Đúng rồi cụNếu cụ chỉ có bình nóng lạnh thì e nghĩ cái bơm tăng áp của cụ đang tăng áp cho cả dòng lạnh và dòng vào bình nóng lạnh rồi nhỉ?
Đúng rồi cụNếu cụ chỉ có bình nóng lạnh thì e nghĩ cái bơm tăng áp của cụ đang tăng áp cho cả dòng lạnh và dòng vào bình nóng lạnh rồi nhỉ?
Cụ có sơ đồ bên cty tư vấn ko đưa lên cho rõ vì như họ nói nước từ tdn chia 2 đến bình nl và trực tiếp ( trực tiếp nóng hay lạnh của nhà)Em hỏi bên thái dương năng thì sơ đồ chuẩn nhất là đường nước nóng chia 2 qua nóng lạnh và đi xuống trực tiếp. Nhưng có vẻ cách đơn giản nhất là để 1 đường đi qua nóng lạnh thôi rồi dùng bơm tăng áp sau thái dương năng là đơn giản nhất cụ nhỉ?
Nhưng có vẻ với phương pháp này thì nước trong bình nóng lạnh sẽ là nước nguội cụ nhỉ? Vì trên lý thuyết thái dương năng đc đun liên tục còn bình nóng lạnh có van 1 chiều ngăn trao đổi nhiệt?
Nhà em lắp cái tăng áp. Dùng mạnh lắm. Em thấy các vòi đều có. Kể cả nóng lạnh.Nhà em dùng bồn tắm và khoảng cách từ bồn nước xuống là 2 tầng do vậy áp lực nước là khá yếu và lâu đầy bồn.
Đồng thời em lại có ý định lắp thêm Thái Dương Năng nên đang lăn tăn mấy thứ như sau
PA1 : Dùng tăng áp (có bình tích áp) riêng cho đường nóng và đường lạnh theo như mấy sơ đồ trên mạng.
Làm theo cách này thì sẽ phát sinh phải chuyển sang Thái Dương Năng áp lực và hệ thống khá cồng kềnh trên dt hẹp, tốn kém
PA2 : Chỉ tăng áp đường lạnh (cái này tự e thắc mắc xem hợp lý ko)
Khi mùa hè thì tỉ lệ nước nóng cần ít nên áp lực vẫn OK khi dùng tăng áp bên lạnh và không tăng áp bên nóng (e hiểu thế đúng ko ạ?)
Mùa đông thì đằng nào cũng lấy nước nóng từ bình nóng lạnh nên cũng không có tăng áp (e hiểu thế đúng ko ạ?)
Mong các cao thủ tư vấn. Mấy vụ này đem hỏi mấy ông bán thiết bị cũng không chắc, mấy ông thầu xây dựng cũng kêu chịu.
Sơ đồ đây cụ, dùng kiểu 1 ạCụ có sơ đồ bên cty tư vấn ko đưa lên cho rõ vì như họ nói nước từ tdn chia 2 đến bình nl và trực tiếp ( trực tiếp nóng hay lạnh của nhà)
Cách đơn giản cụ nói là nước từ tdn đi vào bình nl thì cụ cần lắp 2 máy bơm cho 2 đường nóng lạnh độc lập từ tdn và bể nước. Cách này thì nước trong bình nl là nước nóng do tdn cung cấp nhưng sẽ mất nhiệt vì đường ống nóng quá dài. ( Van 1 chiều của bình nl chức năng của nó là bảo vệ bình nl giúp bình luôn có nước kể cả khi hệ thống mất nước vì nguồn vào bình nl ở đáy còn nguồn ra ở miệng bình nên phải có áp nước vào mới đẩy nước trong bình ra đc)
Cụ thể là cụ lắp vị trí nào và sơ đồ thế nào ạ?Nhà em lắp cái tăng áp. Dùng mạnh lắm. Em thấy các vòi đều có. Kể cả nóng lạnh.
Ống đỏ càng nhiều thì càng mất nhiệt.Sơ đồ đây cụ, dùng kiểu 1 ạ
Cái phần bôi đậm cụ nói em chưa hiểu? Kiểu gì thì sẽ vẫn bị mất nhiệt trong đường ống chứ cụ nhỉ.
Em chỉ đang so sánh giữa 2 PA là chia 2 đường nóng từ bình nóng lạnh và lấy trực tiếp như sơ đồ hay chỉ cần giữ duy nhất 1 đường nóng đi vào nóng lạnh, luôn lấy nước nóng trực tiếp từ bình nóng lạnh (kèm bơm tăng áp) thì có ưu nhược điểm gì ạ!
E ngó ở 1 thớt khác trích về thì có vấn đề cụ ợưu điểm lắp phía sau là mình sẽ dùng được ông chân không (giá tốt và hiệu quả ở miền Bắc), nhược điểm là loại bình chịu áp lực họ bán được ít hàng, ^^
Bác Hoangraptor xem lại chứ, PA2 của Bác giống hệt PA của em rồi, e dùng bơm tăng áp cơ. Nóng lạnh thất thường lắm, ko thể chỉnh được...huhu
Cụ đào mộ kinh quá
Dùng Thái Dương Năng mà phải tăng áp thì tối ưu nhất là lắp loại tấm phẳng chịu áp, lúc đó chỉ cần lắp 1 bơm tăng áp từ bồn ra là ok.
Còn lỡ lắp loại thường rồi thì khả năng cụ phải chi ko ít tiền mới ổn đc.
Cái em lo nhất là vụ chênh áp, trộn nước không ổn định giữa 2 đường nóng lạnh ý ạ. Vì có vẻ nhiều người đã gặp vấn đề là nóng lạnh chập chờn mỗi khi dùng sen ở 1 đầu vòi và xả nước ở 1 đầu vòi khác.trang bị 2 bơm tăng áp giống nhau cho 2 đường NL. Chênh áp 2 đường là khó chỉnh nóng lạnh khi tắm lắm.
Ah, nếu đã mở thêm 1 vòi khác thì dù có bơm tăng áp hay không thì cũng đều bị nóng lạnh không đều cụ ạ, cái đấy hơi khó.Cái em lo nhất là vụ chênh áp, trộn nước không ổn định giữa 2 đường nóng lạnh ý ạ. Vì có vẻ nhiều người đã gặp vấn đề là nóng lạnh chập chờn mỗi khi dùng sen ở 1 đầu vòi và xả nước ở 1 đầu vòi khác.
Căng cụ nhỉ?Ah, nếu đã mở thêm 1 vòi khác thì dù có bơm tăng áp hay không thì cũng đều bị nóng lạnh không đều cụ ạ, cái đấy hơi khó.
Những ngày như hôm nay dùng thái dương năng thừa nước nóng chứ cụ nhỉ?Thái dương năng miền bắc ko có thì thiếu mà có thì thừa, tóm lại ko nên lắp nếu ở miền bắc
Số ngày như hôm nay quá ítNhững ngày như hôm nay dùng thái dương năng thừa nước nóng chứ cụ nhỉ?
Làm như kiểu này hệ thống nước nóng trung tâm rồi, e nghĩ khá tốn điện vì đun nóng khối lượng lớn nước nóng cả ngày.Hệ thống nước nóng các cụ nên lắp 1 con bơm tuần hoàn chạy liên tục trong mạch nước nóng để có 2 mục đích:
1. Đầu tiên và quan trọng nhất là khi mở vòi ra thì luôn có nước nóng mà không cần phải chờ đợi.
2. Nước nóng được luân chuyển tuần hoàn trong ống liên tục và đây là điều kiện vệ sinh, đảm bảo không sinh sôi các vi khuẩn trong đường ống!. Thông thường chu kỳ tuần hoàn thường là 1 lần/giờ.
Cái khó ở các nhà ở dân dụng là khi lắp đặt hệ thống NLMT này thì đều mang tính cơi nới chứ ít công trình nào được tính toán thiết kế ngay từ đầu vì vậy đúng là khó bố trí!.
Chứ nếu thiết kế từ đầu thì rất dễ làm và hệ thống rất gọn, đồng bộ rất dễ bố trí hệ thống điều khiển tự động.
chỉ cần làm 1 cái tank chứa trên mái, bọc bảo ôn vào, bên trong gắn thêm thanh điện trở để chạy booster khi nhiệt độ nước ra từ bộ thu NLMT không đủ nóng, lúc đó không cần các bình nóng lạnh ở bên dưới nữa!, 1 con bơm circulation chạy tuần hoàn ở tần số thấp, khi có nước ở vòi nào đó mở ra gây sụt áp hệ thống thì tín hiệu áp suất từ cảm biến gửi đến tủ điều khiển cho biến tần chạy bơm ở tần số cao duy trì áp trong hệ thống để điểm xa nhất vẫn đủ áp lực nước đầu ra!.
Thực ra nói mô tả ở trên nghe thì có vẻ phức tạp chứ hệ thống cũng đơn giản, dễ làm không khó đâu các cụ ạ!.
Cũng không tốn đâu cụ!, phần tổn thất thì mình cũng hạn chế nó bằng lớp bảo ôn, còn con điện trở để chạy booster thì nó chỉ chạy khi những ngày âm u hoặc mưa làm cho nhiệt độ nước ra từ bộ thu NLMT không đủ nóng!.Làm như kiểu này hệ thống nước nóng trung tâm rồi, e nghĩ khá tốn điện vì đun nóng khối lượng lớn nước nóng cả ngày.