. (Không phải tất cả các dòng tu giống nhau, mức độ có khác nhau đấy…). Họ nhìn sự sạch sẽ với vẻ ghê tởm. Chấy rận được gọi là "ngọc trai của Chúa" và được coi là dấu hiệu của sự thánh thiện. Các vị thánh, cả nam và nữ, thường khoe rằng nước không bao giờ chạm chân họ, trừ khi phải lội qua sông….

Chỉ một số ít bác sĩ mới coi trọng vấn đề vệ sinh mà thôi. Mọi người không quen với các quy trình về nước đến nỗi tiến sĩ F.E. Bilz, trong một cuốn sách giáo khoa phổ biến về y học cuối thế kỷ 19 (!), đã phải hết lời thuyết phục mọi người tắm rửa. “Thật ra có những người không dám bơi sông, tắm biển vì từ nhỏ họ chưa bao giờ xuống nước. Nỗi sợ hãi này là không có cơ sở - Biltz viết trong cuốn sách “Điều trị tự nhiên kiểu mới” - sau lần tắm thứ năm hoặc thứ sáu bạn có thể quen với việc đó… ”. Ít người tin vào bác sĩ này!

Còn nước hoa được phát minh để không bốc mùi! Nước hoa - một phát minh quan trọng của châu Âu - ra đời chính là kết quả của việc không có bồn tắm. Nhiệm vụ ban đầu của các nhà sản xuất nước hoa nổi tiếng của Pháp là che đậy đi mùi hôi thối khủng khiếp của cơ thể nhiều năm không được gột rửa bằng nước hoa mùi rất mạnh và đeo đẳng. Khác hẳn mục đích ban đầu, những "hỗn hợp có mùi" này là hoàn toàn tự nhiên. Các phụ nữ thời Trung cổ châu Âu biết về tác dụng kích thích của mùi tự nhiên của cơ thể, đã bôi nước hoa của họ lên vùng da sau tai và trên cổ để quyến rũ đối tượng mong muốn. “Hoàng đế Mặt Trời” của Pháp(vua Louis XIV tự phong mình như vậy đấy), thức dậy vào một buổi sáng với tâm trạng tồi tệ (và đây là trạng thái thường xuyên của ông vào buổi sáng, vì như bạn có thể biết, Ngài bị mất ngủ vì rệp), đã ra lệnh cho tất cả các triều thần dùng nước hoa. Chỉ dụ của vua Louis XIV nói rằng khi vào triều người ta không được tiếc nước hoa thật nhiều và mạnh để át đi mùi hôi thối từ cơ thể và quần áo.

Với những ai đã từng đi tham quan châu Âu câu hỏi không dễ trả lời là: tại sao những lâu đài nguy nga tráng lệ, hàng trăm phòng lộng lẫy lại chả có lấy một cái phòng vệ sinh nào, thế người thời trước họ “đi đâu”? Xin thưa: nhà vệ sinh trong lâu đài châu Âu thời văn hóa đỉnh cao là đây: mọi thứ đều được ném hay đổ xuống dưới các ô cửa sổ. Nhà vệ sinh là bất kỳ góc tối nào (đôi khi cũng chả tối lắm đâu!). Với sự ra đời của Cơ đốc giáo, thế hệ tương lai của người châu Âu đã quên đi những chiếc bồn cầu xả nước đã hiện diện trong vòng mười lăm thế kỷ, quay lại với những chiếc bô dùng ban đêm. Vai trò của cống rãnh bị lãng quên - trên đường phố, các rãnh nước tự hình thành, nơi những dòng nước bẩn nham nhở chảy ra.

Quên đi những khoái cảm của nền văn minh cổ xưa, con người châu Âu bây giờ “giải quyết nỗi buồn” ở đâu thì tùy. Ví dụ, trên cầu thang phía trước của một cung điện hoặc lâu đài, nơi đáng nhẽ phải là trang trọng nhất. Tòa án hoàng gia Pháp định kỳ chuyển từ lâu đài này sang lâu đài khác do thực tế là không còn thở được trong lâu đài cũ. Bô để sẵn dưới gầm giường cả ngày lẫn đêm.

Sau khi vua Pháp Louis IX (thế kỷ XIII) bị quẳng ”bom mìn” trúng đầu từ cửa sổ, người dân Paris chỉ được phép bỏ rác thải sinh hoạt qua cửa sổ nếu trước đó đã ba lần hét lên: "Hãy coi chừng!", chứ trước kia trúng ai nấy chịu (thảo nào khi ấy người ta động một tí thì đấu kiếm với đấu súng…). Bảo tàng Louvre ngày nay khi xưa là cung điện của các vị vua Pháp không hề có một nhà vệ sinh nào. Hoàng đế, công chúa, người hầu, khách khứa có thể tùy tiện “đi” ngoài sân, trên cầu thang, trên ban công, thường xuyên nhất là ngồi trên bậu cửa sổ. Hoặc lịch sự lắm thì họ đòi hỏi mang "bình hoa" đến, dùng xong đem đổ ra cửa sau của cung điện. Theo định kỳ, tất cả các cư dân quý tộc ở đây rời khỏi Louvre để cung điện được rửa sạch và thông gió.

Điều tương tự cũng xảy ra ở cung điện Versailles, chẳng hạn vào thời Louis XIV, người mà cuộc đời của người được biết đến nhiều nhờ vào hồi ký của Công tước de Saint Simon. Những người phụ nữ của Cung điện Versailles, ngay giữa cuộc trò chuyện (và đôi khi thậm chí trong một thánh lễ ở nhà nguyện hoặc nhà thờ), đã đứng dậy và thoải mái tìm một góc, giải tỏa một “nhu cầu nhỏ” (và không nhỏ thì cũng vậy).

Hoàng đế Mặt trời của Pháp, giống như tất cả các vị vua khác, cho phép các cận thần sử dụng bất kỳ góc nào của Versailles và các lâu đài khác làm nhà vệ sinh. Các bức tường của lâu đài được trang bị rèm dày, các hốc mù được làm trong các hành lang. Nhưng việc trang bị một số nhà vệ sinh trong sân hay bắt mọi người ra công viên mà “làm quận công” có dễ dàng hơn không? Không, điều này thậm chí còn không ai nghĩ tới, vì phải bảo vệ truyền thống chứ…!? Có người còn giải thích lý do bởi tiêu chảy hay táo tỏng nữa! Với chất lượng tương thích của thức ăn thời đó ở châu Âu, bệnh tiêu chảy là chuyện quá thường tình. Cũng bởi lý do tương tự thời trang những năm đó đối với quần tây nam giới chỉ gồm các dải ruy băng dọc giống nhau thành nhiều lớp – ngồi xuống là kịp thời ngay… Thời trang Paris dành cho nữ là những chiếc váy rộng to tướng rõ ràng là do lý do tương tự. Mặc dù những chiếc váy cũng được sử dụng cho một mục đích khác - để giấu một con chó bên dưới, chú chó này bảo vệ các quý cô xinh đẹp khỏi bọ chét vì chúng nó thích nhảy sang người con chó hơn!!! Đương nhiên, những người ngoan đạo chỉ thích đi vệ sinh khi có sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời - nhà sử học người Hungary Istvan Rat-Veg trong cuốn "Hài kịch" đã trích dẫn các kiểu cầu nguyện từ cuốn sách kinh có tựa đề: "Những mong muốn kín đáo của một linh hồn kính sợ Đức Chúa Trời sẵn sàng ăn nănmỗi ngày và vào những dịp khác nhau ", bao gồm" Lời cầu nguyện trong lúc giải quyết các nhu cầu tự nhiên"… Nôm na là lúc giải quyết nhu cầu, người ta không quên đọc kinh! Quần áo thì thế, còn chiếc mũ không có nhiệm vụ gì khác hơn là bảo vệ khỏi những vụ đổ bô! Vào khoảng thế kỷ 17 mũ rộng vành được phát minh để bảo vệ đầu khỏi phân và nước tiểu. Động tác ngả mũ chào sát đất rất đẹp của các hiệp sĩ ban đầu chỉ nhằm mục đích gỡ chiếc mũ có mùi ra xa khỏi chiếc mũi nhạy cảm của các quý cô, thêm mấy động tác vẩy vẩy nữa cho có gì thì giũ xuống đất luôn...

Đã có những thời điểm mà đống phân sau bức tường pháo đài vượt quá chiều cao của nó! Các thành phố thời Trung cổ của châu Âu không có hệ thống thoát nước nhưng luôn có tường thành và hào phòng thủ chứa đầy nước. Thế là nhân tiện người ta ném shxt từ tường xuống hào luôn...Ở Pháp, đống phân bên ngoài tường thành cao đến mức phải xây tường “cao cao mãi”, như đã xảy ra ở Paris tương tự - đống phân lớn đến mức phân bắt đầu trào ngược trở lại, và có vẻ nguy hiểm – nhỡ đâu bất ngờ kẻ thù lại xâm nhập thành phố bằng cách trèo lên tường thành trên một đống phân thì sao??!

Đường phố ngập trong bùn và rác rưởi đến nỗi trên những con đường lầy lội này không có cách nào để đi bộ dọc theo chúng. Sau đó, theo biên niên sử lưu lại với chúng ta, những chiếc cà kheo đã xuất hiện ở nhiều thành phố của Đức, là “đôi giày mùa xuân” của cư dân thành phố, nếu không có nó thì không thể di chuyển dọc đường phố. (Bây giờ tôi đã hiểu, vì sao người châu Âu giỏi đi cà kheo hơn chúng ta!)…
Các hiệp sĩ mũ giáp đầy mình thì làm thế nào mà “đi”? Xin thưa, theo các nhà khảo cổ học châu Âu một hiệp sĩ trung bình của Pháp vào giai đoạn chuyển giao của thế kỷ 14-15 trông thế này: chiều cao trung bình của anh chàng “lãng tử” thời Trung cổ này hiếm khi vượt quá một mét sáu mươi (dân số châu Âu nói chung là thấp tại thời điểm đó). Khuôn mặt không cạo và ít rửa của "người đàn ông đẹp trai" này đã bị biến dạng vì bệnh đậu mùa (hầu như tất cả mọi người ở châu Âu khi đó đều bị bệnh này). Dưới chiếc mũ sắt của chàng hiệp sĩ, trên mái tóc lấm lem của người quý tộc, và trong những nếp gấp quần áo của anh ta, chấy và bọ chét đang tràn ngập vô số. (Người Anh thì còn thảm hơn, đa số hỏng hết răng từ bé, và giọng Anh “thứ thiệt” bây giờ là kết quả nhiều đời của việc sống gần biển nên ồm ồm, tuổi thọ của đàn ông xứ đảo ấy có những lúc chỉ 16 tuổi - ốm đau và chiến trận liên miên mà…). Miệng của chàng hiệp sĩ có mùi nồng nặc đến nỗi đối với những phụ nữ thời hiện đại chúng ta, đó sẽ là một thử thách khủng khiếp không chỉ khi hôn chàng Casanova này, mà ngay cả khi đứng cạnh anh ta (than ôi, không ai đánh răng khi đó!). Và các hiệp sĩ thời Trung cổ đã chén tất cả mọi thứ, rửa sạch tất cả bằng bia chua và ăn tỏi - để khử trùng! Ngoài ra, trong thời chiến, hiệp sĩ bị xiềng xích nhiều ngày trong bộ áo giáp, thứ mà dù có muốn anh ta không thể tháo gỡ nếu không có sự trợ giúp của “thằng hầu” (xem Ai-van-hô). Thủ tục mặc và cởi áo giáp mất khoảng một giờ, và đôi khi còn lâu hơn. Tất nhiên, khi đó hiệp sĩ quý tộc đã “giải quyết” tất cả những “nhu cầu cần thiết” của mình ... trực tiếp trong bộ giáp! Một số nhà sử học đã tự hỏi tại sao những người lính của Sallah Din (một vị Hồi vương Ai cập đánh đâu thắng đấy) lại tìm thấy các trại của người Cơ đốc giáo một cách dễ dàng như vậy – có gì đâu, bởi quá bốc mùi...

Về ẩm thực: thời đó gia vị không tăng thêm hương vị cho các món ăn, chúng chỉ làm giảm mùi hôi thối từ những người tham gia bữa tiệc mà thôi! Nếu vào đầu thời Trung cổ ở châu Âu, hạt sồi (acorn) là một trong những sản phẩm lương thực chính, không chỉ được ăn bởi bình dân mà cả giới quý tộc, thì sau này (trong những năm hiếm hoi không có nạn đói), hạt sồi đã được ăn nhiều hơn, đa dạng hơn. Các loại gia vị thời thượng và đắt tiền không chỉ được dùng để phô trương sự giàu có, chúng còn chế ngự được mùi của thịt và các loại thực phẩm khác.

Vẻ đẹp đòi hỏi sự hy sinh! Ở Tây Ban Nha vào thời Trung cổ, phụ nữ thường xát tóc với tỏi để ngăn chấy. Để trông xanh xao một cách uể oải cho thêm phần quyến rũ theo trend thời đó, những người phụ nữ đã uống giấm. Chó, ngoài tác dụng làm bẫy bọ chét sống, còn hỗ trợ làm đẹp cho phụ nữ theo một cách khác: vào thời Trung cổ, phụ nữ làm mất màu tóc bằng nước tiểu chó.

Bệnh giang mai của thế kỷ 17-18 đã trở thành mốt. Gezer viết rằng nếu bị bệnh giang mai nặng, tất cả các loại lông mao trên đầu và mặt đều biến mất. Và vì vậy các quý ông để cho các quý bà thấy rằng họ hoàn toàn an toàn và không bị bất cứ bệnh sinh lý gì, đã bắt đầu mốt để tóc thật dài và để ria mép. Còn những ai không thể làm thế được đành đeo tóc giả, nhưng dần dần số người buộc phải dùng tóc giả đông hơn cả số không dùng – thế là mốt đeo tóc giả ra đời ở châu Âu và Bắc Mỹ! Chỉ khổ cho những người bị hói, bất kể có giỏi khoa học hay kinh sử đến đâu nếu hói tự nhiên bị coi là dính giang mai, thói “coi thường bọn hói” kéo dài cho tới tận bây giờ, mặc dù hói tiện chứ, đỡ chấy rận…

Các phương pháp kiểm soát chấy rận là thụ động, chẳng hạn gãi bằng những chiếc lược đặc biệt. Giới quý tộc chiến đấu với ký sinh trùng theo cách riêng của họ - trong bữa tối của Louis XIV tại Versailles và Louvre, có một tay hầu riêng để đứng bắt bọ chét cho hoàng đế. Đồ lót lụa được dùng phổ biến vì những quý bà giàu có hay mặc quần lót bằng lụa, vì tin rằng rận sẽ không bám vào lụa, vì nó trơn. Cái này thì có cơ sở, vì chấy rận hay bọ chét cũng không bám vào lụa được thật! Những người hát rong trên đường phố (troubadour ) lịch lãm thường bắt mấy con bọ chét từ chính người họ và đặt chúng lên các phụ nữ hâm mộ để máu hai người cùng hòa vào bọ chét – một nghĩa cử hết sức lãng mạn thời đó đấy nhé!.

Thời trước người ta dùng một tấm che trên giường (khá giống chiếc màn chống muỗi) để tránh rệp. Giường thời đó đã có chân nhọn, được bao quanh bởi một mạng lưới thấp và luôn có tán phía trên, có tầm quan trọng lớn trong thời Trung cổ. Những tán (hay màn) rộng trùm lên trên phục vụ một mục đích hoàn toàn hữu dụng - để rệp và các loài ký sinh trùng dễ thương khác không nhảy từ trần nhà xuống người được, mặc dù chúng đánh hơi máu rất giỏi! Không dễ nhìn thấy rệp trên gỗ đỏ hay gụ - người ta tin rằng đồ nội thất bằng gỗ màu này trở nên phổ biến vì khó thấy rệp trên đó (nhất là rệp đã bị dí nát bét) – mốt đồ gỗ này có lẽ còn tới tận bây giờ…

Chấy rận là dấu hiệu của Chúa! “Nuôi” chấy, rận rệp được coi là một "kỳ công của người Cơ đốc giáo”! Những tín đồ của Thánh Phô-ma, ngay cả những người kém tín tâm nhất cũng sẵn sàng ca ngợi ghét bẩn và chấy rận mà họ mang trên mình. Tìm bắt chấy rận cho nhau (giống như khỉ - nguồn gốc tiến hóa là đây chứ đâu) chính là cách bày tỏ sự thân ái của họ đấy!? Chấy rận thời Trung cổ thậm chí còn tích cực tham gia vào chính trị - tại thành phố Gurdenburg (Thụy Điển), con rận thường (Pediculus) là phần tử tích cực tham gia bầu cử thị trưởng thành phố. Vào thời điểm đó, chỉ những người có bộ râu rậm mới có thể là ứng cử viên cho chức vụ cao cấp này. Cuộc bầu cử diễn ra theo cách sau: các ứng cử viên của chức thị trưởng ngồi quanh bàn và để bộ râu của mình trên đó. Sau đó, một người được chỉ định đặc biệt ném một con rận vào giữa bàn. Thị trưởng được bầu là người có bộ râu mà con côn trùng dễ thương này sẽ bò lên.

Một điều ngu dốt nữa của đạo Thiên chúa là nông dân đã tiêu diệt lũ mèo (vốn coi là hay đem lại vận rủi cho người ta), và vì điều này chuột sinh nở tràn lan đã làm lây lan bọ chét gây bệnh dịch hạch khắp châu Âu, khiến một nửa châu Âu thiệt mạng. Một nghề mới và rất cần thiết trong những điều kiện đó là nghề bắt chuột tự nhiên xuất hiện. Tài diệt chuột của những người này được giải thích là do ma quỷ ban cho, và do đó nhà thờ và Tòa án dị giáo đã đối xử với những kẻ bắt chuột cực kỳ hà khắc, càng góp phần làm cho đám con chiên của họ tuyệt chủng hơn nữa vì nạn đói và bệnh dịch.

Y học thời Trung cổ ở Châu Âu thì sao? Việc bỏ bê vệ sinh cá nhân và cộng đồng đã khiến châu Âu phải trả giá rất đắt: vào thế kỷ thứ XIV vì bệnh dịch hạch ("cái chết đen"), Pháp đã mất một phần ba dân số, còn Anh và Ý lên đến một nửa. Các phương pháp chăm sóc y tế vào thời điểm đó còn thô sơ và tàn bạo. Đặc biệt là trong phẫu thuật. Ví dụ, để cắt cụt một chi, một chiếc búa gỗ nặng hay một cái chày, được dùng làm “thuốc giảm đau”, cú đánh vào đầu khiến bệnh nhân mất ý thức, và thế là phẫu thuật thôi – bất chấp những hậu quả khó lường khác. Vết thương được chữa bằng dùi sắt nóng, hoặc trụng bằng nước sôi hoặc nhựa cây sôi. Thật may mắn cho một người chỉ bị mỗi bệnh trĩ. Vào thời Trung cổ, nó được xử lý bằng phương pháp gí một que sắt nung đỏ vào chỗ đấy - và thế là xong. Khỏe mạnh rồi! Bệnh giang mai thường được điều trị bằng thủy ngân, tất nhiên, không thể dẫn đến hậu quả có lợi. Ngoài thuốc xổ và thủy ngân, phương pháp phổ biến chính được sử dụng để điều trị thường xuyên cho tất cả mọi bệnh nhân là hút máu. Bệnh tật được coi là do ma quỷ gửi đến và phải bị trục ra - "cái ác phải bị trục xuất ra ngoài!". Khởi nguồn của niềm tin đẫm máu là các linh mục…Máu được hút ra cho tất cả mọi người - để điều trị, như một phương tiện chống lại ham muốn tình dục và không vì lý do gì cả - thậm chí thường kỳ, theo lịch.

Có lẽ người viết đã làm bạn đọc mệt mỏi quá rồi – thế mới thấy cha ông ta cũng đâu đến nỗi “ăn lông ở lỗ”, mà cũng vệ sinh và tinh tế lắm đấy chứ! Nào là

“Ta về ta tắm ao ta
Dù trong dù đục, ao nhà vẫn hơn”

Rồi

“…Để anh mua gạch Bát Tràng về xây.
Xây dọc rồi lại xây ngang,
Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân.
Có rửa thì rửa chân tay,
Chớ rửa lông mày chết cá ao anh...”

Hoặc:

“Rủ nhau đi tắm sông Sau
Áo đen che nắng, quạt Tàu che mưa”

Hay

“Hỡi cô thắt lưng bao xanh,
Có về An Phú với anh thì về.
An Phú có ruộng tứ bề,
Có ao tắm mát có nghề kẹo nha”


Và văn thơ nước mình suốt ngày ca ngợi “cổ trắng ngần” với “tóc thơm bồ kết”, “mùi hương bưởi”… chứng tỏ dân ta xưa có cái giếng để tắm còn văn minh chán! Nhưng châu Âu (và Bắc Mỹ) thay đổi chóng mặt, không rõ ai là người làm “cách mạng vệ sinh” thì chả thấy được ca tụng, nhưng phải nói là nhân vật này phải được đặt vào vị trí đặc biệt trong lịch sử loài người! Chỉ biết rằng cuối thế kỷ 19 – đầu thế kỷ 20 châu Âu vượt cả địa cầu về mặt vệ sinh, WC đâu đâu cũng thấy, tắm gội thì đã thường xuyên hơn (khí hậu của họ không cần thiết phải ngày nào cũng tắm đâu), lại còn sáng chế ra đủ kiểu nước hoa, shampoo, xà phòng, thuốc đánh răng, bàn chải điện, bột giặt… Chúng ta “ăn theo” nhưng bây giờ cũng khác thời các cụ răng đen guốc mộc một trời một vực rồi! Ai sạch hơn ai, cuộc đua còn ở phía trước…
Dài quá . Thôi em đi tắm đây
 

Altis 2011

Xe điện
Biển số
OF-566644
Ngày cấp bằng
30/4/18
Số km
3,321
Động cơ
235,842 Mã lực
Em đọc hết r, đại ý là từ xa xưa, bên Tây sống sạch sẽ, có nhiều nhà tăm công cộng ở Ý. Đến tk 16, do ảnh của Thiên Chúa Giáo việc làm sạch cơ thể được coi là điều xấu không tốt với đức tin nên họ để bẩn, có những người một năm tắm một lần, có người cả cuộc đời chỉ tắm hai lần. wc thì ko có cụ nhé, nên cứ tự do, tiên đâu xả đó. Đến nỗi mứt ngập đầy đường, ( cái này em hơi nghi ngờ vì hôi thối thế làm sao sống được, rồi sẽ giẫm phải chứ, hi hi)Trên Người đầy rẻ lở, bọ chét, chấy rận và bốc mùi hôi. Do đó họ phải dùng nước hoa để đánh bay đi mùi hôi cơ thể ấy. Có thể cho rằng đây là nguồn gốc tiền đề cơ sở của nước hoa. Em fun tí, >:)>:)>:)
Em thấy phần lớn là đúng mà. Cái chuyện ko gia đình nó miêu tả London cũng thế thật mà.
 

ubisapro

Xe trâu
Biển số
OF-335434
Ngày cấp bằng
19/9/14
Số km
31,182
Động cơ
970,358 Mã lực
Bẩn sống lâu ko e ko rõ. Nhưng sạch quá dễ bệnh thì e thấy cũng ko sai. :D
 

thungkhe

Xe điện
Biển số
OF-158949
Ngày cấp bằng
1/10/12
Số km
3,782
Động cơ
376,708 Mã lực
Thớt này nên gộp với thớt nói về vòi rửa mít ko có ở Âu châu.
 

Phỗng new

Xe điện
Biển số
OF-376932
Ngày cấp bằng
10/8/15
Số km
4,936
Động cơ
334,930 Mã lực
Ghét nhất khi ở châu Âu và Mỹ là bồn cầu ko có vòi xịt.
 

toimuondie

Xe container
Biển số
OF-328408
Ngày cấp bằng
24/7/14
Số km
8,270
Động cơ
796,447 Mã lực
Em thấy phần lớn là đúng mà. Cái chuyện ko gia đình nó miêu tả London cũng thế thật mà.
Em rà soát lại rất nhiều truyện của Pháp, Anh... thời bấy giờ thì đúng là chẳng thấy nói đấy tắm rửa gì cả.
 

tung.npvh

Xe tăng
Biển số
OF-121350
Ngày cấp bằng
21/11/11
Số km
1,183
Động cơ
385,014 Mã lực
Nơi ở
Hà Lội

cadan

Xe lăn
Biển số
OF-151495
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
10,127
Động cơ
458,683 Mã lực
nói cụ đừng buồn, nông thôn ta nuôi cá chép, cá trắm cỏ, .... rất nhiều loại nuôi = phân lợn từ các trại lợn thải ra.
Kha kha, sinh ra trên đất này lớn lên ở môi trường này thì quen hết, ko có gì phải buồn cụ ạ
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top