Leo thang hết rồi các cụ mợ ạ!

sakuda

Xe điện
Biển số
OF-13452
Ngày cấp bằng
25/2/08
Số km
3,019
Động cơ
345,605 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Chết cười với văn của cụ
Cụ chuyển sang hút thuốc lào đê, uống trà thay cf cho rẻ mặc dù chè chén tăng giá 100% nhưng cũng chỉ có 2000 vờ nờ đờ.
Em lập trình tạm cho thời buổi leo thang dư lày: sáng mì tom úp 3000 vờ nờ đờ, rít vài ba phát đặc sản tiên lãng, làm chén trà, tiện qua ngân hàng đánh nhờ đôi giầy bằng máy luôn, 10000 vờ nờ đờ có thể tiêu cho 1 ngày rồi.
Thanks cụ đã tư vấn....

Phải nói thật thời buổi bây giừo cái gì cũng khó các cụ nhỉ????
 

crod

Xe tăng
Biển số
OF-63823
Ngày cấp bằng
11/5/10
Số km
1,750
Động cơ
452,859 Mã lực
Nơi ở
Cầu Giấy
hôm trước e đi chợ tí ngất với giá cả, so với đầu năm trước thì tăng cỡ 80%, mà lương chỉ tăng 10%/năm. nên nói lạm phát hơn 10% là phét lác. dân VN đa phần vẫn chỉ đủ ăn đủ mặc thôi nên tăng giá như thế thì suy ra đời sống ngày càng khổ.
 

Okane

Xe container
Biển số
OF-15066
Ngày cấp bằng
24/4/08
Số km
6,726
Động cơ
572,092 Mã lực
Thế có j lạ, thường thường xxx - 25 USD, giờ 100 USD òi, vị chi tăng 400% :P
 

auto_nd

Xe tăng
Biển số
OF-35829
Ngày cấp bằng
23/5/09
Số km
1,922
Động cơ
493,757 Mã lực
Nơi ở
Ngã 3.....
tăng trưởng kinh tế sang năm cố gắng trên 7,xx %.
cứ so sánh 7,xx% với lạm phát thì... ôi
 

sakuda

Xe điện
Biển số
OF-13452
Ngày cấp bằng
25/2/08
Số km
3,019
Động cơ
345,605 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Tiện thể nói về lạm phát, em copy thêm một số thông tin:

Đầu tiên có thể coi là cái khái niệm về lạm phát để khi ta nói cho nó chuẩn văn chỉnh:
(http://vi.wikipedia.org/wiki/Lạm_phát)
Trong kinh tế học, lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế. Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền. Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá tiền tệ của một loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác. Thông thường theo nghĩa đầu tiên thì người ta hiểu là lạm phát của đơn vị tiền tệ trong phạm vi nền kinh tế của một quốc gia, còn theo nghĩa thứ hai thì người ta hiểu là lạm phát của một loại tiền tệ trong phạm vi thị trường toàn cầu. Phạm vi ảnh hưởng của hai thành phần này vẫn là một chủ đề gây tranh cãi giữa các nhà kinh tế học vĩ mô. Ngược lại với lạm phát là giảm phát. Một chỉ số lạm phát bằng 0 hay một chỉ số dương nhỏ thì được người ta gọi là sự "ổn định giá cả".
Đo lường

Lạm phát 1 được đo lường bằng cách theo dõi sự thay đổi trong giá cả của một lượng lớn các hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế (thông thường dựa trên dữ liệu được thu thập bởi các tổ chức Nhà nước, mặc dù các liên đoàn lao động và các tạp chí kinh doanh cũng làm việc này). Giá cả của các loại hàng hóa và dịch vụ được tổ hợp với nhau để đưa ra một "mức giá cả trung bình", gọi là mức giá trung bình của một tập hợp các sản phẩm. Chỉ số giá cả là tỷ lệ mức giá trung bình ở thời điểm hiện tại đối với mức giá trung bình của nhóm hàng tương ứng ở thời điểm gốc. Tỷ lệ lạm phát thể hiện qua chỉ số giá cả là tỷ lệ phần trăm mức tăng của mức giá trung bình hiện tại so với mức giá trung bình ở thời điểm gốc. Để dễ hình dung có thể coi mức giá cả như là phép đo kích thước của một quả cầu, lạm phát sẽ là độ tăng kích thước của nó.
Không tồn tại một phép đo chính xác duy nhất chỉ số lạm phát, vì giá trị của chỉ số này phụ thuộc vào tỷ trọng mà người ta gán cho mỗi hàng hóa trong chỉ số, cũng như phụ thuộc vào phạm vi khu vực kinh tế mà nó được thực hiện. Các phép đo phổ biến của chỉ số lạm phát bao gồm:

  • Chỉ số giá sinh hoạt (viết tắt tiếng Anh: CLI) là sự tăng trên lý thuyết giá cả sinh hoạt của một cá nhân so với thu nhập, trong đó các chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được giả định một cách xấp xỉ. Các nhà kinh tế học tranh luận với nhau là có hay không việc một CPI có thể cao hơn hay thấp hơn so với CLI dự tính. Điều này được xem như là "sự thiên lệch" trong phạm vi CPI. CLI có thể được điều chỉnh bởi "sự ngang giá sức mua" để phản ánh những khác biệt trong giá cả của đất đai hay các hàng hóa khác trong khu vực (chúng dao động một cách rất lớn từ giá cả thế giới nói chung).
  • Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đo giá cả các hàng hóa hay được mua bởi "người tiêu dùng thông thường" một cách có lựa chọn. Trong nhiều quốc gia công nghiệp, những sự thay đổi theo phần trăm hàng năm trong các chỉ số này là con số lạm phát thông thường hay được nhắc tới. Các phép đo này thường được sử dụng trong việc chuyển trả lương, do những người lao động mong muốn có khoản chi trả (danh định) tăng ít nhất là bằng hoặc cao hơn tỷ lệ tăng của CPI. Đôi khi, các hợp đồng lao động có tính đến các điều chỉnh giá cả sinh hoạt, nó ngụ ý là khoản chi trả danh định sẽ tự động tăng lên theo sự tăng của CPI, thông thường với một tỷ lệ chậm hơn so với lạm phát thực tế (và cũng chỉ sau khi lạm phát đã xảy ra).
  • Chỉ số giá sản xuất (PPI) đo mức giá mà các nhà sản xuất nhận được không tính đến giá bổ sung qua đại lý hoặc thuế doanh thu. Nó khác với CPI là sự trợ cấp giá, lợi nhuận và thuế có thể sinh ra một điều là giá trị nhận được bởi các nhà sản xuất là không bằng với những gì người tiêu dùng đã thanh toán. Ở đây cũng có một sự chậm trễ điển hình giữa sự tăng trong PPI và bất kỳ sự tăng phát sinh nào bởi nó trong CPI. Rất nhiều người tin rằng điều này cho phép một dự đoán gần đúng và có khuynh hướng của lạm phát CPI "ngày mai" dựa trên lạm phát PPI ngày "hôm nay", mặc dù thành phần của các chỉ số là khác nhau; một trong những sự khác biệt quan trọng phải tính đến là các dịch vụ.
  • Chỉ số giá bán buôn đo sự thay đổi trong giá cả các hàng hóa bán buôn (thông thường là trước khi bán có thuế) một cách có lựa chọn. Chỉ số này rất giống với PPI.
  • Chỉ số giá hàng hóa đo sự thay đổi trong giá cả của các hàng hóa một cách có lựa chọn. Trong trường hợp bản vị vàng thì hàng hóa duy nhất được sử dụng là vàng. Khi nước Mỹ sử dụng bản vị lưỡng kim thì chỉ số này bao gồm cả vàng và bạc.
  • Chỉ số giảm phát GDP dựa trên việc tính toán của tổng sản phẩm quốc nội: Nó là tỷ lệ của tổng giá trị GDP giá thực tế (GDP danh định) với tổng giá trị GDP của năm gốc, từ đó có thể xác định GDP của năm báo cáo theo giá so sánh hay GDP thực). (Xem thêm Thực và danh định trong kinh tế). Nó là phép đo mức giá cả được sử dụng rộng rãi nhất. Các phép khử lạm phát cũng tính toán các thành phần của GDP như chi phí tiêu dùng cá nhân. Tại Mỹ, Cục Dự trữ Liên bang đã chuyển sang sử dụng khử lạm phát tiêu dùng cá nhân và các phép khử lạm phát khác để tính toán các chính sách kiềm chế lạm phát của mình.
  • Chỉ số giá chi phí tiêu dùng cá nhân (PCEPI). Trong "Báo cáo chính sách tiền tệ cho Quốc hội" sáu tháng một lần ("Báo cáo Humphrey-Hawkins") ngày 17 tháng 2 năm 2000, Federal Open Market Committee (FOMC) nói rằng ủy ban này đã thay đổi thước đo cơ bản về lạm phát của mình từ CPI sang "chỉ số giá cả dạng chuỗi của các chi phí tiêu dùng cá nhân".
Tiếp đến là thông tin về lạm phát năm 2010 của VN
(http://vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/2010/12/3BA249CF/)


Tổng cục Thống kê vừa công bố mức tăng chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 12 là 1,98%, góp phần đưa tốc độ tăng cả năm lên gần 12%.


Như vậy, mức lạm phát 2 con số của Việt Nam trong năm 2010 đã chính thức được khẳng định. Con số 11,75% tuy không quá bất ngờ nhưng vẫn vượt so với chỉ tiêu được Quốc hội đề ra hồi đầu năm gần 5%.
Diễn biến giá tiêu dùng trong năm 2010. Số liệu: Tổng cục Thống kê Trong tháng 12/2010, mức tăng giá tiêu dùng (CPI) của cả nước là 1,98%, cũng là mức tăng cao nhất trong năm. Đóng góp chủ yếu vào con số này là mức tăng giá ở khu vực hàng ăn và dịch vụ ăn uống, tăng 3,31% (riêng lương thực tăng tới 4,67%). Cũng trong tháng này, giá nhà ở và vật liệu xây dựng cũng tăng mạnh tới 2,53%.
Tuy nhiên, tính chung trong cả năm 2010, giáo dục mới là nhóm tăng giá mạnh nhất trong rổ hàng hóa tính CPI (gần 20%). Tiếp đó là hàng ăn (16,18%) và nhà ở - vật liệu xây dựng (15,74%). Bưu chính viễn thông là nhóm duy nhất giảm giá với mức giảm gần 6% trong năm 2010.
Về các địa phương, việc Hà Nội và TP HCM có mức tăng giá (lần lượt là 1,83% và 1,61%) thấp hơn so với trung bình cả nước trong tháng 12 là một diễn biến khá bất ngờ. Trong khi đó, những địa phương có mức trượt giá mạnh trong tháng (khoảng 2%) là Thái Nguyên, Hải Phòng và Gia Lai.
Trong tháng 12, giá vàng và đôla Mỹ không leo thang mạnh như những tháng trước (lần lượt tăng 5,43% và 2,86%). Tuy nhiên, tính chung trong cả năm 2010, giá vàng đã tăng tới 30% trong khi mức tăng của đôla Mỹ là xấp xỉ 10%.
 

Greeno

Xe lăn
Biển số
OF-22422
Ngày cấp bằng
14/10/08
Số km
13,615
Động cơ
619,608 Mã lực
Nơi ở
www.bodetam.vn
Website
www.bodetam.vn
Lên giá thì cai tất các loại, tuần đi vào chùa vài ngày là ok ngay thôi
 

roninVN

Xe buýt
Biển số
OF-51390
Ngày cấp bằng
22/11/09
Số km
742
Động cơ
459,288 Mã lực
Leo thang chóng mặt , bà con quay về các thu chơi tao nhã. Thay vì đi du lịch- nhậu-bài bạc- xxx ta du lịch qua màn ảnh-liên hoan tại gia-đọc báo, bình thơ thưởng trà. Đợi NN kích cầu mang xèng ra tiêu.
 

Bố Bá Kiến

Xe đạp
Biển số
OF-83064
Ngày cấp bằng
17/1/11
Số km
14
Động cơ
412,730 Mã lực
Leo thang như này không biết Kiến em có lo nổi cái tết không nữa :(
 

haivanphe

Xe container
Biển số
OF-46470
Ngày cấp bằng
14/9/09
Số km
7,247
Động cơ
48,567 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Thế cái khoản kia có tăng giá không hả các kụ ơi? Em đang định làm 1 cái tất niên mà sợ ko đủ xiền.
 

dodinhtrung

Xe đạp
Biển số
OF-83266
Ngày cấp bằng
19/1/11
Số km
11
Động cơ
412,500 Mã lực
Các cụ a, có khi nên mở hàng dịp năm hết tết đến này thì chẳng mấy mà đổi được vợ 2 nhà mình!
Em không hiểu sao, cái gì nó cũng leo trèo cao quá....

Sáng nay ra đường mà giật mình thon thót, mua bao thuốc bình thường - cách đây 1 tuần - chỉ 32k, sáng nay nó bảo 38k rồi em ah vậy là lẩm nhẩm nó leo 20%

Cắn răng mua bao thuốc vì không bỏ đc, nhưng ngậm miệng, thắt ruột định không ăn sáng nhưng đói quá, em vào làm bát phở bình thường mưói hôm kia 20k, hôm nay nó bảo lên giá 25 k anh ah, em lại giật mình phát, nó lại leo lên 25% rồi!

Lại nữa... cafe sáng với em khôgn thể thiếu đc, lên ngồi cf đến khi đứng dậy tưởng tỉnh táo nhờ cafein nhưugn lại tý ngã khi nó thu 20k tiền cf mà bình thường chỉ cần đưa tờ 50 thì nó trả lại 35, em lại nhẩm vậy là nó tăng 33%
Nghĩ đánh giày tầm này nó chưa tăng, nhưng gọi thằng oánh giày để trả tiền nó cũng bảo anh cho em xin 8k - bt chỉ 5k - pẹ ló em chóng hết cả mặt, đến oánh giày cũng leo 60%

Em chả hiểu tết nhất làm gì!

Cầu trời trưa nay đi ộp nó tăng in ít thôi :D:D:D:D
 

phanxonglua

Xe đạp
Biển số
OF-83452
Ngày cấp bằng
21/1/11
Số km
30
Động cơ
412,450 Mã lực
giá cà leo thang quá, giờ em chả dám ăn gì toàn uống thôi
 

Bus_nhanh

Xe điện
Biển số
OF-60160
Ngày cấp bằng
28/3/10
Số km
2,871
Động cơ
466,731 Mã lực
Nơi ở
Chỗ nào sung sướng
Bỏ bao nhiêu tiền ra để bình ổn giá... mà hiệu quả thì chả thấy đâu ???
 

phanxonglua

Xe đạp
Biển số
OF-83452
Ngày cấp bằng
21/1/11
Số km
30
Động cơ
412,450 Mã lực
các cụ thông cảm để cho mọi người kiếm cái tết chứ
 

Canon_s3is

Xe điện
Biển số
OF-30009
Ngày cấp bằng
25/2/09
Số km
2,334
Động cơ
501,659 Mã lực
HỊc e mua 38 tuần trước rồi! Chỗ em leo nhanh hơn 1 tuần :((
Em hay mua ở cái ốt bán buôn + lẻ ngay đầu Khâm Thiên (theo hướng rẽ từ Lê Duẩn sang nó nằm bên tayphair09. ở đây thuốc an tâm mà giá cũng tốt. Cơ mà tính đến ngày 22/Chạp thì nó cũng nhảy lên 35k rồi. Em xách cả cây :D đề phòng thang nó dài ra nữa :D

Bỏ bao nhiêu tiền ra để bình ổn giá... mà hiệu quả thì chả thấy đâu ???
Thế thì cụ mới có chiện để bình loạn :D
 
Chỉnh sửa cuối:

sakuda

Xe điện
Biển số
OF-13452
Ngày cấp bằng
25/2/08
Số km
3,019
Động cơ
345,605 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em hay mua ở cái ốt bán buôn + lẻ ngay đầu Khâm Thiên (theo hướng rẽ từ Lê Duẩn sang nó nằm bên tayphair09. ở đây thuốc an tâm mà giá cũng tốt. Cơ mà tính đến ngày 22/Chạp thì nó cũng nhảy lên 35k rồi. Em xách cả cây :D đề phòng thang nó dài ra nữa :D
Sáng nay em mua lẻ lên 4 chọc roài......................
 

jolie1701

Xe buýt
Biển số
OF-60180
Ngày cấp bằng
28/3/10
Số km
884
Động cơ
450,370 Mã lực
Nơi ở
Sáng cafe, trưa Bia hơi, chiều nấu cơm + rửa bát
Em không hiểu sao, cái gì nó cũng leo trèo cao quá....

Sáng nay ra đường mà giật mình thon thót, mua bao thuốc bình thường - cách đây 1 tuần - chỉ 32k, sáng nay nó bảo 38k rồi em ah vậy là lẩm nhẩm nó leo 20%

Cắn răng mua bao thuốc vì không bỏ đc, nhưng ngậm miệng, thắt ruột định không ăn sáng nhưng đói quá, em vào làm bát phở bình thường mưói hôm kia 20k, hôm nay nó bảo lên giá 25 k anh ah, em lại giật mình phát, nó lại leo lên 25% rồi!

Lại nữa... cafe sáng với em khôgn thể thiếu đc, lên ngồi cf đến khi đứng dậy tưởng tỉnh táo nhờ cafein nhưugn lại tý ngã khi nó thu 20k tiền cf mà bình thường chỉ cần đưa tờ 50 thì nó trả lại 35, em lại nhẩm vậy là nó tăng 33%
Nghĩ đánh giày tầm này nó chưa tăng, nhưng gọi thằng oánh giày để trả tiền nó cũng bảo anh cho em xin 8k - bt chỉ 5k - pẹ ló em chóng hết cả mặt, đến oánh giày cũng leo 60%

Em chả hiểu tết nhất làm gì!

Cầu trời trưa nay đi ộp nó tăng in ít thôi :D:D:D:D
Ôh thế chỗ Cụ tăng nhanh nhể...chỗ nhà cháu có tăng dưng mà tăng ít thui...
 

Ng.Hoai

Xe buýt
Biển số
OF-36727
Ngày cấp bằng
1/6/09
Số km
832
Động cơ
480,340 Mã lực
hờ...e đang trên phố mà phở chửa thấy tăng giá,vẫn 20k..hay do hàng quen nhỉ, sáng nào cũng làm bát ở đấy, đc KM 1 chén trà :D
Cụ "Xakuta" sợ tăng giá về Vinh với e nào...cụ bao giờ về thế :?
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top