[Funland] [Lịch sử] Vài bài lịch sử - chính trị châu Phi hiện đại

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Nước láng giềng anh em của Rwanda, Burundi cũng gánh chịu một cuộc diệt chủng không kém phần tàn khốc nhưng gần như bị thế giới lãng quên.

Selective-Genocide-in-Burundi-cover-image-e1466055486257.jpg
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
5/ Chế độ độc tài và nội chiến ở Uganda
Uganda là láng giềng phía Bắc của Rwanda. Trước khi giành độc lập, Uganda thuộc hệ thống thuộc địa của Anh. Nhờ chính sách đầu tư vào thuộc địa của người Anh, nhất là đường sắt Uganda có phần phát triển hơn các nước là thuộc địa của Pháp, Đức, Bỉ xung quanh. Đồng thời nước này có một cộng đồng lớn người gốc Ấn Độ, những người đóng góp rất lớn cho nền kinh tế. Cho đến những năm 60, Uganda có thu nhập khá cao so với các nước láng giềng, tuy rằng sự giàu có tập trung vào cộng đồng người gốc Á và một phần nhỏ người gốc Phi.

Năm 1962, Uganda giành độc lập nhờ sự vận động của Milton Obote, người sau này trở thành tổng thống. Milton Obote ban đầu xây dựng đất nước theo hướng Xã hội chủ nghĩa. Ông chịu ảnh hưởng từ tư tưởng của Tổng thống Nyerere ở Tanzania. Ông đưa ra Hiến chương Common Man’s Charter, đề ra chương trình Move to the Left (tiến về cánh tả) nhằm đưa đất nước tiến lên Chủ nghĩa Xã hội.

Tuy nhiên, những chính sách này đột ngột kết thúc vào năm 1971. Trong lúc Obote đang thăm Singapore, tướng Idi Amin đã đảo chính, lên nắm quyền ở Uganda. Cũng từ đây, mở ra một thời kỳ dài đẫm máu và nước mắt của Uganda.

Idi Amin thiết lập một chế độ độc tài hà khắc. Về kinh tế, chính quyền trục xuất và tịch thu tài sản của người gốc Á, đẩy hơn 60.000 người Ấn Độ về nước. Chẳng bao lâu sau nền kinh tế Uganda suy sụp. Về chính trị, Idi Amin phụ thuộc vào chính quyền của Muammar Gaddafi của Libya, chống lại Israel, và ủng hộ lực lượng Palestine. Trong nước, Amin thẳng tay đàn áp những dân tộc thiểu số và người đối lập. Amin nổi tiếng có nhiều sở thích giết người quái dị, bao gồm ném người cho cá sấu sông Nile ăn thịt và đứng xem. Ông cũng bị cho là đã giết vợ của mình. Rất nhiều người khác bị giam giữ vào các nhà tù tàn bạo, mà ước tính 10.000 người đã bị giết trong các nhà tù trước khi quân đội Tanzania tiến vào năm 1979.

Trong 8 năm cầm quyền, Idi Amin sát hại ít nhất nửa triệu người Uganda, làm sụp đổ nền kinh tế. Chế độ hà khắc của y khiến không chỉ người dân mà cả quân đội Uganda cũng thù hận. Nhiều binh lính Uganda đã đào ngũ sang Tanzania, mượn danh nghĩa ủng hộ tổng thống Obote để chống Idi Amin. Họ thành lập Quân đội Giải phóng quốc gia Uganda (UNLA)
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Cuối năm 1978, để hướng áp lực trong nước ra bên ngoài, Idi Amin, với sự hỗ trợ của quân Libya, quân Giải phóng Palestine mở cuộc xâm lược Tanzania. Tuy nhiên, cuộc xâm lược này đã bị quân đội Tanzania, quân kháng chiến Uganda, quân đội Mozambique đánh bại. Sau đó, quân đội Tanzania vượt qua biên giới Uganda để lật đổ Idi Amin. Người dân Uganda ủng hộ quân đội Tanzania vào giải phóng. Quân đội của Amin sụp đổ nhanh chóng. Tháng 4 năm 1979, thủ đô Kampala được giải phóng, Idi Amin bỏ chạy. Trước khi bỏ chạy hắn còn sát hại hàng nghìn tù nhân trong các nhà tù.

Chế độ độc tài bị lật đổ, nhưng chiến tranh chưa kết thúc. Tổng thống cũ Obote quay về Uganda, nhưng không còn được ủng hộ như trước kia nữa. Năm 1980 Obote thắng trong bầu cử Tổng thống, nhưng nghi án gian lận khiến nhiều đảng phái phản đối ông.

Ở phía Bắc, những tàn quân trung thành với Idi Amin nổi dậy ở thượng nguồn Tây Sông Nile và giáp giới Sudan, với sự hỗ trợ của chính quyền Muammar Gaddafi ở Libya. Trong khi đó ở phía Nam giáp Tanzania, những quân nhân cũ trong UNLA, dưới sự chỉ huy của tướng trẻ Yoweri Museveni, tách ra thành Quân đội Kháng chiến Quốc gia (NRA) chống Obote. Trong bối cảnh đó, Obote có được sự hỗ trợ đắc lực từ Bắc Triều Tiên, nơi cung cấp vũ khí và cố vấn cho Obote.

Bên cạnh đó, cuộc chiến còn xuất hiện một lực lượng đặc biệt. Đó là lực lượng người Tutsi từ Rwanda tị nạn ở Uganda (xem lại mục 3). Trong cuộc chiến này, những người Tutsi tị nạn đã chọn đứng bên cạnh phe của Yoweri Museveni. Trong mối liên minh này, Yoweri Museveni đã gặp Paul Kagame, nơi ông hứa sẽ hỗ trợ Kagame trong cuộc chiến ở Rwanda sau này.

Cuộc chiến tranh diễn ra cường độ thấp, chủ yếu là chiến tranh du kích, nên gọi là ”Uganda Bush War” (chiến tranh cây bụi). Kéo dài 5 năm, chiến thuật du kích của các bên khiến đất nước Uganda kiệt quệ, người dân chán nản, quân đội mệt mỏi. Đến năm 1983, tham mưu trưởng quân đội Uganda David Oyite-Ojok thiệt mạng trong tai nạn máy bay, giáng một đòn chí mạng vào quân đội của Obote.

Đến tháng 7 năm 1985, các chỉ huy quân sự của UNLA, Tướng Tito Okello và Bazilio Olara-Okello đã tổ chức một cuộc đảo chính lật đổ Milton Obote khỏi vị trí tổng thống, thiết lập chính quyền quân sự. Nhận thấy sự rạn nứt trong UNLA, quân NRA của Yoweri Museveni bắt đầu tấn công mạnh. Cố vấn Bắc Triều Tiên di tản khỏi Uganda. Quân NRA chiếm được thủ đô Kampala vào tháng 1 năm 1986. UNLA tan rã nhanh chóng. Để mau chóng kết thúc đổ máu, sau khi chiếm được thủ đô Yoweri Museveni đã tuyên bố tha cho tàn quân UNLA kể cả tướng Tito Okello và kêu gọi họ đầu hàng. Chiến tranh kết thúc.

15 năm dưới chế độ độc tài và nội chiến đã tàn phá nặng nề đất nước Uganda. 1 triệu người chết, hàng triệu người tàn phế. Hàng trăm nghìn quả mìn vẫn ẩn trong lòng đất. Uganda sau năm 1986 trở thành một trong những nước nghèo nhất thế giới, với tỷ lệ nhiễm HIV cao kỷ lục, tuổi thọ trung bình người dân giảm xuống 45 tuổi.
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Từ trái qua: Yoweri Museveni, Idi Amin Dada và Milton Obote, 3 nhân vật chủ chốt của lịch sử Uganda hiện đại. Thứ tự cầm quyền của các ông thì từ phải qua trái.

7-1.png
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,437
Động cơ
434,773 Mã lực
Thực ra ở châu Phi thì một quan điểm khác của Ăng ghen phù hợp hơn, phương thức sản xuất tiên tiến hơn sẽ đẩy phương thức sản xuất cũ đến diệt vong. Bọn da trắng nó mang theo phương thức sản xuất tiên tiến nên việc chiếm hĩu quyền mần chủ thuận lợi hơn. Nó chỉ tạm thời bị đẩy lui bởi lý luận chính quyền nông dân của cụ Mao. Tuy nhiên, kinh nghiệm nhất thống thiên hạ của Doanh Chính đại ca không thấm nhuần được vào người dân châu Phi vì họ không đọc được chữ Hán. Chứ thử mà bọn ấy biết nhân chi sơ tính bản thiện thì thiên tử hoàng quyền có nhẽ phủ kín cả lục địa đen từ lâu rồi.
Châu Phi từ xưa mấy anh da trắng đã coi như cái kho người kho tài nguyên để moi ra dùng dần với giá rẻ, chưa có Engels các ổng đã biết phải dìm cả lục địa ở mức hơn mù chữ một tý. Thế thì nghìn năm nữa liệu đã biết rèn bánh răng chưa, nói gì tiếng Eng vi tính rồi 4.0?
Cứ nhìn dân ta thời Pháp thuộc 80 năm khai hoá vẫn mắm môi gánh gồng và chổng mông cấy lúa là biết bụng mấy anh thuwjc dân da trắng rồi.
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Tổng thống Milton Obote bắt tay Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô Alexei Kosygin khi thăm Moscow. Obote là một người thân Liên Xô



01AXC71Q.jpg
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Ngày 25/1/1971, tướng Idi Amin Dada đảo chính chiếm quyền. Cuộc đảo chính không thể dễ hơn do tổng thống Obote đang ở Singapore dự hội nghị quốc tế. Idi Amin tự mình lái xe jeep đến phủ tổng thống


idi-amin-at-the-wheel-of-a-jeep-on-the-day-25-january-1971-he-took-DXMG73.jpg
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Idi Amin là một người kỳ lạ bậc nhất lịch sử thế giới. Ông ta tàn bạo, khát máu, cuồng tín, tự kiêu, bệnh hoạn đến mức thậm chí người ta nghi ngờ ông ta có vấn đề tâm lý. Một trong những trò tiêu khiển nổi tiếng là ném người cho cá sấu sông Nile ăn thịt, khi bản thân Idi Amin rất yêu loài này. Ông lập một khu bảo tồn riêng cho cá sấu ở thượng nguồn sông Nile.

Trong ảnh là người da trắng phải quỳ đọc lời thế trước khi được gặp Idi Amin


pzdm8fa66bb01-1.jpg
 

Andydo

Xe điện
Biển số
OF-570664
Ngày cấp bằng
24/5/18
Số km
2,201
Động cơ
162,346 Mã lực
Về nhân chủng học Hutu và Tutsi, Wiki bảo như thế này:
“The Rwandan myth of the Tutsi and Hutu difference was perpetuated by the Belgian Colonial Administration, helped by filmmaker Harmand Dennis during the 1930s”
Như vậy, cũng như thuyết cụ Hít, lý thuyết chủng tộc dưới sự nhào nặn của mấy ông thực dân chỉ để các dân tộc (nhất là các nhóm dân còn chưa nắm được các môn khoa học về nhân chủng học, gene và toán thống kê) đang sống cạnh nhau thịt nhau như sói hoang, để lại đất đai cho mấy ông thực dân dựng trại.
Tầm bậy , perpetuate theo từ điển oxford nghĩa là make sth such as a badsituation, a belief, etc. continue for a longtime. Tức là củng cố, làm mạnh lên 1 cái đã có chứ không phải là create. Toàn bộ đoạn văn nói đại khái ở trên là thực dân lợi dụng 1 cái thuyết chủng tộc đó. Chứ không phải tạo ra nó.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,437
Động cơ
434,773 Mã lực
Tầm bậy , perpetuate theo từ điển oxford nghĩa là make sth such as a badsituation, a belief, etc. continue for a longtime. Tức là củng cố, làm mạnh lên 1 cái đã có chứ không phải là create. Toàn bộ đoạn văn nói đại khái ở trên là thực dân lợi dụng 1 cái thuyết chủng tộc đó. Chứ không phải tạo ra nó.
Cụ xem thêm về nhân chủng học hai nhóm đó khác gì nhau không đã, chẻ chữ để sau.
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Idi Amin đi kiệu kiểu vua chúa, nhưng do doanh nhân da trắng đưa.
tumblr_npuf4ddOvE1s7e5k5o1_1280.jpg
 

Lah

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-98893
Ngày cấp bằng
6/6/11
Số km
5,495
Động cơ
473,031 Mã lực
Tay Admin này sau cũng không bị bắn chết à? Vẫn sống nhăn à các cụ, đời bất công nhỉ.
Thong thả chết ở tuổi 83.
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
15,415
Động cơ
551,919 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Châu Phi từ xưa mấy anh da trắng đã coi như cái kho người kho tài nguyên để moi ra dùng dần với giá rẻ, chưa có Engels các ổng đã biết phải dìm cả lục địa ở mức hơn mù chữ một tý. Thế thì nghìn năm nữa liệu đã biết rèn bánh răng chưa, nói gì tiếng Eng vi tính rồi 4.0?
Cứ nhìn dân ta thời Pháp thuộc 80 năm khai hoá vẫn mắm môi gánh gồng và chổng mông cấy lúa là biết bụng mấy anh thuwjc dân da trắng rồi.
Không đúng!
Trên thực tế là để bóc lột cho đủ thậm tệ thì bọn thực dân tư bản không còn còn đường nào khác là phải đào tạo cho ra một giai cấp công nhân thực sự lớn mạnh và đầy ắp tri thức.
Bác cứ dõi cả về lý luận lẫn thực tiễn mờ xem. Còn thì về mặt quan điểm của đội tiên phong thì dĩ nhiên, bác nói chuẩn con cụ nó rồi. :D:D:D:D
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Chế độ Amin tồn tại được là nhờ sự chống lưng của Muammar Gaddafi của Libya, giống như nhiều chế độ độc tài khác ở châu lục này. Trong ảnh là Gaddafi đến thăm lính của chế độ Amin


muammar-gaddafi-and-idi-amin-dada.jpg
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Idi Amin tuyệt đối phục tùng Gaddafi đến nỗi làm một hành động không thể tin nổi: cải sang đạo Hồi. Ở một đất nước có 90% dân số Thiên chúa giáo như Uganda, việc này như một sự báng bổ. Ở châu Phi, có một lãnh đạo khác đã cải sang đạo Hồi để phục tùng Gaddafi là Blaise Compaoré, nhà độc tài Burkina Faso. Ngay sau bài này sẽ là bài về Burkina Faso.

Dưới thời Amin, 10% dân số Hồi Giáo đột nhiên vươn thẳng lên thượng tầng xã hội, hưởng mọi đặc quyền, đè đầu cưỡi cổ người Thiên Chúa giáo. Vậy nên khi Amin bị lật đổ, dân Hồi giáo Uganda đã nổi dậy đến ngày nay

tải xuống.jpg
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Idi Amin có một quyết định điên rồ năm 1979 khi mang quân tấn công láng giềng Tanzania mạnh hơn. Đáng ngạc nhiên là Gaddafi không ngại tay gửi quân đến giúp Amin làm việc này. Trong ảnh là Amin thăm quân viễn chinh Libya.

Về cuộc chiến tranh Uganda - Tanzania 1979, sẽ có một bài riêng. Còn cơ bản là Uganda thua và Amin phải trốn sang Arab Saudi, chết an nhàn ở đó.

the-uganda-tanzania-war-the-ousting-from-power-of-idi-amin.jpg
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
6/ Sự thành lập RPF và nội chiến Rwanda
Sau khi giành được chính quyền, tổng thống Uganda Yoweri Museveni đã giữ lời hứa của mình, ủng hộ những người Tutsi Rwanda chuẩn bị cuộc chiến tranh ở Rwanda. Năm 1987, những người Tutsi lưu vong đã thành lập Mặt trận yêu nước Rwanda (RPF), do Fred Rwigyema và Paul Kagame đứng đầu. Họ chuẩn bị về binh lực, vũ khí, với sự hỗ trợ từ Uganda. Một đài phát thanh ủng hộ RPF được thành lập ở Uganda. Thậm chí nhiều thành viên của RPF còn có vị trí trong chính quyền Uganda, điều này gây ra nhiều sự phản đối trong người dân Uganda.

Vào thời điểm năm 1990, trên thế giới xuất hiện một thuật ngữ: thế hệ lãnh đạo mới của châu Phi. Thuật ngữ này lần đầu tiên được đưa ra bởi Bill Clinton, người sau này là tổng thống Hoa Kỳ đưa ra. Sự ra đời của thuật ngữ này, nói không quá đã thay đổi căn bản chính sách ngoại giao của nước Mỹ với châu Phi cuối thế kỷ 20. Cụ thể, lúc này chiến tranh lạnh đã đi đến hồi kết, phe Xã hội chủ nghĩa đã thoái trào. Nhiều lãnh đạo trước đây được người Mỹ ủng hộ vì lập trường chống Cộng dù họ có tồi tệ thế nào đi nữa. Đó là chế độ A-pác-thai ở Nam Phi, chính quyền thuộc địa Bồ Đào Nha ở Guine, Angola, Mozambique,…hay chế độ độc tài Mobutu Sese Seko ở Zaire. Bắt đầu từ năm 1990, chính quyền Mỹ không còn ủng hộ những chính quyền này nữa, thay vào đó muốn thay thế họ bằng các lãnh đạo mới có tài hơn, dù lập trường có thể thiên tả. Bên cạnh đó, ở những nước châu Phi trước kia theo đường lối XHCN, khi bước vào giai đoạn thoái trào, các lãnh đạo mới cũng được gọi là Thế hệ mới. Thế hệ mới mà người Mỹ đưa ra bao gồm: Yoweri Museveni của Uganda, Meles Zenawi ở Ethiopia, Isaias Afewerki của Eritrea, Jerry Rawlings của Ghana,…Trong số các nhân vật, có một người rất đặc biệt: Paul Kagame của Rwanda. Đặc biệt ở chỗ lúc đó thế giới nhiều người còn chưa biết Kagame là ai, bởi lúc đó Kagame mới chỉ là chỉ huy lực lượng RPF đang chiến đấu ở Rwanda, chưa hề giành được chính quyền. Phải mãi đến sau này, người ta mới hiểu cái lẽ của Clinton.

Ở trong nước Rwanda, năm 1973 xảy ra sự kiện Juvénal Habyarimana lật đổ tổng thống Grégoire Kayibanda, người đã cầm quyền từ khi độc lập năm 1961. Habyarimana nắm quyền, giúp kinh tế đất nước tương đối thịnh vượng trong nhiều năm. Nhưng đến năm 1990. Giá kim loại cùng với giá chè, cà phê trên thị trường thế giới đồng loạt giảm mạnh. Nền kinh tế Rwanda, vốn phụ thuộc lớn vào xuất khẩu chè, cà phê, bị khủng hoảng nặng nề. Nhiều cuộc biểu tình nổ ra. Điều này khiến cho RPF quyết định phát động cuộc chiến chống chính phủ Hutu.

Ngày 1 tháng 10 năm 1990, quân RPF phát động cuộc tấn công vào miền Bắc Rwanda. Nhưng ngay ngày hôm sau RPF đã hứng chịu tổn thất lớn khi chỉ huy Fred Rwigyema bị bắn chết. Cuộc tấn công của RPF bị chặn lại. Sau đó, các đồng minh của chính quyền Hutu là Pháp, Bỉ và Zaire đã gửi quân đến Rwanda hỗ trợ tổng thống Habyarimana. Với ưu thế có được, đến ngày 30/10 chính quyền Rwanda tuyên bố đã đánh bại RPF. Trong đó ngày 11 tháng 10, lợi dụng cuộc tấn công của RPF, chính phủ Hutu đã sát hại 383 người Tutsi ở thủ đô Kigali. Nhưng lúc này, không ai để ý đến sự kiện này, mặc dù nó là sự cảnh báo thảm họa đang cận kề người Tutsi.

Sau cuộc tấn công thất bại, RPF suy yếu nghiêm trọng. Họ bị tan rã thành nhiều toán quân nhỏ, mất tinh thần. Trong bối cảnh khó khăn, Paul Kagame từ Mỹ trở về, đã tái tổ chức lại RPF, quyết định rút quân về vùng núi Virunga cực kỳ hiểm trở để kháng chiến du kích. Chính quyền Hutu không biết về sự di chuyển này, trong khi nhiều người Tutsi cả trong và ngoài nước tìm đến RPF. Paul Kagame xây dựng một quân đội kỷ luật cao, trừng phạt những binh lính nhũng nhiễu người dân, dùng tiền để mua hàng thay vì cướp bóc,… làm uy tín của RPF tăng trong dân chúng. Quan trọng hơn, có nhiều người Hutu bất mãn với chính quyền trung ương, cũng gia nhâp với RPF.
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Qua năm 1991, RPF nối lại chiến tranh du kích. Cuộc chiến giằng co suốt 3 năm đến năm 1993 mà không có tiến triển lớn nào. Trong khi đó, nền kinh tế Rwanda có vẻ không chịu nổi áp lực từ chiến tranh, phải dựa vào viện trợ từ Pháp. Vì điều này mà đến năm 1993, chính quyền Rwanda đã nhờ Liên hợp quốc đứng ra giúp đàm phán. LHQ thuyết phục thành công RPF ngồi vào đàm phán ở Arusha, Tanzania. Tuy nhiên, tiến trình đàm phán khá khó khăn, nhiều lần bị trì hoãn. Đến tháng 2 năm 1993, RPF vẫn tấn công và tiến sát đến thủ đô Kigali. Nhưng bất ngờ họ dừng lại ngay trước cửa ngõ thủ đô. Có ý kiến cho rằng RPF lo sợ quân đội Pháp đang đóng trong thành phố. Đến ngày 4/8/1993, hiệp ước Arusha cùng với lệnh ngừng bắn được kí kết. Người ta nghĩ rằng hòa bình đã đến.

Nhưng hòa bình chỉ kéo dài 8 tháng, ngày 6 tháng 4 năm 1994 máy bay của Tổng thống Habyarimana bị bắn rơi và ông thiệt mạng, mở đầu cho cuộc diệt chủng Rwanda.

Nội chiến Rwanda bắt đầu từ năm 1990, với sự nổi lên của RPF, là tiền đề và nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến nạn diệt chủng ở Rwanda.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,437
Động cơ
434,773 Mã lực
Không đúng!
Trên thực tế là để bóc lột cho đủ thậm tệ thì bọn thực dân tư bản không còn còn đường nào khác là phải đào tạo cho ra một giai cấp công nhân thực sự lớn mạnh và đầy ắp tri thức.
Bác cứ dõi cả về lý luận lẫn thực tiễn mờ xem. Còn thì về mặt quan điểm của đội tiên phong thì dĩ nhiên, bác nói chuẩn con cụ nó rồi. :D:D:D:D
Đấy là khi đinh SX tại chỗ cơ, điều không xảy ra ở Á và Phi, cụ có thể cho phản ví dụ, em thì chả thấy thời tk 19-20 ông kỹ sư, khoa học gia nào ngồi ở thuộc địa mà nên người cả.
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Paul Kagame (trái) và Juvénal Habyarimana (phải) – hai chỉ huy của cuộc nội chiến Rwanda. Paul Kagame hiện là đương kim tổng thống Rwanda

8-1.png
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top