Thật ra trước đây ít các sự kiện các nước tụ họp lại nên người ta dùng thể thao để quảng bá hình ảnh đất nước họ. Giờ Internet phát triển nên nếu họ quan tâm họ tìm hiểu về một nước khác không khó và thậm chí còn chi tiết hơn cái mình muốn họ biết qua quảng cáo. Đánh giá tổng thể thì nhiều vận động viên của mình được đầu tư ở mức rất bài bản (lứa vận động viên sang Trung Quốc từ nhỏ, vận động viên bơi, lứa cầu thủ bóng đá Hoàng Anh Gia Lai) nhưng kết quả chúng ta chỉ thi đấu với Đông Nam Á. Như vậy có thể kết luận khả năng của mình chỉ đến thế (tố chất con người, khả năng quản lý, tầm nhìn phát triển thể thao đỉnh cao, nguồn lực hạn chế....) Theo em mình cần thay đổi hẳn quan điểm về thể thao. Nên để thể thao phát triển theo hướng phục vụ số đông hơn là thành tích trước mắt. Em lấy ví dụ là bóng chuyền nữ, tại sao bao năm nay nó vẫn sàn sàn ở mức đó hoặc tiến bộ rất chậm dù nguồn lực và mối quan tâm đối với một môn thể thao phụ như vậy là cao rồi. Chừng nào dân không chơi thể thao mấy thì việc họ bỏ tiền ra cho thể thao là rất hạn chế và như vậy nó vẫn không phát triển được. Nền móng nó không ra sao thì câu " xây nhà từ nóc" không chỉ đúng cho bóng đá mà còn cả ngành thể thao nói chung. Có lẽ với tất cả các phân tích phía trên của nhiều cụ cháu thấy chúng ta nên chấp nhận một thực tế là trong mấy kỳ Olypic tới có thể chúng ta cũng chả có huy chương vàng nào. Mà đã không có thì không nên đầu tư nữa.