Em hóng an
Tank nó thay guốc cao gót ( đệm cao su) chạy trong phố êm và không phá đường Cụ ạCác kụ cho em hỏi Gấu nó duyệt binh như thế kia thì năm nào cg phải làm lại đường vì xích xe tăng nghiến ah
Cụ ơi, xích xe tăng khi diễn trên đường này có bọc cao su riêng rồi, ko phải xích thường đâu ợCác kụ cho em hỏi Gấu nó duyệt binh như thế kia thì năm nào cg phải làm lại đường vì xích xe tăng nghiến ah
Nếu anh gấu không có đồng minh (chủ yếu là Mỹ) viện trợ vũ khí thì không biết chiến tranh TG2 sẽ đi về đâu?"Chiến thắng phát xít là công của đồng minh chứ nhỉ, anh gấu cứ làm như của mình anh ý " Đồng ý với cụ, nhưng công lao chính vẫn là của gấu Nga.
Lend - lease quan trọng hay không đáng kể đối với Liên Xô?
Xe tăng và máy bay P-39 của Mỹ trong chương trình lend - lease
Trong một bức thư gửi Tổng thống Mỹ Truman đề ngày 11-6 -1945, nhà lãnh đạo Liên Xô Stalin viết: “Thỏa thuận mà, trên cơ sở đó trong suốt cuộc chiến tranh Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đã cung cấp cho Liên bang Xô viết vũ khí, nguyên liệu và lương thực theo hình thức lend - lease, có ý nghĩa chiến lược, đã đóng vai trò quan trọng, và, ở một chừng mức đáng kể, đã tác động tới việc kết thúc thắng lợi cuộc chiến đấu chống kẻ thù chung - nước Đức phát xít”.
Những con số mà các nhà sử học tại Viện Nghiên cứu lịch sử Bộ Quốc phòng Nga những năm gần đây đã minh họa cho nhận định trên của Stalin:
Số lượng xe tăng các nước đồng minh cung cấp cho Liên Xô là 98.300 chiếc (tương đương 12% số xe tăng các nhà máy Liên Xô xuất xưởng). Đặc biệt, khả năng vận động linh hoạt trên chiến trường của Hồng quân trong những năm 1943-1945 qua các chiến dịch phản công được tăng cường rõ rệt nhờ 477.000 xe hơi do Đồng minh cung cấp. Trong thời gian đó, ngành công nghiệp xe hơi của Liên Xô còn rất non trẻ, chỉ sản xuất được 219.000 chiếc. Xe hơi viện trợ chiếm tới 70% tổng số đầu xe hoạt động trong quân đội.
Khả năng chiến đấu của hải quân Liên Xô cũng được tăng cường nhờ 596 tàu chiến do Mỹ chuyển giao, tương đương 22,3% tổng số tàu do Liên Xô đóng thêm trong thời gian chiến tranh. Cũng nhờ sử dụng các thiết bị nhập khẩu, chẳng hạn động cơ của Hãng Packard của Mỹ, mà từ năm 1942 ngành công nghiệp đóng tàu của Liên Xô đã có thể tăng tốc cung cấp các loại tàu nhỏ phục vụ quân đội.
Hệ thống đường sắt, đảm trách hầu hết công tác vận chuyển trong chiến tranh, đã được tiếp sức mạnh mẽ bởi 1.981 đầu máy và 11.156 toa xe do Đồng minh cung cấp. Cũng trong thời gian đó, Liên Xô chỉ sản xuất được 92 đầu máy và hơn 1.000 toa xe chở hàng.
Ở giai đoạn phòng ngự vào những năm đầu thế chiến, 45.000 tấn dây thép gai (tương đương 350.000km) là một “lá chắn” không phải là thừa thãi. Cho tới cuối năm 1943, Liên Xô đã nhận được từ Mỹ 189.000 máy điện thoại dã chiến cùng hơn 1 triệu km cáp điện thoại (cuối chiến tranh con số là 2 triệu km) cùng 200 trạm điện thoại cao tần đảm bảo liên lạc giữa Matxcơva với các thành phố lớn. 445 rada do Anh và Mỹ cung cấp trong những năm 1942-1943 vào lúc mà Liên Xô mới chỉ sản xuất được các mẫu thử nghiệm.
Thực tế là trong những năm đó do Liên Xô bị quân Đức quốc xã chiếm đóng trên diện rộng, các xí nghiệp phải di tản về phía đông, sản lượng của nhiều ngành giảm từ 30 - 70%. Do khâu vật tư gặp khó khăn (lò xo, cáp thép, băng thép cán lạnh, các loại thép siêu cứng...), các xí nghiệp quốc phòng phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn cung cấp từ thỏa thuận lend-lease.
Kể từ tháng 12-1942, phần lớn nhu cầu của Liên Xô là làm sao phục hồi sản xuất tại các vùng mới được Hồng quân giải phóng khỏi ách phát xít. Phương tiện sản xuất từ Mỹ, Anh, Canada đã giúp xây dựng lại các nhà máy điện, các giếng dầu, các xí nghiệp luyện kim đen và luyện kim màu ở miền tây Liên Xô. Từ tháng 6-1941 tới tháng 9-1945 Liên Xô nhận được 17,9 triệu tấn hàng hóa các loại với trị giá 9,8 tỉ USD. Việc nhập hàng hóa theo chương trình lend - lease lên tới đỉnh cao vào năm 1944, năm mà Hồng quân phản công giải phóng nhiều khu vực rộng lớn từ đông sang tây.
Theo báo cáo đề ngày 21-3-1944 của Phó chủ tịch Hội đồng Dân ủy Liên Xô A. Mikoyan gửi Stalin về tình hình nhận hàng hóa Mỹ theo chương trình lend - lease, trong thời gian từ ngày 1-5-1941 tới 1-5-1944, tổng trị giá số hàng đã nhận được là 4,612 tỉ USD. Nếu so sánh với con số 9,8 tỉ USD vào thời điểm kết thúc chương trình có thể thấy phân nửa số hàng lend- lease được cung cấp chỉ trong hơn một năm cuối cùng của cuộc chiến tranh.
Viện trợ lương thực cũng đã từng góp phần đảm bảo khẩu phần ăn của quân đội và cứu đói cho những người dân ở phía bắc như Leningrad cùng nhiều thành phố vành cực bắc. Chẳng hạn, 10.000 tấn lúa mì Canada viện trợ được đích thân Stalin chấp thuận để lại Arkhalgesk đã giúp ngăn chặn nạn đói tại đây lan rộng trong mùa đông đầu tiên của chiến tranh.
Ở Khagelsk vào thời điểm bi thảm nhất có 2.000 người chết mỗi ngày vì thiếu ăn và bệnh tật. Một chi tiết nhỏ nhưng khó quên: 15 triệu đôi ủng viện trợ được các chiến sĩ Hồng quân sử dụng trên đường hành quân cũng là hàng viện trợ lend-lease. Tổng cộng có 17,501 triệu tấn hàng theo chương trình lend-lease được đưa tới Liên Xô trị giá khoảng 10 tỉ USD. Theo nguyên tắc, tất cả sẽ trở thành nợ ân hạn không lãi suất hoặc lãi suất thấp trong 15 năm sau chiến tranh.
Bọn nó kỉ niệm đơn giản, thắp vài cái nến, đứng tưởng niệm là xong thôi. Lúc nào cũng làm to làm gì tốn tiền lắm.Thanks cụ Minhnd. Hàng năm Nga đều kỷ niệm ngày chiến thắng phát xít, vậy Mỹ và đồng minh có kỷ niệm không nhỉ, cái này em không có thông tin đầy đủ, mong các cụ chỉ giáo.
Đồng minh khôn toàn viện trợ khí tài, Nga bỏ sức người. Xương máu lấy gì bù lại được?!"Chiến thắng phát xít là công của đồng minh chứ nhỉ, anh gấu cứ làm như của mình anh ý " Đồng ý với cụ, nhưng công lao chính vẫn là của gấu Nga.
Có cụ ợ, ví dụ như kỷ niệm ngày đổ bộ lên Normandy http://vnexpress.net/photo/tu-lieu/ky-niem-70-nam-mo-man-chien-dich-tieu-diet-duc-quoc-xa-3001306.htmlThanks cụ Minhnd. Hàng năm Nga đều kỷ niệm ngày chiến thắng phát xít, vậy Mỹ và đồng minh có kỷ niệm không nhỉ, cái này em không có thông tin đầy đủ, mong các cụ chỉ giáo.
Cứ như anh LX và anh TQ viện trợ cho miền Bắc trong chiến tranh VN cụ nhỉ?Đồng minh khôn toàn viện trợ khí tài, Nga bỏ sức người. Xương máu lấy gì bù lại được?!
Quân đồng minh chỉ viện trợ khi tài cho Soviet chứ sao đưa quân sang mặt trận đó được hả cụ? Đưa quân sang chắc gì Soviet đã đồng ý?Đồng minh khôn toàn viện trợ khí tài, Nga bỏ sức người. Xương máu lấy gì bù lại được?!