Cụ so sánh khập khiễng quá!
"Điều 10. Tình tiết tăng nặng
1. Những tình tiết sau đây là tình tiết tăng nặng:
...
b) Vi phạm hành chính nhiều lần; tái phạm;"
Theo các quy định nêu trên, tùy theo từng hành vi mà sẽ có có các mức xử phạt khác nhau, trường hợp vi phạm nhiều lần là một trong các tình tiết tăng nặng nên khi xử phạt sẽ có thể bị xử phạt ở mức cao hơn so với thông thường.
Về thời hạn được xem là chưa vi phạm VPHC để không tính là tái phạm được quy định tại Điều 7
Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
"Điều 7. Thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.
2. Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, nếu trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính."
Lưu ý cụ khi đọc luật "Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân'
1. Nếu bị phạt hành chính nhẹ thì phạt 100, nặng 110, 120, 130.... Nặng nhất là 200 ngàn.
2. Đừng nói bỏ tù khi đi bán rong nhé, cao hơn nữa vẫn là tiền.
...
Người bán rong họ rất sợ mất tiền và không có tiền để nộp phạt, nộp tiền chợ, thuê ki ốt. Đừng nói tăng nặng ở đây là (phải bắt về phường, lập biên bản...)
1. Rau hỏng ai chịu cho họ.
2. Họ không còn thời gian bán, ế rau ai chịu
...
Về phường cao nhất chỉ phạt được 200 ngàn, tại sao không phạt luôn?