[Funland] Lật mặt 3 anh hùng “giả cầy” trong Thủy Hử

hotboy2k7

Xe buýt
Biển số
OF-475032
Ngày cấp bằng
5/12/16
Số km
506
Động cơ
197,181 Mã lực
Tuổi
37
Công nhận trong kho tàng tiểu thuyết Tàu khựa thì Tam Quốc với Thủy Hử vẫn nổi nhất nhỉ CCCM >:D<
 

rgbhis

Xe tăng
Biển số
OF-26681
Ngày cấp bằng
31/12/08
Số km
1,995
Động cơ
508,005 Mã lực
Thủy Hử e biết và thik mỗi mợ Liên, còn lại toàn ae thảo khấu thôi mà.
 

LuckyCar

Xe container
Biển số
OF-48864
Ngày cấp bằng
16/10/09
Số km
8,412
Động cơ
2,950,503 Mã lực
Nơi ở
Internet
Tiểu nhân cơ hội nhất là Tống mặt than mới phải. Suốt cả truyện có thấy hành động hiệp nghĩa nào ra hồn đâu, toàn đc mấy ông kia " nghe nói" tung hô.
Đầu têu làm phản nhưng lại muốn quay về làm quan dẫn tới cái chết của anh em. Lấy lý do bị quan lại áp bức để làm phản nhưng khi quay về làm chức Tiên phong ko có tước thì ko dám
bênh lính mình bị quan triều đình chèn ép, còn chém cả lính. Lấy xương máu anh em để bình loạn Phương Lạp là những người đồng cảnh ngộ.
Anh Giang, ảnh làm truyền thông tốt mà cụ.
 

Nowherelands

Xe tăng
Biển số
OF-837143
Ngày cấp bằng
16/7/23
Số km
1,078
Động cơ
15,037 Mã lực
Tuổi
25
Tiểu nhân nhất là ông Thi Nại Am, đổi trắng thay đen giọng nào cũng nói được.
 

Tomtep1

Xe tải
Biển số
OF-714436
Ngày cấp bằng
1/2/20
Số km
451
Động cơ
94,652 Mã lực
Tuổi
40
Cụ chủ tiện phân tích luôn xem Cụ Thanh có thịt mợ Sư ko ? Chứ anh em tâm tư cụ ý lém :D :D
 

NANUCE

Xe đạp
Biển số
OF-850960
Ngày cấp bằng
13/3/24
Số km
36
Động cơ
982 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Phim Thủy Hử xem chỉ thích cảnh võ thuật, chứ câu chuyện, ý nghĩa, giáo dục... xàm. Thua xa Tam quốc
 

Uyển Lam

Xe hơi
Biển số
OF-860888
Ngày cấp bằng
6/6/24
Số km
190
Động cơ
14,427 Mã lực
Nơi ở
Vanity
Lương Sơn Bạc thích mỗi Lãng Tử Yến Thanh 1 lòng thờ chủ, có mối tình khắc cốt ghi tâm với Lý Sư Sư, sau này khi dẹp xong Phương Lạp trả nghĩa đầy đủ cho Lư Tuấn Nghĩa thì rời đi phiêu bạt giang hồ
Em cũng thích Yến Thanh nhất. Xem phim thấy cái vẻ lãng tử, tuấn tú ấy rất là lay động lòng người. Hà Tình, người đóng Lý Sư Sư cũng là tuyệt sắc giai nhân, dung mạo thanh tú.

IMG_6598.jpeg
 
Biển số
OF-806963
Ngày cấp bằng
5/3/22
Số km
118
Động cơ
11,242 Mã lực
Nơi ở
Mễ Tây Cơ
anh em nhà Thiết Ngưu là ví dụ điển hình, Anh thì chuyên hối lộ bằng bạc vụn, em thì cầm búa chém bừa bất kể nam phụ lão ấu.
 

Dungha

Xe điện
Biển số
OF-95517
Ngày cấp bằng
16/5/11
Số km
4,786
Động cơ
18,484 Mã lực
Tiểu nhân nhất là ông Thi Nại Am, đổi trắng thay đen giọng nào cũng nói được.
Nhà văn tả những nhân vật có những hành động không bằng cầm thú vẫn khen anh hùng thì bản chất cũng chả ra gì.
 

Taihoatu

Xe lăn
Biển số
OF-41027
Ngày cấp bằng
19/7/09
Số km
12,369
Động cơ
597,048 Mã lực
Anh hùng giả cày nhất trong thủy hử là tay Giang
Em chỉ thích đọc truyện và xem phim phần đầu nói về đời tư của các vị Lsb. Đến đoạn lên lương sơn rồi thì dởm rít,
 

Tlbooks

Xe buýt
Biển số
OF-68488
Ngày cấp bằng
16/7/10
Số km
881
Động cơ
476,959 Mã lực
Thủy hử viết khá rõ ràng về cái chết của Tiều Cái, đi đánh Tăng đầu thị, gặp phục binh nên thua chạy. Trên đường đào tẩu thì trúng phải độc tiễn của Sử Văn Cung. Về đến trại thì ốm liệt giường liệt chiếu rồi thăng nóc tủ. Bàn về cái chết của Tiều Cái, ai nấy đều cho rằng Tống Giang kiến tử bất cứu, chỉ chăm cầu cúng, giải hạn, cúng sao, cúng vong chứ không đưa đi cấp cứu: “Tống Giang ngồi luôn trước giường Tiều Cái mà khóc than rất là thảm thiết, các vị Đầu lĩnh cũng đều ở đó mà hầu hạ trông nom.” (Thủy hử hồi 59)

Rốt lại Tống Giang chỉ thuận thủy thôi chu, tiện tay dắt dê hay có sự tình ẩn giấu đằng sau? Thủy hử đã để lại 1 số manh mối để chúng ta dọ dẫm, rằng chính Tống Giang mới là kẻ chủ mưu và người bắn lén Tiều Cái không phải Sử Văn Cung.

1723291272458.png


1. Ai chủ mưu giết Tiều Cái?

Trước tiên hãy nói về đệ nhất trại chủ Lương Sơn, đó là Bạch Y tú sỹ Vương Luân. Cái chết của Vương Luân do Lâm Xung ra tay dưới sự thúc đẩy của Tiều Cái. Hồi 18, khi bảy anh em tới xin nhập bọn, sau tiệc tiếp phong, Ngô Dụng bàn với Tiều Cái: “Nếu quả hắn có bụng lưu chúng ta ở đây, thì bấy giờ đã định vị thứ rồi mới phải. Việc ấy dẫu đến Đỗ Thiên, Tống Vạn cũng xin tùy theo đáp ứng chứ không hiểu được thâm ý của Vương Luân, duy có một anh chàng Lâm Xung là ngày trước đã làm qua Giáo Đầu ở kinh sư cũng đã hơi hiểu việc, nay bất đắc dĩ phải ngồi vào bậc ghế thứ tư, thì trong lòng vẫn hậm hực bất bình, xem như cách nói chuyện với bác buổi sáng thì đủ biết. Tôi xem anh ta thực là có ý trở mặt với Vương Luân; để tôi thuyết cho mấy câu, khắc là họ tính ngay lập tức.”
Tới khi Lâm Xung tóm lấy Vương Luân chực đâm thì “Đoạn rồi Nguyễn Tiểu Nhị ngăn giữ Đỗ Thiên, Nguyễn Tiểu Ngũ ngăn giữ Tống Vạn, Nguyễn Tiểu Thất ngăn giữ Chu Quý, làm cho bọn lâu la ở dưới đều ngây người đờ mắt mà sợ hãi kinh hồn.”

Có thể nói Lâm Xung là cánh tay, nhưng Tiều Cái mới là trí não. Rốt lại Tiều Cái trở thành đệ nhị trại chủ. Rồi cũng là nhân quả báo ứng, cái chết của đệ nhị trại chủ Tiều Cái há dễ lại do người ngoài thực hiện. Hẳn nhiên là do đệ tam trại chủ Tống Giang bày mưu và một vị anh em dưới trướng Tiều Cái đã hạ sát thủ.

Tại sao Tống Giang phải giết Tiều Cái? Xin thưa bởi họ có mâu thuẫn không thể hóa giải. Tiều Cái là trại chủ, chủ trương lên núi làm cướp, dưới tay là một đám đại đầu lĩnh rách giời rơi xuống như Lưu Đường, Nguyễn thị tam kiệt, và một tay kiệt hiệt Lâm Xung nặng lòng thù oán với triều đình. Ngược lại, Tống Giang ngồi ghế thứ 2, vốn là viên tiểu lại, Tống Giang không có lòng phản nghịch, phe cánh của chàng cũng một dạng đại loại như Hô Diên Chước, Hoa Vinh, Từ Ninh,... đại để là cựu quan viên triều đình, vốn bị ép tới việc phải bỏ lên núi, nên có tư tưởng mong được chiêu an. Tiều Cái còn thì giấc mộng chiêu an của Tống Giang khó lòng thực hiện được. Mâu thuẫn của Tiều-Tống có thể kể ra cụ thể ở mấy sự tình sau:
1723291298462.png

a. Hồi 41, Sau sự kiện cướp pháp tràng ở Dương Châu, Tống Giang lên Lương Sơn rồi muốn về đón cả nhà lên núi, Tiều Cái không đồng ý. Chúng ta không rõ vì lẽ gì Tiều Cái phản đối việc này, nhưng sau khi Tống Giang về, nhận được 3 cuốn thiên thư từ Cửu thiên huyền nữ, thì không hề thấy chàng chia sẻ gì cho ông trại chủ cả mà chỉ đem ra bàn luận với Ngô Dụng. Đây có thể nói là một dạng khoét vách tường, tức tìm cách lôi kéo người của Tiều Cái.

b. Cũng từ sự kiện này, một đại đầu lĩnh thế hệ đầu của Lương Sơn Bạc đã nhìn ra manh mối. Đó là Nhập Vân Long Công Tôn Thắng. Tuy Công Tôn Thắng nằm trong nhóm 7 hào kiệt cướp sinh thần của Sái thái sư, được Tống Giang cứu mạng, nhưng sự thực thì ơn ấy của Tống đối với Công Tôn ko dày như với Ngô Dụng, Lưu Đường, tam Nguyễn. Các bác chắc còn nhớ Tiều Cái và Công Tôn Thắng dẫu được báo trước, nhưng do phải ở lại giải quyết sự vụ Tiều gia trang nên trốn không kịp. Nên người mà Công Tôn chịu ân sâu tha mạng phải là Chu Đồng. Anh chàng đạo sĩ này nhìn ra manh mối mâu thuẫn Tiều-Tống, liền thác cớ còn mẹ già nên trốn về, suýt nữa nhập vân nhất khứ bất phục phản.

c. Mâu thuẫn trở nên rõ rệt khi ở hồi 46, Bệnh Quan Sách Dương Hùng, Biện mệnh tam lang Thạch Tú, lên núi xin nhập bọn (ko hiểu sao Thủy hử lại phiên chữ này thành Biển, nay xin đính chính. Biện mệnh tức Liều mạng, tao thí mạng cùi). Bấy giờ Tiều Cái từ chối vì 2 gã trộm gà này ko đáng mặt hảo hán. Tuy nhiên Tống Giang giữa chốn đông công nhiên bác bỏ ý Tiều Cái, và được Ngô Dụng và số đông tán thành “Các đầu lĩnh cùng ra sức khuyên can, Bấy giờ Tiều Cái mới thư tâm mà tha cho Dương Hùng, Thạch Tú.” Thậm chí việc đánh Chúc gia trang cũng do Tống Giang tự ý cắt đặt. Đọc đến đây ta thấy Tiều Cái trở nên cô độc lạc lõng hơn bao giờ hết ngay tại Tụ Nghĩa đường.

d. Hồi 57, đánh Thanh Châu, Tiều Cái muốn tìm cách vãn hồi sự tình nên muốn tự cầm quân, Tống Giang liền bác bỏ “Ca ca là ông chủ sơn trại, không thể một ngày rời bỏ ngay được. Vả chăng việc này là của tôi, người ta xa muôn dặm tới đây nếu tôi không đi, thì sao cho người ta an tâm, Vậy xin ca ca để mặc cho tiểu đệ cùng mấy anh em đi cho được việc...” Ta thấy Tống Giang nhấn mạnh việc anh em tới là vì Tống Giang chứ không phải vì ông trại chủ.

e. Rốt lại đến vụ Đoàn Cảnh Trụ hiến ngựa. Tác giả một lần nữa nói tới việc con Chiếu dạ ngọc sư tử là để hiến cho ngài phó trại Tống Công Minh chứ không phải dành cho ông trại chủ Tiều Cái. Tới đây thì Tiều Cái không còn cách nào khác, phải khăng khăng tự dẫn binh đi đánh rồi.

Và đó cũng là cơ hội để Tống Giang ra tay.
Đời sau có người cho rằng ba chữ Tăng đầu (zēng) cận âm với Tranh đầu (zhēng) ám chỉ việc tranh ngôi đầu, và tên của Tăng thị ngũ hổ lần lượt là Tăng Mật, Tăng Đồ, Tăng Sách, Tăng Khôi, Tăng Thăng, không biết vô tình hay hữu ý ghép lại là “mật đồ sách khôi thăng” - Bí mật mưu đồ đoạt ngôi đầu.

Thi Nại Am tiên sinh đã thòng một câu rất giá trị tại hồi 58 “Khi Tiều Cái đi rồi, Tống Giang liền quay về sơn trại, sai Đới Tung xuống núi đi theo, để thăm dò tình thế.”

Rốt lại ai sẽ là người bắn mũi độc tiễn theo lệnh Tống Giang?
1723291339645.png


Kỳ 2

2. Những nhân vật tình nghi là thủ phạm


Trước khi đi sâu vào phân tích, ta cần coi lại một lượt xem Tiều Cái đã bị ám hại ra sao.
Hồi 59 chép ngày thứ 4, có 2 nhà sư Thích Cúng Vong và Thích Cúng Sao tới hiến lối đi vòng, rồi xẩm tối hôm đó liền dẫn đám Lưu Đường, Hô Diên Chước, Nguyễn Tiểu Nhị, Âu Bằng, Tiểu Ngũ, Yến Thuận, Tiểu Thất, Đỗ Thiên, Bạch Thắng, Tống Vạn tới đánh Tăng Đầu thị. Đi lòng vòng 1 hồi thấy ko có nhà cửa chi thì biết trúng kế bèn rút quân về. Giữa đường gặp phục binh, bị bắn một mũi tên trúng mặt. Chạy tới cửa thôn thì được đám Lâm Xung tới tiếp ứng cứu về.

Như đã nói trên, nhân quả tuần hoàn, Tiều Cái giết Vương Luân thế nào thì gặp quả báo hệt như vậy. Việc sa trường thọ tiễn không phải cái gì quá xa lạ, nhưng kỳ quái ở chỗ mũi tên lại ghi ba chữ Sử Văn Cung to tổ chảng. Dĩ nhiên tiễn có ghi danh là việc bình thường, nhưng dùng độc tiễn là thủ đoạn bàng môn tả đạo, nhẽ đâu một vị giáo đầu võ nghệ siêu quần như Sử Văn Cung lại ko biết lấy làm nhục, mà đề rõ tên ra như vậy. Tới đây độc giả có quyền đặt nghi vấn là âm mưu đổ tội cho kẻ khác. Mà đã là âm mưu đổ tội thì chắc chắn người thực hiện phải là phe đối nghịch. Rõ ràng huynh đệ tương tàn rồi. Vậy thì ai là chánh chủ của mũi độc tiễn này?

Nói tới sát thủ ra tay, hẳn phải có mâu thuẫn với Tiều Cái, hoặc thân thiết tới mức sẵn sàng bán mạng cho Tống Giang. Sẵn sàng bán mạng cho Tống Giang thì nhiều lắm vì Cập thời vũ thường bao ăn, bao chơi, chung chi anh em rất hào sảng mà (tới đây nhắc các bác là thằng nào bao ăn, bao chơi là nó đang muốn các bác bán mạng cho nó đó, chớ có ham. Mà thằng nào hay cho các bác đọc free cũng là có âm mưu đó, tốt nhất là từ chối, trả bằng lies, tym hay share cho nó sòng phẳng ahihi)



a. Tiểu Lý Quảng Hoa Vinh?
Người đầu tiên bị xếp vào diện nghi vấn hẳn là Tiểu Lý Quảng Hoa Vinh. Anh chàng có tài bắn tên tuyệt luân, bắn tách ngù kích, bắn xuyên mắt nhạn... lại là anh em cực kỳ thân thiết với Tống Giang. Trong Hậu thủy hử, khi Tống Giang chết, Hoa Vinh trở về bên mộ và thắt cổ tự tự, đại để thương nhau đến thế là cùng. Tuy nhiên cơ hội để Hoa Vinh làm sát thủ lại bằng 0.

Thủy hử xây dựng Hoa Vinh là một viên tướng văn nhã, ít khi thấy anh chàng cáu giận, dẫu có đánh nhau cũng chỉ dăm ba hợp là ù té quyền rồi rút pạc hoọc ra bùm bùm, xong một mạng. Nhưng quan trọng hơn hết là Hoa Vinh là con người của đại cục. Còn nhớ khi Tống Giang lừa để Mộ Dung tri phủ giết cả nhà Tần Minh, ép Tần lên núi. Sau khi biết Tống Giang chơi mình, “Tần Minh nghe nói như xé đứt ruột gan, toan đứng tên đánh nhau với bọn Tống Giang cho hả dạ” khi đó Hoa Vinh khẳng khái đem em gái gả cho Tần để chu toàn đại cục.

Ngoài ra, Hoa Vinh ko phải hoàn toàn bị ép phản triều đình, chàng chủ động phản lại triều đình vì Tống Giang. Tống đi đâu thì chàng theo đó, làm cướp cũng được, làm quan cũng xong. Chính vì thế động cơ để Hoa Vinh giết Tiều Cái không quá lớn.

Hơn nữa, nếu Hoa Vinh ra tay bắn Tiều Cái thì chàng không cần thiết phải xài độc tiễn. Hễ buông tên là mạng vong, thì đâu cần phải xài độc cho mất công. Đến đây hẳn các bác sẽ vặn lại rằng Hoa cố tình chọn độc tiễn để ko ai nghi ngờ mình. Vậy thì em đi tiếp tới 1 kết luận khác: cơ hội để Hoa Vinh ra tay hoàn toàn bằng 0. Tại sao? Bởi kế hoạch cướp trại của Tiều Cái diễn ra trong chớp nhoáng, không cách nào tin tức tới kịp Lương Sơn, rồi lại để Hoa Vinh chạy từ sơn trại tới Tăng Đầu thị, và ta cần nhớ địa thế Tăng Đầu thị cực kỳ phức tạp, con đường Tiều Cái đi hoàn toàn mới mẻ với người Lương Sơn (lưu ý Tiều Cái “theo đường cũ trở về”).

Một điểm đáng lưu tâm nữa là các đầu lĩnh từ đại trại muốn xuống núi đều phải dùng thuyền và đi qua cửa Chu Quý, như Lý Quỳ trốn trại ngay lập tức trên núi hay tin liền. Do vậy nếu hôm Tiều Cái trúng ám tiễn mà tình cơ Hoa Vinh hạ sơn thì làm sao qua mắt được người trong thiên hạ.

Như vậy, không nhưng ta loại bỏ Hoa Vinh khỏi diện tình nghi, mà còn trực tiếp loại luôn tất cả các tướng không tham gia lần đánh Tăng Đầu thị này.

Sát thủ ẩn mặt chỉ còn nằm trong số 20 viên tướng mà Tiều Cái dẫn theo. Đới Tung làm nhiệm vụ liên lạc giữa Tống Giang và vị đầu lĩnh đó. Và sát thủ này được tin tưởng tới mức được toàn quyền hành động, nghãi là chớp được cơ hội liền ra tay chứ không chờ xin lệnh.

b. Vòng chung kết mười người

Điểm qua 20 viên đầu lĩnh này bao gồm: Lâm Xung, Hô Duyên Chước, Từ Ninh, Mục Hoằng, Trương Thuận, Dương Hùng, Thạch Tú, Tôn Lập, Hoàng Tín, Yến Thuận, Đặng Phi, Âu Bằng, Dương Lâm, Lưu Đường, Nguyễn Tiểu Nhị, Nguyễn Tiểu Ngũ, Nguyễn Tiểu Thất, Bạch Thắng, Đỗ Thiên, Tống Vạn.

Trong số 20 viên đầu lĩnh này, ta có thể loại tiếp 10 người theo Tiều Cái cướp trại. Hiển nhiên khi rút chạy thì Tiều Cái phải thuộc nhóm đầu và các tướng có nhiệm vụ bảo vệ đại ca. Việc tách nhóm giữa đám loạn quân để chạy tới trước, mai phục đón lõng là khó khả thi. Đây sẽ không phải là kế hoạch được tính toán kỹ của sát thủ, bởi quá nhiều bất trắc có thể làm hỏng nó. Như vậy chỉ còn lại 10 viên tướng bao gồm: Lâm Xung, Từ Ninh, Mục Hoằng, Trương Thuận, Dương Hùng, Thạch Tú, Tôn Lập, Hoàng Tín, Đặng Phi, Dương Lâm.

Trong số 10 người này, có Mục Hoằng và Trương Thuận là thân thiết với Tống Giang, Dương Hùng, Thạch Tú hơi có mâu thuẫn với Tiều Cái (bị từ chối nhập bọn, thậm chí bị thét lôi ra chém), ta cũng nên nhớ sát thủ phải biết dùng cung tên. Vậy ai trong số họ có thể là sát thủ?

Tạm trích một câu trong hồi 39 để kết lại phần này: “Còn bọn đàn anh và tụi lâu la kia, đều theo anh chàng đen lớn mà chạy ra ngoài thành, và để cho bọn Hoa Vinh, Hoàng Tín, Lã Phương, Quách Thịnh, bốn người cầm bốn cây cung đi sau, mà bắn chặn lấy đường; khiến cho quân dân ở đất Giang Châu không có ai dám gan theo đuổi.”

Sát thủ có phải Hoàng Tín hay không, xem hồi sau sẽ rõ.
 

Xe nội lước

Xe container
Biển số
OF-528779
Ngày cấp bằng
26/8/17
Số km
7,661
Động cơ
293,311 Mã lực
Đọc bài ông Tonkin gì đấy chém về trận Điện Biên Phủ mà em cười không ngậm được mồm các cụ ạ. Pháp Xây dựng mấy phân khu trong lòng chảo mà ông ấy nhét 400k lính vào được- kể cũng tài thật =))=))=))
Chắc cụ ấy nhớ sai thôi cụ . Hình như sgk có nói con số quân Pháp ở đó khoảng 11500 quân.
 

Vanh234

Xe buýt
Biển số
OF-796044
Ngày cấp bằng
8/11/21
Số km
717
Động cơ
7,700 Mã lực
Chắc cụ ấy nhớ sai thôi cụ . Hình như sgk có nói con số quân Pháp ở đó khoảng 11500 quân.
Nhầm thế thì chết - thấy cụ ấy chém hăng hái lắm - theo cụ ấy thì tổng quân số 2 bên lên đến 7-800k cơ mà 😀
Nhầm lẫn gì mà cả mấy chục lần thế :)):)):))
 

Húp sụp sụp

Xe điện
Biển số
OF-792017
Ngày cấp bằng
1/10/21
Số km
3,145
Động cơ
97,428 Mã lực
Người ta có câu: trẻ không đọc thủy hử, già không xem tam quốc, có tuổi rồi xem lại thủy hử thấy bựa thật, lúc trẻ thì hâm mộ
 

chanquayxoan

Xe buýt
Biển số
OF-298675
Ngày cấp bằng
15/11/13
Số km
747
Động cơ
311,717 Mã lực
Cười ẻ vào các nhân vật đầu trộm đuôi cướp giả nhân nghĩa sau khi đọc còm của các cụ
 

Jessestock

Xe hơi
Biển số
OF-860104
Ngày cấp bằng
27/5/24
Số km
114
Động cơ
2,655 Mã lực
Em k xem hết, thấy ông xã em bảo toàn mấy thằng đầu trộm đuôi cướp
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top