- Biển số
- OF-52200
- Ngày cấp bằng
- 5/12/09
- Số km
- 4,902
- Động cơ
- 480,211 Mã lực
Hàng nghìn doanh nghiệp châu Âu đang "làm ăn" với Nga liệu có bị vạ lây?
Hàng nghìn doanh nghiệp châu Âu đang "làm ăn" ở Nga
Hàng nghìn doanh nghiệp châu Âu, từ công ty năng lượng Pháp đang hoạt động tại vùng biển Bắc Cực của Nga hay những cửa hàng thời trang xa xỉ Italia gần Quảng trường Đỏ đến các nhà máy ô tô của Đức quanh miền nam nước Nga… đang cấp tập chuẩn bị cho những tổn thất có thể xảy ra khi các nước phương Tây gồm Mỹ, EU và Anh áp các lệnh trừng phạt Nga.
Ông Christian Bruch - Giám đốc điều hành của Siemens Energy có trụ sở tại Đức, nhà sản xuất tua bin và máy phát điện lớn, cho biết: "Chúng tôi phải phân tích chính xác tình hình này sẽ tác động như thế nào đến hoạt động kinh doanh của chúng tôi".
Liên minh châu Âu là đối tác thương mại lớn nhất của Nga, chiếm 37% thương mại toàn cầu của Nga trong năm 2020. Phần lớn trong số đó là năng lượng, chiếm khoảng 70% xuất khẩu khí đốt của Nga và một nửa xuất khẩu dầu của Nga là sang châu Âu.
Doanh số bán hàng ở Nga chỉ chiếm 5% trong tổng kim ngạch thương mại của châu Âu, nhưng trong nhiều thập kỷ qua, Nga là điểm đến quan trọng của các công ty châu Âu từ các lĩnh lực như tài chính, nông nghiệp, thực phẩm, năng lượng, ô tô, hàng không vũ trụ và hàng hóa xa xỉ.
Thậm chí, một số công ty châu Âu, đặc biệt là các công ty của Đức, đã có quan hệ kinh doanh với Nga trong nhiều thế kỷ. Deutsche Bank và Siemens đã có hoạt động kinh doanh tại Nga từ cuối thế kỷ 19.
Sau khi Liên Xô tan rã, các doanh nghiệp phương Tây đến Nga vì nhiều lý do khác nhau như bán ô tô Renault, Volkswagen cho tầng lớp trung lưu thành thị hay để phục vụ cho tầng lớp giàu có những mặt hàng xa xỉ của Pháp và Italia. Một số khác lại muốn bán máy kéo của Đức cho các nông dân Nga hay mua titan của Nga để sản xuất máy bay.
Tuần trước, ông Luca de Meo, Giám đốc điều hành của Renault đã lên tiếng cảnh báo căng thẳng giữa Nga và Ukraine có thể dẫn đến cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng khác của công ty.
Vấn đề đó đã xảy ra với hãng xe của Đức Volkswagen. Hôm 25/2, hãng này cho biết sẽ tạm dừng hoạt động của 2 nhà máy sản xuất xe điện tại miền đông của Đức trong vài ngày vào tuần tới vì việc giao các bộ phận quan trọng từ miền tây Ukraine bị gián đoạn.
Volkswagen cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt Nga. Bởi kể từ năm 2009, hãng xe Đức này đã có một nhà máy tại Kaluga sử dụng 4.000 công nhân, sản xuất các mẫu xe Tiguan và Polo cũng như Audi Q8, Q9 và Skoda Rapid.
Mercedes-Benz cũng có một nhà máy sản xuất ở ngoại ô Moscow, trong khi BMW đang làm ăn với các đối tác địa phương. Cả 3 hãng xe này đều đã đầu tư vào thị trường Nga và ngày càng có nhiều người tiêu dùng Nga mua xe của họ.
Tuy nhiên, trong tuần này, khi Nga đem quân sang các thành phố Ukraine và các nước tiến hành các lệnh trừng phạt, Volkswagen cho biết ảnh hưởng đối với hoạt động kinh doanh của họ được liên tục xác định.
Còn BMW cho rằng "chính trị đặt ra các quy tắc trong đó chúng tôi hoạt động như một công ty" và "nếu các khuôn khổ thay đổi, chúng tôi sẽ cân nhắc và quyết định phải đối phó ra sao".
Các ngân hàng như Raiffeisen Bank của Áo, UniCredit của Italia và Société Générale của Pháp là những ngân hàng có quan hệ đáng kể với Nga. Theo dữ liệu của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế, vào cuối năm ngoái, các ngân hàng của Italia và Pháp đã có khoản nợ chưa thu khoảng 25 tỷ USD ở Nga.
Hàng nghìn doanh nghiệp châu Âu đang "làm ăn" ở Nga
Hàng nghìn doanh nghiệp châu Âu, từ công ty năng lượng Pháp đang hoạt động tại vùng biển Bắc Cực của Nga hay những cửa hàng thời trang xa xỉ Italia gần Quảng trường Đỏ đến các nhà máy ô tô của Đức quanh miền nam nước Nga… đang cấp tập chuẩn bị cho những tổn thất có thể xảy ra khi các nước phương Tây gồm Mỹ, EU và Anh áp các lệnh trừng phạt Nga.
Ông Christian Bruch - Giám đốc điều hành của Siemens Energy có trụ sở tại Đức, nhà sản xuất tua bin và máy phát điện lớn, cho biết: "Chúng tôi phải phân tích chính xác tình hình này sẽ tác động như thế nào đến hoạt động kinh doanh của chúng tôi".
Liên minh châu Âu là đối tác thương mại lớn nhất của Nga, chiếm 37% thương mại toàn cầu của Nga trong năm 2020. Phần lớn trong số đó là năng lượng, chiếm khoảng 70% xuất khẩu khí đốt của Nga và một nửa xuất khẩu dầu của Nga là sang châu Âu.
Doanh số bán hàng ở Nga chỉ chiếm 5% trong tổng kim ngạch thương mại của châu Âu, nhưng trong nhiều thập kỷ qua, Nga là điểm đến quan trọng của các công ty châu Âu từ các lĩnh lực như tài chính, nông nghiệp, thực phẩm, năng lượng, ô tô, hàng không vũ trụ và hàng hóa xa xỉ.
Thậm chí, một số công ty châu Âu, đặc biệt là các công ty của Đức, đã có quan hệ kinh doanh với Nga trong nhiều thế kỷ. Deutsche Bank và Siemens đã có hoạt động kinh doanh tại Nga từ cuối thế kỷ 19.
Sau khi Liên Xô tan rã, các doanh nghiệp phương Tây đến Nga vì nhiều lý do khác nhau như bán ô tô Renault, Volkswagen cho tầng lớp trung lưu thành thị hay để phục vụ cho tầng lớp giàu có những mặt hàng xa xỉ của Pháp và Italia. Một số khác lại muốn bán máy kéo của Đức cho các nông dân Nga hay mua titan của Nga để sản xuất máy bay.
Tuần trước, ông Luca de Meo, Giám đốc điều hành của Renault đã lên tiếng cảnh báo căng thẳng giữa Nga và Ukraine có thể dẫn đến cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng khác của công ty.
Vấn đề đó đã xảy ra với hãng xe của Đức Volkswagen. Hôm 25/2, hãng này cho biết sẽ tạm dừng hoạt động của 2 nhà máy sản xuất xe điện tại miền đông của Đức trong vài ngày vào tuần tới vì việc giao các bộ phận quan trọng từ miền tây Ukraine bị gián đoạn.
Volkswagen cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt Nga. Bởi kể từ năm 2009, hãng xe Đức này đã có một nhà máy tại Kaluga sử dụng 4.000 công nhân, sản xuất các mẫu xe Tiguan và Polo cũng như Audi Q8, Q9 và Skoda Rapid.
Mercedes-Benz cũng có một nhà máy sản xuất ở ngoại ô Moscow, trong khi BMW đang làm ăn với các đối tác địa phương. Cả 3 hãng xe này đều đã đầu tư vào thị trường Nga và ngày càng có nhiều người tiêu dùng Nga mua xe của họ.
Tuy nhiên, trong tuần này, khi Nga đem quân sang các thành phố Ukraine và các nước tiến hành các lệnh trừng phạt, Volkswagen cho biết ảnh hưởng đối với hoạt động kinh doanh của họ được liên tục xác định.
Còn BMW cho rằng "chính trị đặt ra các quy tắc trong đó chúng tôi hoạt động như một công ty" và "nếu các khuôn khổ thay đổi, chúng tôi sẽ cân nhắc và quyết định phải đối phó ra sao".
Các ngân hàng như Raiffeisen Bank của Áo, UniCredit của Italia và Société Générale của Pháp là những ngân hàng có quan hệ đáng kể với Nga. Theo dữ liệu của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế, vào cuối năm ngoái, các ngân hàng của Italia và Pháp đã có khoản nợ chưa thu khoảng 25 tỷ USD ở Nga.
Hàng nghìn doanh nghiệp châu Âu đang "làm ăn" với Nga liệu có bị vạ lây?
(Dân trí) - Các doanh nghiệp châu Âu có hoạt động tại Nga đang chuẩn bị cho những thiệt hại dự kiến khi phương Tây áp các lệnh trừng phạt nhằm cô lập nền kinh tế Nga.
dantri.com.vn