Mình dự thế này:
TQ tăng cường thâm nhập vùng ADZ của ĐL
Chủ tịch hạ viện vẫn tới ĐL
Báo chí choảng nhau một hồi rồi .. thôi
Có lẽ sẽ như lão đoán đấy, nhưng nói chung em vẫn thấy đến hay không là chuyện 50/50, hoặc giả đáp xuống sân bay bắt tay chào hỏi mấy chục phút rồi lướt luôn cũng là phương án không gây ra hậu quả quá phức tạp, vẫn đến nhưng thoáng cái là đi, không rùm beng, không ầm ĩ.
Hiện tại phân tích đa số đang ngả về việc Pelosy vẫn đến ĐL, điện đàm Biden và Tập khó khăn, Biden sẽ gặp khó khăn hơn trong bầu cử tháng 11 tới, TQ sẽ có hành động gây áp lực và khó khăn cho ĐL, nhưng DPP ĐL vẫn có lợi trong bầu cử tháng 11 tới.
Pelosy đang ở thế khó, mắc kẹt trong phát ngôn của chính mình, trong quá khứ Pelosy từng giương biểu ngữ chống TQ trên quảng trường TAM và bị TQ liệt vào danh sách những người không được nhập cảnh TQ, song song đó là bất cứ doanh nghiệp, trung tâm nghiên cứu nào tiếp nhận Pelosy sẽ chịu phong toả ngăn cản làm ăn tại TQ. Nhưng bản thân Pelosy là người thích làm màu, đang được tung hô là Đấu sỹ dân chủ, nên việc phát ngôn và bị báo giới đẩy phát ngôn lên cao khiến Pelosy kẹt vào thế buộc phải thực hiện lời nói của mình. Ngoài ra việc đi ĐL là một việc luôn mang lại lợi ích kinh tế cho các chính khách Mỹ hay phương Tây nói chung, với chức danh CT Hạ viện, thù lao diễn thuyết là rất sộp, mà với tình hình trước mắt sau tháng 11, Pelosy sẽ không còn là CT Hạ Viện nữa. Do vậy việc đi hay không đi liên quan đến thể diện lẫn hầu bao của Pelosy, trong giằng co mà ngoài cũng lôi kéo, đây là hành động cuối cùng trước khi rời khỏi chức CT Hạ viện, có thể cũng là hoạt động cuối cùng cho quãng đời chính khách của Pelosy, giờ mợ ấy cũng đã hơn 8 chục rồi còn gì, làm cái gì để ghi dấu ấn trước khi về vườn cũng không hề đơn giản.
Biden trước đây đã có lời nói lo lắng việc này sẽ gây áp lực cho phía quân đội, do quân đội sẽ phải đảm bảo an toàn cho CT Hạ viện, về phía tướng Miley đã nói là sẽ đặt quân đội vào tình trạng nguy hiểm, thời điểm đó người ta suy luận có nhiều phương án hộ tống, trường hợp xấu nhất phải có TSB áp sát để gửi tiêm kích lên hộ tống thay phương án bay từ căn cứ của Mỹ ở Nhật sang, không quân ở đó sẽ đủ sức hộ tống tới tận ĐL, nhưng do quãng đường song song với bờ biển của TQ, khó tránh khỏi có nguy hiểm, nên từng có tin đồn bay từ Nhật ra khơi, hạ cánh trên TSB, rồi bay từ TSB vào ĐL, nhưng những phương án này đều có nguy cơ, vì cả cụm TSB sẽ nằm trong tầm tên lửa diệt hạm của TQ, ngộ nhỡ TQ có biến, cụm tác chiến sẽ chống đỡ thế nào trước nhiều tên lửa diệt hạm cùng lúc. Tới trước mắt, người ta cho rằng tướng Miley sẽ trao đổi nhiều hơn với phía TQ qua đường dây nóng để kiểm soát tình huống, với mục đích có thể khiến TQ không tạo căng thẳng hay nguy hiểm lên hành trình của Pelosy dự kiến từ Nhật đến ĐL.
Trong nội bộ đảng DC, Pelosy hiện được coi là đại diện của phái diều hâu, đang chỉ trích sự yếu ớt của Biden trong xử lý các tình huống, đặc biệt trong đối ngoại khi tâm lý phản TQ trở thành tâm lý chính trong chính trường Mỹ kể từ cuộc tranh cử giữa Trump và Biden. Tới tháng 8, 9 là Nghị viện Mỹ sẽ nghỉ, tháng 10 là tháng ngay trước kỳ Đại hội 20 của Trung Cộng, nên đây là thời điểm mà giới cầm quyền của TQ sẽ không được phép mất điểm, nếu thể hiện sự yếu đuối trong thời gian này thì vị trí của Tập Cận Bình sẽ lung lay, nếu Pelosy đi vào thời gian tháng 10, nguy hiểm sẽ cao hơn rất rất nhiều, tháng 11 Mỹ bước vào bầu cử, TQ bước vào ĐH lần 20, mọi hành động manh động sẽ có thể gây nên hậu quả không lường trước được, do vậy tháng 8 là thời gian phù hợp, vừa là trước khi không còn là CT Hạ viện, vừa vào thời gian QH Mỹ nghỉ nên sẽ có một số nghị sỹ đi cùng, vừa tránh thời gian nguy hiểm có thể khiến TQ ra tay quá đáng.
TQ hiện đang phản đối rất gay gắt, phía PLA liên tục đưa ra những lời cảnh báo mà lời sau nặng nề hơn trước, nhưng theo đúng nguyên tắc, chó sủa là chó không cắn, nên khả năng cao là TQ sẽ không gây nguy hại gì cho CT Hạ viện Mỹ, nhưng để được như vậy, phía Mỹ sẽ phải cam kết cam đoan rất nhiều qua đường dây nóng giữa 2 BTQP. Xét cho cùng, tháng 8 cũng chưa phải là thời điểm căng thẳng, cùng lắm tiêm kích của TQ sẽ bay cùng suốt chặng, có thể vào tận không phận của ĐL, Mỹ và ĐL cũng chỉ kêu chứ không dám làm gì bởi còn chuyến ra nữa, ai đốt pháo trước người đấy ngu. TQ sau đó sẽ căn cứ vào thái độ và lời lẽ của ĐL và Mỹ để tạo ra những trừng phạt kinh tế, phong toả chính trị ngoại giao lên ĐL, những đòn này có thể chưa tác dụng ngay mà treo đó, đến thời điểm mới bộc lộ tạo nên ngõ cụt cho ĐL, hoặc tạo nên áp lực kinh tế lên người dân ĐL.
ĐL biết rõ việc Pelosy đến sẽ mang theo nhiều đòn trừng phạt kinh tế hoặc o ép chính trị, xâm lấn quân sự từ TQ, nhưng đó là chuyện mà khi DPP cầm quyền nó đã thường xuyên xảy ra, nên có thể nhân cơ hội đó tiếp tục chửi TQ trong đợt bầu cử địa phương tháng 11 tới, cạnh đó việc chính khách Mỹ đến ĐL là thắng lợi của DPP trong tuyên truyền, nên ĐL sẽ chịu đấm ăn xôi.
Tác động chính của hành động đi ĐL là khiến đàm phán trao đổi giữa Mỹ và TQ khó khăn hơn, Mỹ đang cần một sự thoả thuận trong việc loại bỏ thuế quan từ TQ, cũng cần một số trao đổi để giàn xếp các điểm đang nóng lên trên TG, cũng cần thoả thuận một số chi tiết liên quan đến thương mại, khoa học kỹ thuật, hàng không, vũ trụ, nghiên cứu thí nghiệm y học, một số nội dung nếu đạt được hợp tác sẽ giúp duy trì tốc độ phát triển của Mỹ ở các lĩnh vực, một số nội dung nếu đạt được thoả thuận sẽ giúp giảm bớt ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đang chuẩn bị xảy ra, một số nội dung nếu đạt được sẽ nhằm hãm lại tốc độ quốc tế hoá đồng RMB trong năng lượng, vv