[Funland] Lịch sử - chính trị Trung Đông hiện đại (tiếp nối thớt châu Phi)

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
3/ Cuộc xâm lược của Mỹ và đổi tên thành Sadr City – sự kháng cự của giáo sĩ Sadr
Ngay từ năm 1991, đã có một nhân vật nổi lên mạnh mẽ trong xã hội Iraq. Đó là giáo sĩ dòng Shia – Mohammad Sadeq al-Sadr.

Giáo sĩ Mohammad Sadeq al-Sadr sinh ra ngay bên cạnh thủ đô Baghdad của ở Iraq. Phần lớn sự nghiệp của ông là ở thành phố Al-Thawra, sau này là Saddam City. Cùng với những người Cộng sản, giáo sĩ Sadr phẫn nộ với các chính sách của Saddam Hussein với người Hồi giáo dòng Shia. Năm 1991, ông đã hợp tác với những người Cộng sản ở Saddam City nổi dậy chống Saddam Hussein.

Cuộc nổi dậy thất bại, và giáo sĩ Mohammad Sadeq al-Sadr bị bắt đưa về thành phố Najaf – một thánh địa linh thiêng của người hồi giáo Shia ở Iraq và Iran.

Vào ngày 19/2/1999, giáo sĩ Mohammad và 2 con trai là Muamal và Mustafa đã bị ám sát trên đường phố Najaf. Người ta cho rằng đảng Ba’ath của Saddam Hussein đứng sau nhưng không có bằng chứng nào. Giáo sĩ Mohammad Sadeq al-Sadr qua đời tại bệnh viện, nhưng ông đã trở thành một nhân vật ”tử vì đạo”, một biểu tượng của sự đấu tranh của người Hồi giáo dòng Shia. Vào ngày Mohammad qua đời, toàn bộ đất nước Iraq và nước láng giềng Iran để tang ông.

Khu vực Saddam City vẫn là khu vực phản kháng Saddam Hussein dữ dội, vì thế mà khi quân đội Mỹ tấn công Baghdad năm 2003, đây là nơi đầu tiên rơi vào tay quân Mỹ. Lúc này dân số của Saddam City đã lên tới 1 triệu người trong khoảng 4 triệu dân Baghdad. Sau khi chính quyền Ba’ath sụp đổ, người dân ở khu vực này đã không chính thức đổi tên thành phố thành Sadr City để tưởng nhớ giáo sĩ tử vì đạo Mohammad Sadeq al-Sadr. Quyết định này được chính phủ Iraq chấp thuận sau đó.

Như vậy. thành phố đã có lần thứ 2 mang tên một lãnh tụ Iraq, sau khi mang tên tổng thống Saddam Hussein.

220px-Shaheed_Syed_Muhammad_al-Sadr.jpg

Giáo sĩ Mohammad Sadeq al-Sadr.
 

thanhcongmms

Xe đạp
Biển số
OF-405307
Ngày cấp bằng
18/2/16
Số km
19
Động cơ
227,080 Mã lực
Tuổi
36
đánh dấu, cảm ơn bác viết bài
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Tuy nhiên, những sự kiện sau đó mới thực sự đưa cái tên Sadr City nổi danh khắp thế giới.
Đó là từ con trai của giáo sĩ Mohammad Sadeq al-Sadr – Muqtada al-Sadr. Sau khi cha qua đời, Muqtada được tôn làm lãnh tụ tối cao của dòng hồi giáo Shia ở Iraq. Ông thành lập ”Quân đội Mahdi” lật đổ Saddam Hussein vào năm 2003. Người Mỹ tưởng chừng có thể bắt tay với quân đội Mahdi của Muqtada, nhưng ông đã dội nước lạnh vào họ.

Sau khi chính phủ mới của Iraq được Mỹ lập nên, quân đội Mahdi của Muqtada al-Sadr từ chối giải giáp. Với nòng cốt là các nhóm vũ trang dòng Shia, những người ủng hộ giáo sĩ Sadr nổi dậy khắp miền Nam Iraq. Tuy nhiên, giống như các thời kỳ trước đó, những khu phố chật hẹp của thành phố Sadr cung cấp một nơi lý tưởng cho các cuộc nổi dậy. Vậy là cùng với thành phố Najaf ở miền Nam, thành phố Sadr City cũng nổi dậy chống sự chiếm đóng của quân đội Mỹ. Các cuộc phục kích diễn ra khiến hàng chục lính Mỹ thiệt mạng.

Suốt từ năm 2003 đến năm 2008, Sadr City hoàn toàn nằm ngoài tầm kiểm soát của quân Mỹ và chính phủ Iraq. Mọi nỗ lực kiểm soát của Mỹ và Iraq đối với Sadr City đều thất bại, giống như Saddam Hussein ngày xưa. Trong thời gian đầu, quân đội Shia của giáo sĩ Muqtada al-Sadr thậm chí còn lập ra các ”đội tử thần”, có nhiệm vụ đi khắp Baghdad lùng sục người Hồi giáo dòng Sunni và sát hại. Những năm 2007, nhắc tới Muqtada al-Sadr và là nhắc tới sự kinh hoàng với các vụ sát hại người Sunni.

Sự tồn tại của Sadr City ngay sát Baghdad là nguyên nhân trực tiếp khiến người Mỹ phải xây nên ”Vùng xanh” (Green Zone), một vành đai biệt lập giữa Baghdad ngăn cách với vùng còn lại để đảm bảo an toàn cho lính Mỹ khỏi quân của giáo sĩ Sadr. Suốt 5 năm từ 2003 đến 2008 binh sĩ Mỹ ở Sadr City liên tục bị phục kích, làm hàng trăm người thiệt mạng. Riêng trong năm 2007, 852 lính Mỹ đã chết cho tới tháng 11. Điều này khiến tổng thống Mỹ quyết định tăng 20.000 quân đến Iraq vào năm 2007, với quyết tâm đẩy lùi quân của Giáo sĩ Sadr ra khỏi tất cả các khu vực chống đối.

Tháng 5 năm 2008, sau một chiến dịch lớn của Mỹ và Iraq, dân quân Shia trong thành phố Sadr chấp nhận ngừng bắn, cho phép quân chính phủ Iraq được phép kiểm soát Sadr City. Thỏa thuận này cũng buộc giáo sĩ Muqtada al-Sadr phải giải tán các đội tử thần sát hại người Sunni. Sau thỏa thuận này, phái của giáo sĩ Muqtada al-Sadr chuyển từ một nhóm vũ trang sang một tổ chức chính trị.

Từ đó đến nay, Muqtada al-Sadr vẫn là một trong những nhân vật có ảnh hưởng lớn nhất trong chính trường Iraq, đặc biệt là với những người dòng Shia. Hiện giáo sĩ Sadr được coi là lãnh tụ tối cao của người Hồi giáo dòng Shia ở Iraq. Nhất là sau cuộc chiến chống Tổ chức nhà nước Hồi giáo IS năm 2018, vị thế của giáo sĩ Sadr tăng đáng kể và phe của ông đã giành chiến thắng vang dội trong quốc hội Iraq, buộc thủ tướng Iraq Haider al-Abadi phải liên minh với ông. Chiến thắng của giáo sĩ Sadr năm 2018 từng được coi là đánh dấu sự sụp đổ ảnh hưởng của Mỹ ở Iraq, và đã từng có đồn đoán giáo sĩ Sadr chuẩn bị vận động chấm dứt sự hiện diện của Mỹ ở nước này.

sadr-city_landsat.jpg

Vị trí thành phố Sadr và Vùng Xanh


89997297_136528424542331_2209960273807147008_n.jpg

Giáo sĩ Muqtada al-Sadr
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Hình ảnh về quân đội Mahdi của Giáo sĩ Sadr và bạo lực tôn giáo ở Iraq khoảng 2004-2007

140623-iraq-shiite-rally-549a_5b110ead80b131bb8f93c7d1994b3eeb.fit-760w.jpg
360_mahdi0103.jpg

manşet2-8-681x457.jpg

Quân đội Mahdi dòng Shia
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Thương vong lớn nhất ở Iraq không phải là chiến tranh hay khủng bố mà là bạo lực giáo phái (Sectarian violence) và chủ yếu là năm 2004 -2008. Những năm sau đó con số thương vong đã ít đi nhiều





tải xuống.jpg
iraq--621x414.jpg
MTDLVzR.jpg
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
4/ Những sự thật về giáo sĩ Sadr và chính trường Iraq hiện nay.
-Giáo sĩ Sadr tự nhận là một người người theo chủ nghĩa dân tộc Iraq, liên minh với cộng sản, hòa thuận với người Sunni và độc lập chính trị. Hiện nay ************* Iraq (ICP) đã công khai Liên minh với giáo sĩ Sadr trong ”Liên minh Cải cách” Alliance Towards Reforms – phe giành chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử 2018. Người Iraq coi giáo sĩ Sadr là ”hiện thân của cải cách và hòa hợp dân tộc”.

-Giáo sĩ Sadr là một nhân vật chống cả Mỹ lần Iran. Thậm chí người ta coi sự lên ngôi của giáo sĩ Sadr là một đòn đau cho Iran hơn là của Mỹ. Trước kia, người Shia ở Iraq lãnh đạo bởi Đảng Dawa, nơi dòng họ của giáo sĩ Sadr cũng tham gia. Nhưng sau cuộc nổi dậy thất bại năm 1991, phần lớn các thành viên đảng Dawa đã chạy sang Iran, chỉ có gia đình giáo sĩ Sadr ở lại Iraq và bị Saddam Hussein bắt giữ. Vì điều đó mà sau này, giáo sĩ Sadr đã đi theo đường lối độc lập với đảng Dawa, giờ đây công khai chỉ trích đảng Dawa cùng các nhóm thân Iran. Trong cuộc bầu cử năm 2018, Dawa và phái thân Iran đã thất bại nặng nề.

-Giáo sĩ Sadr vẫn luôn là một nhân vật chống Mỹ. Suốt từ năm 2004 tới nay dù quan điểm chính trị nhiều lần thay đổi, một điều nhất quán trong chính sách của ông luôn là việc đòi quân đội Mỹ rút đi. Giáo sĩ Sadr rất nhiều lần công khai lặp lại: ”Mỹ là nước xâm lược”, và còn gọi Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ là ”khủng bố”. Tháng 1 vừa qua, sau vụ ám sát tướng Iran của Mỹ ở Iraq, giáo sĩ Sadr đã kêu gọi một cuộc biểu tình 1 triệu người đòi trục xuất Mỹ khỏi Iraq, và quốc hội Iraq cũng ra quyết định này, dù Mỹ chưa chấp thuận. Tuy nhiên, sau vụ tấn công trả thù của Iran vào căn cứ Mỹ, giáo sĩ Sadr đã kêu gọi người Iraq không tấn công lính Mỹ. Người ta cho rằng giáo sĩ Sadr đánh gia cao sự nguy hiểm của các nhóm dân quân thân Iran hơn Mỹ.

-Người ta đánh giá rằng, IS là nguyên nhân lớn nhất trong sự thay đổi của giáo sĩ Sadr. Trước năm 2014, giáo sĩ Sadr và phe của ông vẫn được biết đến là phe cực đoan, sẵn sàng giết hại người Sunni, chỉ quan tâm tới lợi ích ích kỷ của mình. Nhưng vào năm 2014, sau khi IS gây tang thương cho đất nước Iraq, Sadr đã thay đổi quan điểm công khai. “Chúng ta đã thử chủ nghĩa Hồi giáo và đã thất bại một cách tồi tệ”, giáo sĩ Sadr tự lên án chính mình. “Vậy chúng ta hãy thử một cách khác mà trong đó, dù bạn theo giáo phái nào, chỉ cần làm việc hiệu quả thì bạn có thể đảm nhận vị trí lãnh đạo”. Ông còn thực hiện chính sách đối ngoại “Iraq trước tiên”, chỉ tập trung sự chống đối vào Mỹ như trước mà nay chỉ trích cả Iran, hai thế lực luôn muốn gây ảnh hưởng tại Iraq. Ông cũng xây dựng mối quan hệ gần gũi với các nhà đồng minh của Mỹ tại thế giới Arab.
Vì vậy năm 2014, Sadr tuyên bố tái lập quân đội Mahdi chống IS. Với chiến thắng trước IS năm 2018, phe của giáo sĩ Sadr đã chiến thắng vang dội trong bầu cử.
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Bầu cử 2018 - Liên minh giữa Giáo sĩ Sadr và ************* Iraq (ICP) thắng vang dội

flagsmaching960.jpg
twin-explosions-target-iraq-communist-party-hq-spokesman-1-640x402.jpg

000_14G64O.jpg
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Hai cuộc nổi dậy Intifada của người Iraq
kurdgun.jpg


Một trong những từ gây ám ảnh nhất hiện nay trong tiếng Arab, bên cạnh ”Jihad” (thánh chiến), ”Allahu Akbar!!!”,… là ”intifada”.

Theo ý nghĩa ban đầu, ”intifada” là một động từ ít sử dụng của tiếng Ả Rập, nghĩa là “làm rung”. Ý nghĩa ngày nay của nó là ý nghĩa hiện đại, được sáng tạo sau này để gán cho cuộc nổi dậy của người dân Arab chống lại thế lực khác.

Ngày nay nói đến intifada người ta nghĩ ngay đến sự nổi dậy của người Palestine chống lại Israel. 3 lần nổi dậy của Palestine, gọi là 3 cuộc ”intifada”. Lần 1 năm 1987, lần 2 năm 2000, lần 3 năm 2017. Cả 3 lần đều diễn ra đẫm máu của cả 2 nước, điều đó khiến cho người ta kinh sợ cụm từ ”intifada”. Ở một góc độ nào đó, ”intifada” mang ý nghĩa còn mạnh hơn cả ”jihad”, với ý nghĩa là ”rung chuyển, chấn động thế giới”.Ngoài ra, có những khu vực khác mà người Hồi giáo cũng đang dùng từ này để nói về cuộc chiến của họ, đó là Kashmir và Tây Sahara.

Nhưng ít ai biết, Iraq mới là cái nôi sinh ra ”intifada” và cũng là nơi diễn ra ít nhất 2 cuộc intifada khác, với quy mô được coi là lớn nhất trong lịch sử intifada. Tuy nhiên vì lý do và âm mưu chính trị, những sự kiện này đến nay vẫn còn nhiều bí ẩn và chưa được tìm hiểu hết.

Một câu hỏi là tại sao người ta lại tranh cãi có 2 hay 3 cuộc intifada của Iraq?

Năm 1952, người dân Iraq nổi dậy chống chính quyền quân chủ thân Anh, đòi thiết lập nền cộng hòa. Đây được coi là cuộc nổi dậy lớn đầu tiên của Iraq hiện đại, và một số người coi nó là một cuộc intifada.

Tuy vậy, cuộc nổi dậy khá ôn hòa, ít đổ máu. Hình phạt lớn nhất cho các lãnh đạo biểu tình bị bắt là…phạt bằng roi. Trong khi đó, ngày nay người ta định nghĩa tính chất cơ bản của intifada là BẠO LỰC CỰC ĐOAN, là cách để phân biệt với các cuộc nổi dậy thông thường. Do vậy, đa số người hiện nay không coi cuộc nổi dậy năm 1952 là một cuộc intifada.

Nền quân chủ Iraq kết thúc năm 1958 khi vua Faisal II bị quân đội sát hại, mở ra thời kì cộng hòa Iraq.
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
*INTIFADA NĂM 1991

Cuộc nổi dậy tiếp theo, là vào năm 1991, ngay sau chiến tranh vùng Vịnh. Cuộc nổi dậy còn gọi là Đại nổi dậy (Great intifada), intifada lần thứ 1, khởi nghĩa tháng 3, hay khởi nghĩa Sha’aban, hay Sha’aban Intifada. Đây là một cuộc nổi dậy quy mô RẤT LỚN, diễn ra trên toàn đất nước Iraq và có sự tham gia của nhiều phe phái trong xã hội Iraq lúc bấy giờ.

Có 3 thành phần lớn nhất tham gia cuộc nổi dậy chống lại chế độ Saddam Hussein: Người Shia, người Kurd và Phe Cực tả. Họ lần lượt nổi dậy ở phía Nam, Phia Bắc và phía Tây. Cả 3 đều có những mâu thuẫn với chế độ Đảng Ba’ath do người Sunni kiểm soát.

1/ Người Kurd: có một lịch sử xung đột lâu dài với chính quyền Iraq. Sau thế chiến 2, người Kurd ít nhất 2 lần đánh nhau với người Iraq. Chiến tranh Kurd-Iraq lần 1 từ năm 1961–1970, chiến tranh Kurd-Iraq lần 2 năm 1974-1975. Cả 2 lần người Kurd đều thất bại. Trong cuộc chiến năm 1974, khu vực người Kurd bị tước luôn quy chế tự trị, trở thành một tỉnh của Iraq.

Ngoài ra năm 1976-1979, 2 phe Kurd chủ hòa và chủ chiến đánh nhau, Iraq can thiệp. Đến năm 1980-1988, chiến tranh Iran-Iraq nổ ra, người Kurd đứng về phe Iran. Iraq trả thù bằng cách thảm sát 180.000 người Kurd, trong đó bằng cả vũ khí hóa học, cưỡng bức di cư hơn 1 triệu người (xem Diệt chủng Anfal).

Người Kurd coi cuộc nổi dậy năm 1991 là cơ hội để giành lại độc lập trong bối cảnh chính quyền Iraq suy yếu.

2/Người Shia: vốn mâu thuẫn với đảng Ba”ath của người Sunni từ lâu. Đất nước Iraq có tới 70% dân số là dòng Shia. Dòng Sunni chỉ chiếm 30% những nắm chính quyền và các lĩnh vực kinh tế chủ yếu như dầu mỏ, khí đốt, đất trồng trọt,…Trong quân đội Iraq, người Shia cũng chiếm đa số nhưng những chức vụ cao nhất nằm trong tay người Sunni. Binh lính Shia thường bị bắt làm bia đỡ đạn trên chiến trường.
Trong chiến tranh Iran-Iraq, nhiều binh sĩ Shia đã bỏ chạy hoặc đầu hàng Iran, quân đội Iraq đã tiến hành trả thù, và cấm các đảng phái người Shia hoạt động từ năm 1990.

Sau khi chính quyền người Shia lên cầm quyền tại 2 nước láng giềng là Syria và Iran, người Shia Iraq đã liên tục có ý định lật đổ chính quyền Sunni sở tại. Năm 1991 được coi là cơ hội lớn nhất từ trước đến nay cho người Shia.

3/Phe cực tả, đứng đầu là ************* Iraq (ICP).
Về mối thâm thù giữa ************* Iraq và chính quyền Saddam, em đã viết. Ở đây xin nói qua.

Nói nhiều người không tin nhưng thật ra ************* Iraq chính là Đảng lâu đời nhất ở nước này, hơn bất kỳ đảng phái nào khác. (is a communist party and the oldest active party in Iraq -trích nguyên văn Wiki). Thành lập từ năm 1934 và đóng vai trò chủ chốt trong lịch sử ban đầu của nền Cộng hòa.

Khi đang trên đỉnh cao quyền lực, năm 1963 đảng Ba”ath của Saddam Hussein làm đảo chính đẫm máu lật đổ chế độ Cộng Hòa Iraq. Thủ tướng Abd al-Karim Qasim, chủ tịch ************* Husain al-Radi cùng hàng trăm nhân vật cộng sản khác bị đảng Ba”ath giết hại.
Sau sự kiện này, một phần những người Cộng sản chấp nhận cộng tác với chính quyền Saddam dưới sự ủng hộ của Liên Xô. Nhưng một phần khác vẫn kiên cường cuộc đấu tranh chống lại đảng Ba”ath.

Người Kurd cũng có ************* của riêng mình là KKP, nhưng hoạt động từ đất Thổ Nhĩ Kì


1991-uprisings-in-iraq-55303e65-ad3c-4712-a50e-e14439a42cc-resize-750.jpeg
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
*Diễn biến:

Chiến tranh vùng vịnh kết thúc tháng 2 năm 1991, Iraq thảm bại. Hàng chục nghìn lính Iraq chết, và Iraq hứng chịu đòn trừng phạt quốc tế. Các phe phái cho rằng chế độ Saddam Hussein đang bên bờ sụp đổ nên đã tiến hành cuộc nổi dậy. Phe Shia phát tuyên bố trên Radio, kêu gọi một cuộc ”intifada của nhân dân”.

Tình hình khi đó LHQ đang áp dụng vùng cấm bay lên Iraq. Nước này bị cấm sử dụng máy bay chiến đấu. Nhưng chính quyền báo cáo lên LHQ rằng Mỹ đã phá hủy các cây cầu của Iraq và xin phép sử dụng trực thăng. LHQ chấp thuận

Phe Shia là phe đầu tiên tiến hành nổi dậy. Ngày 1 tháng 3 năm 1991 tại Basra, một chiếc tăng T-72 trên đường trở về từ Kuwait nã pháo bắn sập tượng đài Saddam Hussein tại trung tâm thành phố. Người dân vỗ tay ủng hộ. Ngay sau đó, thiếu tướng người Shia, Muhammad Ibrahim Wali tuyên bố các sư đoàn của ông ta tuyên chiến với Saddam Hussein. Thành phố Basra rơi vào tay quân nổi dậy trong 2 ngày.

Tai thánh địa linh thiêng Imam Ali, thành phố Najaf, phiến quân Shia hành quyết các quan chức Sunni của chính quyền. Sự kiện này thổi bùng cuộc chiến ở các thành phố miền nam Iraq. Các thành phố lớn của miền nam Amarah, Diwaniya, Hilla, Karbala, Kut, Nasiriyah đều thất thủ. Hội đồng Tối cao cho Cách mạng Hồi giáo ở Iraq (SCIRI), một đảng phái bất hợp pháp trước đó theo mô hình của Cách mạng Hồi giáo Iran 1979, gồm toàn các thành viên người Shia tuyên bố nắm chính quyền.

Tin tức từ miền Nam lan nhanh lên phía Bắc, người Kurd quyết định nổ súng. Ngày 5 tháng 3, quân Kurd chiếm thành phố Rania. Sau đó, quân Kurd chiếm được nhiều thành phố quan trọng, đuổi quân Iraq khỏi thủ phủ Erbil và thành phố Sulaymaniyah. Ngày 20/3 họ chiếm thành phố lớn thứ 3 của Iraq là Kirkuk, một hành động bị Iraq coi là xâm lược vì Kirkuk là thành phố của người Arab. Tuy thế, quân Iraq thành công trong việc tử thủ Mosul, thành phố lớn thứ 2 và được coi là Thủ đô phương Bắc của Iraq.

Khẩu hiệu của Phe Kurd rất rõ ràng: dân chủ cho Iraq và tự trị cho Kurdistan!

Ở thủ đô Bagdad, những người Cộng sản làm một cuộc đảo chính. Tuy nhiên lực lượng quá yếu khiến họ thất bại. Họ cầu cứu Liên Xô nhưng quá không may, Liên Xô đang vật lộn trong những tháng cuối cùng của Liên bang. Một số sự giúp đỡ nhỏ, đến từ những chiến binh Cộng sản Syria vượt qua biên giới giúp họ từ phía Tây. Cuộc chiến của họ đạt được thành quả lớn nhất chỉ là bao vây thành phố Ramadi của tỉnh Anbar phía tây Iraq.
Đến ngày 7/3, 14 trên 18 tỉnh của Iraq đã rơi vào tay quân nổi dậy. Chỉ còn thủ đô Bagdad và một số tỉnh phụ cận còn đứng vững.

Sau hồi đầu choáng váng, Saddam Hussein quyết tâm phản công. Lúc đó mặc dù LHQ đang áp dụng lệnh cấm bay với Iraq, nhưng chính quyền nói rằng các cây cầu của họ bị phá hủy nên xin phép dùng trực thăng. LHQ đồng ý. Thế là xe tăng và máy bay của quân Iraq tấn công nghiền nát quân nổi dậy.

Việc Liên Xô không thể giúp đỡ là thảm họa với phe Cộng sản. Gần như toàn bộ đảng từ bí thư đến đảng viên thường bị quân Iraq bắt và hành quyết. Sau đó Saddam cấm tất cả các ************* hoạt động. Liên Xô không thể làm gì hơn ngoài lên tiếng phản đối Saddam.

Ở phía Nam, quân đội Iraq tái chiếm Basra ngày 29/3. Cùng ngày hôm đó lãnh đạo SCIRI Abdul Aziz al-Hakim chạy sang Iran lánh nạn. Các thành phố khác sụp đổ nhanh chóng một cách khó ngờ. Chỉ trong vài ngày, hầu hết các thành phố phía Nam đã bị tái chiếm.

Người Kurd là lực lượng duy nhất đạt được mục đích. Quân Iraq tái chiếm Kirkuk ngày 29/3, họ chiếm luôn thủ đô Erbil của người Kurd ngày 30/3. Nhưng quân Kurd cố thủ tại Sulaymaniyah, Đến ngày 5/4, LHQ ra nghị quyết buộc Iraq dừng hoạt động đàn áp, người Kurd được giải nguy.

Nhờ sự bảo trợ của LHQ, quân Iraq rút khỏi Kurdistan vào tháng 10, nhờ đó tái lập quy chế tự trị của khu vực này và duy trì đến ngày nay. Quy chế tự trị của người Kurd từng có trước đó nhưng bị bãi bỏ vào năm 1974 sau khi Kurd thất bại trong chiến tranh Iraq-Kurd lần 2.

Cuộc Đại intifada năm 1991 của Iraq kết thúc trong biển máu. Ước tính cao nhất 180.000 dân thường cả Kurd lẫn Iraq chết, đồng thời một cuộc khủng hoảng tị nạn lớn chưa từng có xảy ra. 2,5 triệu người Iraq, 1 triệu người Kurd chạy đến Iran, Syria, Thổ Nhĩ Kì và Kuwait. LHQ và Mỹ chỉ có thể cứu trợ ở biên giới Kuwait, trong khi có báo cáo Thổ Nhĩ Kì và Iran bắn vào người tị nạn Iraq. Nghiệm trọng nhất là sự kiện Yeşilova tháng 4 năm 1991, binh sĩ hai nước NATO Anh và Thổ Nhĩ Kì bắn nhau vì Thổ Nhĩ Kì không cho Anh cứu trợ người Kurd. (có dịp sẽ viết về vụ này)

Sau sự kiện, có nghi ngờ chính phủ Iraq trả thù người Shia tàn bạo bằng cách thảm sát hàng loạt nhưng điều này đến nay vẫn còn nhiều nghi vấn.

unnamed.jpg
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
*INTIFADA NĂM 1999

Còn gọi là Nổi dậy nhỏ (little intifada), intifada lần thứ 2, khởi nghĩa Sadr hay Sadr intifada.

Đây là cuộc nổi dậy quy mô nhỏ của người Shia ở miền Nam. Bắt nguồn từ sự việc năm 1998, Hoa Kỳ và Anh ném bom cơ sở vũ khí của Iraq do không tuân thủ nghị quyết của LHQ. Người Shia cho rằng cơ hội lật đổ Saddam lại đến nên đã lại đứng lên.
Đầu tiên nếu chưa biết SCIRI, hãy đọc lại phía trên.

SCIRI sau khi chạy đến Iran được nước này hỗ trợ, và thành lập một cánh vũ trang của mình lấy tên là “Lữ đoàn Badr” – Badr Brigades. Mục đích của nó là tiến hành đấu tranh vũ trang chống lại Iraq.

Sự việc bùng nổ khi một lãnh đạo Shia Mohammad Sadeq al-Sadr bị ám sát. Người Shia cho là Saddam đứng sau vụ này nên tổ chức biểu tình sau đó biến thành bạo loạn. Vào ngày 18/2 tại thành phố Saddam City, 100 người biểu tình bị bắn chết.

Vào ngày 3 tháng 3, Ammar al-Hakim, lãnh đạo của SCIRI , tuyên bố một cuộc inttifada thứ 2 bắt đầu. Quân lính của Lữ đoàn Badr từ Iraq trở về nước và tiến hành nhiều hoạt động khủng bố. Tuy nhiên, họ không thể tiến sâu vào lãnh thổ Iraq.

Thành phố Basra là nơi đẫm máu nhất. Hơn 200 người chết trong đó có 40 thành viên đảng Ba”ath bị người Shia thiêu chết. Ở các thành phố khác, hàng trăm người thiệt mạng chủ yếu là người Shia.

Cuối cùng, chính phủ Iraq cũng dập tắt được cuộc intifada này. Xung đột Sunni-Shia vẫn tiếp tục đến khi Saddam bị lật đổ năm 2003
Còn Lữ đoàn Badr sau khi nổi dậy thất bại các bác biết làm gì không? Họ gia nhập và trở thành 1 phần của Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (dù là người Iraq!!!)



محمد_محمد_صادق_الصدر_مقتولا.jpg

Giáo sĩ Mohammad Sadeq al-Sadr bị sát hại
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Cả thế giới chống lại Iran trong chiến tranh Iran-Iraq như thế nào? (thực chất là cho các bác xem tranh cổ động của Iran)

Nếu dùng câu ''ngàn cân treo sợi tóc'' để miêu tả vận nước, khó có quốc gia nào hơn được tình cảnh của Iran những năm 1980, ngay sau Cách mạng Hồi giáo.

Cuộc cách mạng Hồi Giáo năm 1979 ở Iran, được một số người coi là cuộc cách mạng vĩ đại, thậm chí là vĩ đại thứ 3 trong lịch sử sau Cách mạng Pháp và Cách mạng Tháng Mười Nga. Đối với thế giới Hồi Giáo, nó được coi là sự kiện đánh dấu Hồi Giáo ''trở thành lực lượng chính trị lớn từ Morocco đến Malaysia''.

Tuy vậy, đa phần các chính phủ trên thế giới lại có ác cảm với cuộc cách mạng này, vì đủ các lý do. Cuộc cách mạng đưa Hồi giáo dòng Shia lên cầm quyền ở Iran, một điều tất cả các quốc gia Vùng Vịnh lo ngại. Mỹ và Châu Âu thì mất đi các lợi ích cả kinh tế lẫn chính trị to lớn ở Iran dưới thời vua Shah, nên tất nhiên coi Iran là kẻ thù số một. Israel thì mất đi đồng minh lớn ở khu vực (vua Shah), làm trầm trọng hơn thế bị bao vây của họ, từ đó biến Iran thành kẻ thù không đội trời chung với Israel. Nhưng ngay cả Liên Xô, vốn trước nay không ưa chế độ vua Shah ở Iran, cũng không tỏ ra ủng hộ cách mạng Hồi Giáo. Tất cả sự thù địch đó đã đẩy Iran vào đại chiến 8 năm trời với nước láng giềng Iraq của Saddam Hussein, một cuộc chiến rõ ràng không cân sức.

Trong suốt 8 năm chiến tranh long trời lở đất với Iraq, Iran gần như bị cô lập hoàn toàn. Họ không có một đồng minh thực sự nào, cả về quân sự và ngoại giao. Trong khi đó, đối thủ Iraq của họ, lại được mọi thế lực trên thế giới từ Đông sang Tây, từ Hồi Giáo đến Do Thái, tư Tư bản đến Cộng sản,...hỗ trợ nhiệt tình. Xét về mặt nào đó, kết quả cuộc chiến mà Iran đứng vững và bảo vệ thành công cuộc cách mạng Hồi Giáo, có thể coi là một sự thần kỳ.

Hãy cùng xem thế giới đã chống lại Iran như thế nào trong cuộc chiến



1408829762_85d1.jpg
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
1/ Iraq

Một điều chắc chắn là dù chế độ nào cầm quyền ở Iran đi chăng nữa, vẫn sẽ luôn tồn tại một sự thù địch về sắc tộc với Iraq. Iran là quốc gia của người Ba Tư, trong khi Iraq là quốc gia của người Arab.

Khi Iran nằm dưới chính quyền vua Shah, Iraq được cai trị bởi chính quyền Đảng Baath của Saddam Hussein. Dù Iraq có hơi hướng chống Mỹ, ngược lại với Iran là đồng minh rất thân thiết của Mỹ lúc đó, cả 2 nước có một điểm chung: chống Cộng sản.

Vậy nên năm 1978, quan hệ hai nước có được cải thiện đôi chút, khi Iran phá một âm mưu đảo chính chống lại Saddam Hussein, do các nhà hoạt động Iraq thân Liên Xô lên kế hoạch ở Iran. Để đền đáp, Iraq đã trục xuất Giáo sĩ Ruhollah Khomeini, chính là lãnh tụ cách mạng Hồi Giáo sau này.

Nhưng 1 năm sau, mọi chuyện đảo ngược hoàn toàn. Ruhollah Khomeini chỉ huy thành công cách mạng lật đổ vua Shah ở Iran, Không ngạc nhiên khi một trong những việc đầu tiên mà Giáo chủ Khomeini kêu gọi, chính là một cuộc cách mạng tương tự ở Iraq lật đổ Saddam Hussein. Điều này hoàn toàn có cơ sở, bởi Iraq vốn có đến 60% dân số là người Hồi giáo Shia, muốn lật đổ chính quyền Sunni của Saddam. Lẽ tất nhiên là Saddam không chịu ngồi yên, ông gấp rút chuẩn bị mọi cách chống phá cách mạng Iran.

Thời điểm sau cách mạng, Iran khá hỗn loạn. Nền kinh tế rối loạn bởi chính trị khiến đời sống người dân khó khăn. Ở nhiều nơi trong nước, các thế lực chống Cách mạng nổi dậy. Ở thời điểm đó, quân đội Iran là một trong những quân đội rất mạnh, với kho vũ khí được người Mỹ tài trợ suốt thời vua Shah. Nhưng khi cách mạng nổ ra, quân đội Iran vẫn trung thành với Vua, từ chối đứng về cách mạng. Đây chính là lý do Giáo chủ Khomeini lập ra Vệ binh cách mạng Hồi giáo, một lực lượng quân sự riêng biệt của cách mạng. Trong năm 1980, Vệ binh cách mạng đã xử tử 85 tướng quân đội, thanh trừng 12.000 binh lính của quân đội Iran. 60% binh sĩ đào ngũ. Quân đội Iran trở thành một đội quân rệu rã.

Sự suy yếu của quân Iran đã khiến Saddam quyết định phát động chiến tranh nhằm vào Iran chỉ 1 năm sau Cách mạng Hồi giáo. Vào thời điểm tấn công tháng 9 năm 1980, quân Iraq chiếm ưu thế hoàn toàn về quân số lẫn vũ khí. Tuy nhiên, người Iran đã lập ra các đội quân cảm tử, gọi là Basij, với quân số có lúc lên tới gần 20 triệu. Basij gồm các thành viên tuổi từ 12 đến 70, trung thành với Giáo chủ, sẵn sàng xung phong không cần vũ khí vào quân Iraq để làm tiêu hao quân địch. Với chiến thuật biển người và sự dũng cảm, bất chấp thương vong rất lớn, quân Iran đã chặn thành công cuộc xâm lược của Iraq, và sau đó chuyển sang phản công.

Đến hết năm 1982, toàn bộ quân Iraq đã bị đẩy lui khỏi lãnh thổ Iran. Nhưng quân Iran lại có ý định tấn công qua Iraq, với khẩu hiệu "Chiến tranh, Chiến tranh tới khi Chiến thắng," và "Con đường tới Jerusalem đi qua Karbala''. Saddam Hussein lúc này thực sự lo sợ trước sức mạnh và chiến thuật biển người của quân Iraq. Và ông có quyết định chiến lược: sử dụng vũ khí hóa học. Việc sử dụng vũ khí hóa học của Iraq, được các nước ngấm ngầm ủng hộ hoặc đơn giản là giữ im lặng

Với bom đạn dồi dào và vũ khí hóa học, Iraq đã thành công ngăn chặn được cuộc tiến công của Iran. Chiến tranh trở nên bế tắc trong những năm sau đó, trong khi thương vong của Iran tăng lên rất cao. Vào giai đoạn cuối, 2 bên chuyển chiến thuật, dùng tên lửa đạn đạo bắn phá các thành phố, và tấn công các tàu chở dầu của nhau. Đến năm 1988, đàm phán thành công, 2 bên kết thúc chiến tranh.

Cho đến tận sau này, trước khi bị tử hình, Saddam Hussein vẫn coi Iran là kẻ thù lớn nhất của mình. Theo những người thẩm vấn Saddam trong những ngày cuối cùng, Cựu tổng thống Iraq đã cố tình làm cả thế giới tin rằng Iraq có vũ khí hạt nhân chỉ vì ông sợ bị Iran tấn công, vì ''thà chịu án vì sở hữu vũ khí hủy diệt, còn hơn là để cho Iran biết điểm yếu của mình''.




ilwo0wp0a6s31.jpg
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
2/ Mỹ

Mỹ coi Saddam là kẻ thù. Nhưng khi cách mạng Hồi giáo diễn ra, thì họ coi Iran là kẻ thù nguy hiểm hơn. Và vì vậy, Mỹ đã chọn đứng chung với kẻ ''ít thù hơn''.

Mỹ không trực tiếp chiến đấu bên cạnh Iraq, nhưng cung cấp cho Iraq hàng tỷ USD viện trợ. Chủ yếu viện trợ này là các đồ ''lưỡng dụng'', nghĩa là vừa phục vụ quân sự vừa phục vụ dân sự như: thuốc men, quần áo, lều bạt,...Nhưng khi chiến sự bất lợi hơn cho Iraq, sự hỗ trợ này đã tăng lên thành trực thăng, bom, đạn, tên lửa, thậm chí cả vũ khí sinh học (trong đó có nghi án Mỹ cung cấp vi khuẩn bệnh than cho Iraq). Mỹ cũng được cho là đã chuyển cho Iraq 2 triệu khẩu AK thu được ở Việt Nam và Mỹ Latin cho quân Iraq.

Cùng với đó hỗ trợ tình báo, huấn luyện, cố vấn, ngoại giao,...Trong suốt thời chiến, Hoa Kỳ thường duy trì lập trường ủng hộ Iraq, dù không rõ ràng và thường tự nhận ''trung lập''. Các đạo luật bất lợi cho Iraq thường bị Mỹ (và cả các nước khác phủ quyết). Chính Hoa Kỳ là nước đã ngăn cản LHQ lên án Iraq vì tội ác sử dụng vũ khí hóa học chống lại Iran.

Trong những năm cuối cùng, Mỹ đã trực tiếp chiến đấu với Iran. Chủ yếu là các vụ tấn công nhằm vào tàu dầu cũng như tàu chiến của Iran. Do các vũ khí của Iran phần lớn đều là của Mỹ, quân đội Mỹ dễ dàng đánh bại lực lượng không-hải quân Iran. Chỉ trong một ngày tháng 4 năm 1988, quân Mỹ đã tiêu diệt một nửa hạm đội Iran. Các giàn khoan dầu Iran cũng thường bị ném bom. Một số máy bay và tàu chiến Mỹ cũng bị thiệt hại.

Trong một sự kiện bi thảm, ngày 3 tháng 7 năm 1988, máy bay Mỹ đã bắn nhầm máy bay trở khách của Iran, khiến gần 300 người thiệt mạng. Một sự kiện bị Iran coi là tội ác chiến tranh. Tuy nhiên, có nghi ngờ Mỹ đã âm thầm bồi thường cho các nạn nhân Iran trong những năm sau đó, khiến Iran chưa bao giờ đưa vụ việc này ra quốc tế.

3/ Đức

Vai trò của Đức (cả Đông và Tây Đức) trong cuộc chiến này có một vị trí đặc biệt: bán vũ khí hóa học cho Iraq.

Hiện nay trước sứ quán Đức ở Teheran, người ta vẫn để một tượng đài viết chữ hướng thẳng vào sứ quán Đức, nhắc nhở về ''tội ác của Đức với Iran với tư cách là đồng lõa với chế độ Saddam Hussein''.

Đông và Tây Đức được cho là đã thừa hưởng kho vũ khí hóa học của Đức Quốc xã sau Thế chiến 2. Họ bị cáo buộc là đã bán số vũ khí này cho Iraq, hoặc qua bên thứ 3 là các công ty hóa chất của Pháp, Hà Lan, Bỉ,...Số vũ khí đó có nhiều thứ bị cấm bởi Quốc tế, như chất độc thần kinh Sarin hay mù tạt,...

Sau sự kiện Iraq thảm sát dân thường Kurd ở Halabja năm 1988, Tây Đức đã thừa nhận và ngừng bán vũ khí cho Iraq. Nhưng Đông Đức thì chưa bao giờ thừa nhận cho đến khi sụp đổ.

gettyimages-50835732-612x612.jpg

Biểu tình trước sứ quán Đức - tấm biển hình thoi kia chỉ có trước sứ quán Đức
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
4/ Liên Xô

Khi chiến tranh nổ ra. đã từng có hy vọng Liên Xô sẽ là nước duy nhất đứng về phía Iran.Nhưng không, cuối cùng Liên Xô đã chọn đứng cùng phe với Mỹ, hỗ trợ Iraq.

Một nguyên nhân là Iraq đang là một trong những khách hàng mua vũ khí lớn nhất của Liên Xô. Trên thực tế, ai cũng biết 90% kho vũ khí của Iraq là mua hoặc được cho từ Liên Xô. Vậy nên, dù không hài lòng với Saddam Hussein vì đàn áp những người Cộng sản Iraq, Liên Xô vẫn ủng hộ Saddam chống lại Iran.

Một điều cũng nên biết là giữa người Nga và người Ba Tư có một mối hiềm khích từ lâu, bắt nguồn từ lịch sử. Trong nhiều thế kỷ Đế quốc Nga và Ba Tư đã tranh giành ảnh hưởng ở Trung Á, với kết quả là nhiều lãnh thổ Ba Tư mất vào tay Nga. Trong thế chiến 2, Iran bị Liên Xô và Anh chiếm đóng. Lo ngại cách mạng Hồi giáo Iran có thể kích động các nước Cộng hòa Trung Á của Liên Xô, chính quyền Moscow đã chống lại cuộc cách mạng. Đó cũng là lời giải thích vì sao Nga không bắt tay với Iran trong cuộc chiến ở Syria hiện nay.

Và cũng phải nhớ thêm, năm 1979 Liên Xô đã đưa quân vào Afghanistan. Iran, cả vua Shah lẫn chính quyền Hồi giáo đều phản đối dữ dội, do sự gắn kết với các dân tộc gốc Ba Tư ở Afghanistan. Iran chính là nước có nhiều người Afghanistan tị nạn nhất. Điều này càng khiến Liên Xô tức giận, quyết tâm chống Iran.

Trong cuộc chiến, Liên Xô đã bán hoặc cung cấp nhiều thiết bị quân sự và đồ tiếp tế cho Iraq hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Liên Xô thừa nhận Iraq đã trở thành "người nhận viện trợ quân sự lớn nhất của Liên Xô trong số các quốc gia thuộc Thế giới thứ ba", lớn hơn rất nhiều so với Mỹ. Hơn 2.000 xe tăng (bao gồm 800 chiếc T-72 ), 300 máy bay chiến đấu, gần 300 tên lửa đất đối không (chủ yếu là Scud) và hàng ngàn pháo hạng nặng và xe bọc thép chở quân đã được viện trợ cho Iraq.

Liên Xô cũng không phản đối Iraq khi nước này sử dụng vũ khí hóa học.

Tuy vậy vào cuối cuộc chiến, khi Gorbachev lên nắm quyền ở Liên Xô, quan hệ với Iran được cải thiện, bao gồm việc bán tên lửa phòng không cho Iran. Nhưng với người Iran sau này, Liên Xô vẫn là 1 phe gây tội ác, bao gồm cả những việc họ làm ở Afghanistan.

5/ Israel

Trước năm 1979, không hề quá khi nói Iran là đồng minh lớn nhất của Israel trong khu vực.

Nhưng sau năm 1979, gần như chắc chắn khi nói Iran là kẻ thù lớn nhất của Israel.

Nhưng một điều trớ trêu, là năm 1980 các hợp đồng Iran mua vũ khí của Israel vẫn còn hiệu lực. Thế là Israel bất đắc dĩ phải bán vũ khí cho Iran. Thậm chí Iran còn ''lợi dụng'' các đơn hàng còn hiệu lực tăng số lượng mua trên thực tế. Vì các hợp đồng này còn hiệu lực đến năm 1983, các lô vũ khí của Israel vẫn phải đến Iran trong những năm sau đó. Nhưng, bi hài khi cả 2 nước đều không thừa nhận việc mua bán này, dù thực tế việc đó chắc chắn đã xảy ra

Còn trong cuộc chiến, tất nhiên là Israel chống Iran kịch liệt, nhưng họ cũng không bao giờ hỗ trợ cho Iraq. thậm chí năm 1981 Israel còn ném bom lò phản ứng hạt nhân của Iraq. Israel tự tay chống Iran, bao gồm tấn công tàu Iran, hỗ trợ Mỹ,...Nhưng chung quy lại, trong cuộc chiến này, dù hỗ trợ bên nào thì Israel vẫn là người có lợi nhất.
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
6/ Các nước vùng Vịnh
Các nước vùng Vịnh chủ yếu theo dòng Sunni, dĩ nhiên coi Iran là đại họa. Vì vậy họ coi Iraq là thành trì ngăn chặn Iran, dồn hết sức hỗ trợ nước này.
Sự hỗ trợ của khối Arab lớn nhất là về tài chính và ngoại giao.
Chỉ riêng Arab Saudi đã tài trợ Iraq 20 tỷ USD viện trợ và hàng tủ USD hàng hóa, hơn bất kỳ nước nào.
Đất nước Kuwait nhỏ bé cũng cho Iraq vay 14 tỷ USD. Khi Iraq không thể trả nợ, chiến tranh vùng vịnh năm 1991 nổ ra.
Các nước khác hỗ trợ bằng cách khoản viện trợ nhỏ hơn, hoặc bằng cách khác là bán dầu hộ Iraq khi cảng biển của Iraq bị Iran phá hủy. Các nước hỗ trợ lớn cho Iraq gồm: Jordan, Oman, UAE, Qatar,...
Còn trên trường quốc tế, các nước này ủng hộ mọi quyết sách có lợi cho Iraq, gồm cả bao che việc sử dụng vũ khí hóa học.

7/ Các nước khác
-Quốc gia Bắc Phi Sudan là nước duy nhất gửi quân chiến đấu bên cạnh Iraq
-Ý có một vai trò quan trọng mà sau này người ta mới phát hiện, là cung cấp khoản vay ưu đãi lên đến 15 tỷ USD cho Iraq. Số tiền này dùng để mua vũ khí từ các nước khác. Trực tiếp nhúng tay là ngân hàng lớn nhất thuộc sở hữu nhà nước, Banca Nazionale del Lavoro (BNL) của Ý. Nó cũng giúp Saddam rửa tiền và buôn lậu dầu. Sau khi sự kiện vỡ lở, các ngân hàng Ý bị EU trừng phạt.
-Pháp là nhà cung cấp vũ khí lớn thứ 2 cho Iraq (sau Liên Xô và hơn cả Mỹ). Pháp cũng là nhà cung cấp công nghệ lớn nhất cho Iraq, gồm cả công nghệ hạt nhân. Khi máy bay Israel phá hủy lò phản ứng của Iraq năm 1981, người ta tá hỏa khi biết các nhà khoa học Pháp đã chết vì bom khi làm việc trong lò. Các công ty Pháp cũng bán vũ khí hóa học cho Saddam Hussein.
-Singapore: sau này người ta mới phát hiện sự dính líu không nhỏ của Singapore trong chương trình vũ khí hóa học của Iraq. Singapore là nước cung cấp tiền chất hóa học phục vụ chế tạo vũ khí lớn nhất cho Iraq. Ngoài ra còn là điểm trung chuyển viện trợ cho Iraq từ Mỹ, Úc, Nhật Bản,...
-Nam Tư: bán hoặc cho không Iraq 2 tỷ USD vũ khí Liên Xô.
-Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha: bán vật liệu đặc biệt là Uranium cho cả 2 nước, nhưng ưu tiên Iraq.
-Brazil: bán cho Iraq lượng lớn xe bọc thép, tên lửa do Mỹ viện trợ
-Các nước XHCN như Romania, Ba Lan, Cuba, Hungary: ủng hộ ngoại giao cho Iraq, bán vũ khí, hỗ trợ tài chính.

8/ Hỗ trợ cho Iran
Nhưng không phải tuyệt đối, cũng có một số hỗ trợ cho Iran trong cuộc chiến, dù không thể nào so sánh với Iraq.
Chỉ có 2 nước lên tiếng ủng hộ hoàn toàn Iran: đó là Syria và Libya. Nhưng ngoại trừ Libya hỗ trợ tài chính, cả 2 nước đều không dư dả gì để cho Iran. Nhưng chỉ riêng việc 2 nước Arab bất chấp Liên minh Arab ủng hộ Iran cũng đã là sự cổ vũ tinh thần cho Iran gần như bị cô lập hoàn toàn.
Một lực lượng quan trọng ủng hộ Iran: người Kurd ở Iraq. Dù không phải quá thân thiết với Iran, nhưng do bị Iraq đàn áp khốc liệt, người Kurd hỗ trợ Iran khi nước này tiến vào Bắc Iraq. Do sự giúp đỡ này, Saddam Hussein trả thù bằng cách diệt chủng 200.000 người Kurd trong chiến dịch diệt chủng Anfal. Trong chiến dịch này, vũ khí hóa học được sử dụng, tiêu biểu là Thảm sát Halabja
Thực tế Pakistan cũng có thể coi là đồng minh của Iran. Nhưng do ảnh hưởng từ chiến tranh ở Afghanistan, Pakistan sau đó trở nên thù địch với Iran do vấn đề sắc tộc. Trong chiến tranh Pakistan bí mật bán tên lửa cho Iran, do Pakistan có công nghệ tên lửa khá phát triển
Bắc Triều Tiên chính là nhà cung cấp vũ khí cho Iran lớn nhất. Số vũ khí này do Triều Tiên tự phát triển. Hiện nay vẫn còn rất nhiều vũ khí Triều Tiên còn được dùng ở Iran. Quan hệ Iran và Triều Tiên cũng khá tốt.
Argentina bí mật bán Uranium và tên lửa Condor cho Iran. Nhưng vụ việc bị Mỹ phát hiện, Argentina ngừng cung cấp.
Trung Quốc là nước lớn nhất ủng hộ về ngoại giao cho Iran. Nhưng họ cũng không hỗ trợ gì nhiều về vũ khí hay tài chính.

Và đặc biệt, một sự việc rất nổi tiếng không thể không nhắc tới: Vụ bê bối Iran-Contras. Chính phủ Mỹ bí mật bán vũ khí cho Iran để lấy tiền cho nhóm Contras chống chính phủ Cộng sản ở Nicaragua. Vụ việc vỡ lỡ, nước Mỹ bị ô nhục, hỗ trợ cho Iran coi như kết thúc.
 

Ranfer

Xe buýt
Biển số
OF-26068
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
771
Động cơ
489,158 Mã lực
Nơi ở
Hà lội
Cụ viết hay quá, hiểu thêm được nhiều về lịch sử IRAQ. Cái đầu tiên em thắc mắc là tại sao IRAQ có cái môn hành quyết theo kiểu "kéo xác" sau xe ô tô với nhiều lãnh tụ "Sau khi bị hành hình, xác nhà vua và thái tử Iraq bị người dân Baghdad kéo lê trên đường phố nhục mạ"; "Cơ thể của Shawaf bị đánh đập và kéo lê trên đường phố Mosul trước khi bị ném vào xe và đưa đến Baghdad" ? Cái này có liên quan gì đến Đạo hồi hay giáo phái Sunny không Cụ?
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Đến tối em vào màn chính: xem tranh cổ động
70536784_1156839167834503_618845147437727744_o.jpg
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Có lẽ hiếm có cuộc chiến nào mang lại sự ''đồng lòng'' như chiến tranh chống lại Iran: tư bản, cộng sản, Do Thái, Arab,nước xa nước gần, cả Liên Hợp Quốc cũng chống lại Cộng hòa Hồi giáo. Liên Hợp Quốc không lên án Iraq dùng vũ khí hóa học, nên nhiều người vẫn tưởng Iraq không có.

Tranh cổ động của Iran thể hiện các thế lực thù địch chống lại nước này: gần như cả thế giới
1408827422_8a2a.jpg
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top