Giờ em mới lo được, chém gió với cụ tý
- Trước hết xét về mặt thủ tục thì hợp đồng này chỉ là một dạng cho vay tín dụng đen bất hợp pháp. Lách bằng hình thức huy động góp vốn. Những trường hợp này để tránh nếu có chuyện gì xảy ra thì lách được khoản cho vay lãi mà nhà nước đang cấm đối với các tổ chức các nhân không được phép. Vì thế mới chuyển sang dạng này cho sành điệu mà an toàn. Một công ty có thể chỉ cần có một số mối quan hệ với ngân hàng và một số phòng công chứng tư, phòng TNMT quận huyện là có thể dùng một số vốn nho nhỏ (chả đáng bao nhiêu để làm món này). Tất nhiên phải đi kèm theo XHT rồi.
- Chúng dùng hình thức thành lập công ty dạng kiểu này, sau đó ẩn dưới các hiệu cầm đồ, các công ty tư vấn cho vay vốn. Sau đấy, chúng dùng cách thức rất đơn giản là nếu ông A có nhu cầu vay tiền, nó sẽ làm hình thức như thế này để cho ông A vay tiền. (Tuy nhiên sẽ có một hợp đồng ủy quyền góp vốn bằng sổ đỏ đang thế chấp vay. Cái này hình như ông em cụ chưa đưa hoặc chỉ có mình thằng cho vay nó cầm). Như vậy nó sẽ thoải mái trong việc thế chấp ngân hàng để vay vốn. Với số lượng vay ít thì hạn mức vay của sổ nhiều. Do vậy, nó có thể dùng sổ của ông anh cụ để vay tối đa hạn mức. Trong khi số tiền mà nó cho vay chỉ khoảng ½ cái hạn mức đấy. Như vậy, nghiễm nhiên nó chiếm dụng số vốn của ông anh cụ một cách tự do nhất.
- Với nhiều ông đến vay tiền như vậy, nó cứ thế dùng nhiều sổ để thế chấp và cho vay với lãi xuất cắt cổ, trong khi lãi ngân hàng thì ít hơn. Em biết và đã từng chứng kiến có một công ty chả có gì, nhưng trong ngân hàng có tới 10 cái sổ đỏ cũng làm tương tự như thế này. Như vậy số tiền nó huy động được cũng kha khá. Và cân bằng giữa lãi của số tiền cho vay và số tiền vay ngân hàng thì công ty đấy luôn có lãi ngon. Như vậy người ta gọi là tay không bắt giặc ạ
- Tuy nhiên, khi đến lượt trả nợ thì có trường hợp chủ vay đấy đem tiền trả nợ thì chúng không thể lấy sổ của chủ vay đấy được do nó đang thế chấp ngân hàng với hạn mức lớn hơn. Dẫn đến sẽ phải huy động từ những hạn mức khác. Cứ thế, nếu ổn thì không sao. Nếu có biến coi như mất sổ. Và trường hợp đất đắc dĩ thì cái sổ đấy ngân hàng khoanh lại để đòi xiền. Còn chủ đất vô tình đã hiến không ý kiến cái sổ đấy cho thằng cho vay. Còn thằng cho vay mà vỡ nợ thì toi. Hoặc nó phá sản thì cũng ngất luôn.
- Chính vì thế các cụ đừng dại làm món này. Em cũng biết khá nhiều công ty, vốn ban đầu chỉ có 200 triệu. Thế mà cũng chơi bài này và làm ăn ngon. Đấy là chưa có biến. Còn có biến theo kiểu dùng tiền hạn mức đấy đi găm đất lấy lãi rồi tưởng ngon lành. Nhưng đến khi BĐS sụp phát thế là đi cả lút. Đợt BĐS xuống cách đây hai năm, nhiều công ty kiểu này thì có ông vào tù, có ông trốn biệt. Còn ngân hàng thì xiết nợ, chủ đất mất đất. Số lượng không tính hết.
- Vì vậy, cụ nên bảo ông em huy động lấy tiền để lấy sổ về. Hoặc ngầm kiểm tra xem sổ đấy đang nằm ở ngân hàng nào? Xem chủ cho vay nó dùng sổ mình để vay ngân hàng với hạn mức bao nhiêu. Nếu bằng hạn mức mà ông em vay thì lấy ngay. Còn nó vay với hạn mức cao hơn thì coi như trả sớm chưa chắc nó đã có sổ để trả ông em cụ. Nếu thế, cụ nên làm đơn gửi ra CQ CSĐT quận huyện để tố cáo hành vi này (nếu cụ có đủ tiền trả mà nó không trả sổ).
- Cuối cùng theo em với việc lô đề, bóng, bánh mà mất cái này thì cụ nên xem lại toàn bộ sự việc trước khi quyết định cứu ông này. Em chỉ biết mấy cái món nho nhỏ, chém gió với cụ. Chắc nhiều trường hợp sẽ xảy ra thường xuyên, nhưng nên tránh món này, dễ mất nhà lắm cụ ạ.