[Funland] Lấy vợ theo đạo.

Molie

Xe tải
Biển số
OF-311355
Ngày cấp bằng
11/3/14
Số km
249
Động cơ
299,740 Mã lực
Em cũng không hiểu tại sao những người theo đạo lại cuồng tín thế ? Sao lại bắt người khác phải theo đạo của mình ? Lấy về kiểu này rồi cũng tan thôi.
 

duyluong

Xe tải
Biển số
OF-354225
Ngày cấp bằng
10/2/15
Số km
216
Động cơ
266,040 Mã lực
Cụ cứ thử tìm hiểu và học giáo lý xem sao. Kiểu gì chẳng học dc gì trong đó. Bước đầu thì hơi khó khăn. Nhưng sau theo rùi cụ sẽ thấy nhiều cái hau và thú vị. Đạo nào cũng hướng đến cái tốt,nên học qua để có sự so sánh cụ a.
 

tuanbds

Xe buýt
Biển số
OF-94488
Ngày cấp bằng
8/5/11
Số km
825
Động cơ
407,850 Mã lực
Để con chim nó trả lời đê cụ ơi :))
 

panda007

Xe tải
Biển số
OF-153984
Ngày cấp bằng
24/8/12
Số km
458
Động cơ
358,098 Mã lực
Nơi ở
Văn Giang - Hưng Yên
Chào cụ, hum off cuối năm e ngồi cạnh cụ đơi, cách đây chắc khoảng một năm e cũng hỏi câu hệt như cụ.
Cụ phải xác định là tiến hay lui cũng thì cũng rất khó khăn. Quan trọng là tình cảm cụ và gấu như thế nào." Thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn".
Gấu e đang bầu chú dê con dc 4 tháng rồi
 

Sô lếch Mù

Xe điện
Biển số
OF-105051
Ngày cấp bằng
7/7/11
Số km
3,266
Động cơ
422,631 Mã lực
Theo Catholic là ko có được đi Đồ Sơn hay Quất Lâm đâu đấy.Cụ thớt nên cân nhắc kỹ.
 

@xichlo@

Xe điện
Biển số
OF-77263
Ngày cấp bằng
7/11/10
Số km
2,671
Động cơ
1,549,848 Mã lực
CÔNG GIÁO TÂY PHƯƠNG ĐÃ TỈNH

CÔNG GIÁO VIỆT NAM VẪN CÒN MÊ

Trần Chung Ngọc


24 tháng 3, 2010

Phần I

Công Giáo Tây Phương Đã Tỉnh

1 2 3 4

Trong Phúc Âm John 8:32, Chúa Giê-su phán: “Rồi các ngươi sẽ biết sự thật, và sự thật sẽ cởi trói cho các ngươi” [Then you will know the truth, and the truth will set you free]. Nhưng thật là kỳ lạ, trong suốt 2000 lịch sử của Công giáo, các Giáo hoàng, đại diện của Chúa trên trần, các bậc chăn chiên, Chúa thứ hai, và các con chiên, nhất là con chiên Việt Nam, lại rất sợ sự thật. Samuel Butler đã chẳng từng nói: “Công giáo không sợ bất cứ cái gì khác, mà chỉ sợ có sự thật”.

Nhận định của Samuel Butler không sai nếu chúng ta biết là, sách lược che dấu sự thật trước đám con chiên thấp kém là sách lược cốt tủy của Giáo hội Công Giáo.

Tại sao Giáo hội phải làm như vậy? Vì quyền lực thế tục cũng như tài sản của Giáo hội Công Giáo tùy thuộc ở số đông tín đồ nên Giáo hội rất sợ tín đồ biết đến cái bản chất thực sự của Giáo hội cũng như những sai lầm trong Thánh Kinh, những sai lầm mà chính giáo hoàng hay giáo hội cũng không thể phủ nhận, nhưng không bao giờ dám cho đàn chiên của mình biết. Chúng ta nên nhớ rằng đã một thời Giáo hội cấm tín đồ đọc Thánh Kinh, vi phạm luật này có thể bị xử tịch thu tài sản, bị vạ tuyệt thông, hay bị tử hình.

Giáo hội Công Giáo muốn giữ độc quyền giải thích Thánh Kinh, thường chỉ là những đoạn chọn lọc kỹ ngoài ngữ cảnh bất kể đến những mâu thuẫn và những đoạn không thể đọc được trong Thánh Kinh, và tín đồ chỉ có việc nghe theo vì không thể nào biết được những giải thích đó đúng hay sai, có trong Thánh Kinh hay có phù hợp với những điều viết trong Thánh Kinh hay không? Giáo hội Công giáo diễn giải những đoạn đã chọn lọc kỹ đó cùng với những tín lý giáo hội dựng ra theo ý giáo hội bất kể sự thật, và cũng lẽ dĩ nhiên tuyệt đại đa số tín đồ cũng chỉ biết về đạo của họ qua những lời diễn giảng một chiều này.

Giáo lý của Giáo hội đặt nặng trên truyền thống của Giáo hội, nghĩa là đặt nặng trên những điều “Giáo hội dạy rằng..” dù rằng những điều này không hề có trong Thánh Kinh, và với “đức vâng lời”, con đường duy nhất để tín đồ sau khi chết sẽ được lên thiên đường, một cái bánh vẽ trên trời theo Mục sư Ernie Bringas, cho nên Giáo hội dạy sao thì tín đồ cứ tin vậy..

Thật vậy, chúng ta có thể đọc câu sau đây trong cuốn Giáo Lý Của Giáo Hoàng (The Pope's Catechism) của J. Sheatsley, trang 80:

Tín đồ Công giáo phải tin tất cả những gì Thiên Chúa đã mạc khải và tất cả những gì Giáo hội Công giáo dạy, bất kể là những điều đó có hay không có trong Thánh Kinh. Vì Truyền Thống Công giáo (nghĩa là những gì giáo hội dạy) và Thánh Kinh đều do Thiên Chúa mạc khải.

(A Catholic must believe all that God has revealed and the Catholic Church teaches, whether it is contained in Holy Scripture or not. Because Catholic Tradition and Holy Scripture were alike revealed by God)

Và chúng ta không thể không nhắc lại câu nói thời danh của Thánh Ignatius of Loyola (1491-1536), người sáng lập dòng Tên: “Chúng ta phải luôn luôn sẵn sàng tin rằng cái mà chúng ta thấy là trắng thực sự là đen, nếu hàng giáo phẩm trong Giáo hội Công Giáo quyết định như vậy.“ (We should always be disposed to believe that which appears white is really black, if the hierarchy of the Church so decides).

Giáo hội Công giáo đã viện cái gọi là “mạc khải của Thiên Chúa” để tự tạo quyền lực cho mình. Nhưng điều này chỉ có thể thuyết phục được đám tín đồ mà tuyệt đại đa số thuộc loại thất học trong thời bán khai và Trung Cổ, nhất là trong những thời đại mà Giáo hội giữ độc quyền đọc và diễn giảng Thánh Kinh, cùng cầm quyền sinh sát trong tay. Nhưng từ thế kỷ 16, khi mà cuốn Thánh Kinh được dịch ra các tiếng địa phương và người dân được tự do đọc Thánh Kinh thì người ta đã khám phá ra rằng cuốn Thánh Kinh chứa rất nhiều mâu thuẫn cùng những điều sai lầm về khoa học và thần học, do đó, tuyệt đối không phải là sản phẩm “mạc khải” của một thiên chúa toàn năng, toàn trí….

Cuốn Thánh Kinh của Ki Tô Giáo đã được các học giả Tây phương nghiên cứu phân tích kỹ hơn bất cứ cuốn sách nào khác. Và kết quả nghiên cứu về cuốn Thánh Kinh trong vòng 200 năm gần đây của các học giả Tây phương đã đi đến kết luận:

“Các học giả Âu Châu đã phân tích Thánh Kinh kỹ hơn bao giờ hết, và kết luận của họ là: Thánh Kinh không phải là cuốn sách do Thiên Chúa mạc khải mà viết ra, như các Ki Tô hữu đã thường tin từ lâu, do đó không thể sai lầm. Thật ra, đó là, một hợp tuyển lộn xộn những huyền thoại cổ xưa, truyền thuyết, lịch sử, luật lệ, triết lý, bài giảng đạo, thi ca, chuyện giả tưởng, và một số ngụy tạo rất hiển nhiên.” [1]

Và Giám mục Tin Lành John Shelby Spong đã khai sáng thêm vấn đề “mạc khải” qua đoạn sau đây:

“Thánh Kinh không phải là lời mạc khải của Thượng đế.. Nó chưa từng là như vậy bao giờ! Các sách Phúc Âm không phải là những tác phẩm không có sai lầm, khải thị bởi Thiên Chúa. Chúng được viết ra bởi những cộng đồng có đức tin, và chúng biểu thị ngay cả những thiên kiến của các cộng đồng đó. Trong các sách Phúc Âm không phải là không có những mâu thuẫn nội tại đáng kể hay những quan niệm đạo đức và trí thức làm cho chúng ta ngượng ngùng, xấu hổ.”

(John Shelby Spong, Why Christianity Must Change Or Die, p. 72) [2]:

Nhưng Thánh Kinh không phải là cuốn sách duy nhất mà Giáo hội Công giáo cấm tín đồ đọc. Sách lược chính của Giáo hội Công giáo là trói tín đồ vào trong vòng đen tối trí thức và mê hoặc tâm linh để dễ bề ngự trị. Chúng ta có thể thấy rõ điều này qua vài sự kiện sau đây.

Lịch sử Công giáo cho thấy rằng:

“Giáo hội Công giáo đã có những tác động tàn phá trên xã hội.Khi Giáo hội nắm được vai trò lãnh đạo, hoạt động trong những ngành y khoa, kỹ thuật, khoa học, giáo dục, lịch sử, nghệ thuật và thương mại đều sụp đổ.Âu Châu đi vào những Thời Đại Đen Tối.Tuy Giáo hội vơ vét được một tài sản to lớn trong những thế kỷ đó, hầu hết những gì định nghĩa cho văn minh đã biến mất.” (Helen Ellerbe, The Dark Side of Christian History, p. 50) [3]

Nhận định của Helen Ellerbe không sai nếu chúng ta biết đến chủ trương của Giáo hội Công Giáo qua những hành động ngăn chận sự tiến bộ trí thức của nhân loại như:

Giữ độc quyền giáo dục với chính sách làm cho nhân dân ngu muội, tối tăm.

Đốt sách vở ghi chép những kiến thức cổ xưa của nhân loại.

Ngụy tạo và viết lại lịch sử với mục đích chứng thực đức tin của Công Giáo.

Hủy diệt các nền văn hóa phi Ki-Tô.

Từ 1559, Giáo hội đã đưa ra danh sách những sách cấm tín đồ đọc, vi phạm “luật thánh” này sẽ bị vạ tuyệt thông. Tuyệt thông hay rút phép thông công là hình phạt của Giáo hội Ca-tô áp dụng đối với các con chiên ghẻ không tuân phục và vâng lời giáo hội. Hình phạt này có nghĩa là những người bị phạt không còn quyền hưởng các “bí tích” trong Công Giáo, và do đó Giáo hội không cho họ hiệp thông với Chúa của họ. Hình phạt này vẫn được Giáo hội sử dụng ngày nay. Thật vậy, theo bản tin trên VietCatholic News (Thứ Năm 29/05/2008 16:32) thì:

Vatican- Thứ năm ngày 29/05/08, Toà Thánh phổ biển một sắc lệnh đe dọa rút phép thông công ngay lập tức với những ai truyền chức linh mục cho giới nữ, biện pháp này cũng sẽ liên quan đến những phụ nữ được truyền chức linh mục.

Nhưng thật ra vạ “tuyệt thông” hay “rút phép thông công” của Công giáo là gì? Đối với những tín đồ thấp kém, nhẹ dạ, cả tin, "tuyệt thông" hay "rút phép thông công" là một vũ khí hù dọa hữu hiệu, vì họ đã được nhồi vào đầu từ khi còn nhỏ là muốn hiệp thông với Chúa thì phải đi qua các trung gian như Linh mục, Giám mục, Giáo hoàng hay "Tòa Thánh". Nhưng đối với giới trí thức, ngay cả trong giáo hội, thì đó chỉ là một biện pháp hù dọa đáng khinh, vì nó vô giá trị, vô nghĩa, lỗi thời, và nhất là dựa vào một quyền lực tự phong, không có một căn bản nào có thể thuyết phục được những người có đầu óc. Thật vậy, trong cuốn Thượng đế Chưa Chết: Từ Sự Sợ Hãi Tôn Giáo Đến Sự Tự Do Tâm Linh (God Lives: From Religious Fear To Spiritual Freedom), Linh Mục James Kavanaugh đã vạch rõ cho chúng ta thấy bản chất và ý nghĩa của Hình Phạt Hù Dọa Tuyệt Thông Của Tòa Thánh, trang 39:

Tôi thấy khó mà có thể tin được là trong thời đại kỹ thuật không gian này mà một đoàn thể tôn giáo (Công giáo. TCN) lại có thể quá lỗi thời để tin rằng một hình phạt thuộc loại huyền thoại như vậy vẫn còn có ý nghĩa gì đối với con người.

...Tuyệt thông, trong nhiều thế kỷ, đã là vai trò của giới quyền lực đóng vai Thượng đế . Đó là sự chối bỏ sự tự do suy tư của con người một cách vô nhân đạo và phi-Ki-tô. Nhưng nhất là, nó đã là nỗ lực điên cuồng của một quyền lực, vì quá lo sợ mất đi quyền lực của mình, nên phải kiểm soát tín đồ thay vì hướng dẫn họ đi tới một tình yêu thương tự do và trưởng thành.[4]

Theo Wikipedia thì danh sách những ấn phẩm mà Giáo hội Công giáo kiểm duyệt và cấm tín đồ đọc là danh sách những ấn phẩm mà Giáo hội kiểm duyệt, cho rằng nguy hiểm đến chính Giáo hội và đức tin của các tín đồ [The Index Librorum Prohibitorum ("List of Prohibited Books" or “Index of Forbidden Books”) is a list of publications which the Catholic Church censored for being a danger to itself and the faith of its members.], nhưng thực ra chỉ là để che dấu những sự thật về những giáo lý của Giáo hội và giữ tín đồ trong vòng ngu dốt để dễ trị. Trong danh sách những cuốn sách cấm đọc, với 32 ấn bản trong hơn 400 năm, từ 1559 đến 1966, chúng ta có thể đếm được 6892 đầu sách cấm tín đồ đọc, và trong mỗi ấn bản đều chứa những luật của Giáo hội về vấn đề đọc sách, bán sách và kiểm duyệt sách. [The various editions also contain the rules of the Church relating to the reading, selling and censorship of books.] Bởi vậy chúng ta không lấy gì làm lạ khi thấy kiến thức của tuyệt đại đa số tín đồ Công giáo các cấp quá thiếu sót, nghèo nàn, về chính tôn giáo của mình, cho nên thường không đủ khả năng để đối thoại một cách nghiêm chỉnh về những vấn nạn của Công giáo.

Nhưng chúng ta phải công nhận là, làm cho đầu óc của các tín đồ biến thành đầu óc của các con chiên, cúi đầu đi theo sự chăn dắt của giới chăn chiên, tin tất cả những gì “bề trên” dạy, đi kèm với sách lược cấm tín đồ đọc Thánh Kinh, cùng cấm đọc những tác phẩm, báo chí v..v.. mà giáo hội không cho phép để nhốt đầu óc của các tín đồ vào cái ngục tù tâm linh của giáo hội là sự thành công lớn nhất của Giáo hội Công giáo.

Ngoài ra, để nắm giữ đầu óc tín đồ từ ngày sinh ra đời đến ngày chết, và để tạo quyền lực cho giới chăn chiên trước đàn con chiên thấp kém, Giáo hội Công Giáo còn dựng lên những màn ảo thuật gọi là "bí tích" [sacraments], những lễ tiết tín đồ bắt buộc phải tin hiệu năng huyền nhiệm của chúng theo như những lời "giáo hội dạy rằng", dù giáo hội "bí đặc", không làm sao giải thích được tại sao lại phải tin như vậy, vì bản chất những "bí tích" này thuộc loại mê tín dị đoan. Giáo hội dạy rằng mọi “bí tích” này là do Chúa Giê-su lập ra, và con chiên nghe đến Chúa là mất hết lý trí, chỉ việc nhắm mắt tin theo. Trong cuộc thảo luận sau khi trình chiếu cuốn phim tài liệu The Lost Tomb of Jesus của đài Discovery, khi được hỏi ý kiến về những sự kiện khoa học khám phá ra trong phim, một ông linh mục đã thản nhiên trả lời: “Đức tin là về sự huyền nhiệm, không về khoa học” [Faith deals with mystery, not science]

Chúng ta hãy tự hỏi nền giáo dục Công giáo thuộc loại nào khi ra lệnh cấm tín đồ không được đọc cuốn Thánh Kinh và gần 7000 cuốn sách nằm trong danh sách những cuốn “cấm đọc” của Giáo hội Công giáo. Nhưng tiến hóa là một định luật của nhân loại, làm sao mà giáo hội có thể ngăn chận được sự tiến bộ trí thức của nhân loại? Khi mà giáo hội không còn nắm toàn quyền sinh sát và giáo dục toàn dân như ở Âu Châu trước đây, và người dân đổ xô đi học các trường học công cộng (public schools), thì xảy ra một nghịch lý. Giáo hội cấm thì cứ cấm, còn các trường học công cộng vẫn cứ dạy học trò về những tác giả bị cấm, vì các tác giả này thuộc chương trình học về tư tưởng, triết lý, và văn chương nhân loại. Và tuy danh sách những sách cấm đọc đã được bãi bỏ từ năm 1966, ngày nay giáo hội vẫn khuyên các con chiên đừng đọc những sách thuộc loại nguy hiểm, bảo đó chỉ là sự hướng dẫn đạo đức chứ không phải là luật cấm. [Today the Church may issue an "admonitum," a warning to the faithful, that a book might be dangerous. It is only a moral guide, however, without the force of ecclesiastical law."] Nhưng vì truyền thống “quên mình trong vâng phục” của các tín đồ, và vì tín đồ được thường xuyên nhắc nhở về “đức vâng lời” cho nên khi một ông linh mục hay giám mục “khuyên” tín đồ không nên đọc cuốn sách nào thì lời “khuyên” đó chính là một lệnh, tín đồ sẽ không dám đọc cuốn sách đó, vì họ đã được dạy là không vâng lời “bề trên” thì sẽ bị “Chúa phán xét”, linh hồn không được “cứu rỗi”.

Nhưng nay Tây phương thực sự đã thức tỉnh, thức tỉnh vì những sự thật về Ki Tô Giáo đã giải phóng Tây phương ra khỏi ngục tù tâm linh sau bao thế kỷ bị Giáo hội Công giáo trói buộc và giam giữ. Và sự thức tỉnh của Tây phương đã đưa đến sự suy thoái không phương cứu vãn của Ki Tô Giáo nói chung, Công giáo nói riêng. Đây là một sự kiện không ai có thể chối bỏ. Nghiên cứu kỹ vấn đề, chúng ta thấy thật ra sự thức tỉnh của Tây phương không phải trong thời đại này mới xảy ra mà đã bắt nguồn từ sự tiến bộ trí thức của con người ít ra là từ cuộc Cách Mạng Khoa Học (The Scientific Revolution) vào đầu thế kỷ 17, từ Thời Đại Lý Trí (The Age of Reason) vào thế kỷ 18, Thời Đại Khai Sáng (The Age of Enlightenment) vào thế kỷ 19, và Thời Đại Phân Tích (The Age of Analysis) vào thế kỷ 20. Những thời đại này đã kéo con người Tây phương ra khỏi Thời Đại Của Đức Tin (The Age of Faith), một thời đại mà sự thống trị của Công Giáo La-mã đã đưa Âu Châu vào 1000 tăm tối được biết dưới tên Thời Đại Trung Cổ (The Middle Ages) hay Thời Đại Hắc Ám (The Dark Ages), hay Thời Đại Của Sự Man Rợ Và Đen Tối Trí Thức (The age of barbarism and intellectual darkness).

Những thời đại bắt nguồn từ sự tiến bộ trí thức của con người như trên đã từ từ văn minh hóa Công Giáo La-mã, hay nói đúng hơn, theo John E. Remsburg, đã tước khỏi những bàn tay đẫm máu của Công Giáo La-mã những bó củi để thiêu sống người và những thanh gươm để giết người. Mặt khác, sau khi Martin Luther ly khai với giáo hội Công Giáo La-mã vào đầu thế kỷ 16, không công nhận chế độ giáo hoàng, để lập ra hệ phái Ki-Tô Phản Đối (Protestantism) mà chúng ta thường biết dưới cưỡng từ Tin Lành, thì Thánh Kinh bắt đầu được dịch ra những tiếng địa phương, và cũng bắt đầu từ đó, những công cuộc nghiên cứu Thánh Kinh và về nhân vật Giê-su trong Thánh Kinh phát triển. Kết quả của những công cuộc nghiên cứu này đưa đến hình ảnh của một Giê-su như là một người Do Thái thường, sống với ảo tưởng mình chính là con của Thượng đế của người Do Thái và là cứu tinh của dân tộc Do Thái. Hình ảnh lịch sử này khác hẳn với hình ảnh thần linh có khả năng làm những phép lạ và có khả năng cứu rỗi mà giáo hội Công Giáo La-mã đã tạo dựng lên. Và cũng từ đây, những tín lý, tín điều, cũng như những lễ tiết có tính cách mê hoặc mà giáo hội Công Giáo La-mã gọi là "bí tích" đã không còn chỗ đứng trong những xã hội Tây phương, ít ra là trong giới thức giả hiểu biết, ở trong cũng như ở ngoài giáo hội, và cũng còn ở trong quảng đại quần chúng.

Thực chất của Ki Tô Giáo đã được các học giả nghiên cứu kỹ trong vòng 200 năm gần đây, bác bỏ mọi huyền thoại mà Ki Tô Giáo dựng lên, những chuyện thuộc loại hoang đường, mê tín cổ xưa đó bắt buộc phải ra khỏi đầu óc của con người, nhường chỗ cho những sự kiện khoa học và những thực tế xã hội.. Một cuốn sách điển hình về hiện tượng giải hoặc Ki Tô Giáo này là của Uta Ranke-Heinemann, người phụ nữ duy nhất trên thế giới chiếm được ngôi vị giáo sư thần học Công giáo của giáo hội Công giáo [the first woman in the world to hold a chair of Catholic theology], cuốn “Hãy Dẹp Đi Những Chuyện Trẻ Con” (Putting Away Childish Things, HarperCollins, 1995). Những chuyện trẻ con nào? Đó là những tín lý căn bản của Ca-Tô Giáo: “Tư cách thần thánh của Chúa Ki Tô”; “Sinh ra từ một nữ trinh”; “ngôi mộ trống”; “Ngày Thứ Sáu tốt đẹp”; “Phục sinh”; “Thăng Thiên”; “Bị hành quyết để chuộc tội”; “Hỏa ngục” [The divinity of Christ, The Virgin mother, Good Friday, Easter, Resurrection, Ascension, Redemption by execution, Hell].

Tác giả trích dẫn câu 1 Corinthians 13:11 ở ngay đầu cuốn sách: “Khi tôi còn là một đứa trẻ, Tôi nói như một đứa trẻ, tôi hiểu như một đứa trẻ, tôi nghĩ như một đứa trẻ; Nhưng khi tôi trở thành một người trưởng thành, tôi dẹp bỏ những chuyện của trẻ con” [When I was a child, I spoke as a child, I understood as a child, I thought as a child; But when I became an adult, I put away childish things.]

Trong cuốn "Theo Đúng Như Trong Sách: Những Thảm Họa Trong Quá Khứ Và Hiện Tại Của Quyền Lực Thánh Kinh" (Going By the Book: Past and Present Tragedies of Biblical Authority), Mục sư Ernie Bringas, tốt nghiệp môn thần học tại đại học United Theological Seminary ở Dayton, Ohio, cũng đưa ra một nhận định tương tự::

Với sự tái khám phá phương pháp khoa học trong thế kỷ 16 ở Âu Châu và sự tiến triển tiếp theo của thời đại Khai sáng trong thế kỷ 18, một sự phân tích Thánh Kinh một cách thuần lý hơn là điều không thể tránh được. Trong một thế giới đang trở thành hướng theo tinh thần khoa học, những mô tả về Chúa đi trên sóng, về ma quỷ, thiên thần, những câu chuyện về sự sống lại của Chúa, và nhiều hiện tượng khác, càng ngày càng khó có thể chấp nhận như là những sự thực lịch sử.

Trong những năm 1835-1836, cuốn "Khảo Sát Cặn Kẽ Về Đời Sống của Giê-su" (The Life of Jesus Critically Examined) của D. F. Strauss đã quy một số chuyện trong Tân Ước là "huyền thoại" và định nghĩa những câu chuyện phi lịch sử như trên là sự biểu thị của một chuỗi những ý tưởng tôn giáo. Ngày nay, kết quả những cuộc nghiên cứu phân tích tiếp tục hỗ trợ và xác nhận sự khẳng định này. Đa số các học giả coi những chuyện trong Tân Ước và bảy giáo lý giáo hội đưa ra sau đây đều là huyền thoại:

1. Đức Mẹ đồng trinh

2. Hiện thân của Chúa (Thượng đế hiện thân thành người, nghĩa là, Thượng đế là Giê- su.)

3. Nhiệm vụ chuộc tội của Chúa [kế hoạch cứu rỗi]

4. Sự sống lại của Chúa.

5. Sự thăng thiên của Chúa (Thân xác Chúa bay lên trời 40 ngày sau khi sống lại)

6. Chúa trở lại trần (để làm sống lại những người chết cho ngày phán xét cuối cùng)

7. Ngày phán xét cuối cùng (Thiên Chúa phán xét mọi người khi Giê su trở lại trần thế) [4a]



(xem tiếp đoạn sau)...>>>



[1] European scholars were scrutinizing the Bible more closely than ever before. They had concluded that the Bible was not, as Christians had long believed, a book dictated by God and therefore infallibly true. It was, instead, a disorderly anthology of ancient myths, legends, history, law, philosophy, sermons, poems, fiction, and some outright forgeries

[2] The Bible is not the word of God... It never has been! The Gospels are not inerrant works, divinely authored. They were written by communities of faith, and they express even the biases of the communities. The Gospels are not without significant internal contradictions or embarrassing moral and intellectual concepts

[3] The Catholic Church had devastating impact upon society.As the Church assumed leadership, activity in the fields of medicine, technology, science, education, history, art and commerce all but collapsed.Europe entered the Dark Ages.Although the Church amassed immense wealth during these centuries, most of what defines civilization disappeared.

[4] I found it hard to believe that in the age of space technology a religious body could be so out of touch as to believe such a mythological penalty could have any meaning left for man.

...Excommunication had for centuries been authority's way of playing God. It was the inhuman and unchristian denial of man's freedom of conscience. But most of all it had been a deeply frigtened authority's frantic effort to dominate and control men and woman rather than to direct them toward freedom and maturity

[4a] With the rediscovery of the scientific method in 16th-century Europe and the subsequent evolvement of the Enlightenment during the 18th-century, it was inevitable that a more rational analysis of Scripture would occur. In a world becoming scientifically oriented, descriptions of walking on water, of demons, angels, resurrection stories, and other phenomena grew increasingly unacceptable as historical realities.

In 1835-1836, The Life of Jesus Critically Examined, by D. F. Strauss, referred to some NT narratives as "myth" and defined those unhistorical elements as expressing a series of religious ideas. Today, analytical studies continue to support and confirm this assertion. The majority of scholars regard the following NT accounts and Church-developed doctrines as myth:

1. The virgin birth

2. The Incarnation (God in human form; that is, God as Jesus)

3. The work of Atonement (plan for salvation)

4. The resurrection

5. The ascension (Jesus' bodily ascent into heaven 40 days after the resurrection)

6. The Second Coming (the return of Jesus to raise the dead and to summon all to the Last Judgment)

7. The Last Judgment (the judgment of all by God at Christ's Second Coming



Trang Tôn giáo (http://sachhiem.net/TCN/TCNtg/TCN94_1.php)
 

@xichlo@

Xe điện
Biển số
OF-77263
Ngày cấp bằng
7/11/10
Số km
2,671
Động cơ
1,549,848 Mã lực
Có phải đạo nào cũng dạy tốt lành?

Trong phần III, viết về Nền Tảng Để Tạo Hòa Đồng Tôn Giáo, ông Chu Tấn viết:
Tuy đa phần các tôn giáo đều có vị Giáo Chủ riêng, tín lý riêng, cách thờ phụng riêng, cách hành đạo và truyền đạo riêng, phong tục tập quán cũng thường khác nhau… Nhưng xuyên qua những khác biệt về giáo lý hay nghi thức, vẫn có những điểm chung. Chính vì có các điểm chung này mà chúng ta có thể coi đó là nền tảng của sự nghiệp Hòa Đồng Tôn Giáo” như sau:

1. -Tôn giáo nào cũng dạy cho con người trở nên tốt lành:

Đây là ý kiến của đa số người bình dân khi bàn đến tôn giáo này hay tôn giáo kia đã nói lên mục đích ý hướng của tất cả các tôn giáo là đều khuyên con người ăn hiền ở lành, làm lành lánh dữ, lánh xa việc xấu ác!

Nếu Tôn giáo nào cũng dạy cho con người trở nên tốt lành thì ông Chu Tấn hãy trả lời cho tôi câu hỏi tôi đã nêu trên: (câu hơi dài, muốn ngắn gọn, xin nối các đoạn chữ màu đỏ sau đây)

Tại sao Giáo hội Công giáo La Mã thường tự nhận là do chính Chúa thành lập, thường tự xưng là "thánh thiện", “tông truyền”, “duy nhất”, là "ánh sáng của nhân loại", quán quân về "công bằng và bác ái", được "thánh linh luôn luôn hướng dẫn" v…v… lại có một lịch sử ô nhục đẫm máu nhất trên thế gian, mang trên bờ vai trên dưới 200 triệu sinh mạng vô tội gồm già trẻ lớn bé qua những tội ác vô tiền khoáng hậu trong suốt 2000 năm nay đối với nhân loại như những cuộc Thập Ác Chinh, những Tòa Hình Án Xử Dị Giáo, những cuộc săn lùng và thiêu sống phù thủy, sử dụng những hình cụ tra tấn man rợ nhất trong lịch sử loài người, với chính sách bách hại người Do Thái, kỳ thị phái nữ, làm tiên phong hay theo gót thực dân để truyền đạo v.. v.. đến nỗi chính giáo hoàng John Paul II đã phải xưng thú trước thế giới 7 núi tội ác của Công Giáo La Mã đối với nhân loại, trong khi các tôn giáo Đông Phương như Thích, Nho, Lão, ra đời trước Công Giáo cả 5,6 trăm năm nhưng không hề làm đổ một giọt máu trong suốt lịch sử truyền đạo của mình ??

Vậy thì có cái gì trục trặc trong cái mà ông cho là, như mọi tôn giáo khác, Công giáo cũng dạy cho con người trở nên tốt lành.

Thật ra, dạy cho con người trở nên tốt lành không phải là điểm đặc thù của bất cứ tôn giáo nào mà là điểm chung trong dân gian. Không có bậc cha mẹ nào, dù là vô thần hay hữu thần, lại dạy con cái mình “làm ác tránh lành”. Không cứ trong các tôn giáo, mà trong dân gian cũng có một số điểm về phương diện đạo đức xã hội tương đồng với một số điểm trong bất cứ một tôn giáo nào. Vậy có một số điểm giống nhau trong các tôn giáo không phải là điều lạ. Nhưng điều này không có nghĩa là chúng ta có thể mang vài điều tương đồng vụn vặt giữa Phật Giáo và một tôn giáo nào khác để mà đi đến kết luận là hai tôn giáo có chung những điểm hội tụ và đó chính là nền tảng hòa đồng tôn giáo. Chúng ta hãy lấy một thí dụ về những điều mà các tín đồ Ki-tô Giáo thường ca tụng là tuyệt vời của Chúa Giê-su về xã hội, về đạo đức, gọi chung là giáo pháp của Giê-su mà không hề để ý đến những mâu thuẫn trong đó. Đối với những người đã đọc kỹ Kinh Thánh và biết đôi chút về các nền văn hóa khác nhau trên thế giới thì khó có ai có thể phủ bác nhận định sau đây của Joseph L. Daleiden, một học giả Công giáo, trong cuốn The Final Superstition, trg. 174:

"Có rất ít, nếu có, điều sáng tác độc đáo trong giáo pháp mà người ta cho là của Giê-su. Giống như chính huyền thoại về Giê-su, những quan điểm mà Giê-su diễn đạt chỉ là một mớ hổ lốn những ngụ ngôn và luân lý mà chúng ta có thể thấy trong những đạo cổ xưa của Ai Cập, Babylon, Ba Tư, Hi Lạp, Phật, Khổng, Ấn Độ... Một điều rõ ràng: Ki Tô Giáo, một tôn giáo sinh sau đẻ muộn trong lịch sử các tôn giáo, chỉ cóp nhặt những quan điểm, ý kiến của Do Thái Giáo và các tôn giáo gọi là dân gian. Trong cuốn Nguồn Gốc Luân Lý Trong các Phúc Âm, Joseph McCabe (Một Linh Mục Công giáo. TCN) đã trích dẫn những quan điểm luân lý trong Phúc Âm mà người ta cho là của Giê-su song song với những quan điểm luân lý tương đương và y hệt của các tác giả Do Thái và dân gian"

(There is very little, if anything, that is original in the teaching attributed to Jesus. Like the myth of Jesus itself, the sentiments he expresses are a hodgepodge of aphorisms and moral convictions that can be found in the ancient Egyptian, Babylonian, Persian, Greek, Buddhist, Confucian, Hindu religions...One thing is certain: Christianity, a late-comer in the history of religion, merely plagiarized sentiments from Judaism and the so-called pagan religions. In his book Sources of Morality in the Gospels, Joseph McCabe quoted the moral views attributed to Jesus in the gospels and in parallel columns gave exact moral equivalents from Jewish and pagan writers.)

Như vậy, nếu chúng ta chỉ nhặt ra vài điều trong Tân Ước, thấy chúng có vẻ tương đồng với một vài ý kiến trong Phật Giáo, rồi đưa ra kết luận là hai tôn giáo có những điểm chung v..v.., bắt nguồn từ cùng một trình độ trí tuệ, thì tôi cho là kết luận này khá phiến diện.

Bởi vì khi xét đến một tôn giáo, chúng ta phải xét đến nền tảng tín ngưỡng của tôn giáo đó là gì. Ngoài ra chúng ta còn phải xét đến lịch sử của tôn giáo đó, từ tư cách của Giáo chủ, toàn bộ giáo lý, nếu có, đến các phương pháp hành trì và nhất là, tôn giáo đó đã mang đến những gì cho nhân loại. Nếu chúng ta không hiểu được điều này, chỉ so sánh vài điều vụn vặt, và tổng quát hóa cho rằng bản chất các tôn giáo đều giống nhau, tôn giáo nào cũng dạy con người làm lành tránh ác, thì mọi đối thoại thực chất chỉ là vụn vặt, hời hợt, vô nghĩa, và có tính cách mị dân.

Thật vậy, chính Đức Đạt Lai Lạt Ma là người cổ súy tinh thần đối thoại tôn giáo vì Ngài cho rằng sự đối thoại sẽ giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về bản chất tôn giáo. Nhưng Ngài cũng khuyến cáo cùng thính chúng rằng: “Những toan tính đánh đồng những nét đặc thù của các tôn giáo thì luôn luôn vu vơ, vô nghĩa” (Jean-Francois Revel and Matthieu Ricard, The Monk and the Philosopher, p. 154: He also warned his audience of the temptations of syncretism, which is always pointess).

Một số học giả Ki Tô Giáo, kể cả những nhà Thần học Ki Tô, trước những giáo lý nhân bản, hòa bình, từ bi v..v.. và những triết thuyết cao siêu vượt trội của Phật Giáo, càng ngày càng được biết đến nhiều hơn ở Tây phương, đã tìm đọc kinh điển Phật Giáo. Và họ đã thấy trong Kinh điển Phật Giáo có những câu có vẻ giống như những câu Giê-su nói trong Kinh Thánh. Vì chưa thoát ra khỏi ý thức hệ Ki Tô Giáo, vì không hiểu Phật Giáo một cách đứng đắn, và với tâm cảnh của một tín đồ Ki Tô Giáo, họ chỉ có thể so sánh một cách phiến diện, hời hợt, trên mặt thuần túy văn tự, và nhất là dùng những câu vụn vặt, ngoài toàn bộ vấn đề (out of context) trong Kinh Thánh để chứng minh sự tương đồng giữa giáo lý của Đức Phật và giáo lý, nếu có, của Giê-su.

(xem tiếp: Điểm thứ hai )



Warning: require(TCN/TCNdt/ListTCNdt.inc.php) [function.require]: failed to open stream: No such file or directory in /home/content/65/9872265/html/TCN/TCNdt/TCNdt026-2.php on line 284

Fatal error: require() [function.require]: Failed opening required 'TCN/TCNdt/ListTCNdt.inc.php' (include_path='.:/usr/local/php5_3/lib/php') in /home/content/65/9872265/html/TCN/TCNdt/TCNdt026-2.php on line 284

nguồn như trển.
 

@xichlo@

Xe điện
Biển số
OF-77263
Ngày cấp bằng
7/11/10
Số km
2,671
Động cơ
1,549,848 Mã lực
Dẫn: Đôi Lời Chia Sẻ Về Vấn Đề Hôn Nhân Khác Tôn Giáo (Minh Ngọc)


From: chieulondon
Sent: Sunday, December 13, 2009 8:02 AM
Subject: Re: Đôi Lời Chia Sẻ Về Vấn Đề Hôn Nhân Khác Tôn Giáo (Minh Ngọc)

Ông, Bà Minh Ngọc kính mến!

(sau này xin phép được gọi là Ông)

Thưa ông, tôi tên là Lưu Tèo, một Kitô hữu. Tôi vừa đọc được bài viết của ông bàn về vấn đề hôn nhân khác tôn giáo mà trang nhà Sachhiem.net vừa đăng. Nay tôi có một vài ý kiến như sau (đoạn nội dung được phủ màu là nguyên văn bài của ông, màu xanh là đoạn tôi không đề cập đến, màu đỏ là đoạn tôi đề cập đến, còn phần viết của tôi, tôi không phủ màu):
(Sachhiem.net xin phép chỉ giữ lại màu đỏ, và biên tập theo mẩu đối thoại, để dễ theo dõi, và lược bỏ bớt đoạn không được đề cập. Xin bấm bài dẫn nếu muốn xem nguyên bài)

Minh Ngọc:... Đó là quan niệm của Phật giáo đối với ngoại đạo mà nói theo ngôn ngữ hiện nay là: “Hòa nhập chứ không hòa tan”. Đạo Phật cũng không bao giờ lợi dụng hôn nhân dị giáo để lôi kéo, giành giật tín đồ.

Lưu Tèo: Tôi hơi thắc mắc tý chút về cái này, từ xưa tới nay, chưa bao giờ tôi thấy có tôn giáo nào như thế.

Minh Ngọc:… Tín đồ Thiên Chúa giáo chỉ tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi của họ mà thôi, ai tin vào Chúa sẽ lên Thiên đàng với Chúa bất kể là tốt xấu ra sao

Lưu Tèo: Đọc đến đoạn này tôi biết chắc là Ông chưa có bao giờ đọc giáo lý Công giáo, nếu muốn nói về một vấn đề thuộc về tín lý của một tôn giáo khác, Ông nên tìm hiểu về giáo lý của tôn giáo đó

Minh Ngọc: và luôn lợi dụng hôn nhân dị giáo để lôi kéo tín đồ, mở rộng nước Chúa.

Lưu Tèo: Công giáo không bao giờ lợi dụng hôn nhân dị giáo để làm cái việc đó.

Minh Ngọc: Ca dao Việt Nam có câu: “Tôi quỳ lạy Chúa Ba Ngôi, Tôi lấy được vợ, tôi thôi đi nhà thờ”.

Lưu Tèo: Theo tôi được biết thì trong kho tàng ca dao Việt Nam không có câu này.

Minh Ngọc: Công giáo là đạo của đức tin,

Lưu Tèo: đạo của Thiên Chúa mới đúng

Minh Ngọc: tin mà không cần hiểu

Lưu Tèo: thực ra chúng tôi hiểu lắm, nhưng vì giáo lý quá cao siêu, nên có những điểm mà chúng tôi không hiểu được, gọi là Mầu nhiệm

Minh Ngọc: và quên mình trong vâng phục, bất kể tốt xấu ra sao, có ảnh hưởng gì đến Tổ quốc, dân tộc, cha mẹ không.

Lưu Tèo: Câu này lại ngớ ngẩn rồi, lại là sự suy đoán ngông cuồng

Minh Ngọc: ...Vậy có bất công hay không, có bình đẳng hay không, có tôn trọng nhau hay không khi một người phải cải đạo theo một người. Cùng là con người sống trong một dân tộc, sao một người vẫn giữ nguyên đạo gốc, một người phải cải đạo. Cứ hôn nhân dị giáo với Công giáo, Tin lành thì phần thiệt cứ y như rằng lại nghiêng về phía Phật giáo chúng ta.

Lưu Tèo: Chúng tôi cũng thiệt lắm chứ, chỉ có điều Ông không biết mà thôi.

Minh Ngọc: ... 1/ Nếu có thể được, hai bạn hãy thuyết phục gia đình hai bên chấp nhận cuộc hôn nhân theo kiểu “đạo ai, nấy giữ”.

Lưu Tèo: Cái này chắc không được đâu. Xin đọc qua cuốn Những lẽ cần trong hệ thống giáo lý Công giáo, theo như tôi được biết, để tim được quyển sách này, Ông phải đến các nơi bán sách Giáo lý thuộc Giáo phận Vinh, sẽ dễ tìm hơn.

Minh Ngọc: Đây là phương án khả thi nhất theo mình.

Lưu Tèo: Đây là phương án dở nhất và khờ khạo nhất theo tôi

Minh Ngọc: ....2/ Nếu thực sự giữa hai người có tình yêu chân chính không vụ lợi thì cả hai phải thuyết phục gia đình mình, phải nêu lên chính kiến của mình chứ không thể đứng yên được. Cả hai phải cùng bảo vệ tình yêu của mình. Có lẽ nào người Công giáo quá nhu nhược không bảo vệ nổi tình yêu của mình, khiến người kia phải bỏ đạo?

Lưu Tèo: Chúng tôi không nhu nhược, nhưng để đảm bảo cho cuộc hôn nhân thành sự, chúng tôi bắt buộc người kia phải theo đạo Công giáo.

....



Lưu Tèo: Thưa ông Minh Ngọc, đấy là những điều tôi xin phép được chen ngang trong bài víêt của Ông. Nay tôi muốn Ông biết thêm sơ qua một ít giáo lý Công giáo, bởi vì tôi biết Ông không có thời gian để tìm sách nghiên cứu.

1. Giáo Hội không cấm hôn nhân với người ngoài Công giáo, nhưng Giáo Hội khuyên không nên. Như vậy thưa ông, chúng tôi không hề lợi dụng hôn nhân dị giáo để tranh giành tín đồ với tôn giáo khác.

2. Hôn nhân ngoài Công giáo có những khó khăn nào? Hôn nhân với người không Công giáo sẽ dễ làm cho gia đình không hạnh phúc, vì tư tưởng của hai vợ chồng không giống nhau, khó mà hoà hợp. Gia đình sẽ dễ thường xuyên bất bình, con cái không được học giáo lý một cách đầy đủ. Chúng tôi cũng thiệt chứ.

3. Những người muốn kết hôn với người ngoài công giáo thì buộc người ngoài Công giáo đó phải rửa tội trở thành Kitô hữu, phải đảm bảo cho con cái mình về mặt đức tin và được học hành giáo lý một cách đầy đủ, phải nói rõ cho bên không Công giáo biết những điều đó. Thưa ông, như vậy đó là luật buộc. Vì vậy, không thể làm theo suy nghĩ của Ông để thuyết phục gia đình hai bên được, con cái phải được đảm bảo về đức tin và học giáo lý, do đó không thể có chuyện để cho con cái tự do được. Chuyện về gia đình người bạn của Ông trên đây, tôi nghĩ, họ đã không đúng khi cấm ông chồng không được dự lễ cúng giỗ, hay không cho vợ ăn chay vào ngày rằm.

4. Nhưng vì tình yêu, nên nhiều đôi lứa đã hợp thức hoá những luật trên, tức là bên không Công giáo đã rửa tội trở thành Kitô hữu. Nhưng thật là hiếm hoi nếu tìm được một người như thế mà sau này thành tâm theo đạo Công giáo. Nói vui là họ lách luật.

Thưa ông, cho nên chúng tôi, những người Công giáo không bao giờ lợi dụng hôn nhân dị giáo để giành tín đồ đâu. Nhưng khi đã trở thành vợ chồng, chúng tôi, những người vợ, những người chồng, có trách nhiệm để rao giảng Tin mừng với người chồng, người vợ của chúng tôi. Hầu cho họ được nhận bíêt mà quay về với Thiên Chúa.

Đôi lời giải bày cho Ông, mong Ông có thể hiểu được phần nào về giáo lý Công giáo của chúng tôi, lần sau xin Ông tìm hiểu kỹ trước khi víêt, kẻo dễ gây hiểu lầm. Mọi thắc mắc về những ý kiến trên đây, xin Ông vui lòng phản hồi vào địa chỉ chieulondon.nhovietnam@london.com

Kính,

Lưu Tèo.



Xin xem thư hồi đáp của Minh Ngọc®



Mời đọc các bài liên hệ đến việc cải đạo:
 

Triệu Hoa

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-310005
Ngày cấp bằng
1/3/14
Số km
460
Động cơ
301,590 Mã lực
Chúng nó ko cho e mời rượu mợ nữa :)) Thôi thì chơm gió mợ cái vậy. Chụt choẹt ;))
Cụ phẩy cẩn thận à nha. Trình đong giai của Trẹo Bông ngũ đẳng huyền đai đấy.
 

NGHIXDBT

Xe tăng
Biển số
OF-92195
Ngày cấp bằng
19/4/11
Số km
1,073
Động cơ
412,148 Mã lực
Amen, nam mô a di đà phật. Em như cụ chủ là em học liền, có học vẫn hơn, chúa và bồ tát là những đấng linh thiêng và cùng sinh ra dưới một bầu trời.
 

mazda3_pro

Xe lăn
Biển số
OF-68330
Ngày cấp bằng
14/7/10
Số km
11,204
Động cơ
540,872 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em ko hiểu, bằng lý lẽ, bằng chức sắc gì mà những người theo đạo bắt người còn lại phải theo đạo, tức là bắt họ tin vào 1 điều mà họ ko tin.
 

mazda3_pro

Xe lăn
Biển số
OF-68330
Ngày cấp bằng
14/7/10
Số km
11,204
Động cơ
540,872 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Tại sao bạn lại ko muốn con cái bạn theo đạo thiên chúa ? Nếu bạn ko muốn thì ngay từ đầu đừng cưới xin, học giáo lý...
Tại sao bạn ko để con cái lớn lên và cho nó tự do lựa chọn tín ngưỡng mình muốn?

Mình ko hiểu điều này. Thậm chí luật pháp cũng thừa nhận việc tự do tín ngưỡng của mỗi công dân thì cớ gì bố mẹ cứ định hướng/ bắt ép con cái mình làm theo ý mình.
Nếu pháp luật nói rằng tín ngưỡng là tự do, vậy tại sao nhà gái lại bắt chủ thớt theo đạo ?
 

xe_cong_an

Xe tăng
Biển số
OF-176413
Ngày cấp bằng
12/1/13
Số km
1,274
Động cơ
349,220 Mã lực
theo cá nhân thì nếu chủ thớt không quan trọng leo cao xxx thì sẽ không thành vấn đề việc vợ có đạo , còn k thì phải tính lại .
 

Sô lếch Mù

Xe điện
Biển số
OF-105051
Ngày cấp bằng
7/7/11
Số km
3,266
Động cơ
422,631 Mã lực
Em ko hiểu, bằng lý lẽ, bằng chức sắc gì mà những người theo đạo bắt người còn lại phải theo đạo, tức là bắt họ tin vào 1 điều mà họ ko tin.
Vậy tại sao những người ko có 1 đức tin gì cả lại bắt những người có đức tin phải ko tin vào điều gì hết.
 

lanhchuachaplin

Xe điện
Biển số
OF-98927
Ngày cấp bằng
6/6/11
Số km
2,384
Động cơ
421,825 Mã lực
Nơi ở
❤❤❤-----Người giời-----❤❤❤
Vậy tại sao những người ko có 1 đức tin gì cả lại bắt những người có đức tin phải ko tin vào điều gì hết.
bên ko theo đạo thường toàn muốn đạo ai nấy giữ là chính, đâu cần bắt người theo đạo phải bỏ đạo đâu cụ.
 

mazda3_pro

Xe lăn
Biển số
OF-68330
Ngày cấp bằng
14/7/10
Số km
11,204
Động cơ
540,872 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Hay là người ta ko thèm đặt quan hệ với mình? Tui là tui thấy mọi việc cứ phải đọc nhiều và nghĩ đa chiều. Người ta vì thuơng giáo dân nên mới muốn đặt quan hệ với mình chứ thực ra có yêu gì mình đâu. Như Vatican nhún nhường lấy lòng bọn TQ vì giáo dân người ta nhiều qua, ko muốn họ bị đàn áp chứ có yêu thuơng gì CP TQ.
Mà để tui confirm lại nhé: Đạo Thiên chúa ko đặt Chúa lên trên cha mẹ ông bà mà dạy cha mẹ anh chị em yêu thuơng nhau. Đạo ko thờ cúng bái mê tín dị đoan nhưng vẫn được thờ cha mẹ anh chị em, đọc kinh cầu nguyện cho linh hồn họ. Chỉ là ko cho làm giỗ chạp linh đình tốn kém mà khuyên giáo dân cầu nguyện cho họ, hằng năm thường xuyên đi thăm viếng mộ.
Vấn đề tổ quốc thì tui ko dám nói sợ bị khóa mỏ :-t
Còn việc hôn nhân tui thấy đúng là cực đoan nhưng có cái lý của họ. Cũng giống như Đạo Hồi với Hindu gì đó cấm heo với bò. Mà tui nghĩ thật, có gia đình Phật tử ngoan đạo nào muốn con cái lấy người theo đạo ko? Họ cũng nghĩ muốn người kia bỏ đạo theo Phật của họ thôi ( chẳng qua ko có nói toẹt ra mà thái độ ghét ra mặt ấy). Đạo nào cũng muốn giữ tín đồ của mình hết.
Cụ là người theo đạo? nếu thế cụ sẽ nhìn nhận vấn đề theo 1 chiều, 1 mặt và vì thế nó ko khách quan.
Để em, 1 người ko theo bất cứ tín ngưỡng nào cả nói sẽ khách quan hơn.
Em trả lời từng ý em đã bôi màu khác nhau:
1. Người ta vì thuơng giáo dân : anh em họ hàng gì mà thương hở cụ, em thật
2. Như Vatican nhún nhường lấy lòng bọn TQ vì giáo dân người ta nhiều qua, ko muốn họ bị đàn áp chứ có yêu thuơng gì CP TQ: chuyện của TQ hãy để nội bộ TQ tự giải quyết, giống chuyện vợ chồng cụ đang tâm sự thì cấm thằng hàng xóm qua nhảy vào đòi tâm sự chung.
3. hôn nhân tui thấy đúng là cực đoan nhưng có cái lý của họ: ko có cái lý nào được xây dựng dựa trên 1 sự cực đoan cả.
4. COLOR="darkorange"]đọc kinh cầu nguyện cho linh hồn họ[/COLOR]: đọc kinh kiểu của Thiên chúa hở bạn? người thân ko theo mà giờ lại đọc kinh cho họ, vậy có chăng làm họ giận ko?
5. có gia đình Phật tử ngoan đạo nào muốn con cái lấy người theo đạo ko? Họ cũng nghĩ muốn người kia bỏ đạo theo Phật của họ thôi : Theo em biết đạo phật họ rất an hòa, từ bi, họ ko có khái niệm bắt bất cứ ai phải tin vào việc có phật, họ cũng ko bắt bất cứ ai phải theo phật để được cưới nhau.
---------
Cụ nhìn nhận vấn đề khách quan lên 1 tý chứ ;))
 

xe_cong_an

Xe tăng
Biển số
OF-176413
Ngày cấp bằng
12/1/13
Số km
1,274
Động cơ
349,220 Mã lực
quy luật bất thành văn là những ai là xxx thì muón trèo cao không được kết hôn người có đạo , funny thiệt ,nhưng em quen bạn em nó là xxx nó bẩu vậy
 

lanhchuachaplin

Xe điện
Biển số
OF-98927
Ngày cấp bằng
6/6/11
Số km
2,384
Động cơ
421,825 Mã lực
Nơi ở
❤❤❤-----Người giời-----❤❤❤
5. có gia đình Phật tử ngoan đạo nào muốn con cái lấy người theo đạo ko? Họ cũng nghĩ muốn người kia bỏ đạo theo Phật của họ thôi : Theo em biết đạo phật họ rất an hòa, từ bi, họ ko có khái niệm bắt bất cứ ai phải tin vào việc có phật, họ cũng ko bắt bất cứ ai phải theo phật để được cưới nhau.
---------
Cụ nhìn nhận vấn đề khách quan lên 1 tý chứ ;))
mẹ em theo đạo Phật, thường bảo em yêu con gái theo đạo Thiên Chúa ý, vì thường mắt đẹp và xinh =))
 

Ba Kích Rừng

Xe điện
Biển số
OF-144459
Ngày cấp bằng
3/6/12
Số km
4,234
Động cơ
406,172 Mã lực
Nơi ở
Quảng Ninh
Đầu xuân mới, e kính chúc các cụ, các mợ 1 năm mới tràn ngập niềm vui và hạnh phúc.
Vấn đề lấy vợ ko cùng tôn giáo đã được nhắc đến rất nhiều trong quán cafe này. Hnay e cũng xin nêu ra vấn đề mà đến 30 tuổi đầu rồi mà giờ e vẫn còn đang băn khoăn khó nghĩ. Nếu cụ/mợ nào theo đạo thiên chúa, mà em nói có gì ko phải thì mong các cụ/ các mợ bỏ quá cho vì e là ng ngoại đạo mà.
Chuyện là e sn 86. Gấu nhà e sn 90. Hôm rồi về tết hai gia đình khá căng thằng với nhau. Nhà e thì bme e ko đồng ý vì cô ấy theo đạo. Sau này e và con cái sẽ rất khó phấn đấu trong việc vào **** cũng khó khăn. E thì e ko quan trọng chuyện tôn giáo vì quan trọng là 2 vc sống với nhau dư nào thôi. Gia đình nhà gấu e thì bme là "ông trùm" ( tương đương với trưởng thôn gì đó, rất có tiếng nói trong giáo họ) và mẹ gấu đã nói "nếu cháu có ý định yêu thương con gái cô thì cháu phải theo đạo. Theo thực sự chứ ko phải hứa xong để đó. Còn nếu ko thì cô xin....vái cháu 3 vái để cháu ko phải tìm hiểu con cô nữa :( "
Theo e đc biết thì ai là ông trùm họ thì gđ rất có tiếng nói và phải làm gương cho giáo dân trong cả 1 giáo họ nên e nghĩ tư tưởng học xong giáo lý để làm thủ tục cưới hỏi xong rồi ai giữ đạo người đó. Với e, e ko muốn con e đi rửa tội vì nếu con e rửa tội thì sẽ thành giáo dân. Mà điều đó thì e ko bgio mong muốn vì e là cháu *** tôn của cả dòng họ :(
Vấn đề tôn giáo là vấn đề muôn thủa. Mong min/mod đi qua thì đừng xóa bài e nhé. E muốn tâm sự cho nhẹ đầu
Nhà tôi theo đạo bạn ạ ... Bố cũng là Trưởng của một hội trong họ ..

Hồi nhỏ tôi có đi nhà thờ ... Lớn lên,lên Hà Nội học bỏ ... ko theo cái gì hết cho đỡ mệt

Gần chục năm trước cưới vợ . Vợ thì nghe lời gia đình đi học giáo lý ... còn tôi thì nhất khoát ko lên làm lễ trên nhà thờ ... nhì nhằng suốt . Bực tuyên bố câu ko lấy vợ nữa cuối cùng cả nhà chịu thua ... Cứng hay mềm do mình hết

Chị Ruột tôi lý lịch ghi đạo thiên chúa ... Ảng viên... cô ruột ảng viên ... bi giờ mà còn nghĩ việc theo đạo bị đì thì hơi cổ hủ

Còn nhà gái: Chuyện này dễ thôi . Cứ ù à cho xong việc ... đi học giáo lý cưới xong rồi bỏ ko ai bắt được bạn theo cả đời ..

Cùng lắm thì dùng chiêu Kiếm Thịt ... phịt vài chiêu cưới hay ko tùy họ gái ...:D
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top