Nhân tiện một số thứ nên nói về lãnh hải
1/ Đường cơ sở (baseline):
Đường này là “mốc” để tính chiều rộng lãnh hải mỗi quốc gia. Theo luật biển VN thì đường cơ sở (màu trắng trong hình 1) là đường nối 11 điểm xác định (bao gồm: Hòn Nhạn, Hòn Đá Lẻ, Hòn Tài Lớn, Hòn Bảy Cạnh, Hòn Hải, Hòn Đôi, mũi Đại Lãnh, Hòn Ông Căn, đảo Lý Sơn, đảo Cồn Cỏ).
Phần biển từ đường cơ sở đổ vào trong đất liền, gọi là Nội thủy. Phần biển từ đường cơ sở ra ngoài khơi chia thành nhiều phần: lãnh hải, khu vực tiếp giáp, khu đặc quyền kinh tế, thềm lục địa.
Vùng phía bắc Cồn Cỏ thuộc vịnh Bắc Bộ, phân chia ranh giới biển theo Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ giữa VN & TQ.
2/ Nội thủy (Internal waters):
nhất thể hóa với lãnh thổ đất liền nên có chế độ pháp lý đất liền, nghĩa là đặt dưới chủ quyền toàn vẹn, đầy đủ và tuyệt đối của quốc gia ven biển.
Tàu thuyền nước ngoài muốn vào ra nội thủy phải xin phép nước ven biển và phải tuân theo luật của nước đó. Nước ven biển có quyền không cho phép.
3/ Lãnh hải (Territorial sea):
Là vùng biển nằm ở phía ngoài nội thủy, trải rộng ra khơi 12 hải lý tính từ đường cơ sở. Ranh giới ngoài của lãnh hải được coi là đường biên giới quốc gia trên biển (đường màu đỏ trong hình 1). Quốc gia ven biển cũng có chủ quyền hoàn toàn, đầy đủ trong vùng lãnh hải, song không tuyệt đối như nội thủy.
Nghĩa là quyền của quốc gia ven biển được công nhận như ở lãnh thổ của mình (về lập pháp, hành pháp và tư pháp), trên các lĩnh vực phòng thủ quốc gia, cảnh sát, thuế quan, đánh cá, khai thác tài nguyên, đấu tranh chống ô nhiễm, nghiên cứu khoa học... Tuy nhiên các tàu thuyền nước ngoài có quyền đi qua vùng lãnh hải của nước ven biển mà không phải xin phép trước nếu họ không tiến hành bất kỳ hoạt động gây hại nào.
Đối với tàu quân sự nước ngoài khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam, thông báo trước cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
Các phương tiện bay nước ngoài không được vào vùng trời ở trên lãnh hải Việt Nam, trừ trường hợp được sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam hoặc thực hiện theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Biên giới lãnh hải hay được dân gian gọi là phao số 0
1/ Đường cơ sở (baseline):
Đường này là “mốc” để tính chiều rộng lãnh hải mỗi quốc gia. Theo luật biển VN thì đường cơ sở (màu trắng trong hình 1) là đường nối 11 điểm xác định (bao gồm: Hòn Nhạn, Hòn Đá Lẻ, Hòn Tài Lớn, Hòn Bảy Cạnh, Hòn Hải, Hòn Đôi, mũi Đại Lãnh, Hòn Ông Căn, đảo Lý Sơn, đảo Cồn Cỏ).
Phần biển từ đường cơ sở đổ vào trong đất liền, gọi là Nội thủy. Phần biển từ đường cơ sở ra ngoài khơi chia thành nhiều phần: lãnh hải, khu vực tiếp giáp, khu đặc quyền kinh tế, thềm lục địa.
Vùng phía bắc Cồn Cỏ thuộc vịnh Bắc Bộ, phân chia ranh giới biển theo Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ giữa VN & TQ.
2/ Nội thủy (Internal waters):
nhất thể hóa với lãnh thổ đất liền nên có chế độ pháp lý đất liền, nghĩa là đặt dưới chủ quyền toàn vẹn, đầy đủ và tuyệt đối của quốc gia ven biển.
Tàu thuyền nước ngoài muốn vào ra nội thủy phải xin phép nước ven biển và phải tuân theo luật của nước đó. Nước ven biển có quyền không cho phép.
3/ Lãnh hải (Territorial sea):
Là vùng biển nằm ở phía ngoài nội thủy, trải rộng ra khơi 12 hải lý tính từ đường cơ sở. Ranh giới ngoài của lãnh hải được coi là đường biên giới quốc gia trên biển (đường màu đỏ trong hình 1). Quốc gia ven biển cũng có chủ quyền hoàn toàn, đầy đủ trong vùng lãnh hải, song không tuyệt đối như nội thủy.
Nghĩa là quyền của quốc gia ven biển được công nhận như ở lãnh thổ của mình (về lập pháp, hành pháp và tư pháp), trên các lĩnh vực phòng thủ quốc gia, cảnh sát, thuế quan, đánh cá, khai thác tài nguyên, đấu tranh chống ô nhiễm, nghiên cứu khoa học... Tuy nhiên các tàu thuyền nước ngoài có quyền đi qua vùng lãnh hải của nước ven biển mà không phải xin phép trước nếu họ không tiến hành bất kỳ hoạt động gây hại nào.
Đối với tàu quân sự nước ngoài khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam, thông báo trước cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
Các phương tiện bay nước ngoài không được vào vùng trời ở trên lãnh hải Việt Nam, trừ trường hợp được sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam hoặc thực hiện theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Biên giới lãnh hải hay được dân gian gọi là phao số 0