[Funland] Lệ phí đường bộ dùng vào việc gì?

cusao

Xe lăn
Biển số
OF-382106
Ngày cấp bằng
10/9/15
Số km
11,836
Động cơ
379,358 Mã lực
Chỉ biết phí này do A # phát minh, sáng tạo ra. Với phẩm chất nghề "kế toán" A ý đc đào tạo, đã phát minh và phát triển ra cái phí này, khi điều động A ý tới đúng vị trí mà cần kiến thức nghề nghiệp, trong cả quãng đời cồng hiến, sự phát minh này phải nói là nhảy vọt và đúng là kiến thức học hành, tới lúc nó cũng có tác dụng.
Và NN + toàn dân thấy hợp lý, ko ai ý kiến gì. Và giờ nó thành một loại phí tồn tại cùng sự phát triền của XH.
Phải nói cái phí này A # phát minh ra, đóng góp cho NN khối tiền đấy chứ. Nghĩ ra món thuế, phí mà hợp lý, dân ko ý kiến và thu triệt để cũng ko đơn gián đâu.
Ngay khi còn nằm trong dự thảo đã có câu hỏi "...làm thế nào để xác minh việc người dân không chạy xe tức không sử dụng đường bộ nhưng vẫn phải đóng phí ?..." Thì các cơ quan qly có loay hoay 1 chút về việc bổ vào nhiên liệu chăng? thì nhiên liệu dùng cho cả đường không, đng biển và công xưởng,....Cuối cùng tất cả đều lờ đi cho đến tận bây giờ.
Em bỏ cả 4b lẫn 2b từ khi có tàu điện trên cao....nhưng đến khi đăng kiểm vẫn nộp chẳng thiếu xu nào....Vậy chìa khoá là gì cho không ít các phương tiện dừng 1 phần hay dừng hầu như toàn bộ việc sử dụng đường bộ mà chủ phương tiện vẫn phải đóng phí ?
 

isak

Xe điện
Biển số
OF-350749
Ngày cấp bằng
14/1/15
Số km
2,157
Động cơ
297,812 Mã lực
Các cụ quên là Thuế các cụ đóng cũng dùng để phát triển Điện Đường Trường Trạm và nhiều việc khác, chứ đâu phải có mỗi cái Quỹ này đâu. Bao nhiêu năm trước không có Quỹ, Thuế nhà nước vẫn phải đứng ra để làm nhiệm vụ nâng cấp đường xá. Câu hỏi đặt ra là tại sao riêng Bảo trì đường bộ lại phải có 1 Quỹ, thế thì bên Y tế cũng đòi ra một Quỹ phát triển bệnh viện, Giáo dục cũng đòi ra một cái Quỹ phát triển trường học.... thế thì Thuế cuối cùng còn dùng để làm gì.
 

HANOICity

Xe điện
Biển số
OF-54120
Ngày cấp bằng
2/1/10
Số km
3,132
Động cơ
450,465 Mã lực
Nơi ở
Venice trên cạn
Các cụ quên là Thuế các cụ đóng cũng dùng để phát triển Điện Đường Trường Trạm và nhiều việc khác, chứ đâu phải có mỗi cái Quỹ này đâu. Bao nhiêu năm trước không có Quỹ, Thuế nhà nước vẫn phải đứng ra để làm nhiệm vụ nâng cấp đường xá. Câu hỏi đặt ra là tại sao riêng Bảo trì đường bộ lại phải có 1 Quỹ, thế thì bên Y tế cũng đòi ra một Quỹ phát triển bệnh viện, Giáo dục cũng đòi ra một cái Quỹ phát triển trường học.... thế thì Thuế cuối cùng còn dùng để làm gì.
Để chồng lên nhau cho nó cao, cao mãi ạ.
 

lavie500

Xe tăng
Biển số
OF-562108
Ngày cấp bằng
2/4/18
Số km
1,391
Động cơ
67,855 Mã lực
Nơi ở
Lạc Long Quân, Xuân La, Tây Hồ, HN
Em có xe ê tô nhưng tuần đi đc 1-2 lần, chỉ khi nào về quê mới đi xa (100km), Lẽ ra phí này phải cộng vào giá xăng dầu mới chuẩn (giống như trước đấy đã từng).
 

VCHDHN

Xe lăn
Biển số
OF-146690
Ngày cấp bằng
22/6/12
Số km
10,907
Động cơ
471,648 Mã lực
đã giải tán quỹ này, Bộ GT ko quản nó mà nó chảy thẳng vào nguồn thu chung của ngân sách, và dùng chung no mọi thứ phân bổ tài khóa hàng năm thôi. Năm 2020 khi đọc tin giải tán quỹ này ối cụ Offer mừng vì ... tưởng bở. Hỡi ơi, bỏ quỹ chứ có bỏ phí éo đâu =))
Quỹ hay phí em thấy chỉ là tên gọi, đếch quan trọng. Căn bản là thiếu tiền nên k thể mình bạch.
 

Politeboy

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-839202
Ngày cấp bằng
25/8/23
Số km
1,113
Động cơ
23,269 Mã lực
Tuổi
36
Em có xe ê tô nhưng tuần đi đc 1-2 lần, chỉ khi nào về quê mới đi xa (100km), Lẽ ra phí này phải cộng vào giá xăng dầu mới chuẩn (giống như trước đấy đã từng).
Cộng 4000 đông vào mỗi lít xăng rồi đấy
Cụ thích cộng thêm bao nhiêu nữa để em ký nào
 

--Lamborghini--

Xe cút kít
Biển số
OF-110827
Ngày cấp bằng
29/8/11
Số km
17,808
Động cơ
563,633 Mã lực
đã giải tán quỹ này, Bộ GT ko quản nó mà nó chảy thẳng vào nguồn thu chung của ngân sách, và dùng chung no mọi thứ phân bổ tài khóa hàng năm thôi. Năm 2020 khi đọc tin giải tán quỹ này ối cụ Offer mừng vì ... tưởng bở. Hỡi ơi, bỏ quỹ chứ có bỏ phí éo đâu =))
Trước có tay nào đó phát biểu là nó còn chả đủ để đi vá ổ gà đấy.
Nhờ không nhầm thì nhờ có tay nhạc sỹ nên xe ê tô của chúng ta có thêm một cái tem dán vào kính.
 

Mr.Chem

Xe điện
Biển số
OF-54895
Ngày cấp bằng
13/1/10
Số km
3,679
Động cơ
490,474 Mã lực
Mỗi lần nhắc đến chủ đề này thì em nhớ ông "anh" ở trỏng ghê gớm. Các cụ cứ gọi anh ấy là anh nhạc "xỉ" chứ riêng em anh ấy là diễn viên, diễn viên giỏi trong bộ phim: Cú lừa thế kỷ! Đóng phí bảo trì đường bộ đi rồi từ đó trở về sau cả Việt Nam không còn cái trạm thu "giá" nào!
 

smile19

Xe buýt
Biển số
OF-705047
Ngày cấp bằng
22/10/19
Số km
595
Động cơ
131,454 Mã lực
Mỗi lần nhắc đến chủ đề này thì em nhớ ông "anh" ở trỏng ghê gớm. Các cụ cứ gọi anh ấy là anh nhạc "xỉ" chứ riêng em anh ấy là diễn viên, diễn viên giỏi trong bộ phim: Cú lừa thế kỷ! Đóng phí bảo trì đường bộ đi rồi từ đó trở về sau cả Việt Nam không còn cái trạm thu "giá" nào!
Mà đã đóng phí đường bộ, thì xe máy xe đạp đi bộ cũng phải đóng, chứ sao mỗi ông ê tô, hay là ông ê tô mặc định lắm tiền :-<
 

--Lamborghini--

Xe cút kít
Biển số
OF-110827
Ngày cấp bằng
29/8/11
Số km
17,808
Động cơ
563,633 Mã lực
Anh ấy cũng chỉ là người thực thi thôi, nghĩ ra hẳn là cả 1 ban cố vấn :D
Thực ra cái cội nguồn câu chuyện nó là lúc đó dân tình phản đối vì mấy cái BOT nó vô lý quá, tay nhạc sỹ không biết có ban cố vấn không hắn mới chơi cái trò thu phí theo năm này, loằng ngoằng thì xe qua BOT vẫn mất tiền nên chuyển cái khoản đó thành phí bảo trì đường bộ mục đích là để bảo trì sửa chữa đường bộ.
Kêu gào mãi thì dân chúng cũng quen và chấp nhận cái việc trên xe có cái tem nữa.
Thực ra cá nhân em thì không ngại cái việc phải đóng tiền cho mục đích chính đáng, cái băn khoăn là số tiền đó thu về thì sử dụng ra sao ? nếu nó tốt cho xã hội thì ai cũng có lợi cả.
 

BAOVEVANLONG

Xe tăng
Biển số
OF-317488
Ngày cấp bằng
26/4/14
Số km
1,938
Động cơ
486,430 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
đã giải tán quỹ này, Bộ GT ko quản nó mà nó chảy thẳng vào nguồn thu chung của ngân sách, và dùng chung no mọi thứ phân bổ tài khóa hàng năm thôi. Năm 2020 khi đọc tin giải tán quỹ này ối cụ Offer mừng vì ... tưởng bở. Hỡi ơi, bỏ quỹ chứ có bỏ phí éo đâu =))
Bầu sữa ngon thế bỏ là bỏ thế nào cụ.
 

--Lamborghini--

Xe cút kít
Biển số
OF-110827
Ngày cấp bằng
29/8/11
Số km
17,808
Động cơ
563,633 Mã lực
Mỗi lần nhắc đến chủ đề này thì em nhớ ông "anh" ở trỏng ghê gớm. Các cụ cứ gọi anh ấy là anh nhạc "xỉ" chứ riêng em anh ấy là diễn viên, diễn viên giỏi trong bộ phim: Cú lừa thế kỷ! Đóng phí bảo trì đường bộ đi rồi từ đó trở về sau cả Việt Nam không còn cái trạm thu "giá" nào!
Nghĩ đến là em muốn chửi bậy.
Tưởng lúc đó là đ éo phải đóng tiền qua trạm rồi vì bố đóng cả năm rồi, cuối cùng cả xh ăn cú lừa của anh.
 

HANOICity

Xe điện
Biển số
OF-54120
Ngày cấp bằng
2/1/10
Số km
3,132
Động cơ
450,465 Mã lực
Nơi ở
Venice trên cạn
Mà đã đóng phí đường bộ, thì xe máy xe đạp đi bộ cũng phải đóng, chứ sao mỗi ông ê tô, hay là ông ê tô mặc định lắm tiền :-<
Uớc gì em ấn đc cái nút cancel cho nó có 1 tí gọi là công bằng, chứ lắm thể loại thuế, phí, giá...nặng nề quá.
 

--Lamborghini--

Xe cút kít
Biển số
OF-110827
Ngày cấp bằng
29/8/11
Số km
17,808
Động cơ
563,633 Mã lực
Mà đã đóng phí đường bộ, thì xe máy xe đạp đi bộ cũng phải đóng, chứ sao mỗi ông ê tô, hay là ông ê tô mặc định lắm tiền :-<
e tô nó to nên đi mới hỏng đường :)
 

cusao

Xe lăn
Biển số
OF-382106
Ngày cấp bằng
10/9/15
Số km
11,836
Động cơ
379,358 Mã lực
Em có xe ê tô nhưng tuần đi đc 1-2 lần, chỉ khi nào về quê mới đi xa (100km), Lẽ ra phí này phải cộng vào giá xăng dầu mới chuẩn (giống như trước đấy đã từng).
Thôi tạm gác chuyện phê phán bởi cũng chẳng giúp ích gì nhiều. Ta chuyển sang sáng kiến, giải pháp đi
Em thấy cách thu phí đường bộ hiện nay cũng không công bằng. Như ý kiến của bác cũng là một ý hay. Tuy nhiên, nếu tính cho xăng dầu thì đường không, đường thuỷ, máy công cụ thì họ có dùng đường bộ đâu?
Mời các bác cho xin sáng kiến về việc này ạ!
Ví dụ; tính trên quãng đường thưc chiến là chuẩn nhất....nhưng dân cứ tua công tơ mét thì thành 0 đồng à? Cũng chưa ổn
 

--Lamborghini--

Xe cút kít
Biển số
OF-110827
Ngày cấp bằng
29/8/11
Số km
17,808
Động cơ
563,633 Mã lực
Thôi tạm gác chuyện phê phán bởi cũng chẳng giúp ích gì nhiều. Ta chuyển sang sáng kiến, giải pháp đi
Em thấy cách thu phí đường bộ hiện nay cũng không công bằng. Như ý kiến của bác cũng là một ý hay. Tuy nhiên, nếu tính cho xăng dầu thì đường không, đường thuỷ, máy công cụ thì họ có dùng đường bộ đâu?
Mời các bác cho xin sáng kiến về việc này ạ!
Ví dụ; tính trên quãng đường thưc chiến là chuẩn nhất....nhưng dân cứ tua công tơ mét thì thành 0 đồng à? Cũng chưa ổn
Cái vấn đề nằm ở chỗ số tiền trên thu về ns làm gì ?
Nhỡ nó tên thế nhưng chi cho nh việc khác thì sao ?
 

ConCuCauKinh

Xe buýt
Biển số
OF-716573
Ngày cấp bằng
17/2/20
Số km
585
Động cơ
89,712 Mã lực
Uớc gì em ấn đc cái nút cancel cho nó có 1 tí gọi là công bằng, chứ lắm thể loại thuế, phí, giá...nặng nề quá.
Mưa bão luôn đi chứ em thấy các cụ sấm chớp hơi bị lâu rồi đấy. Chục năm trước trên OF này nhiều cụ tâm tư trăn trở: bao giờ cho đến mùa xuân? Đến giờ thì im tiệt, chả còn mống nào.
 

HANOICity

Xe điện
Biển số
OF-54120
Ngày cấp bằng
2/1/10
Số km
3,132
Động cơ
450,465 Mã lực
Nơi ở
Venice trên cạn
Mưa bão luôn đi chứ em thấy các cụ sấm chớp hơi bị lâu rồi đấy. Chục năm trước trên OF này nhiều cụ tâm tư trăn trở: bao giờ cho đến mùa xuân? Đến giờ thì im tiệt, chả còn mống nào.
Cái sai tồn tại lâu quá, quốc lộ cũng trả phí, tỉnh lộ cũng trả phí, đường làng cũng trả phí, cao tốc cũng trả phí lại còn đội thêm phí bảo trì đường bộ nữa. Có thể lớp các cụ trc đó đã chết vì già yếu, hoặc đã chết vì covid, nhưng câu chuyện này vẫn còn đè nặng lên thế hệ sau, thế nên chắc mới có threader này.
VietNamNet

T- 08:53
Chính thức bỏ bộ máy Quỹ bảo trì đường bộ
icon
Với Nghị định 09/2020 vừa được Thủ tướng ký ban hành, quy định về bộ máy hoạt động của Quỹ bảo trì đường bộ trung ương và địa phương sẽ được bãi bỏ, nhưng việc thu phí sẽ vẫn được tiến hành và phân bổ hàng năm theo ngân sách.

Theo đó, quy định mới bãi bỏ 3 văn bản quy phạm pháp luật về Quỹ bảo trì đường bộ, gồm: Nghị định 18/2012 về Quỹ bảo trì đường bộ; Nghị định 56/2014 sửa đổi, bổ sung Nghị định 18; Nghị định 28/2016 sửa đổi, bổ sung Nghị định 56.
Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ GTVT quy định việc thu, nộp và sử dụng phí sử dụng đường bộ thu qua đầu phương tiện ô tô thống nhất trong cả nước (bao gồm cả đường bộ thuộc trung ương quản lý và đường bộ thuộc địa phương quản lý) theo pháp luật về phí, ngân sách nhà nước.
Phí sử dụng đường bộ thu qua đầu phương tiện ô tô (sau khi trừ đi chi phí tổ chức thu) được nộp toàn bộ vào ngân sách trung ương, sử dụng để quản lý, bảo trì đường bộ.
{keywords}
Bỏ bộ máy quản lý Quỹ bảo trì đường bộ nhưng việc thu phí bảo trì đường bộ theo đầu phương tiện vẫn được tiến hành bình thường.
Bộ GTVT chủ trì xây dựng phương án phân chia nguồn thu phí sử dụng đường bộ nộp ngân sách trung ương cho công tác quản lý, bảo trì hệ thống quốc lộ và đường địa phương; nguyên tắc, tiêu chí phân chia nguồn thu phí sử dụng đường bộ dành cho công tác quản lý, bảo trì đường địa phương cho từng địa phương, gửi Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ xem xét, trình cấp có thẩm quyền quyết định để thực hiện từ năm 2021.



Bộ GTVT thực hiện xử lý các vấn đề về tổ chức, hoạt động, tài chính của Quỹ bảo trì đường bộ Trung ương, UBND cấp tỉnh thực hiện xử lý các vấn đề về tổ chức, hoạt động, tài chính của Quỹ bảo trì đường bộ địa phương theo quy định của pháp luật khi Nghị định này có hiệu lực thi hành.
Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 1/3/2020 và áp dụng từ năm tài chính 2020.

Trước đó, theo quy định tại Nghị định 18/2012, Quỹ bảo trì đường bộ được thu theo đầu phương tiện (cả ô tô và xe máy, sau đó bỏ thu với xe máy). Số tiền quỹ thu được sẽ do Hội đồng quản lý Quỹ bảo trì đường bộ Trung ương quyết định phân bổ, theo nguyên tắc 70% để bảo trì các tuyến quốc lộ, 30% phân bổ về các địa phương để bảo trì các tuyến đường địa phương. Điều này dẫn tới phát sinh bộ máy quản lý Quỹ bảo trì đường bộ trung ương và địa phương, tạo cơ chế “xin – cho” giữa cấp trung ương và địa phương.
Quảng cáo

Khi Luật ngân sách nhà nước và Luật phí và lệ phí có hiệu lực, Bộ GTVT đã có văn bản báo cáo và được Chính phủ đồng ý giải thể Hội đồng quản lý Quỹ bảo trì đường bộ Trung ương và địa phương. Bộ GTVT cũng định hướng sẽ sắp xếp bộ máy của Văn phòng Quản lý Quỹ bảo trì đường bộ Trung ương về Tổng cục Đường bộ.
Quỹ Bảo trì đường bộ hoạt động từ năm 2013, ban đầu thu cả ô tô và xe máy, nhưng sau đó do thu xe máy khó nên chỉ thực hiện thu với ô tô qua các lần đăng kiểm. Từ khi đi vào hoạt động, Quỹ liên tục tăng trưởng, từ hơn 5.435 tỷ đồng năm 2013, lên hơn 7.047 tỷ đồng năm 2017. Ngoài ra, mỗi năm ngân sách nhà nước cấp bổ sung bình quân thêm khoảng 3.000 tỷ đồng. Năm 2019, Quỹ dự kiến thu được khoảng 7.500 tỷ đồng. Trong đó, đa phần Quỹ dùng bảo trì các tuyến Quốc lộ, phần phân bổ về Quỹ địa phương chỉ khoảng 2.000 tỷ đồng/năm, trong đó phân bổ chủ yếu về Hà Nội và TPHCM (những địa phương nhiều ô tô).
(Theo Tiền phong)
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top