- Biển số
- OF-335434
- Ngày cấp bằng
- 19/9/14
- Số km
- 31,182
- Động cơ
- 970,358 Mã lực
Ai xử được vụ này ợ?
Nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới ạAi xử được vụ này ợ?
Khi những Soviet lại xuất hiện, mà có thể họ không ở Nga, như ngày xưa có toà xử Mỳ ở bên Bắc Âu do Bertrand Russel khởi xướng. Tây phương thực ra vẫn sợ món Soviet này xuất hiện lại nên dựng ra đủ vở chống Nga để chặn từ xa mầm mống Soviet. Nhưng nhân nào quả đấy thôi, như Áp gà và cả Ukr cho thấy, xóa bỏ sự công hữu và xu hướng phát triển XNCN thì chỉ có quay lại thành phỉ và phát xit.Ai xử được vụ này ợ?
Em nghĩ nên có bằng khen/ Phần thưởng thì đúng hơnViệc Lien-xo tan rã là một trong những biến động lớn nhất tk20, dến nay vẫn còn gây tranh cãi về nhiều mặt
Liệu có cần một phiên tòa xét xử những kẻ liên quan đến sự sụp đổ của Liên Xô?
VOV.VN - Có nhiều lời kêu gọi xét xử những người chịu trách nhiệm cá nhân trong việc đưa ra quyết định giải thể Liên Xô, tuy nhiên, không có bất cứ tiến triển nào. Dưới đây là bài viết về chủ đề này của tác giả Sergey Marzhetsky đăng trên trang topcor.ruvov.vn
Có nhiều lời kêu gọi xét xử những người chịu trách nhiệm cá nhân trong việc đưa ra quyết định giải thể Liên Xô, tuy nhiên, không có bất cứ tiến triển nào. Dưới đây là bài viết về chủ đề này của tác giả Sergey Marzhetsky đăng trên trang topcor.ru
Liên Xô tan rã cách đây 30 năm. Sự sụp đổ “tự nguyện” của một trong hai siêu cường đã trở thành thảm họa địa chính trị lớn nhất, mà dư âm của các cuộc xung đột vũ trang ở Balkans, Caucasus, Trung Á và Ukraine vẫn khiến người ta cảm nhận cho đến hôm nay. Có nhiều lời kêu gọi xét xử những người chịu trách nhiệm cá nhân trong việc đưa ra quyết định giải thể Liên Xô, tuy nhiên không có bất cứ tiến triển nào. Tại sao việc đó lại xảy ra, và có cần phán xét những người này không?
Hai nhân vật Gorbachev (phải) và Yeltsin (trái). Nguồn: topcor.ru
Nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập Ủy ban Khẩn cấp Nhà nước, một bộ phim dành riêng cho những sự kiện đau buồn đó đã được công chiếu trên truyền hình liên bang. Tổng thống hiện tại của Belarus Alexander Lukashenko đã được mời với tư cách là một chuyên gia, người đã chỉ ra hai thủ phạm chính, theo ý kiến của ông: Tất nhiên [bị quy trách nhiệm cho sự sụp đổ của Liên Xô] Yeltsin và Gorbachev. Họ muốn hợp lý hóa các mối quan hệ ở Liên Xô làm đất nước tan rã.
Người đứng đầu DCS Liên bang Nga, Gennady Zyuganov, ngay lập tức phản ứng và đề nghị xét xử đích danh cả Mikhail Gorbachev và Boris Yeltsin - sau khi chết. Đối với nhiều người thuộc thế hệ cũ, một ý tưởng như vậy đã gợi lên những cảm xúc tích cực, nhưng cần nhắc lại rằng, một nhóm các đại biểu Duma Quốc gia từ các đảng “Nước Nga thống nhất”, DCSLiên bang Nga và Đảng Dân chủ Tự do của Nga đã có một kiến nghị tương tự đối với Tổng công tố Chaika vào năm 2014, nhưng không có kết quả.
Được biết, Văn phòng Tổng Công tố Liên Xô đã mở một vụ kiện chống lại Gorbachev vào ngày 4/11/1991, nhưng ngày hôm sau thủ tục tố tụng đã bị hủy. Bản thân Mikhail Gorbachev chỉ cười nhạo những sáng kiến như vậy, gọi chúng là “thiếu suy nghĩ và vội vàng”. Đương nhiên, Tổng thống đầu tiên và cuối cùng của Liên Xô không coi mình có tội, cũng như “đồng bọn”, giống như cựu tổng thống Ukraine Leonid Kravchuk, người đã tuyên bố rằng “Liên Xô đã tự chôn mình”.
Có tội không?
Cần nhắc lại rằng nguồn quyền lực duy nhất và người sở hữu quyền đó ở nước Nga, theo “Hiến pháp Yeltsin” năm 1993, là người dân. Liên bang Nga là người kế thừa hợp pháp của Liên Xô, do đó, công dân có mọi quyền đánh giá các sự kiện của 30 năm trước. Ngày 17/3/1991, một cuộc trưng cầu dân ý toàn Liên bang đã diễn ra, trong đó 77,85% đã bỏ phiếu ủng hộ việc duy trì Liên bang Xô viết. Đó là lý do tại sao không một quyết định giải thể Liên Xô nào của bất kỳ cơ quan nhà nước nào được coi là có ý nghĩa về mặt pháp lý. Và sau đó là Ủy ban Khẩn cấp Nhà nước với nỗ lực đảo chính bất thành và “cuộc diễu hành của các quốc gia có chủ quyền” tại các nước cộng hòa.
Ngày 8/12/1991, tại Belovezhskaya Pushcha, các Tổng thống của Liên bang Nga, Belarus và Ukraine đã ký các thỏa thuận về việc thành lập SNG, với phần mở đầu là: Liên Xô với tư cách là chủ thể của luật pháp quốc tế và thực tế địa chính trị chấm dứt tồn tại. Do đó, có mọi lý do để nói rằng các quyết định của những người đứng đầu ba quốc gia liên quan đến sự sụp đổ của Liên Xô là không hợp pháp và không được đa số dân chúng ủng hộ.
Tại sao cần phải có một phiên tòa?
Nói một cách nghiêm túc, về mặt pháp lý, thậm chí không cần tòa án, mà là đánh giá pháp lý về những sự kiện đó, điều này sẽ xác định liệu sự sụp đổ của Liên bang Xô viết có phải là một sự phạm tội có chủ ý hay không. Và nếu đúng, hãy mở một phiên tòa, dù bị cáo còn sống hay đã chết. Tại sao điều đó là cần thiết? Chúng ta cần phải đối mặt với quá khứ để có tương lai.
Trước hết, Liên bang Nga cần một cuộc thảo luận rộng rãi công khai để xác định sự sụp đổ của Liên bang Xô viết là gì đối với người dân Liên Xô: một may mắn lớn đã mang lại quyền sở hữu tư nhân đối với các phương tiện sản xuất, cơ hội thư giãn ở nước ngoài và quyền quảng cáo đồ ăn… hoặc một tội ác khủng khiếp đã dẫn đến việc cướp bóc và chia rẽ chính những người dân này thành các phe thù địch, hiện đang ám ảnh chúng ta ở Transcaucasia, Transnistria, Trung Á và Ukraine.
Thứ hai, chỉ khi xác định nó thực sự là gì và đưa ra đánh giá pháp lý về những sự kiện cách đây 30 năm đó, chúng ta sẽ có thể bắt đầu tiến lên phía trước. Một trong những vấn đề chính của nước Nga hiện đại là thiếu một hình ảnh dễ hiểu về tương lai. Ở đây chúng ta tự hào về chiến công của ông bà chúng ta đã chiếm được Berlin, và ở đây chúng ta xấu hổ khi nhìn Lăng Tổng tư lệnh tối cao, và nhà nước cấp ngân sách cho những hành động chống Liên Xô.
Hãy làm như thế này: nếu sau kết quả của một cuộc thảo luận rộng rãi, người ta xác định rằng sự sụp đổ của Liên Xô là một may mắn lớn cho tất cả chúng ta, thì hãy cứ như vậy. Nhưng nếu phần lớn dân số của đất nước coi đây là một tội ác và điều này được tòa án xác nhận, thì tất cả những người đứng đầu các hệ thống chính phủ phải ra đi, và để những “nhân viên văn hóa”, những người quay “những bộ phim tuyệt vời” bằng tiền nhà nước tự lo cho mình, và đây là điều tốt nhất. Đây có thể là lý do tại sao hệ thống phản đối ý tưởng kiện tụng.
Thứ ba, việc xác nhận sự sụp đổ của Liên Xô như một tội phạm mở ra cơ hội để xem xét lại thái độ của mình đối với các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ. Đúng, đây là một “chiếc hộp Pandora”, nhưng thông qua phiên tòa án là con đường dẫn đến khả năng khôi phục một siêu cường.
Nhưng hàng loạt dư 3 Lan, Sec, Géc......là tấm gương ngược lại.Khi những Soviet lại xuất hiện, mà có thể họ không ở Nga, như ngày xưa có toà xử Mỳ ở bên Bắc Âu do Bertrand Russel khởi xướng. Tây phương thực ra vẫn sợ món Soviet này xuất hiện lại nên dựng ra đủ vở chống Nga để chặn từ xa mầm mống Soviet. Nhưng nhân nào quả đấy thôi, như Áp gà và cả Ukr cho thấy, xóa bỏ sự công hữu và xu hướng phát triển XNCN thì chỉ có quay lại thành phỉ và phát xit.
Ba lan hay Séc là những nước nhỏ và là chư hậu cho những nước lớn từ thời trước thế chiến 2, sau cold war họ lại về vị trí như cũ, có điều nền công nghiệp bị dỡ bỏ, còn lại nền dịch vụ phát triển chủ yếu ở câc thành phố, nghĩa là phụ thuộc nhưng có vỏ phồn hoa như SG trước 75 hay Kabul trước 2021.Nhưng hàng loạt dư 3 Lan, Sec, Géc......là tấm gương ngược lại.
Phải là chuộc lại hoặc... cướp lại chứ cụ. Đã bán rồi thì lấy lại sao đc.vụ đấy do bán mất vùng địa linh nhân kiệt alaska nên thăng sớm thôi bác.
Không lấy lại được Alaska, mãi mãi Nga không ngóc đầu dậy được đâu.
Thớt này vui phết
Dãn cách hay không cũng thế màÔng thớt bị nhốt nhiều nên ngáo rồi.
Cố đến mùng 6/9 thì ra đường cho đỡ cuồng chân đi.
Em đề cử một số nick OF vào hội đồng xét xử, chủ thớt chắc chân trong top 5Ván đề là chủ thể nào đứng ra xử?
VN thống nhất đất nước thì liên quan quái gì đến phương thức sản xuất ạ ? đấy cũng đâu phải cách mạng gì đâu ạ ? Đơn thuần là việc phải làm thôiBị Brainwash trầm trọng, giờ thế giới chả ai người ta dùng khái niệm PTSX. Sau khi chính quyền VNDCCH lên lãnh đạo thì người dân còn cày ruộng bằng trâu ko?
Ông nói thế là bố láo xúc phạm danh dự nhân phẩm Ôfer , quan chức trước khi đớp hít cũng phải lên hỏi ý kiến sao cho vừa lòng Ôffer đấyDân Nga có muốn xét xử thì cũng phải tà tà đợi các ông Ofer cãi nhau xong đã. Gớm, nhân loại trao cho đến là nhiều trọng trách. Hết lãnh đạn U cà, tổng thống Sizi, thủ lĩnh Taliban...cho đến tiểu bang Texas li khai đều muốn thỉnh ý kiến. Trong khi tiền thì đóe về tài khoản, gạo còn chửa đong mà Covid thì lập lòe ngay đầu ngõ. Mà cũng lạ với giới chức quốc tế. Quyết sách quốc da tối mật là thế mà cứ để ofers oang oang ngoài quán nước chè, vỗ đùi đen đét như đúng rồi, như là dất dứt khoát, như là nhẽ nó phải thế. Lời lẽ lịch sự ném qua quăng lại cứ phần phật, thơm tho đến độ các ông bà ông vải có liên quan, dù đã lặn sâu dưới suối vàng cũng phải tím tái mặt mũi, ngày ngoi lên dăm bận để rửa mẹt.
Đấy là hình thức thôi, Soviet có kết cấu mang tính đồng nhất hơn về thành phần tham gia và xu thế chung của các quyết định, tất cả trên nguyên tắc kết hợp công nông.Thật ra EU đấy là Soviet đấy, hay các hình thức hợp tác khác như Liên hợp quốc, WB, ...nó cũng là hình thức của Sovet.Cả Mĩ và châu Âu họ cũng học hỏi nhiều từ Soviet, mà báo chí ta ít nhắc tới.