Thông thường người chọn nghề nhưng em thì ngược lại do đó k biết suy nghĩ khi lựa chọn thì như thế nào? Em thích cho con theo nghề này nhưng phân vân nên muốn hỏi ý kiến mọi người để tham khảo (người ngoài cuộc thường sáng hơn).
Hehe em có tính tự tin hơi thái quá (trong lĩnh vực của mình) nên sẽ tự dạy con thôi còn sau này lớn thì mới vào trường.
Lớp PTTH em có mấy bạn thân học tin BK (cùng lớp với Mr Quảng Bphone), ở cùng nhau một thời gian dài nên cũng biết chút ít về ngành này.
Em làm kinh doanh nhưng cũng mày mò, lập những chương trình nhỏ phục vụ cho công việc.
Do cụ làm ngành này nên chắc có đủ thông tin thuần tuý rồi, em chỉ chia sẻ khía cạnh lập trình đã ảnh hưởng đến công việc kinh doanh và con người như thế nào:
1/ Nhờ lập trình mà em đặt tất cả các tình huống kinh doanh (và cả kỹ thuật) cần quyết định xuống mức chi tiết nhất, có thể dùng duy nhất đúng hoặc sai để gán cho các chi tiết này, từ đó đưa ra quyết định cuối cùng -> Thường là có xác suất thành công nhất.
2/ Nhờ lập trình mà em không nghi ngờ rằng tiền bạc tự động chảy vào túi mình nếu mình đủ giỏi (trước đây dù kiếm được tiền đều nhưng em vẫn có tâm lý may mắn mới là yếu tố quyết định) - Việc này thực sự giúp ích rất nhiều trong việc tự tin đầu tư vào nâng cao kiến thức, thay vì chạy nhông nhông đi tìm cơ hội.
Em cũng thường so sánh giữa cách nghĩ của mình và mấy ông bạn kể trên và thấy có sự khác biệt như sau:
T1. Lập trình là chuyên môn đòi hỏi học tập vất vả, tốn thời gian, cập nhật liên tục, nên khó có thời gian học hỏi những kiến thức khác ngoài ngành -> thiếu điều kiện kết hợp kiến thức lập trình và kiến thức khác để tạo ra ý tưởng hay sản phẩm mới.
T2. Lập trình là chuyên môn đòi hỏi học tập vất vả, tốn thời gian, cập nhật liên tục, làm việc thường xuyên ở trạng thái người vs máy, nên thời gian dành cho các mối quan hệ xã hội ít hơn các ngành khác -> Mức độ hoà nhập xã hội thấp hơn, việc tạo ra ý tưởng hay sản phẩm mới cũng có mức hoà nhập xã hội thấp hơn.
T3. Có tư duy lập trình nhưng không biết sử dụng linh họat vào các vấn đề ngoài lập trình, hoặc áp dụng một cách cứng nhắc và thái quá nên hỏng việc.
T4. Tính chất công việc ảnh hưởng làm con người đi theo quán tính giải các bài toán, thay vì nghĩ ra các câu hỏi mới (khả năng tưởng tượng) rồi tự giải hoặc thuê người khác giải, nhu cầu về cấp bậc lãnh đạo cũng không cao như ngành chính trị hay kinh doanh.
Như vậy , giả dụ F1 nhà cụ theo được ngành này, thì cụ cần tốn thời gian rất nhiều để bù đắp các khác biệt trên, nhưng một khi cụ đã làm được thì cháu sẽ rất xuất sắc.