[Funland] [Lịch sử] Vài bài lịch sử - chính trị châu Phi hiện đại

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
*Trùm ảnh quân đội Pháp ở Chad năm 1980s

Từ năm 1965 đến 1987, quân đội Pháp đã 4 lần chuyển quân lớn và hàng chục lần chuyển quân nhỏ đến Chad. Lớn nhất trong các chiến dịch này là 'Chiến dịch Manta' năm 1983-1984 trong bối cảnh quân đội Chad bị Libya đánh thảm bại ở miền Bắc. Chiến dịch triển khai quân ở Chad năm 1983-1984 chính là hành động quân sự nước ngoài lớn nhất của Pháp sau chiến tranh Đông Dương.

51MI75vccPL._SX361_BO1,204,203,200_.jpg
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Lính dù Pháp được không vận đến Chad năm 1983 (cắt trực tiếp từ truyền hình)

CAB99007780.jpeg


Bản tin chiến sự ở Chad trên thời sự Pháp

1592285024688.png


1592284982770.png


Phóng viên Pháp đưa tin trực tiếp từ thủ đô N'Djamena của Chad
1592285070709.png
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
gettyimages-1054235338-2048x2048.jpg
normal10.jpg


Chòi canh vịt :)
normal12.jpg


Quên mất tên con Light tank này, nhưng siêu lợi hại trong Toyota War

opex1014.jpg


tải xuống (1).jpg

tumblr_inline_opjwg4MNZE1uq5flo_400.png
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Không hiểu làm gì, thấy ăn chơi nhảy múa nhiều hơn đánh nhau :v

1592285435784.png


1592285483873.png

1592285492497.png


1592285513609.png
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,383
Động cơ
351,432 Mã lực
Đánh nhau thời hiện đại thì mấy ông Arab có vẻ dở tệ khi đánh ở cửa trên (quân chính quy, vũ khí hiện đại) nhưng đánh kiểu cửa dưới cũng ra gì phết các cụ nhỉ (bằng chứng là Mỹ, Nga cũng chật vật mãi không diệt được phiến quân)?
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
1592285611699.png


Cưỡi lạc đà xem trực thăng

1592285623023.png


Khách lạ

clip_image0021_thumb3.jpg


1592285881830.png



1592285897559.png



À mà con Light tank trên là AML-90 thì phải

1592285983710.png
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
*Nam Sudan - đường dài đến tự do, ấm no còn phải đợi! (phần này cực nghèo hình ảnh)

Nhiều người biết tới Nam Sudan qua quân mũ nồi xanh Việt Nam đang ở đó. Trong suy nghĩ (và thực tế) thì đa phần nghĩ Nam Sudan là quốc gia non trẻ trên thế giới, mới chỉ độc lập từ năm 2011, giờ đang chìm trong nghèo đói và xung đột.
Sự thật thì thời gian độc lập của một quốc gia không tỷ lệ thuận với quá trình đấu tranh của người dân quốc gia đó. Với những người quan tâm lịch sử châu Phi, cái tên Nam Sudan đã được biết đến trước cả khi nó xuất hiện trên bản đồ thế giới. Đó là vùng đất gắn liền với cuộc chiến giành độc lập dài nhất lịch sử châu Phi - hơn nửa thế kỷ. Không chỉ có lịch sử lâu dài, cuộc chiến độc lập của Nam Sudan còn chứa đựng những điều bất ngờ mà đến ngày nay vẫn chưa được công bố hết. Ví dụ như sự can thiệp của Liên Xô lẫn Israel, hay sự bức hại ************* Sudan sau năm 1971,...
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Phần 1: Lịch sử Nam Sudan và Nội chiến Nam Sudan lần thứ Nhất (1955-1972).
1/ Sơ lược lịch sử Sudan tiền độc lập.
Đất nước Sudan từ nhiều thế kỷ đã bị nước láng giềng Ai Cập xâm chiếm và thôn tính. Nhưng cuối thế kỷ 19, sự can thiệp của các cường quốc châu Âu đã làm Ai Cập suy yếu. Tận dụng cơ hội này, Muhammad Ahmad, một thủ lĩnh Hồi giáo đã tự xung ''Chúa Cứu thế'', nổi dậy đánh đuổi cả quân Ai Cập lẫn quân Anh đang chiếm đóng Sudan. Muhammad Ahmad đã dẫn quân bao vây thủ đô Khartum, làm cả nước Anh chấn động. Tháng 1/1885, quân Sudan hạ được thành Khartum, giết chết viên tướng Anh thủ thành và giải phóng được đất nước khỏi tay Ai Cập.

Tuy nhiên, thủ lĩnh Muhammad Ahmad qua đời vì bệnh sau đó không lâu. Người thay ông Abdallahi ibn Muhammad, lại ảo tưởng mộng bá vương nên mang quân đánh sang các nước láng giềng. Đầu tiên, họ đánh sang Ethiopia thảm bại. Sau đó Sudan lần lượt thất trận trước các cường quốc châu Âu là Ý ở Eritrea, Bỉ ở Congo và trước chính người Anh trong cuộc Bắc tiến chinh phạt Ai Cập.

Việc Sudan bị suy yếu bởi chiến tranh đã thúc đẩy Anh-Ai Cập tái chiếm Sudan. Năm 1899, liên quân Anh-Ai Cập tấn công nước này. Sudan tan vỡ và một lần nữa chịu sự thống trị của nước ngoài. Nhưng để xoa dịu sự phản đối, lần này người Anh không cho Sudan sáp nhập vào Ai Cập và đặt dưới quy chế ''đồng trị'', tức là Anh cai trị Ai Cập thế nào thì Sudan bình đẳng như thế. Vậy nên năm 1936, khi quân Anh chấm dứt chiếm đóng Ai Cập, triều đình Ai Cập mới tái lập sự cai trị với Sudan. Từ lúc này, người ta hay coi Ai Cập và Sudan là một quốc gia.

Nhưng đến năm 1952, tướng Nasser làm cuộc cách mạng ở Ai Cập, lật đổ nền quân chủ để thiết lập nền Cộng hòa. Lúc này trên danh nghĩa, triều đình Ai Cập sụp đổ thì Anh vẫn có quyền cai trị với Sudan, dựa trên hiệp ước bảo hộ với Ai Cập. Vậy nên Nasser coi cách duy nhất để ngăn người Anh quay lại Sudan, là trao trả độc lập cho nước này để vô hiệu hóa hiệp ước giữa Ai Cập và Anh.

Sau một thời gian dài thỏa thuận, Anh và Ai Cập thống nhất cho Sudan tự quyết số phận mình. Đúng ngày năm mới 1/1/1956, lá cờ Ai Cập tại Cung điện nhân dân thủ đô Khartum được hạ xuống, chính thức mở đầu cho nước Sudan độc lập.
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Muhammad Ahmad - ''Đấng Cứu thế'' Sudan - biểu tượng của phong trào độc lập Sudan khỏi Ai Cập

1592303447827.png
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Ngày 1/1/1956, Cung điện Nhân dân thủ đô Khartoum của Sudan hạ lá cờ Ai Cập, chính thức tách quốc gia này khỏi ảnh hưởng của nước láng giềng phía Bắc.

1592303527488.png
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
2/Xung đột Bắc-Nam Sudan.
Tuy nhiên, nước Sudan mới độc lập lại tồn tại hai vùng khác biệt nhau tương đối lớn. Ranh giới giữa 2 vùng này không đâu khác chính là ''Vĩ tuyến thứ 10 Bắc'', được coi là ''Vĩ tuyến ngăn cách Hồi giáo''. Đó chính là vĩ tuyến ngăn Malaysia, Indonesia với phần còn lại Đông Nam Á, ngăn người Hồi giáo Nigeria với phần còn lại đất nước,...và dĩ nhiên, ngăn cách hai miền Sudan.
Từ vĩ tuyến thứ 10 trở lên phía Bắc Sudan, là khu vực của người Hồi giáo. Nơi này chủ yếu là hoang mạc khô cằn, khắc nghiệt, nhưng một số vùng ven sông Nile lại có nông nghiệp phát triển, dẫn tới dân số đông. Năm 1960 miền Bắc Sudan có dân số 7,5 triệu trong khi miền Nam là 3 triệu người. Miền Bắc cũng có nhiều tài nguyên khoáng sản hơn miền Nam.

Miền Nam Sudan dưới vĩ tuyến 10, người dân chủ yếu là người da đen khác xa với miền Bắc. Họ theo tín ngưỡng truyền thống và Thiên chúa giáo. Địa hình ở đây phần lớn là đồng cỏ và xavan khô, chỉ thuận lợi cho chăn nuôi. Tài nguyên miền Nam ít hơn miền Bắc, và người dân cũng thường xuyên gánh chịu dịch sốt rét.

Ngay từ thời cai trị của người Anh, chính quyền cai trị đã có sự tách bạch 2 miền Sudan. Để bảo vệ truyền thống của các bộ lạc phía Nam, người Anh không cho truyền đạo Hồi từ miền Bắc. Những người miền Nam cũng phải chịu sự kiểm soát khi đi lên miền Bắc để hạn chế mang bênh sốt rét kinh niên rất khó chữa. Trong khi miền Bắc Sudan được cai trị như Ai Cập, miền Nam Sudan có quy chế như các thuộc địa Đông Phi của Anh như Uganda, Kenya,... Điều kiện giáo dục ở hai miền cũng khác nhau, với miền Bắc Sudan có trình độ cao hơn.

Với những khác biệt lớn như vậy, điều gì khiến các lãnh đạo Hồi giáo ở Bắc Sudan quyết tâm giữ lại vùng đất của ''những con khỉ da đen truyền sốt rét'' ở lại. Đó chính là vì một tài nguyên mang 3 chữ thần thánh "O-I-L'' hay ''D-Ầ-U''.

Miền Nam Sudan thua kém về cả nông nghiệp tài nguyên, nhưng lại có một tài nguyên đủ để lấn át các tài nguyên khác: dầu mỏ. Do cơ sở hạ tầng yếu kém lúc đó không cho phép Sudan phát triển nhanh công nghiệp, các mỏ dầu ở Miền Nam Sudan có thể cho phép thu lợi nhuận nhanh để phát triển nền kinh tế. Đó là con đường mà Libya, Arab Saudi,...đã đi lúc đó.

Và để miền Nam Sudan không dám tách khỏi, các nhà lãnh đạo Hồi giáo ở Bắc Sudan đã có một biên pháp phải nói là xuất sắc: xây toàn bộ các nhà máy lọc dầu ở phía Bắc vĩ tuyến 10. Điều đó có nghĩa là miền Nam Sudan không thể tự lọc được dầu mà phải đưa lên phía Bắc. Điều này nhằm gieo rắc suy nghĩ cho người dân Nam Sudan không muốn tách khỏi Sudan, bởi tách ra thì nền kinh tế của họ sẽ không còn gì cả.

Tuy nhiên, ''không có gì quý hơn độc lập tự do''. Người Nam Sudan biết rõ điều này, và bất chấp việc phải mất đi các nhà máy lọc dầu ở miền Bắc, họ vẫn đứng lên chiến đấu để làm công dân một đất nước độc lập, hoặc chí ít là không bị áp đặt luật Hồi giáo Sharia khắc nghiệt từ miền Bắc.
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Phân chia các khu vực chính của Sudan: miền Bắc của dân Arab theo Đạo Hồi, miền Nam của dân da đen theo Thiên chúa giáo. Vùng Darfur ở miền tây là dân da đen nhưng theo Hồi giáo.

1592303748593.png
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Phân bố tự nhiên Sudan: miền Bắc và miền Tây là sa mạc khô cằn, còn miền Nam là rừng rậm nhiệt đới, sốt rét hoành hành kinh niên


1592303830860.png
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Phân bố công nghiệp dầu mỏ Sudan: các giếng dầu lớn đều ở miền Nam, còn các nhà máy lọc dầu thì ở miền Bắc. Dầu khai thác từ miền Nam được trở đến cảng Port Sudan trên Hồng Hải để trở đi nước ngoài

1592303898376.png
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Phân bố sắc tộc và tôn giáo Sudan - miền Bắc thuần túy dân Arab, miền Nam gồm 16 nhóm sắc dân lớn nhỏ

1592304027046.png
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
3/ Nổi dậy Any-anya và sự can thiệp của nước ngoài vào Nam Sudan (phần cốt yếu)
Từ năm 1955, từ trước khi Anh trao trả độc lập cho Sudan, một số sĩ quan, binh lính người Nam Sudan đã phản đối ý định thống nhất với miền Bắc và nổi dậy chống lại. Giai đoạn này dù không có chiến sự lớn, nhưng người ta vẫn coi là mở đầu cho phong trào kháng chiến vũ trang ở Nam Sudan.
Từ nòng cốt là những binh lính chống đối từ năm 1955, bắt đầu từ năm 1962 đã hình thành các nhóm ly khai có tổ chức chiến đấu chống lại chính phủ trung ương Sudan mà họ cho là những kẻ chiếm đóng. Các binh sĩ nổi dậy này không có một đảng phái hay quân đội thống nhất nào, nhưng người dân Nam Sudan gọi họ với cùng một cái tên là ''Anya-nya'', lấy theo tên một loài rắn ở Nam Sudan. Sự hình thành của quân du kích Anya-nya đã bắt đầu giai đoạn chiến đấu ác liệt của Nội chiến Sudan lần thứ Nhất, gọi là ''Loạn Anya-nya''.

Vào lúc đỉnh cao của mình, các du kích Anya-nya có 10.000 quân. Vùng hoạt động của họ chủ yếu ở hai tỉnh là ''Thượng sông Nile'' và ''Bahr el Ghazal'', trong khi thủ đô Juba và các đô thị lớn khác vẫn bị quân chính phủ Sudan kiểm soát. Do quân đội Sudan lúc đó không thực sự mạnh, họ chỉ tập trung bảo vệ các thành phố và mỏ dầu quan trọng, nhường lại vùng nông thôn cho quân Anya-nya. Vì vậy mà vùng tại các vùng nông thôn Nam Sudan giai đoạn này, quân Anya-nya thoải mái xây dựng căn cứ, thiết lập được cả đội ngũ bác sĩ chữa bệnh sốt rét cho người dân mà không lo bị quân chính phủ Sudan tấn công.
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 1965 một sự kiện ở nước ngoài đã diễn ra ảnh hưởng lên tình hình Nam Sudan. Khủng hoảng ở Congo dẫn đến cuộc nổi dậy của những người Cộng sản tự nhận mình là ''Simba'' ở miền Đông Congo. Vào lúc đó, Congo là điểm ''nóng nhất của Chiến tranh Lạnh'', với cả quân đội Mỹ, Bỉ lẫn Liên Xô, Cuba đã xuất hiện trên lãnh thổ Congo. Từ năm 1961, chính phủ của Thủ tướng Lumumba của Congo đã mời 2000 cố vấn Liên Xô đến nước này. Đến năm 1965 khi thủ tướng Lumumba bị sát hại và những người Cộng sản Congo nổi dậy ở miền Đông, Che Guevara cùng hàng trăm binh lính Cuba đã đến Congo để hỗ trợ. Để tiếp viện cho cuộc chiến này, quân đội Liên Xô đã có một kế hoạch chung với chính quyền Sudan thiết lập một căn cứ hậu cần ở miền Nam Sudan cho các lực lượng đang chiến đấu ở Congo.

Thực hiện kế hoạch này, các đoàn xe của quân đội Liên Xô từ năm 1964 đã đi qua lãnh thổ Nam Sudan để đến Congo. Một cầu không vận cũng được thiết lập ở sân bay ở thủ phủ Juba của Nam Sudan. Tuy nhiên, kế hoạch này có vẻ đã bị tình báo một số nước phát hiện. Ít nhất là CIA của Hoa Kỳ và Mossad của Israel đã nhận thấy sự xuất hiện của cố vấn và vũ khí Liên Xô ở Nam Sudan. Vì vậy năm 1965, một kế hoạch đã được lập ra giúp quân nổi dậy Anya-nya tấn công các đoàn xe Liên Xô để họ tự kiếm vũ khí cho mình. Một kế hoạch khác nhằm theo dấu các đoàn xe Liên Xô cũng đã cung cấp cho lực lượng chính phủ Congo vị trí chính xác của các căn cứ quân Simba, và nhờ vậy họ tấn công có hiệu quả.

Cuối năm 1965, một phần nhờ các cuộc tấn công của Anya-nya, cuộc nổi dậy Simba ở Congo đã bị đánh bại. Tất cả các lực lượng nước ngoài, kể cả châu Âu hay lực lượng Cuba (có cả Che Guevara) và Liên Xô đều phải rời khỏi Congo. Cùng với đó, các cố vấn Liên Xô cũng rời khỏi Nam Sudan để trở về Ai Cập. Sự có mặt ngắn ngủi của các cố vấn cùng vũ khí Liên Xô ở Nam Sudan đã có tác động làm tăng các cuộc tấn công của du kích Anya-nya, và cũng để một số lượng lớn vũ khí rơi vào tay các du kích này.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top