[Funland] Lịch sử - chính trị Trung Đông hiện đại (tiếp nối thớt châu Phi)

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Hoàng tử Hassan (giữa), con trai vua Muhammad và các thành viên bộ lạc

Prince_Hassan_in_Wadi_Amlah.jpg
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Đến hết năm 1964, quân số thường trực của Ai Cập lên tới 50.000 người nhưng đã có đến 10.000 binh sĩ hy sinh. Thương vong này vượt quá sức chịu đựng của Ai Cập. Nhưng quan trọng hơn, nền kinh tế của Ai Cập có vẻ không sẵn sàng cho một cuộc chiến dài hơi. Chiến phí cho cuộc chiến lên đến 1 triệu USD một ngày. Đến thời tổng thống Johnson, vì nhiều lý do mà viện trợ của Mỹ cho Ai Cập bị cắt giảm. Nợ nước ngoài của Ai Cập lên tới 400 triệu Bảng Ai Cập, trong khi họ cũng thiếu tới 3 tỷ Bảng cho tài khóa mới. Những điều này được Tổng thống Nasser công khai trên truyền hình Ai Cập. Sự bất mãn nguy hiểm xuất hiện trong dân chúng Ai Cập.



Trong bối cảnh đó, vào tháng 9/1964, hội nghị của khối Arab diễn ra tại thành phố Alexandria của Ai Cập. Nasser đã tận dụng cơ hội này để có thể kết thúc cuộc chiến Yemen trong danh dự. Theo tính toán, nếu Nasser có thể thuyết phục vua Faisal II của Arab Saudi cùng rút quân khỏi Yemen, ông có thể bảo toàn danh dự. Vì vậy mà trong hội nghị Alexandria năm 1964, Ai Cập có nhiều nhượng bộ với Arab Saudi. Có thể kể đến việc nhượng bộ một số đảo tranh chấp trên biển Đỏ, Ai Cập chấm dứt hỗ trợ cho các nhóm chống đối ở Arab Saudi, Ai Cập tăng cường thù địch với Israel,…Những tiến triển đó được vua Faisal của Arab Saudi thừa nhận. Cái bắt tay của 2 lãnh đạo hàng đầu khối Arab lúc đó được cả thế giới hoan nghênh. Để ”thưởng” cho cái bắt tay này, nước Mỹ cung cấp cho Ai Cập 150 triệu USD trong một Chương trình ”Thực phẩm vì Hòa bình”, cung cấp lương thực cho các nước nghèo châu Phi, giảm bớt khó khăn kinh tế cho nước này.



Tuy nhiên, trong một cuộc đàm phán bí mật ở Sudan sau đó về tình hình Yemen, các phe của nước này đã không thể ngừng bắn. Phe Hoàng gia đổ lỗi cho máy bay Ai Cập đã ném bom họ trong lúc đàm phán, trong khi phe Cộng hòa cáo buộc quân Hoàng gia tập kích các đoàn xe đang rút lui của họ. Vì vậy mà bất chấp cái bắt tay giữa Ai Cập và Arab Saudi, tình hình ở Yemen không hề giảm căng thẳng, và quân đội Ai Cập ở đây tiếp tục hứng chịu thương vong.


Trong năm 1965 chứng kiến cuộc tấn công lớn của phe Hoàng gia vào lực lượng Cộng hòa và quân Ai Cập. Các cuộc tấn công của họ có quân số đông đảo, thậm chí các hoàng tử của Vua Muhammad al-Badr cũng xung trận. Khí thế như vậy nhưng họ không có sự yểm trợ của Arab Saudi hay lính đánh thuê, những người không dám can thiệp sâu vào lãnh thổ Yemen. Vì vậy mà cuộc tấn công của quân Hoàng gia không uy hiếp được thủ đô Sana’a. Tuy nhiên, họ lại bao vây được 5.000 quân Ai Cập trên các dãy núi phía Bắc. Lúc này, quân số của phe Hoàng gia đã có tới 60.000 quân chính quy và không dưới 300.000 quân bộ lạc, gấp 10 lần quân số của phe Cộng hòa. Quân đội Ai Cập được đưa lên đến 70.000 người và cho đến cuối cuộc chiến, 130.000 lính Ai Cập đã được đưa sang Yemen.


Qua đến năm 1966, nhận thấy không thể kéo dài thêm cuộc chiến Yemen khi nợ nước ngoài đã là 3 tỷ USD, Tổng thống Nasser bắt đầu chọn giải pháp rút quân. Quyết định rút quân này có cả sự tác động của Liên Xô và Mỹ. Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Liên Xô Alexei Kosygin trong chuyến thăm Ai Cập cam kết sẽ vũ trang cho Ai Cập để bảo vệ nước này trước Israel nhưng đổi lại Nasser phải làm hòa với Arab Saudi. Còn Mỹ đe dọa cắt giảm 150 triệu USD viện trợ lương thực và dọa cắt hẳn 100 triệu USD viện trợ công nghiệp cho Ai Cập. Những tác động đó khiến Nasser bắt đầu rút bớt 30.000 quân Ai Cập khỏi Yemen trong năm 1966.

Ảnh: trực thăng Ai Cập bị bắt giữ
Republican_helicopter.jpg
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Tuy nhiên, 40.000 quân còn lại của Ai Cập có thể sẽ không rút đi nếu không có sự kiện chấn động thế giới vào tháng 6/1967: Chiến tranh 6 ngày. Trên thực tế, Nasser đã tính toán một cuộc hành quân xâm lược Israel có thể là cái cớ hoàn hảo để ông triệu tập quân từ Yemen về nước. Nasser đã rút quân, nhưng bằng một cách rất khác: 15.000 quân Ai Cập bị Israel chôn vùi trong thảm bại. Lúc này thì dù muốn hay không, quân Ai Cập cũng phải rút về nước nếu không muốn đất nước rơi vào tay Israel. 40.000 quân Ai Cập rời khỏi Yemen, với binh sĩ cuối cùng rời đi vào tháng 11 năm 1967.

Sự rút quân của Ai Cập bỏ rơi quân Cộng hòa Yemen giống với cách người Mỹ bỏ Nam Việt Nam và Liên Xô bỏ Afghanistan. Tuy nhiên, bằng một cách thần kỳ số phận của nền cộng hòa Yemen lại viên mãn hơn nhiều.

Ngay sau sự rút lui của Ai Cập, quân hoàng gia đổ xuống tấn công quân Cộng hòa. Đến tháng 12 năm 1967, quân Hoàng gia đã đến thủ đô Sana’a, tiến hành bao vây thành phố. Đây là trận chiến quyết định kết quả chiến tranh.

6.000 quân Hoàng gia và hơn 50.000 quân bộ lạc bao vây thủ đô Sana’a dưới sự chỉ huy của Hoàng tử Mohamed bin Hussein. Ở bên trong thủ đô, nhiều nhân vật cấp cao bỏ chạy sang Ai Cập và Iraq, đôi lúc có ý định đảo chính. Tuy nhiên, đó chỉ là số ít. Đại đa số quân đội Cộng hòa vẫn kiên cường chiến đấu đến cùng bảo vệ thủ đô. Hơn nữa, người dân Sana’a cũng thành lập các đội tự vệ chiến đấu với quân Hoàng gia.

Cuộc chiến tại Sana’a diễn ra vô cùng ác liệt, có đến hàng nghìn người thiệt mạng chỉ trong 2 tháng bao vây. Cuộc chiến rút cạn đạn được ít ỏi của phe Quân chủ, khiến họ không thể mở cuộc tấn công lớn vào Sana’a. Cuộc bao vây cơ bản là thất bại.


Xe bọc thép BTR-152 Liên Xô bị phe Hoàng gia bắt giữ
800px-Royalists_on_armored_car.jpg
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Đấy là về quân sự, còn về chính trị, điều quyết định kết thúc cuộc chiến là Hội nghị Khartoum của khối Arab cuối năm 1967. Hội nghị Khartoum được triệu tập khẩn cấp giữa các thành viên Arab ngay sau khi Ai Cập thảm bại trong chiến tranh 6 ngày với Israel. Trọng tâm của Hội nghị này được thế giới biết đến là ”3 không” với Israel: không hòa bình với Israel; không công nhận Israel; không đàm phán với Israel. Tuy nhiên, ở một vấn đề nhỏ hơn, Ai Cập đã chấp nhận nhận hỗ trợ tài chính của Arab Saudi để tránh phá sản. Họ cũng nhường cho Arab Saudi vài hòn đảo trên Biển Đỏ. Đổi lại, Arab Saudi cũng ngừng mọi hỗ trợ cho quân Hoàng gia Yemen. Tuy nhiên, một số đảo mà Ai Cập nói nhường cho Arab Saudi thực ra đang bị...Israel chiếm đóng.

Không được Saudi hỗ trợ, cuộc bao vây Sana’a kết thúc vào tháng 2 năm 1968. Sau sự kiện này sự thù địch cơ bản là chấm dứt. Nhờ vào sự thuyết phục của nhưng người Cộng hòa, nhiều nhân vật cấp cao trong quân Hoàng gia buông súng gia nhập chính quyền. Nhờ vậy, nội các mới của Cộng hòa Arab Yemen lại có đa số là các thành viên Hoàng gia, nhưng họ nhất trí duy trì nền Cộng hòa. Cũng trong năm 1967, Nam Yemen, thuộc địa của Anh, tuyên bố độc lập và trở thành nước Cộng sản: cộng hòa dân chủ nhân dân Yemen. Mũi dùi giờ đây chĩa vào Nam Yemen. Vì vậy đến năm 1970, Arab Saudi công nhận nền Cộng hòa Arab Yemen.

Các bộ lạc Bắc Yemen vẫn chiến đấu phục vụ nhà vua đến năm 1970. Nhưng sau khi Arab Saudi công nhận nền Cộng hòa, vua Muhammad al-Badr đã thất vọng, từ chối sang Arab Saudi tị nạn. Nhà vua sang Anh và sống đến khi qua đời. Sự kháng cự của các bộ lạc kết thúc năm 1970, đặt dấu chấm hết cho cuộc nội chiến Bắc Yemen.

Ảnh: lực lượng Israel chiếm đóng đảo Tiran của Arab Saudi năm 1967. Đảo được Ai Cập ''nhường'' cho Arab Saudi
Tiran_AFP.jpg
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
II/ Hậu quả và bài học của Nội chiến Bắc Yemen.

-Cuộc chiến kéo dài 8 năm và làm 300.000 người Bắc Yemen thiệt mạng (2/3 trong số đó) là quân Hoàng gia. Tuy nhiên, dân số Bắc Yemen vẫn rất lớn và nhanh chóng bù lại con số này. Nền kinh tế không bị tàn phá quá lớn do chiến sự chủ yếu ở vùng phía Bắc xa xôi, những vùng nông nghiệp phía Nam không ảnh hưởng quá nhiều. Bù lại, nền hòa bình của Bắc Yemen được duy trì đến lúc thống nhất.

-Có 130.000 quân Ai Cập đã đến Yemen từ năm 1962 đến 1967, và 26.000 trong số này thiệt mạng. Hậu quả kéo dài của nó là tàn phá nền kinh tế Ai Cập và khiến họ thất thủ trước Israel trong năm 1967. Với những hậu quả to lớn đó, Tổng thống Nasser và giới sử học Ai Cập đã gọi Yemen là ”cuộc chiến Việt Nam của Ai Cập” vào năm 1967, thời gian chính người Mỹ đang sa lầy ở Việt Nam. Ngược lại, các nhà sử học Israel lại gọi Việt Nam sắp tới sẽ là ”Yemen của nước Mỹ”. Tất cả đều tiên đoán một sự thất bại của quân đội Mỹ ở Việt Nam.

-Với hậu quả của chiến tranh Yemen, vị thế lãnh đạo khối Arab của Ai Cập được duy trì nhưng không còn tuyệt đối. Các nước Arab thường sẽ tham vấn cả Arab Saudi. Cùng từ cuộc chiến này, quân đội Ai Cập không can thiệp trực tiếp vào nơi nào sau năm 1967 nữa. Hiện nay, mặc dù Arab Saudi được rất nhiều nước Arab ủng hộ gia nhập một liên minh chống Houthi ở Yemen, Tổng thống Ai Cập Al-sisi một mực bác bỏ.

-Các giáo phái Zaydi trung thành với Hoàng gia Yemen sau năm 1970 vẫn là người kiểm soát thực tế miền núi phía Bắc Yemen. Họ vẫn duy trì sự độc lập tương đối với chính quyền, có phong trào Hồi giáo riêng. Đó chính là tiền thân của phong trào Hồi giáo Houthi hiện nay. Nhưng nếu ngày xưa các bộ lạc Zaydi sát cánh với Arab Saudi đánh Ai Cập, ngày nay con cháu họ là Houthi sát cánh Iran đánh Arab Saudi.

-Arab Saudi đang phải trả giá cho việc coi thường bài học lịch sử ở Yemen. Các vùng núi phía Bắc Yemen đã chôn vùi quân Thổ và hút cạn máu quân Ai Cập, những lựcj lượng hùng mạnh thời đó. Và đến ngày nay, những ngọn núi Bắc Yemen vẫn gần như bất khả xâm phạm trước những vũ khí tối tân của Arab Saudi. Có thể Arab Saudi còn đánh giá thấp đồng minh cũ của họ – các bộ lạc Zaydi (Houthi ngày nay), những người lạc hậu nhưng thừa sự thiện chiến và đức tin. Sự coi thường đó đã lôi Arab Saudi vào bãi lầy không hồi kết như hiện nay.
 

khoai tây chiên

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-75429
Ngày cấp bằng
14/10/10
Số km
609
Động cơ
428,969 Mã lực
2/ Sau chiến tranh và khủng hoảng
Thế chiến kết thúc, không có lý do gì để cho quân đội các nước ở lại Iran. Quốc tế thỏa thuận quân nước ngoài phải rút khỏi Iran sau 6 tháng sau khi Chiến tranh kết thúc.

Quân đội Anh nhanh chóng rút về Iraq và Ấn Độ thậm trước thời hạn rất sớm. Họ rút về xong xuôi ngay khi Nhật Bản đầu hàng, vào tháng 9 năm 1945. Tuy nhiên ở phía Bắc, việc rút quân của Liên Xô rất chậm chạp. Điều này gây ra một số nghi ngờ.

Sau đó, nghi ngờ đã biến thành sự hoảng sợ. Tháng 12 năm 1945, thế giới tá hỏa khi hai nước Cộng hòa bất ngờ xuất hiện ở miền Bắc Iran, với cha đỡ đầu không ai khác ngoài Liên Bang Xô Viết. Hai nước đó là Cộng hòa Nhân dân Azerbaijan và Cộng hòa Mahabad của người Kurd.

*Cộng hòa Nhân dân Azerbaijan
Cộng hòa nhân dân Azerbaijan được manh nha hình thành từ tháng 9 năm 1945. Đứng đầu bởi Jafar Pishevari, một người Cộng sản Ba Tư đã lưu vong vài năm ở Liên Xô. Đảng Dân chủ Azerbaijan của ông có nhiều người Azerbaijan, chủ trương thiết lập quyền tự trị ở phía Bắc giáp với Cộng hòa XHCN Xô Viết Azerbaijan trong lãnh thổ Liên Xô.

Từ đó cho đến khi bị giải tán, nước Cộng hòa không có chiến tranh với quân đội Iran, nhưng các cuộc bạo loạn giữa chính quyền với người dân sắc tộc Ba Tư diễn ra thường xuyên. Với sự giúp đỡ của cảnh sát mật và quân đội Liên Xô, họ đã đàn áp người Ba Tư khiến hàng trăm người thiệt mạng.
Cái đoạn này có vẻ gì đó chưa chuẩn cụ ơi, mong cụ xem lại. Vì Azerbaijan đến giờ vẫn tồn tại, hình như còn trong EU và NATO
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Cái đoạn này có vẻ gì đó chưa chuẩn cụ ơi, mong cụ xem lại. Vì Azerbaijan đến giờ vẫn tồn tại, hình như còn trong EU và NATO
Azerbaijan này là CHND Azerbaijan, trong lãnh thổ Iran. Cái Azerbaijan bác nói là CH Azerbaijan, ko đụng chạm gì đến Iran cả.
 

aloha_88

Xe buýt
Biển số
OF-438711
Ngày cấp bằng
20/7/16
Số km
643
Động cơ
-51,538 Mã lực
Thớt hay quá, e cày cả sáng :))
 

KoThich

Xe buýt
Biển số
OF-36765
Ngày cấp bằng
1/6/09
Số km
723
Động cơ
438,818 Mã lực
Nơi ở
HN
Giúp em vỡ ra nhiều điều
 

DaDieuchienxu

Xe container
Biển số
OF-436459
Ngày cấp bằng
12/7/16
Số km
7,312
Động cơ
341,125 Mã lực
Thớt hay, nhà cháu đánh dấu để theo dõi.
Thanks cụ chủ.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top