[Funland] Lịch sử lãnh thổ miền nam Việt Nam

Kiên Khùng

Xe điện
Biển số
OF-785718
Ngày cấp bằng
27/7/21
Số km
3,979
Động cơ
271,987 Mã lực
Thấy có bạn like còm e ở thớt này, nhân cuối tuần max rảnh, e xin giới thiệu tiếp 1 bài viết nữa của Gs TQV hầu các cụ đấu vật.

Viết về Ng Ánh là một điều không đơn giản, Gs TVQ đã khéo léo thể hiện suy nghĩ của mình qua 1 bài viết về ... Ng Huệ, được đăng trong cuốn Trong Cõi.

.... theo tôi, cho đến nay, không ai ca ngợi ông hay bằng, cô đọng bằng Ai Tư Vãn của Ngọc Hân, bạn đời ông:
Mà nay áo vải cờ đào,
Giúp DÂN, dựng Nước xiết bao công trình...
Nhưng, cũng theo tôi chớ nên đẩy tới cấp đoạn nhà "cách mạng", cách tân và than vãn rằng nếu Ông không mất sớm thì sự đời sẽ khác ...

.

TRONG CÕI

Tây Sơn Quang Trung và công cuộc đổi mới đất Việt ở thế kỷ XVIII ...................... 40


Theo nội dung thì bài viết thực hiện trong không khí Đổi mới 1986, trước thời điểm kỷ niệm 200 chiến thắng Ngọc Hồi, Đống Đa.

Bài viết trực tiếp khẳng định các chiến công vĩ đại của Anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ: chiến thắng ngoại xâm ở cả hai đầu tổ quốc, thống nhất đất nước về cơ bản (xóa bỏ hận sông Gianh), xóa bỏ thế lực họ Trịnh đàng ngoài, lùa họ Nguyễn đàng trong về đảo Phú Quốc. Đưa đại cuộc giang sơn về một mối (3 ae nhà Tây Sơn vẫn là ae 1 nhà).
Bài viết miêu tả những hạn chế của NH-QT trong chính trị, trong 4 năm sau khi lên ngôi và trước khi mất. Nhưng vô tình gián tiếp cho thấy hành trình 1000 năm độc lập của dân tộc VN từ thế kỷ 10 đến 20, vẫn chưa hình thành mô hình, phương pháp, con đường phát triển riêng phù hợp cho dân tộc VN, chưa xuất hiện lãnh tụ (chính trị-kinh tế) đủ tầm cố kết toàn dân nâng tầm nước Việt khỏi "bẫy thu nhập trung bình-cách gọi ngày nay", nhà cải cách thực sự có khả năng phát triển đột phá kiểu Đặng Tiểu Bình với quốc gia có tỷ dân, Lý Quang Diệu với thành bang triệu dân, hay Park Chung Hee với đất nước vài chục triệu dân.
Đó là vấn đề thuộc về nền tảng, trình độ, đặc trưng văn hóa chứ không còn là chuyện thể chế con người cụ thể. Nền tảng văn hóa-kinh tế của VN chưa thúc đẩy hình thành chủ thuyết kinh tế, hình thành mô hình kinh tế phát triển riêng biệt độc đáo của VN. Chỉ mới có thứ kinh tế tiểu nông manh mún chụp giật, chưa có bề dày kinh tế ngoại thương, kinh tế chinh phục-sáng tạo trong lịch sử tồn tại.
Vì thế việc miêu tả NH không có đóng góp gì lớn vào cải cách đất nước vừa đúng, vừa chưa đúng, và có phần bơm thổi. Vì thực ra ông mới có ở ngôi được chưa tròn 4 năm thôi. Và ông cũng là người VN, sinh ra trong khí quyển văn hóa kinh tế VN thôi.
Bản thân Gia Long cầm quyền 18 năm cũng chưa làm được gì cho kinh tế VN. Xã hội thì loạn cào cào. Không có chính sách cách tân đổi mới gì đáng kể cả.

Cho nên, trở lại chuyện đánh giá, so sánh giữa NH-NA, thì nên hiểu thật tỏ tường 4 chuyện:

1. Về cải cách đổi mới kinh tế: thành tựu của cả GL lẫn QT đều không có gì đậm nét. Riêng GL, có 2 điểm trừ: ông kế thừa tổ tiên vốn rất phóng khoáng trong chính trị, nhờ thế kinh tế ngoại thương phát triển. Nhưng ông không theo. Ông cầm quyền 18 năm, thừa đủ 1 thế hệ để cải cách, nhưng không có gì xảy ra.
2. Về chính trị: GL có công nhất thống chính thức quốc gia, nhưng không thu phục được nhân tâm Bắc Hà. Đối với dân đàng ngoài, từ Chúa tới Vua nhà Nguyễn, suốt 400 năm tồn tại, chưa có công lao gì đáng kể, cũng chưa từng thể hiện uy vũ, đức độ với dân xứ ấy. Chúa Nguyễn lại thường thua trận với Chúa Trịnh. Trong mắt người đàng ngoài, họ chỉ thua người đàng trong duy nhất là QT, còn NA chỉ là ăn hôi. Về việc này, QT ghi điểm cộng vài lần so với GL. Cứu dân là một (đánh giặc Thanh phía bắc, đánh giặc Xiêm phía nam), trị loạn trong vài nốt nhạc là hai (Chỉnh, Nhậm đều lần lượt lên thớt của ông, họ Trịnh kết thúc triều đại dưới tay ông) và hiểu chuyện, nhân từ là ba ("Thôi thôi đừng đỗ oan cho thằng Trịnh Khải" - ai chưa biết câu này nghĩa là gì, có thể gúc).
Do đó, từng có người nói rằng (và bị tịch thu bằng) QT là người quê mùa thô lậu nên dân đàng ngoài không phục, là sai lầm. Ân uy QT đều thể hiện rõ ràng dứt khoát với dân Bắc, muốn không kính trọng, cũng phải nể vì, cũng phải kiêng sợ. GL không so được. Đã thế còn bạt thành phá điện hạ thấp văn hóa đàng ngoài, càng làm dân đàng ngoài bất mãn.
3. Về đóng góp văn hóa nói chung cho dân tộc: Nhà Nguyễn ngưng tụ được đỉnh cao văn hóa của dân tộc VN trong thời kỳ cận đại. Đây là điểm cộng. Có thể nói là điểm cộng duy nhất mà NA-GL rõ ràng có được. Là vị vua đầu triều, ông đã setup, kế thừa các Chúa, kiến tạo được nền tảng văn hóa (kiến trúc-xây dựng, thơ ca, nghề thủ công...) mang đậm phong cách riêng, có thể nói là gần như duy nhất còn lại để VN có thể mang đi ngoại giao.
Tuy nhiên, tuy làm được điều này, GL cũng nhận về điểm trừ lớn: đã hủy hoại, hạ cấp di sản văn hóa của các đời trước. Điều này một phần là do nhu cầu thể hiện cái tôi của quân chủ, nhưng xét theo thời đại, cách hành xử trả thù tận gốc kẻ thù cũng đồng hành với phong cách tận hủy văn vật các xứ khác, nhất là đàng ngoài. Điều này chỉ càng làm cho vua không hội tụ được uy tín. Trong các thời đại trước đó, các cung điện tại Thăng Long qua các triều đại vẫn được giữ gìn dù chiến tranh. Đến nhà Nguyễn, thu nhỏ chỉ còn là 1 hành cung.
So với QT, thì QT có điểm trừ là hạn chế văn hóa Phật giáo. Nhưng ông không ra tay hủy diệt cung điện của triều đại trước.
4. Về vấn đề "nhờ ngoại bang đem quân vào diệt kẻ thù chính trị trong nước" thì đã quá rõ. Thiết nghĩ không cần phân tích thêm.
...
Phân tích như vậy, tôi muốn nói rằng, đánh giá NA-GL không có gì là khó khăn cả.
Khó khăn chỉ ở lòng người.
Lòng người tôn Ánh lên để bào chữa cho quá khứ tổ tiên riêng của mình (hành xử như NA) hay đặt chỗ trước cho kiểu hành vi tương tự Ánh trong tương lai (mà lấy trường hợp NA-GL để biện minh, bao che cho lương tâm khỏi tội lỗi dự trù sẵn).
 
Chỉnh sửa cuối:

sắt con

Xe điện
Biển số
OF-203221
Ngày cấp bằng
23/7/13
Số km
2,795
Động cơ
277,642 Mã lực
Theo nội dung thì bài viết thực hiện trong không khí Đổi mới 1986, trước thời điểm kỷ niệm 200 chiến thắng Ngọc Hồi, Đống Đa.

Bài viết trực tiếp khẳng định các chiến công vĩ đại của Anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ: chiến thắng ngoại xâm ở cả hai đầu tổ quốc, thống nhất đất nước về cơ bản (xóa bỏ hận sông Gianh), xóa bỏ thế lực họ Trịnh đàng ngoài, lùa họ Nguyễn đàng trong về đảo Phú Quốc. Đưa đại cuộc giang sơn về một mối (3 ae nhà Tây Sơn vẫn là ae 1 nhà).
Bài viết miêu tả những hạn chế của NH-QT trong chính trị, trong 4 năm sau khi lên ngôi và trước khi mất. Nhưng vô tình gián tiếp cho thấy hành trình 1000 năm độc lập của dân tộc VN từ thế kỷ 10 đến 20, vẫn chưa hình thành mô hình, phương pháp, con đường phát triển riêng phù hợp cho dân tộc VN, chưa xuất hiện lãnh tụ (chính trị-kinh tế) đủ tầm cố kết toàn dân nâng tầm nước Việt khỏi "bẫy thu nhập trung bình-cách gọi ngày nay", nhà cải cách thực sự có khả năng phát triển đột phá kiểu Đặng Tiểu Bình với quốc gia có tỷ dân, Lý Quang Diệu với thành bang triệu dân, hay Park Chung Hee với đất nước vài chục triệu dân.
Đó là vấn đề thuộc về nền tảng, trình độ, đặc trưng văn hóa chứ không còn là chuyện thể chế con người cụ thể. Nền tảng văn hóa-kinh tế của VN chưa thúc đẩy hình thành chủ thuyết kinh tế, hình thành mô hình kinh tế phát triển riêng biệt độc đáo của VN. Chỉ mới có thứ kinh tế tiểu nông manh mún chụp giật, chưa có bề dày kinh tế ngoại thương, kinh tế chinh phục-sáng tạo trong lịch sử tồn tại.
Vì thế việc miêu tả NH không có đóng góp gì lớn vào cải cách đất nước vừa đúng, vừa chưa đúng, và có phần bơm thổi. Vì thực ra ông mới có ở ngôi được chưa tròn 4 năm thôi. Và ông cũng là người VN, sinh ra trong khí quyển văn hóa kinh tế VN thôi.
Bản thân Gia Long cầm quyền 18 năm cũng chưa làm được gì cho kinh tế VN. Xã hội thì loạn cào cào. Không có chính sách cách tân đổi mới gì đáng kể cả.

Cho nên, trở lại chuyện đánh giá, so sánh giữa NH-NA, thì nên hiểu thật tỏ tường 4 chuyện:

1. Về cải cách đổi mới kinh tế: thành tựu của cả GL lẫn QT đều không có gì đậm nét. Riêng GL, có 2 điểm trừ: ông kế thừa tổ tiên vốn rất phóng khoáng trong chính trị, nhờ thế kinh tế ngoại thương phát triển. Nhưng ông không theo. Ông cầm quyền 18 năm, thừa đủ 1 thế hệ để cải cách, nhưng không có gì xảy ra.
2. Về chính trị: GL có công nhất thống chính thức quốc gia, nhưng không thu phục được nhân tâm Bắc Hà. Đối với dân đàng ngoài, từ Chúa tới Vua nhà Nguyễn, suốt 400 năm tồn tại, chưa có công lao gì đáng kể, cũng chưa từng thể hiện uy vũ, đức độ với dân xứ ấy. Chúa Nguyễn lại thường thua trận với Chúa Trịnh. Trong mắt người đàng ngoài, họ chỉ thua người đàng trong duy nhất là QT, còn NA chỉ là ăn hôi. Về việc này, QT ghi điểm cộng vài lần so với GL. Cứu dân là một (đánh giặc Thanh phía bắc, đánh giặc Xiêm phía nam), trị loạn trong vài nốt nhạc là hai (Chỉnh, Nhậm đều lần lượt lên thớt của ông, họ Trịnh kết thúc triều đại dưới tay ông) và hiểu chuyện, nhân từ là ba ("Thôi thôi đừng đỗ oan cho thằng Trịnh Khải" - ai chưa biết câu này nghĩa là gì, có thể gúc).
Do đó, từng có người nói rằng (và bị tịch thu bằng) QT là người quê mùa thô lậu nên dân đàng ngoài không phục, là sai lầm. Ân uy QT đều thể hiện rõ ràng dứt khoát với dân Bắc, muốn không kính trọng, cũng phải nể vì, cũng phải kiêng sợ. GL không so được. Đã thế còn bạt thành phá điện hạ thấp văn hóa đàng ngoài, càng làm dân đàng ngoài bất mãn.
3. Về đóng góp văn hóa nói chung cho dân tộc: Nhà Nguyễn ngưng tụ được đỉnh cao văn hóa của dân tộc VN trong thời kỳ cận đại. Đây là điểm cộng. Có thể nói là điểm cộng duy nhất mà NA-GL rõ ràng có được. Là vị vua đầu triều, ông đã setup, kế thừa các Chúa, kiến tạo được nền tảng văn hóa (kiến trúc-xây dựng, thơ ca, nghề thủ công...) mang đậm phong cách riêng, có thể nói là gần như duy nhất còn lại để VN có thể mang đi ngoại giao.
Tuy nhiên, tuy làm được điều này, GL cũng nhận về điểm trừ lớn: đã hủy hoại, hạ cấp di sản văn hóa của các đời trước. Điều này một phần là do nhu cầu thể hiện cái tôi của quân chủ, nhưng xét theo thời đại, cách hành xử trả thù tận gốc kẻ thù cũng đồng hành với phong cách tận hủy văn vật các xứ khác, nhất là đàng ngoài. Điều này chỉ càng làm cho vua không hội tụ được uy tín. Trong các thời đại trước đó, các cung điện tại Thăng Long qua các triều đại vẫn được giữ gìn dù chiến tranh. Đến nhà Nguyễn, thu nhỏ chỉ còn là 1 hành cung.
So với QT, thì QT có điểm trừ là hạn chế văn hóa Phật giáo. Nhưng ông không ra tay hủy diệt cung điện của triều đại trước.
4. Về vấn đề "nhờ ngoại bang đem quân vào diệt kẻ thù chính trị trong nước" thì đã quá rõ. Thiết nghĩ không cần phân tích thêm.
...
Phân tích như vậy, tôi muốn nói rằng, đánh giá NA-GL không có gì là khó khăn cả.
Khó khăn chỉ ở lòng người.
Lòng người tôn Ánh lên để bào chữa cho quá khứ tổ tiên riêng của mình (hành xử như NA) hay đặt chỗ trước cho kiểu hành vi tương tự Ánh trong tương lai (mà lấy trường hợp NA-GL để biện minh, bao che cho lương tâm khỏi tội lỗi dự trù sẵn).
Hay ạ !!!!
 

belo

Xe điện
Biển số
OF-76592
Ngày cấp bằng
29/10/10
Số km
2,806
Động cơ
382,340 Mã lực
Nơi ở
Da nang
Thấy có bạn like còm e ở thớt này, nhân cuối tuần max rảnh, e xin giới thiệu tiếp 1 bài viết nữa của Gs TQV hầu các cụ đấu vật.

Viết về Ng Ánh là một điều không đơn giản, Gs TVQ đã khéo léo thể hiện suy nghĩ của mình qua 1 bài viết về ... Ng Huệ, được đăng trong cuốn Trong Cõi.

.... theo tôi, cho đến nay, không ai ca ngợi ông hay bằng, cô đọng bằng Ai Tư Vãn của Ngọc Hân, bạn đời ông:
Mà nay áo vải cờ đào,
Giúp DÂN, dựng Nước xiết bao công trình...
Nhưng, cũng theo tôi chớ nên đẩy tới cấp đoạn nhà "cách mạng", cách tân và than vãn rằng nếu Ông không mất sớm thì sự đời sẽ khác ...

.

TRONG CÕI

Tây Sơn Quang Trung và công cuộc đổi mới đất Việt ở thế kỷ XVIII ...................... 40


Cảm ơn cụ. Quyển này em chưa đọc.
 

CCB

Xe tăng
Biển số
OF-857747
Ngày cấp bằng
22/4/24
Số km
1,308
Động cơ
20,594 Mã lực
Quang Trung, Quang Toản và Ngyễn Ánh là ae cột chèo !?

Là kẻ thù không đội trời chung...

Các Chúa Nguyễn đã có công rất lớn trong lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam khi cho khai hoang dần về phía Nam đến tận Cà Mau ngày nay. Khi đó, người dân sống trong sung túc hạnh phúc. Tuy nhiên, tới đời chúa Nguyễn Phúc Khoát, quần thần Trương Phúc Loan chuyên quyền lộng hành, khiến người dân oán thán. Sống trong cảnh lần than ấy, cuộc khởi nghĩa Tây Sơn do ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ lãnh đạo đã được người dân khắp nơi hưởng ứng. Năm 1777, quân Tây Sơn chiếm được Gia Định và đã giết chết Nguyễn Phúc Dương (người được Tây Sơn dương khẩu hiệu phò tá), Nguyễn Phúc Thuần, cùng hoàng tộc anh em của Nguyễn Phúc Ánh đều bị giết cả. Riêng Nguyễn Ánh năm ấy chỉ mới 15 tuổi may mắn thoát nạn.

Sau đó, Nguyễn Ánh chạy vào Hà Tiên giờ sự giúp đỡ của giám mục Giám mục Bá Đa Lộc. Trong suốt 1/4 thế kỉ, Nguyễn Ánh phải bôn ba khắp nơi nhằm trốn tránh sự truy lùng của quân Tây Sơn. Phải nhiều lần rất may mắn, Nguyễn Ánh mới thoát khỏi cái chết cận kề và sau đó giành lại giang sơn. Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng Đế, chọn Phú Xuân làm Kinh Đô, đặt niên hiệu là Gia Long và bắt đầu cuộc trả thù tàn khốc nhà Tây Sơn.

IMG_20240718_204103.png

Nguyễn Huệ và Nguyễn Anh (phải).

Các con của Nguyễn Nhạc bị giết ngay sau bị bắt, những người có quan hệ huyết thống với Nguyễn Huệ bị xử lăng trì. Quang Toản thì bị voi xé xác, đầu bị bỏ vào vò và giam trong ngục. Lăng mộ nhà Tây Sơn thì bị quật lên. Sọ của vua Quang Trung thì bị xích và nhốt vào ngục tối.

... đến quan hệ đặc biệt...

Vua Lê Hiển Tông có hai cô công chúa tài sắc vẹn toàn là Ngọc Hân công chúa và Ngọc Bình công chúa. Năm 1786 khi lần đầu tiên ra Bắc, Nguyễn Huệ đã kết hôn với công chúa Ngọc Hân nhờ sự mai mối của Nguyễn Hửu Chỉnh. Lúc đó, bà 16 tuổi, còn Nguyễn Huệ 33 tuổi.

Năm 1795, Công chúa Ngọc Hân làm mối cho em mình là công chúa Ngọc Bình lấy con của vua Quang Trung là Quang Toản. Đến năm 1802, sau khi tiêu diệt nhà Tây Sơn và lên ngôi Hoàng Đế. Thay vì trả thù Ngọc Bình như bao người thuộc dòng dõi nhà Tây Sơn khác, Gia Long - Nguyễn Ánh đã nạp bà làm phi bất chấp lời khuyên can của các vị đại thần: "Bệ hạ nay có cả thiên hạ, thiếu gì gái đẹp, việc gì phải lấy vợ của giặc làm vợ mình!". Vua Gia Long cười ha hả mà nói: "Đến đất nước của giặc “tau” còn lấy, huống chi là vợ giặc, “tau” lấy vợ giặc làm vợ “tau” thì có chi mô!". Chính vì thế dân gian đã có câu ca giao:

Số đâu mà số lạ lùng
Con vua mà lấy hai chồng làm vua.


Xét theo quan hệ gia đình, Nguyễn Huệ, N. Quang Toản và Nguyễn Ánh là anh em cột chèo với nhau khi lấy hai chị em ruột.

Sự hận thù giữa Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh là chuyện mà ai cũng biết, nhưng dù là hai kẻ thù không đội trời chung thì số phận dường như sắp đặt cho cả hai vẫn còn đó chút dính líu với nhau kỳ lạ như vậy. Sự thật lịch sử đôi khi mang đến cho ta những điều thật thú vị.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top