[Funland] [Lịch sử] Vài bài lịch sử - chính trị châu Phi hiện đại

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Zimbabwe, có lẽ không xa lạ với chúng ta nữa. Chắc hẳn ai cũng có lần nghe đến đất nước này thông qua đồng tiền của họ với các thành tích bá đạo như: tờ tiền 100.000.000.000.000 (một trăm nghìn tỉ), lạm phát 500.000.000.000% (năm trăm tỷ phần trăm), 100.000.000.000 (một trăm tỷ) = 1 ổ bánh mì, người dân mang bao tải tiền đi chợ, không sợ mất tiền mà sợ mất bao,…vv

Đó là hiện tại, vậy còn quá khứ của đất nước này?

Vùng đất ứng với Zimbabwe ngày nay, có lịch sử rất lâu và phức tạp. Trong phần lớn lịch sử đời đầu, người Shona thống trị đất nước. Đến thế kỷ 17, người Bồ Đào Nha xâm chiếm vùng đất khiến các vương quốc người Shona sụp đổ. Dù vậy, người Rozwi đã đuổi được người Bồ Đào Nha khỏi lãnh thổ.

Nhưng rồi, cả người Rozwi lẫn người Shona sau cùng đều bị chinh phục. Người chinh phục họ lại là những người bị chinh phục. Năm 1834, người Ndebele bị đế quốc Zulu hùng mạnh đánh đuổi khỏi Nam Phi. Người Ndebele chạy lên phía Bắc, và đánh bại cả người Shona lẫn Rozwi, buộc họ phải cống nộp và phải di cư đến những vùng đất xa, bỏ lại đất đai cho người Ndebele.

Tóm lại là gì? Là lịch sử để lại ở Zimbabwe hàng chục nhóm sắc tộc lớn nhỏ, với 16 ngôn ngữ lớn được nói trên lãnh thổ. Đến thế kỉ 19, người Anh mới có mặt ở vùng đất này, và xâm lấn đất đai của dân bản địa. Cả người Shona lẫn Ndebele đều nổi dậy chống người Anh, gọi là cuộc ”Chimurenga lần thứ nhất” (chimurenga trong tiếng Shona nghĩa là ”cách mạng”). Nhưng họ không chống lại được súng đạn của người Anh. Kết quả là người Anh chiếm được vùng đất rộng lớn tương đương với 2 nước Zambia và Zimbabwe ngày nay.

Người chinh phục vùng đất này là nhà khai mỏ Cecil Rhodes thuộc Công ty Đông Ấn Nam Phi. Để ghi danh Rhodes, vùng đất mới được đặt tên là Rhodesia. Trong đó, tương ứng với Zambia là Bắc Rhodesia, còn ZImbabwe tương ứng với Nam Rhodesia. Năm 1953, người Anh sáp nhập Rhodesia với vùng Nyasaland (tức Malawi ngày nay). Điều này làm những người dân tộc chủ nghĩa ở Nyasaland tức giận, phản đối và làm tan rã liên bang năm 1963, chia làm 3 thuộc địa riêng biệt: Bắc Rhodesia (đổi tên thành Zambia), Nyasaland (đổi tên thành Malawi) và Nam Rhodesia vẫn giữ tên cũ.

Trong các nước này, Nam Rhodesia có số lượng người da trắng đông nhất, ước tính đến tận 300.000 người gốc Âu. Với sự sụp đổ của hệ thống thuộc địa, chính quyền hầu hết các quốc gia châu Phi gần như rơi toàn bộ vào tay người da đen, mặc dù nhiều quốc gia có số lượng đáng kể người da trắng.

Việc trao quyền lực vào tay người da đen không chỉ là điều người da đen làm, mà chính quyền Anh cũng mong muốn điều này. Chính phủ Anh cam kết sẽ tạo nên các chính phủ tự do đa sắc tộc ở các quốc gia mà họ trao trả độc lập, đảm bảo người da đen và da trắng đều có quyền lực.Tuy nhiên, lãnh đạo chính quyền thiểu số da trắng của Nam Rhodesia là Thủ tướng Ian Smith không muốn điều này. Ông lo sợ những người da đen không có trình độ nắm quyền sẽ phá hoại đất nước. Vì vậy để tránh khỏi sự sắp đặt của chính quyền Anh, Ian Smith ra Đơn phương Tuyên bố Độc lập (UDI), tuyên bố tách khỏi Vương quốc Anh ngày 11 tháng 11 năm 1965. Mục đích của nó là muốn tiếp tục duy trì chính quyền cho người da trắng thiểu số. Sau khi tách ra, Ian Smith đổi tên Nam Rhodesia thành Cộng hòa Rhodesia.
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Chính phủ Anh coi việc làm của Ian Smith là phản loạn, ngay lập tức có biện pháp trừng phạt Rhodesia, tìm cách buộc Ian Smith phải quay về con đường thành lập chính phủ dân chủ đa sắc tộc. Khi vấn đề Rhodesia được đưa ra Liên Hợp Quốc, Anh và phần lớn các nước trong Khối thịnh vượng chung, đã đồng ý kêu gọi Liên Hợp Quốc trừng phạt chính phủ da trắng của Rhodesia, bằng việc cấm nhập khẩu thuốc lá, crôm, đồng, amiăng, đường, thịt và da của Rhodesia. Các nước Xã hội chủ nghĩa, vốn luôn ủng hộ người da đen, tất nhiên cũng phản đối Rhodesia. Chính quyền Rhodesia bị coi là phân biệt chủng tộc, bị cả thế giới chống lại, ngoại trừ đồng minh duy nhất của họ: Nam Phi.

Vào thời điểm 1965, Rhodesia có một nền kinh tế phát triển cao hơn đại đa số châu Phi, nhờ thừa hưởng hệ thống kinh tế, xã hội theo mô hình của người Anh lâu hơn so với các nước khác. Đất nước có nền nông nghiệp phát triển rất cao, được gọi là ”vựa lúa của châu Phi”. Tất nhiên, vấn đề của đất nước là sự giàu có này tập trung vào tay người da trắng, với dân số chỉ 300.000, trong khi người da đen với 6 triệu dân thì nghèo hơn. Phần lớn các hầm mỏ, đồn điền, máy móc,…và cả quyền lực nhà nước nằm trong tay người da trắng. Sự bất công này ở Rhodesia được đánh giá là hơn cả Nam Phi, quốc gia đang dưới chế độ phân biệt chủng tộc Apartheid khét tiếng.

Vậy nên khi Rhodesia tách khỏi Anh nhằm duy trì quyền lực cho người da trắng, người da đen ở Rhodesia đã nổi dậy, bắt đầu cho cuộc chiến tranh gọi là ”Rhodesia Bush War”, mà dẫn đầu bởi các tổ chức cộng sản.

Về thuật ngữ ”bush war”. ”Bush” có nghĩa là ”bụi cây”, ngoài ra còn là tên Tổng thống Bush của Mỹ. Đối với cuộc chiến ở Rhodesia, ”bush war” là thuật ngữ để chỉ một cuộc chiến tranh cường độ thấp, thậm chí là rất thấp, được đánh giá là thấp hơn cả chiến tranh du kích thông thường. Đặc điểm của chiến tranh loại này là không có các chiến dịch, trận đánh nào lớn, hầu hết các trận đánh nhỏ ở nông thôn, rừng núi, vậy nên thường kéo dài nhưng thương vong thường rất thấp, ít thiệt hại. Ngoài chiến tranh Rhodesia, các cuộc chiến khác cũng gọi là ”bush war” bao gồm: chiến tranh độc lập Tây Nam Phi (còn gọi là Namibia), chiến tranh Uganda 1981-1986 và Chiến tranh ở Cộng hòa Trung Phi 2004-2007.

Ngoài ra, đối với người Shona, họ gọi cuộc chiến này là ”Chimurenga thứ hai”, tức là cuộc nổi dậy cách mạng lần thứ 2, sau lần thứ nhất là chống người Anh xâm lược.

Tham gia cuộc chiến này, phe kháng chiến cộng sản có 2 phe riêng biệt

-Liên minh Quốc gia Châu Phi Zimbabwe (ZANU), lãnh đạo bởi nhiều người, nhưng nổi tiếng nhất trong đó có ROBERT MUGABE (có ai còn không biết thánh này không?). Đây là tổ chức tự xưng là Marxist, nhưng trong suốt cuộc chiến và cả sau này lại nghiêng về Trung Quốc của Mao Trạch Đông. Tổ chức của ZANU giống y hệt kiểu Mao: trên cùng là Bộ Chính trị, dưới là Ban Chấp hành Trung ương, và bên cạnh có Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu Chiến binh..

Giúp đỡ nhóm này, bên cạnh Trung Quốc là các nước Bắc Triều Tiên, Libya, Tanzania, Mozambique,…Đặc biệt thân thiết trong số này là Bắc Triều Tiên, nước đã huấn luyện hàng nghìn du kích Rhodesia ở Bình Nhưỡng, lực lượng sau này trở thành Lữ đoàn 5 của Mugabe, khét tiếng tàn bạo.

Vì lý do đó, trong chiến tranh ZANU hoạt động chủ yếu ở phía Đông, giáp biên giới Mozambique, nơi nhà lãnh đạo cộng sản Mozambique Machel Samora cung cấp căn cứ và vũ khí cho họ. Đổi lại, ZANU cũng đã chiến đấu bên cạnh những người cộng sản Mozambique trong chiến tranh độc lập khỏi Bồ Đào Nha, và nội chiến Mozambique sau đó. Viện trợ của Trung Quốc, Tanzania, Libya,..được chuyển cho ZANU các cảng của Mozambique.

Và một điểm đáng chú ý, thành phần ZANU chủ yếu là dân tộc Shona

-Liên minh Nhân dân Châu Phi Zimbabwe (ZAPU) thì lại là tổ chức cộng sản thân Liên Xô. lãnh đạo bởi Joshua Nkomo, là một người Kalanga. Thành phần nhóm bao gồm dân tộc Ndebele (nhưng lãnh đạo lại là người Katanga) đối nghịch với người Shona của Mugabe, vì vậy sau này đã dẫn đến cuộc diệt chủng khiến 20.000 người thiệt mạng khi Mugabe tàn sát thanh trừng nhóm ZAPU.

Ủng hộ nhóm này là Liên Xô, Cuba, Đông Đức, Zambia, Angola,…Mặc dù vậy, viện trợ cho nhóm này không được mạnh mẽ như ZANU của Mugabe. ZAPU hoạt động chủ yếu ở phía Tây, nơi gần với Angola và Namibia, những nơi quân đội Cuba đang chiến đấu bên cạnh những người cộng sản ở đất nước họ. Vì lúc đó cả Angola và Namibia đều đang trong chiến tranh, nên sự giúp đỡ của Liên Xô và Cuba phải tập trung vào 2 nước này, không giúp được nhiều cho ZAPU.

Đối đầu với các nhóm cộng sản, là quân đội của Rhodesia, được Nam Phi hỗ trợ. Quân đội Rhodesia là những binh sĩ da trắng, rất thiện chiến, bên cạnh không ít người da đen trung thành với chính quyền Rhodesia.

Vì quân đội Rhodesia thiện chiến hơn nhiều, nên cuộc chiến có thương vong rất chênh lệch, tỷ lệ 1 đổi 12. Cho đến năm 1979, có 1.120 binh sĩ Rhodesia thiệt mạng. Phía bên kia, gần 12.000 du kích cộng sản bị giết, trong đó có vài trăm người Mozambique và Zambia. 7.790 thường dân da đen và 468 thường dân da trắng bị giết hại. Trong cuộc chiến, quân đội da trắng bị cáo buộc giết nhiều dân thường vô tội, cũng như lạm dụng tra tấn. Họ cũng bị cáo buộc thường xuyên dùng máy bay ném bom qua biên giới Mozambique, khiến nhiều dân thường nước này thiệt mạng. Quân đội Rhodesia đổ lỗi cho Mozambique để du kích Zimbabwe xây căn cứ bên đất họ, khiến quân đội Rhodesia phải ném bom phá hủy.

Dù vậy, đã không có một chiến thắng cuối cùng nào. Dù có thể coi là thắng lợi về chiến thuật, quân Rhodesia đã thua về chiến lược và ngoại giao. Sau khi Mozambique, Angola, Namibia trở thành nước Xã hội chủ nghĩa, Rhodesia rơi vào thế bị bao vây. Cùng với đó, sức ép của quốc tế lên Rhodesia ngày càng dữ dội, cả về kinh tế và chính trị. Đến năm 1979, trước sức ép quốc tế, thủ tướng Ian Smith phải chấp nhận đàm phán, từ chức để tổ chức bầu cử tự do. Ian Smith biết chắc dân chúng sẽ bầu cho người da đen, cụ thể là Mugabe, một người ông đã đoán trước là ”tham lam, ngu dốt, độc đoán,…”, nói rằng giao đất nước vào tay những kẻ ngu dốt sẽ khiến Rhodesia suy tàn. Vào ngày trước khi bầu cử, Ian Smith không trả lời phỏng vấn mà chỉ nói: ”Tôi sẽ đúng” (I’ll be right!).

Cuộc bầu cử năm 1980 mang đến thắng lợi cho Mugabe và đảng ZANU. Rhodesia đổi tên thành Zimbabwe, thủ đô Salisbury được đổi thành Harare như ngày nay. Thủ tướng da trắng Ian Smith vẫn ở lại đất nước, sống trong căn hộ ở thủ đô bất chấp Mugabe định gây sức ép buộc ông rời đi
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Tuy nhiên, đổ máu chưa kết thúc!

Khi chính quyền da trắng sụp đổ, người ta đã mong chờ vào một đất nước Zimbabwe dân chủ, thông qua bầu cử tự do năm 1980, mong rằng sẽ có một chính quyền đa sắc tộc, hòa hợp như người ta đòi Ian Smith thực hiện. Người ta đặt hy vọng vào Mugabe. Rốt cuộc tất cả chỉ là hão huyền.

Mugabe đã cầm quyền suốt 37 năm sau đó. Sau chiến thắng bầu cử năm 1980, việc đầu tiên Mugabe làm là triệt hạ phe ZAPU, tức phe cộng sản thân Liên Xô.

Tất nhiên, điều này có một phần lớn do mâu thuẫn sắc tộc. ZANU của Mugabe đa phần là người Shona, những người chủ xa xưa của Zimbabwe. Trong khi đó, ZAPU của Joshua Nkomo là người Ndebele và Katanga, những dân tộc đến từ Nam Phi, mà Mugabe cho là đã ”xâm lược” Zimbabwe.

Từ năm 1981, xung đột giữa ZANU và ZAPU đã căng thẳng ngày càng rõ nét. Ở một số nơi, quân du kích của ZAPU đã nổi dậy chống Mugabe. Mugabe đã ký một thỏa thuận với chủ tịch Bắc Triều Tiên Kim Il Sung vào tháng 10 năm 1980 để đưa quân đội Bắc Triều Tiên đào tạo một lữ đoàn cho quân đội Zimbabwe. Điều này đã sớm xảy ra sau khi Mugabe tuyên bố sự cần thiết của một dân quân để “chống lại những kẻ bất lương”. Lữ đoàn này được đặt tên là Lữ đoàn thứ Năm. Nhiệm vụ của Lữ đoàn 5, là thực hiện một cuộc ”Gukurahundi” nhằm vào người Ndebele.

”Gukurahundi”, thuật ngữ trong tiếng Shona là ”cơn mưa rửa trôi những bụi bẩn trước khi mùa xuân đến”. Nhưng trong trường hợp này, nó là một cuộc DIỆT CHỦNG nhằm vào sắc tộc Ndebele.

Ước tính Lữ đoàn 5 của Mugabe đã sát hại 20.000 người Ndebele từ năm 1983 đến 1987. Thành quả của nó, là đảng ZAPU chịu khuất phục, sáp nhập với đảng ZANU thành Liên minh Quốc gia Châu Phi Zimbabwe – Mặt trận Yêu nước (ZANU-PF)., tất nhiên do Mugabe đứng đầu. Sau sự kiện này, Liên Xô cắt viện trợ cho Zimbabwe.

Trả thù xong người Ndebele, Mugabe nhằm đến người da trắng.

Dù trên chính thức, phải đến năm 2000 Zimbabwe mới cải cách ruộng đất., nhưng trên thực tế từ năm 1990 Mugabe đã tiến hành các chiến dịch tái phân phối đất đai. Lần này dưới hình thức ép người da trắng bán đất cho chính phủ với giá rẻ mạt, sau đó chia lại cho người da đen. Nhưng người da đen ít học, canh tác kém, nhanh chóng làm cho mùa vụ thất thu. Khi không thể trồng trọt được nữa, họ lại bán lại đất cho người da trắng lấy tiền. Vậy là cuối cùng quay lại, đất vẫn nằm trong tay người da trắng, còn chính phủ mất tiền.

Giữa lúc này, Zimbabwe bất ngờ tìm thấy một mỏ tiền: chiến tranh Congo!

Năm 1997, nhà cách mạng Marxist của Congo, Laurent Kabila, lật đổ được nhà độc tài Mobutu thân phương Tây. Nhưng ngay sau đó, các đồng minh cũ của Congo là Uganda, Rwanda, Burundi phản bội, tấn công Congo để chiếm lãnh thổ và tài nguyên. Để bảo vệ chế độ Kabila, các nước Xã hội chủ nghĩa châu Phi, như Angola, Namibia, Libya (cùng với chư hầu là Chad và Sudan) đã gửi quân đến tham chiến. Zimbabwe cũng không ngoại lệ.

Nhưng để được bảo vệ, Congo đã chấp nhận để các nước lấy tài nguyên của mình. Trong khi Angola lấy các mỏ dầu lớn nhất Congo, Mugabe đã chọn kim cương phía Nam Congo, nhờ đó đem lại nguồn tiền, mà trên thực tế đi vào túi riêng của ông.

Ngươc lại, chiến phí hàng tỷ USD cho cuộc chiến Congo, người dân Zimbabwe phải gánh chịu. Nhưng thậm chí họ còn không biết quân đội nước mình đang tham chiến ở Congo. Sự việc chỉ vỡ lở khi tư lệnh quân đội, tướng Constantine Chiwenga bị các bà vợ của nhiều tướng tá yêu cầu điều tra tình trạng chồng của họ đi đánh nhau bên Congo đã mang về nhà vợ thứ nhì hoặc vợ thứ ba.

Đến năm 2000, nguồn lợi từ Congo đã ít đi, do cuộc chiến đến hồi kết. Trong lúc đó, phương Tây đã bắt đầu cấm vận Zimbabwe. Mugabe một lần nữa nhắm vào người da trắng. Nhưng lần này, là cướp sạch.

Năm 2000, Zimbabwe ra sắc lệnh tịch thu toàn bộ đất người da trắng, không bồi thường một xu. Những ai chống cự, có thể bị Lữ đoàn 5 ”thực hiện nhiệm vụ”. Một số người da trắng đã bị giết. Sau năm 2000, người da trắng Zimbabwe đã ồ ạt di cư. Từ 300.000 người, dân số da trắng giảm còn 25.000. Phần lớn họ di cư sang Mỹ, Australia, New Zealand,…những đất nước người da trắng được ưu tiên. Nhưng khi những quốc gia đó không nhận nữa, người da trắng Zimbabwe vẫn có nơi để đi. Các quốc gia láng giềng Nam Phi, Angola, Zambia, Mozambique, thậm chí cả Nigeria,…đã mở cửa chào đón người da trắng tị nạn. Và thế là, người da trắng giúp các nước này thoát khỏi tình trạng thiếu lương thực. Còn Zimbabwe, khủng hoảng lương thực trầm trọng. Ngân hàng Trung ương Zimbabwe đẩy mạnh in tiền để nhập khẩu hàng hóa. Kết quả là lạm phát tăng vọt, dẫn đến sự nổi tiếng khắp thế giới của đồng tiền Zimbabwe như ngày nay

Đến năm 2005, Mugabe thực hiện Chiến dịch Murambatsvina, chiến dịch có một không hai trong lịch sử, với nhiệm vụ phá những ngôi nhà ổ chuột. Kết quả biến 600.000 người trở thành vô gia cư, kéo theo 1 triệu người ZImbabwe rời bỏ đất nước sang Nam Phi tị nạn.

Sang năm 2006, Zimbabwe đạt kỷ lục: tuổi thọ thấp nhất thế giới! Cùng lúc phần trăm người nhiễm HIV cao vào loại nhất thế giới: 14% dân số tuổi 15-49.

Vào tháng 7 năm 2016, nền kinh tế trong nước sụp đổ dẫn đến một loạt các cuộc biểu tình diễn ra trên toàn quốc. Vào tháng 11 năm 2017, quân đội đã tiến hành một cuộc đảo chính lật đổ Mugabe khỏi quyền lực sau khi Phó Tổng thống Emmerson Mnangagwa bị Mugabe sa thải, đặt Mugabe bị quản thúc tại gia. Mugabe đã chính thức tuyên bố từ chức vào ngày 21 tháng 11 năm 2017, sau 37 năm lãnh đạo đất nước. Vào tháng 12 năm 2017, trang web Zimbabwe News đã đưa ra thống kê cho thấy rằng chính phủ Mugabe đã trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra cái chết của ít nhất 3 triệu người Zimbabwe trong 37 năm cai trị.

Sau 37 năm, người Zimbabwe nhìn lại đất nước, và có thể họ sẽ muốn nói với Ian Smith: ”Yes, you were right” (ông đã đúng!)

Viết thêm về Ian Smith

Sau khi Mugabe nắm quyền Smith vẫn ở lại Zimbabwe, nơi ông có nông trại không bị tịch thu. Smith vẫn hoạt động chính trị trong các đảng đối lập, phê phán chính sách của Mugabe. Dù ban đầu nhiều người không thích Ian Smith, nhưng càng về sau, khi Mugabe càng phá hoại đất nước, càng nhiều người thấy cảm phục Ian Smith.

Năm 1997, Ian Smith xuất bản cuốn sách gây chú ý: The Great Betrayal: The Memoirs of Ian Douglas Smith (Sự phản bội vĩ đại: hồi ký Ian Douglas Smith). Trong cuốn sách này, bên cạnh kể lại sự nghiệp của mình, Ian Smith cũng chỉ ra cách mà những chính trị gia Vương quốc Anh đã phản bội và giết chết đất nước Rhodesia, và rằng ”một đất nước có thể bị giết bởi toan tính chính trị, không cần chiến tranh”.

Ian Smith phải sang Nam Phi chữa bệnh từ năm 2005. 2 năm sau, ông qua đời. Bất chấp sự ngăn cản của chính quyền Mugabe, đám tang của ông ỏ quê nhà vẫn được hàng trăm nghìn người đến dự, và cả ở Nam Phi. Tro cốt của Ian Smith được hồi hương, và rải ở nông trại của ông
 

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,666 Mã lực
Tuổi
51
Cám ơn Chủ Thớt
Cuộc sống có nhiều cái nghịch lý, nhân dân chưa chắc sáng suốt, số đông chưa chắc đúng.... nếu dân trí thấp kém
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngân Hà

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-70436
Ngày cấp bằng
11/8/10
Số km
785
Động cơ
436,475 Mã lực
Tuy nhiên, đổ máu chưa kết thúc!

Khi chính quyền da trắng sụp đổ, người ta đã mong chờ vào một đất nước Zimbabwe dân chủ, thông qua bầu cử tự do năm 1980, mong rằng sẽ có một chính quyền đa sắc tộc, hòa hợp như người ta đòi Ian Smith thực hiện. Người ta đặt hy vọng vào Mugabe. Rốt cuộc tất cả chỉ là hão huyền.

Mugabe đã cầm quyền suốt 37 năm sau đó. Sau chiến thắng bầu cử năm 1980, việc đầu tiên Mugabe làm là triệt hạ phe ZAPU, tức phe cộng sản thân Liên Xô.

Tất nhiên, điều này có một phần lớn do mâu thuẫn sắc tộc. ZANU của Mugabe đa phần là người Shona, những người chủ xa xưa của Zimbabwe. Trong khi đó, ZAPU của Joshua Nkomo là người Ndebele và Katanga, những dân tộc đến từ Nam Phi, mà Mugabe cho là đã ”xâm lược” Zimbabwe.

Từ năm 1981, xung đột giữa ZANU và ZAPU đã căng thẳng ngày càng rõ nét. Ở một số nơi, quân du kích của ZAPU đã nổi dậy chống Mugabe. Mugabe đã ký một thỏa thuận với chủ tịch Bắc Triều Tiên Kim Il Sung vào tháng 10 năm 1980 để đưa quân đội Bắc Triều Tiên đào tạo một lữ đoàn cho quân đội Zimbabwe. Điều này đã sớm xảy ra sau khi Mugabe tuyên bố sự cần thiết của một dân quân để “chống lại những kẻ bất lương”. Lữ đoàn này được đặt tên là Lữ đoàn thứ Năm. Nhiệm vụ của Lữ đoàn 5, là thực hiện một cuộc ”Gukurahundi” nhằm vào người Ndebele.

”Gukurahundi”, thuật ngữ trong tiếng Shona là ”cơn mưa rửa trôi những bụi bẩn trước khi mùa xuân đến”. Nhưng trong trường hợp này, nó là một cuộc DIỆT CHỦNG nhằm vào sắc tộc Ndebele.

Ước tính Lữ đoàn 5 của Mugabe đã sát hại 20.000 người Ndebele từ năm 1983 đến 1987. Thành quả của nó, là đảng ZAPU chịu khuất phục, sáp nhập với đảng ZANU thành Liên minh Quốc gia Châu Phi Zimbabwe – Mặt trận Yêu nước (ZANU-PF)., tất nhiên do Mugabe đứng đầu. Sau sự kiện này, Liên Xô cắt viện trợ cho Zimbabwe.

Trả thù xong người Ndebele, Mugabe nhằm đến người da trắng.

Dù trên chính thức, phải đến năm 2000 Zimbabwe mới cải cách ruộng đất., nhưng trên thực tế từ năm 1990 Mugabe đã tiến hành các chiến dịch tái phân phối đất đai. Lần này dưới hình thức ép người da trắng bán đất cho chính phủ với giá rẻ mạt, sau đó chia lại cho người da đen. Nhưng người da đen ít học, canh tác kém, nhanh chóng làm cho mùa vụ thất thu. Khi không thể trồng trọt được nữa, họ lại bán lại đất cho người da trắng lấy tiền. Vậy là cuối cùng quay lại, đất vẫn nằm trong tay người da trắng, còn chính phủ mất tiền.

Giữa lúc này, Zimbabwe bất ngờ tìm thấy một mỏ tiền: chiến tranh Congo!

Năm 1997, nhà cách mạng Marxist của Congo, Laurent Kabila, lật đổ được nhà độc tài Mobutu thân phương Tây. Nhưng ngay sau đó, các đồng minh cũ của Congo là Uganda, Rwanda, Burundi phản bội, tấn công Congo để chiếm lãnh thổ và tài nguyên. Để bảo vệ chế độ Kabila, các nước Xã hội chủ nghĩa châu Phi, như Angola, Namibia, Libya (cùng với chư hầu là Chad và Sudan) đã gửi quân đến tham chiến. Zimbabwe cũng không ngoại lệ.

Nhưng để được bảo vệ, Congo đã chấp nhận để các nước lấy tài nguyên của mình. Trong khi Angola lấy các mỏ dầu lớn nhất Congo, Mugabe đã chọn kim cương phía Nam Congo, nhờ đó đem lại nguồn tiền, mà trên thực tế đi vào túi riêng của ông.

Ngươc lại, chiến phí hàng tỷ USD cho cuộc chiến Congo, người dân Zimbabwe phải gánh chịu. Nhưng thậm chí họ còn không biết quân đội nước mình đang tham chiến ở Congo. Sự việc chỉ vỡ lở khi tư lệnh quân đội, tướng Constantine Chiwenga bị các bà vợ của nhiều tướng tá yêu cầu điều tra tình trạng chồng của họ đi đánh nhau bên Congo đã mang về nhà vợ thứ nhì hoặc vợ thứ ba.

Đến năm 2000, nguồn lợi từ Congo đã ít đi, do cuộc chiến đến hồi kết. Trong lúc đó, phương Tây đã bắt đầu cấm vận Zimbabwe. Mugabe một lần nữa nhắm vào người da trắng. Nhưng lần này, là cướp sạch.

Năm 2000, Zimbabwe ra sắc lệnh tịch thu toàn bộ đất người da trắng, không bồi thường một xu. Những ai chống cự, có thể bị Lữ đoàn 5 ”thực hiện nhiệm vụ”. Một số người da trắng đã bị giết. Sau năm 2000, người da trắng Zimbabwe đã ồ ạt di cư. Từ 300.000 người, dân số da trắng giảm còn 25.000. Phần lớn họ di cư sang Mỹ, Australia, New Zealand,…những đất nước người da trắng được ưu tiên. Nhưng khi những quốc gia đó không nhận nữa, người da trắng Zimbabwe vẫn có nơi để đi. Các quốc gia láng giềng Nam Phi, Angola, Zambia, Mozambique, thậm chí cả Nigeria,…đã mở cửa chào đón người da trắng tị nạn. Và thế là, người da trắng giúp các nước này thoát khỏi tình trạng thiếu lương thực. Còn Zimbabwe, khủng hoảng lương thực trầm trọng. Ngân hàng Trung ương Zimbabwe đẩy mạnh in tiền để nhập khẩu hàng hóa. Kết quả là lạm phát tăng vọt, dẫn đến sự nổi tiếng khắp thế giới của đồng tiền Zimbabwe như ngày nay

Đến năm 2005, Mugabe thực hiện Chiến dịch Murambatsvina, chiến dịch có một không hai trong lịch sử, với nhiệm vụ phá những ngôi nhà ổ chuột. Kết quả biến 600.000 người trở thành vô gia cư, kéo theo 1 triệu người ZImbabwe rời bỏ đất nước sang Nam Phi tị nạn.

Sang năm 2006, Zimbabwe đạt kỷ lục: tuổi thọ thấp nhất thế giới! Cùng lúc phần trăm người nhiễm HIV cao vào loại nhất thế giới: 14% dân số tuổi 15-49.

Vào tháng 7 năm 2016, nền kinh tế trong nước sụp đổ dẫn đến một loạt các cuộc biểu tình diễn ra trên toàn quốc. Vào tháng 11 năm 2017, quân đội đã tiến hành một cuộc đảo chính lật đổ Mugabe khỏi quyền lực sau khi Phó Tổng thống Emmerson Mnangagwa bị Mugabe sa thải, đặt Mugabe bị quản thúc tại gia. Mugabe đã chính thức tuyên bố từ chức vào ngày 21 tháng 11 năm 2017, sau 37 năm lãnh đạo đất nước. Vào tháng 12 năm 2017, trang web Zimbabwe News đã đưa ra thống kê cho thấy rằng chính phủ Mugabe đã trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra cái chết của ít nhất 3 triệu người Zimbabwe trong 37 năm cai trị.

Sau 37 năm, người Zimbabwe nhìn lại đất nước, và có thể họ sẽ muốn nói với Ian Smith: ”Yes, you were right” (ông đã đúng!)

Viết thêm về Ian Smith

Sau khi Mugabe nắm quyền Smith vẫn ở lại Zimbabwe, nơi ông có nông trại không bị tịch thu. Smith vẫn hoạt động chính trị trong các đảng đối lập, phê phán chính sách của Mugabe. Dù ban đầu nhiều người không thích Ian Smith, nhưng càng về sau, khi Mugabe càng phá hoại đất nước, càng nhiều người thấy cảm phục Ian Smith.

Năm 1997, Ian Smith xuất bản cuốn sách gây chú ý: The Great Betrayal: The Memoirs of Ian Douglas Smith (Sự phản bội vĩ đại: hồi ký Ian Douglas Smith). Trong cuốn sách này, bên cạnh kể lại sự nghiệp của mình, Ian Smith cũng chỉ ra cách mà những chính trị gia Vương quốc Anh đã phản bội và giết chết đất nước Rhodesia, và rằng ”một đất nước có thể bị giết bởi toan tính chính trị, không cần chiến tranh”.

Ian Smith phải sang Nam Phi chữa bệnh từ năm 2005. 2 năm sau, ông qua đời. Bất chấp sự ngăn cản của chính quyền Mugabe, đám tang của ông ỏ quê nhà vẫn được hàng trăm nghìn người đến dự, và cả ở Nam Phi. Tro cốt của Ian Smith được hồi hương, và rải ở nông trại của ông

hay quá cụ ạ

hoá ra cái gì cũng có nguyên nhân của nó
 

KoThich

Xe buýt
Biển số
OF-36765
Ngày cấp bằng
1/6/09
Số km
723
Động cơ
438,973 Mã lực
Nơi ở
HN
Bài của cụ rất dễ hiểu và cũng gợi mở nhiều suy nghĩ. Thanks cụ
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Em post vài hình.
Bản đồ Liên bang Trung Phi của đế quốc Anh. Nước to phía Bắc là Bắc Rhodesia nay tên Zambia. Phía Nam là Zimbabwe ngày nay. Nước nhỏ phía Đông nay là Malawi (trước là Ny-a-sa-len)


Federation_of_Rhodesia_and_Nyasaland.png
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,437
Động cơ
434,773 Mã lực
Phân tích dựa trên sắc tộc là sai toét tòe loe. Phải phân tích như Engels phưn tích về nội chiến Nam Bắc Mỹ nhé.
Loanh quanh một hồi vẫn là da trắng nên dứng đầu thì "Oh, no, You're wrong".
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Thủ tướng da trắng Ian Smith của Rhodesia. Ông này chủ trương tách khỏi Anh để khỏi bị ép chuyển quyền lực do người da đen


Ian_Smith_1950s.jpg
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Thủ tướng Ian Smith đang ký Đơn phương tuyên bố độc lập - UDI (Unilateral Declaration of Independence). Giới lãnh đạo Rhodesia luôn tự đề cao quyết định độc lập này để củng cố tính chính danh

Udi2-rho.jpg
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Phía bên kia: Lãnh tụ Robert Mugabe của nhóm Vũ trang ZANU. Chi tiết về các nhóm vũ trang và diễn biến cụ thể chiến tranh em sẽ post bài khác

Mugabe_1979_a.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Ông lớn còn lại: Joshua Nkomo của nhóm ZAPU. Nhóm này kém hơn và bị Mugabe tiêu diệt sau đó



tải xuống.jpg
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Robert Mugabe thắng cử năm 1980. Thời điểm người ta chưa biết Nelson Mandela là ai thì Mugabe được coi là lãnh đạo vĩ đại nhất châu Phi


357f85bac8fa21a478eb.jpg
 

linhmr

Xe máy
Biển số
OF-73712
Ngày cấp bằng
24/9/10
Số km
93
Động cơ
425,070 Mã lực
Cảm ơn bác chủ Thớt! Bài viết rất hay ạ
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Mugabe và Nkomo ở Liên Hợp Quốc thời còn mặn nồng. Ít lâu sau Mugabe tàn sát dân tộc Ndebele của Nkomo





robert-mugabe-joshua-nkomo-590.jpg
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Vào khoảng năm 1983 một đơn vị tên là Lữ đoàn 5 của Mugabe, được đào tạo ở Bắc Triều Tiên, đã tàn sát sắc dân Ndebele thiểu số. Chiến dịch của họ tên là Gukurahundi, nghĩa là "cơn mưa rửa bụi trước mùa xuân". Trên lá cờ của Lữ đoàn 5 có thêu chữ này
gukurahundi-brigade-780x405.jpg
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top